« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn


Tóm tắt Xem thử

- VẬN DỤNG KIẾN THỨC LÍ LUẬN VĂN HỌC VÀO VIỆC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ LÀM VĂN”.
- Hay M.L.Kalinine cũng đã từng khẳng định: “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn.” Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận..
- Môn Ngữ văn ngoài “dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ”, còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết một cách có hệ thống về lí luận văn học.
- Bởi lí luận văn học là một bộ môn khoa học nghiên cứu văn học.
- Nó có nhiệm vụ nghiên cứu bản chất, chức năng, xã hội- thẩm mĩ và quy luật phát triển của sáng tác văn học.
- Nhờ kiến thức lí luận mà học sinh có thể hiểu đúng, hiểu sâu hơn về tác phẩm văn chương, nhận thức đúng vấn đề nghị luận .
- Khi làm bài học sinh biết nhận xét, đánh giá, bình luận vấn đề, hiểu đúng đắn những khái niệm, thuật ngữ văn học, đây là những tri thức khái quát rất quan trọng, bởi lẽ dạy văn không chỉ dừng lại ở chỗ giúp người học cảm thụ được vẻ đẹp của từng tác phẩm văn chương cụ thể, mặt khác góp phần trang bị cho các em những kiến thức công cụ để có thể tự mình tiếp nhận văn học một cách có lý luận, tiếp nhận văn học một cách văn học và có thể vận dụng vào các bài làm văn một cách có hiệu quả.
- Tri thức lí luận văn học là tri thức công cụ, tri thức phương pháp, là kiến thức siêu kiến thức, giúp cho việc đọc văn có phương pháp, phù hợp với bản chất đặc trưng của văn học, đồng thời giúp phân tích, lí giải tác phẩm văn chương một cách đầy đủ và sâu sắc.
- Tri thức lí luận văn học góp phần nâng cao trình độ trong tiếp nhận văn học, củng cố và mở rộng vốn văn hóa đọc cũng như phát triển năng lực, kĩ năng đọc văn cho học sinh.
- Như vậy, lí luận văn học trong nhà trường phổ thông giữ một vị trí quan trọng vì đó là những kiến thức cơ bản nhất về lí thuyết để cung cấp bước đầu cho học sinh tìm hiểu, tiếp xúc với từng tác phẩm văn chương cụ thể.
- Giáo viên có điều kiện trong việc cung cấp kiến thức lí luận văn học trong các giờ đọc hiểu văn bản và thực hành làm văn.
- Học sinh thì còn xa lạ vì chưa hiểu đúng về bản chất của việc tiếp nhận các tác phẩm văn chương là từ việc hiểu các kiến thức lí luận văn học.
- Vì vậy trong các bài viết thực hành của học sinh, phần lí luận văn học còn bỏ ngỏ hoặc hiểu chưa sâu, chưa đúng các khái niệm, thuật ngữ văn học.Thêm vào đó, trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay, có những tác phẩm được đưa vào trong chương trình đòi hỏi học sinh phải được trang bị những hiểu biết về lí luận văn học thì mới có thể giải mã, phát hiện, khám phá những nét đặc sắc của nó.
- Xuất phát từ những yêu cầu đó, là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn và bản thân cũng ý thức được rằng muốn cho các em cảm thụ tốt những tác phẩm văn chương và thực hành tốt trong các bài làm văn thì cần trang bị cho các em kiến thức lí luận văn học làm nền tảng.
- Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn.” mà bản thân tôi nhận thấy có hiệu quả trong quá trình tiến hành..
- Sáng kiến kinh nghiệm“Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn.” chỉ đề cập đến một số đơn vị kiến thức về lí luận văn học cơ bản liên quan tới các tác phẩm trong chương trình THPT nhằm phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản văn học và làm nghị luận văn học.
- Sáng kiến kinh nghiệm“Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn.” Tập trung nghiên cứu kiến thức lí luận văn học về mặt lý thuyết và áp dụng vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn nghị luận văn học ở đơn vị nơi tôi đang công tác trong những năm qua đã được tiến hành..
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu kiến thức lí luận về văn học để nắm được đặc trưng và cách thức dạy học..
- Quan niệm về lí luận văn học.
- Lý luận văn học là một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học có nhiệm vụ nghiên cứu bản chất, chức năng xã hội và thẩm mỹ, quy luật phát triển của sáng tác văn học, có tác dụng xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học..
- Các vấn đề của lý luận văn học gồm có ba nhóm : Lý thuyết về các đặc trưng phản ánh đời sống hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật, lý thuyết về cấu trúc của tác phẩm văn học và lý thuyết về quá trình văn học.
- Nhóm thứ nhất gồm các khái niệm : tính hình tượng, tính nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ, thế giới quan và phương pháp sáng tác, tính nhân dân, tính giai cấp, tính đảng, các nguyên tắc đánh giá sáng tác văn học nói chung.
- Nhóm thứ hai gồm các khái niệm : nội dung và hình thức văn học như đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, tư tưởng, tính cách, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, các vấn đề phong cách văn học, luật thơ và thi pháp học lý thuyết.
- Nhóm thứ ba gồm các khái niệm : phong cách, phương pháp sáng tác, trào lưu, dòng, khuynh hướng văn học, các thể loại văn học, cuối cùng là quá trình văn học.
- Mục tiêu, nguyên tắc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức về lí luận văn học và thấy được sự cần thiết của việc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn trong nhà trường.
- Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những kĩ năng để cảm thụ tác phẩm văn chương một cách sâu sắc, đồng thời tạo thói quen vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc làm văn một cách tích cực có hiệu quả..
- Việc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào đọc hiểu văn bản và làm văn không thể hình thành ngày một, ngày hai mà phải qua một quá trình từ nhận thức đến hình thành kĩ năng, mà điều này không phải bất kì học sinh nào cũng làm được vì vậy cần có sự nổ lực, khéo léo từ phía người dạy và người học..
- Nội dung vận dụng kiến thức lí luận văn học vào đọc hiểu văn bản và làm văn:.
- Vì thế, bản thân giáo viên cũng như học sinh cần được trang bị những tri thức về lí luận văn học và biết cách vận dụng những tri thức này vào quá trình tiếp nhận thì mới có thể lĩnh hội được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
- Việc phân tích các tác phẩm này sẽ có ý nghĩa mở ra hướng tiếp cận, khám phá cho học sinh trong quá trình đọc hiểu các văn bản khác.
- Từ đó, trang bị cho học sinh những kiến thức công cụ nhằm nâng cao, hoàn thiện phương pháp đọc hiểu tác phẩm ở các em.
- Để các em đến với văn học và tìm hiểu giá trị của các tác phẩm văn chương không chỉ đơn thuần bằng những rung động cảm tính mà thực sự khám phá tác phẩm một cách có khoa học, có lý luận.
- Hơn thế, một số giáo viên một mặt ý thức được tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào đọc hiểu văn bản và làm văn , nhưng chưa đầu tư thật thỏa đáng các tiết dạy lí luận văn học trong chương trình, để từ đó tích hợp đọc hiểu và làm văn, kiến thức được giáo viên cung cấp còn hời hợt, học sinh không nắm chắc, từ đó việc vận dụng không hiệu quả..
- Tâm lý chung của học sinh khi hắc tới lí luận văn học là rất ngại vì đây là vùng kiến thức vốn khô khan và trừu tượng nên đa số học sinh không có hứng thú tiếp cận và vận dụng lí luận văn học trong chương trình, để từ đó tích hợp đọc hiểu và làm văn.
- Hầu hết học sinh hiện nay ở các tiết học, các em chỉ chú trọng đến việc nắm kiến thức trọng tâm của các bài đọc hiểu văn bản thầy cô truyền dạy trên lớp (có thể vì áp lực thi cử), còn các kĩ năng vận dụng thì số ít học sinh quan tâm nên việc vận dụng lí luận văn học trong chương trình, để từ đó tích hợp đọc hiểu và làm văn chưa nhuần nhuyễn, chưa hợp lí..
- Những kiến thức lí luận cần cung cấp cho học sinh trong quá trình đọc hiểu văn bản..
- Lí luận văn học là công cụ về lí thuyết để trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về bản chất của văn học, cấu trúc loại hình của tác phẩm, đặc trưng của các thể loại văn học.
- Những tri thức lí luận văn học cung cấp cho học sinh “chìa khoá” để đọc hiểu tác phẩm.
- Vì vậy, trước khi cho các em nắm nội dung tác phẩm giáo viên cần cung cấp những kiến thức lí luận cơ bản để các em dễ dàng tiếp nhận một cách sâu sắc hơn, khoa học hơn những tác phẩm văn chương..
- Những hiểu biết về một số thể loại văn học.
- Trong giới hạn của đề tài, chỉ đề cập đến một số khái niệm cơ bản giúp cho các em hiểu về đặc trưng thể loại, để từ đó dễ dàng tiếp cận và hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học..
- Để tìm được con đường đưa thơ đến với học sinh dù là thơ cổ điển hay hiện đại thì mỗi giáo viên cần trang bị cho học sinh một số kiến thức lí luận văn học cơ bản:.
- Khái niệm về truyện: Truyện - tự sự là phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại các tác phẩm văn học.
- Kí là một loại hình văn học trung gian nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự.
- 1.2 Các nhóm lý thuyết về các đặc trưng phản ánh đời sống hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật, về cấu trúc của tác phẩm văn học và lý thuyết về quá trình văn học..
- Quan điểm sáng tác là chỗ đứng, điểm nhìn của nhà văn trong quá trình sáng tác, được phản ánh qua tác phẩm văn học.
- Nói cách khác là lập trường tư tưởng, thái độ của nhà văn đối với hiện thực được thể hiện thông qua thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học..
- Văn học là vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
- Văn học phải có tính chân thật, tính dân tộc..
- Các giá trị văn học:.
- Mô tả: có 3 giá trị cơ bản của văn học - Giá trị nhận thức:.
- “Tác phẩm văn chương giúp con người hiểu đời, hiểu người và hiểu mình hơn.”.
- Là phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh..
- Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực.
- (Vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống: hiện thực đời sống sinh hoạt hàng ngày, hiện thực tình cảm, tâm lí…).
- Tuy nhiên, nói đến giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học người ta thường đề cập 3 nét chính:.
- Ở mỗi một tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng.
- Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị..
- Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là nhân học.
- Gắn bó hài hoà trong một tác phẩm..
- Bạn đọc: Ngưòi tiếp nhận văn học =>.
- Vai trò: Giúp học sinh đọc hiểu tác phẩm, hiểu được thông điệp (tư tưởng chủ đề ) mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm..
- Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào phần làm văn nghị luận văn học..
- Những dạng đề sử dụng kiến thức lí luận văn học..
- Giáo viên có những định hướng cho các em những dạng đề sử dụng kiến thức lí luận văn học..
- Dạng đề phân tích, bình giảng các vấn đề văn học..
- Dạng đề chứng minh, bình luận một vấn đề nghị luận văn học..
- Dạng đề phân tích, bình luận một ý kiến về một giai đoạn, khuynh hướng văn học..
- Những nguyên tắc quan trọng khi vận dụng kiến thức lí luận vào bài văn nghị luận văn học..
- Ví dụ: Nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp Jean – Michel Maulpoix cho rằng:.
- Nếu không cụ thể hóa cụm từ thành các biểu hiện cụ thể hơn thì sẽ rất khó xác định cần phải sử dụng kiến thức lí luận văn học nào, dẫn chứng như thế nào.
- Nếu các biểu hiện càng nêu ra cụ thể, các kiến thức lí luận vận dụng càng chính xác..
- Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng.
- nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”.
- Kiến thức lí luận văn học phải liên kết với vấn đề nghị luận..
- Kiến thức lí luận văn học được cung cấp cho các em chỉ là tiền đề, nhiệm vụ của người viết văn là tạo được mối liên kết giữa tiền đề đó với vấn đề nghị luận để đưa ra kết luận hợp lí..
- Chú ý trục quy chiếu: Nhà văn- tác phẩm –bạn đọc..
- Bạn đọc ( Quá trình tiếp nhận văn học.
- Chú ý đến các cặp phạm trù của lí luận văn học..
- e.Tạo tính hùng biện cho kiến thức lí luận văn học..
- Kiến thức lí luận văn học vốn là ngôn ngữ khoa học, hoàn toàn không có cảm xúc, nhưng bài văn của chúng ta viết là ngôn ngữ nghị luận, cần cảm xúc để thuyết phục người đọc.
- Trích dẫn một cách hợp lí các danh ngôn, nhận định của các nhà phê bình về chủ đề lí luận văn học đề bài đang bàn tới.
- Khi vận dụng kiến thức lý luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn,bản thân tôi và các đồng nghiệp trong trường cũng đã thu được kết quả tương đối khả quan.
- Nếu trước đây khi chưa được trang bị kiến thức lí luận văn học thì các em thụ động, tiếp nhận kiến thức trong tiết dạy đọc hiểu văn bản và làm văn một cách đối phó.
- Việc vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn là rất cần thiết.
- Tôi hy vọng nhận được sự góp ý, trao đổi của đồng nghiệp giúp cho việc áp dụng sang kiến“ Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn.” đạt hiệu quả tốt nhất..
- Với trường: Tăng cường mua thêm tài liệu nghiên cứu về văn học để giáo viên và học sinh tham khảo..
- Tập bài giảng chuyên đề Ngôn ngữ và văn học.
- Một số luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các tác phẩm văn học.
- Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học.
- 150 thuật ngữ văn học.
- Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học.
- Lí luận văn học.
- 1.Những kiến thức lí luận cần cung cấp cho học sinh trong quá trình đọc hiểu văn bản………7.
- 1.1 Những hiểu biết về một số thể loại văn học.
- 1.2 Các nhóm lý thuyết về các đặc trưng phản ánh đời sống hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật, về cấu trúc của tác phẩm văn học và lý thuyết về quá trình văn học.
- 2.Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào phần làm văn nghị luận văn học.
- 2.1.Những dạng đề sử dụng kiến thức lí luận văn học………...17.
- Những nguyên tắc quan trọng khi vận dụng kiến thức lí luận vào bài văn nghị luận văn học………17

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt