« Home « Kết quả tìm kiếm

Di sản văn hóa phi vật thể của người Si La - nguồn lực trong phát triển cộng đồng và bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người


Tóm tắt Xem thử

- Vi ện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Email: [email protected].
- Di sản văn hóa phi vật thể giúp cho cộng đồng tận dụng được những nguồn lực sẵn có để phục vụ cho lợi ích của họ.
- Một trong những nguồn lực dồi dào đó chính là di sản văn hóa phi vật thể mà cộng đồng đang sở hữu thường bị lãng quên trong đời sống hiện tại.
- Bài viết này dựa trên trường hợp nghiên cứu cụ thể là di sản văn hóa phi vật thể của người Si La ở Việt Nam để chỉ ra rằng cách tốt nhất là để di sản văn hóa “được sống” trong chính cộng đồng và trở thành nguồn lực trong phát triển và bảo tồn bản sắc tộc người.
- Bài viết dựa trên cơ sở lý thuyết về phát triển cộng đồng và bản sắc văn hóa để thấy được di sản văn hóa phi vật thể của người Si La như một nguồn lực để phát triển cộng đồng và giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người trong phát triển đất nước hiện nay..
- Ngày nay, di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) đang được xem như là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển xã hội và giữ gìn bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
- Keitumetse (2013) quan tâm đến nguồn lực giúp triển khai các kế hoạch phát triển trong cộng đồng song chưa có sự lưu tâm thỏa đáng đến nguồn lực di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể mặc dù nó luôn được khẳng định có vai trò rất lớn trong sự tồn tại và phát triển của một cộng đồng nhất định.
- Còn các nhà nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Nguyễn Quốc Hùng Đặng Văn Bài Nguyễn Chí Bền (2007), Lê Thị Minh Lý (2010), Nguyễn Văn Huy (2012), Lưu Trần Tiêu (2014) luôn khẳng định việc gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể hữu hiệu nhất là trong cộng đồng song chưa đề cập đến giá trị của di sản văn hóa phi vật thể như là nguồn lực trong phát triển cộng đồng.
- Còn những nghiên cứu về “bản sắc văn hóa” và “bản sắc văn hóa tộc người” đã được nhiều học giả bàn luận tới trong các diễn ngôn đa chiều về việc hiểu thế nào là bản sắc văn hóa, bản sắc văn hóa tộc người và sự thể hiện của nó như Steward Hall (1990), Keyes, Charles F (1995), Eriksen, Thomas H (2001), Phan Ngọc (2005), Trần Ngọc Thêm (2006), Jamieson (2010), Nguyễn Thị Hiền (2014), Nguyễn Văn Chính (2016).
- Dưới góc độ lý luận và thực tiễn, các công trình nghiên cứu trên đều tiếp cận phát triển cộng đồng và bản sắc văn hóa trên phương diện tổng thể, mà chưa đề cập đến các nguồn lực giúp cộng đồng phát triển về tài nguyên văn hóa nhân văn mà trong đó di sản văn hóa đóng một vai trò quan trọng..
- Đặng Văn Bài (2005) đã phát biểu rằng “chúng ta mới chỉ nhìn nhận di sản dưới góc độ là mục tiêu của phát triển xã hội mà chưa hiểu rõ và mạnh dạn khai thác di sản văn hóa với tư cách là động lực phát triển kinh tế - xã hội” (tr.28)..
- Khoảng trống của những công trình nghiên cứu đi trước đặt ra nhiệm vụ cho nghiên cứu khoa học và công tác quản lý di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay là sự quan tâm thích đáng đến vấn đề mối quan hệ giữa phát huy di sản văn hóa phi vật thể và phát triển cộng đồng.
- Đây chính là vấn đề thực tiễn của công tác quản lý di sản văn hóa đang đòi hỏi một cách cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Qua những đợt điền dã nghiên cứu, quan sát tham dự lấy tư liệu tại cộng đồng tôi nhận thấy giá trị của DSVHPVT của tộc người Si La là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển cộng đồng và bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người.
- Bài viết kế thừa những nghiên cứu của các học giả đi trước, dựa trên trường hợp nghiên cứu cụ thể là DSVHPVT của người Si La ở Việt Nam, để chỉ ra rằng cách tốt nhất là để di sản văn hóa “được sống” trong chính cộng đồng là trở thành nguồn lực trong phát triển và.
- bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người trong phát triển đất nước hiện nay.
- Di s ản văn hóa phi vậ t th ể - ngu ồ n l ự c trong phát tri ể n c ộng đồ ng và b ả o t ồ n b ả n s ắc văn hóa tộc ngườ i.
- Đây là các yếu tố văn hóa phi vật thể tạo nên tính bền vững và bản sắc riêng cho cộng đồng tộc người Si La.
- Văn hóa ẩm thực và trang phục truyền thống đã có những nét ảnh hưởng văn hóa của người Kinh.
- Để di sản văn hóa phi vật thể của người Si La thực sự là nguồn lực để phát triển cộng đồng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Lai Châu đã triển khai thực hiện những chính sách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT tiêu biểu của người Si La đang có nguy cơ mai một như: Truyền dạy chế tác và sử dụng nhạc cụ truyền thống và truyền dạy ca, vũ, nhạc dân gian dân tộc Si La tại bản Seo Hai năm 2010 do Quỹ trao đổi và phát triển văn hóa Đan Mạch - Việt Nam tài trợ.
- Tổng điều tra văn hóa phi vật thể dân tộc Si La, bảo tồn Lễ cúng cơm mới của người Si La ở Điện Biên năm 2012.
- Trong quá trình phát triển của kinh tế - xã hội sự tác động của nhiều yếu tố khiến cho địa vực cư trú bị phá vỡ, sinh kế thay đổi nhưng sự ăn sâu bám rễ của DSVHPVT và ý thức tộc người đã giúp cho cộng đồng người Si La vẫn giữ được nét văn hóa riêng của họ.
- Bởi các yếu tố văn hóa được coi là dấu hiệu nhận diện của mỗi tộc người cho nên các nhà quản lý, cộng đồng cần xem xét lựa chọn di sản văn hóa nào có thể trở thành nguồn lực phục vụ phát triển cộng đồng.
- Chúng tôi cho rằng thành phần chính tạo lập nên một cộng đồng tộc người gồm yếu tố địa vực, yếu tố kinh tế và yếu tố văn hóa.
- Trong đó, yếu tố văn hóa được coi là biểu thị có tính tổng hợp khi nhận biết cộng đồng, đặc biệt chú ý đến các khía cạnh như: truyền thống, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, hệ thống giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán giúp phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác, dân tộc này và dân tộc khác.
- “Đa dạng văn hóa được thể hiện không chỉ bằng những cách thức khác nhau, trong đó di sản văn hóa không những được thể hiện, bồi đắp và truyền tải qua nhiều thể loại biểu đạt văn hóa, mà còn được thể hiện bằng những cách thức sáng tạo nghệ thuật sản xuất, phổ biến, phân phối và hưởng thụ cho dù sử dụng bất cứ phương tiện và công nghệ nào (tr.
- Khi đó, các bên liên quan cộng đồng chủ thể, nhà quản lý và các nhân tố xã hội khác nhất thiết phải coi di sản văn hóa là một nguồn lực.
- Bởi nguồn lực phục vụ cho sự phát triển được hiểu là tổng thể các yếu tố con người, thể chế và di sản trong gìn giữ, phát huy giá trị của di sản văn hóa được thực hiện theo quy luật khách quan..
- Đặng Văn Bài (2005) cho rằng: “do chưa nhận thức hết giá trị vật chất, lợi ích kinh tế mà di sản văn hóa có khả năng đưa lại, cho nên trong các dự án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa chúng ta chỉ xác định đầu ra của dự án về mặt tinh thần, hoặc bị ẩn dưới nguồn thu của ngành khác.
- Và do đó chúng ta chưa mạnh dạn đầu tư thỏa đáng cho các dự án để tạo ra những sản phẩm văn hóa có giá trị, đồng thời là một sản phẩm du lịch đặc thù có sức hút, hấp dẫn đông đảo khách tham quan trong nước và quốc tế” (tr.
- Như vậy, việc coi DSVHPVT của người Si La là nguồn lực để phát triển cộng đồng là một xu hướng tất yếu trong chiến lược phát triển nói chung, trong công tác quản lý văn hóa nói riêng.
- Khi đưa DSVHPVT vào khai thác phục vụ phát triển cộng đồng, công tác quản lý văn hóa phải hướng đến các mục tiêu mà phát triển cộng đồng đặt ra như: tăng trưởng kinh tế, cải thiện điều kiện văn hóa, tiến bộ xã hội và phát triển bền vững.
- Trong quá trình hình thành và phát triển, dân tộc Si La đã không ngừng sáng tạo và để lại kho tàng di sản văn hóa độc đáo và đa dạng.
- Bên cạnh các di sản văn hóa vật thể như nhà cửa, trang phục, kho tàng di sản văn hóa của người Si La còn bao gồm những DSVHPVT là những sản phẩm tinh thần là hạt nhân và những nguyên tố cơ bản, thể hiện sức sáng tạo, bản sắc văn hóa tộc người.
- Kho tàng DSVHPVT ngưng đọng những tri thức, kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết, kho tàng văn học dân gian, các hình thức văn nghệ, ca, múa, nhạc truyền thống, diễn xướng dân gian, lễ hội, nghề thủ công, tri thức chữa bệnh dân gian, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống của người Si La, thể hiện thế ứng xử giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người.
- Dân tộc Si La sinh sống ở vùng núi cao, cuộc sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều khó khăn, văn hóa phi vật thể chính là “nguồn lực tại chỗ” để tiếp sức cho cuộc sống cộng đồng.
- Ringer (1998) đã lập luận rằng “di sản văn hóa được xem như một nguồn lực về kinh tế thông qua các hỗ trợ, trực tiếp hoặc gián tiếp cho các hoạt động kinh tế ấy” (tr.
- UNESCO (2011) trong đánh giá “Di sản văn hóa phi vật thể và Phát triển bền vững” cho rằng “xã hội loài người không ngừng phát triển và biến đổi DSVHPVT của họ, bao gồm các tri thức và thực hành liên quan đến tự nhiên cũng như xã hội, để thích nghi và giải quyết các nhu cầu cơ bản và vấn đề xã hội theo thời gian và không gian.
- Điều này cho thấy loại hình di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến tri thức bản địa về trồng trọt, canh tác nương rẫy góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho tộc người.
- Đó là những di sản văn hóa phi vật thể điển hình khi bắt nguồn trong dân gian, phản ánh đời sống sinh hoạt và tâm linh của cộng đồng người Si La nên nó mang tính truyền thống, bắt nguồn trong quá khứ nhưng vẫn được gìn giữ, duy trì trong xã hội hiện nay không ngừng tái tạo để đáp ứng nhu cầu thời đại nên nó được coi là di sản “đang sống”, một dạng thực hành văn hóa..
- Cộng đồng tộc người Si La hiện nay thực hành DSVHPVT không chỉ vì nó mang lại lợi ích thiết thực mà còn như sự ý thức về bản sắc văn hóa tộc người.
- DSVHPVT phản ánh bức tranh về đời sống sinh hoạt, đời sống tâm linh của tộc người Si La và của vùng văn hóa Tây Bắc, với tính đại diện sâu sắc đó DSVHPVT của người Si La hoàn toàn có thể được xem xét, đánh giá khả năng như một nguồn lực phục vụ phát triển cộng đồng..
- Di sản văn hóa phi vật thể - nguồn lực trong phát triển bền vững.
- DSVHPVT nói chung và DSVHPVT của người Si La nói riêng có nguồn gốc sâu xa trong quá khứ, trường tồn trong trí nhớ và sự truyền thụ trong cộng đồng người, thể hiện đầy đủ và vẹn nguyên đời sống văn hóa của một cộng đồng người trong không gian và thời gian nhất định.
- Bởi di sản văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người không chỉ đóng vai trò mang tính quyết định đem lại sự phát triển kinh tế bao trùm, giúp xóa đói giảm nghèo, tạo ra sự thịnh vượng về mặt kinh tế, mà nó còn là nền tảng tạo ra sự gắn kết xã hội, bảo đảm sự phát triển bình đẳng, nhân văn và có bản sắc.
- Ở Việt Nam, Luật Di sản văn hóa đã xác định: “di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại”.
- Nguyễn Duy Bắc cho rằng: “Di sản văn hóa dân tộc là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”.
- Chúng tôi cho rằng quan điểm coi văn hóa là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người là quan điểm khoa học, hiện đại và mang tính thực tiễn cao, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay.
- Đảng và Nhà nước xác định văn hóa và đa dạng văn hóa là nguồn lực trong phát triển, tương đồng với quan điểm về phát triển văn hóa của Liên Hợp Quốc.
- Khi nghiên cứu về Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - từ góc nhìn toàn cầu hóa Đặng Văn Bài (2007) nhận định rằng “di sản văn hóa Việt Nam mang “tính dân gian” rất rõ rệt và “tính dân gian” trong di sản văn hóa phi vật thể lại càng đậm đặc hơn.
- Văn hóa dân gian cho ta khả năng khai thác kho tàng tri thức bản địa hay “túi khôn dân gian” (tri thức về môi trường thiên nhiên, về lao động sản xuất, về dưỡng sinh trị bệnh và ứng xử xã hội, quản lý cộng đồng.
- Với vai trò quan trọng trong việc tạo cho cộng đồng một ý thức về bản sắc và sự kế tục, di sản văn hóa phi vật thể còn tăng cường sự gắn kết xã hội, một yếu tố không thể thiếu đối với quá trình phát triển và bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người.
- Bản sắc văn hóa dân tộc không phải nhất thành bất biến mà nó mang tính lịch sử cụ thể, luôn tự đổi mới trên cơ sở loại bỏ những yếu tố tiêu cực và lạc hậu, sáng tạo và xây dựng các giá trị văn hóa mới thích ứng với yêu cầu biến đổi của thời đại..
- Ngày nay, không gian sinh hoạt truyền thống, những bản làng tự cung tự cấp không còn, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự giao lưu văn hóa rộng rãi, sự đi lại kết nối giữa các cộng đồng tộc người hết sức.
- Nhưng các yếu tố như “ngôn ngữ và đặc điểm văn hóa có thể dễ dàng tan biến trong quá trình hội nhập kinh tế - xã hội nhưng cái làm cho người ta nhận ra bản sắc của mình chính là ý thức về nguồn cội, về một lịch sử chung” (Nguyễn Văn Chính, 2016, tr.
- Vì vậy, bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người phải gắn liền với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác.
- Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã nhấn mạnh đến văn hóa là động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Đây là cơ sở hết sức quan trọng để tiếp tục xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách phù hợp với các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta trong tình hình hiện nay.
- Di sản văn hóa mà trong đó DSVHPVT là nguồn lực dồi dào, giúp nhận diện bản sắc của cộng đồng và sự tồn tại đến ngày nay khiến chúng có giá trị nhất định đối với đời sống đương đại.
- Về mặt văn hóa, phát triển là quá trình bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, xây dựng, sáng tạo những giá trị văn hóa mới hướng tới sự đa dạng và tôn trọng bản sắc riêng của mỗi dân tộc.
- Đặng Văn Bài (2007) đã khẳng định vai trò không thể thay thế của “văn hóa phi vật thể trong việc xác định bản sắc của dân tộc, quốc gia, địa phương và việc giữ gìn các sắc thái văn hóa phi vật thể chính là động lực giúp dân tộc, quốc gia, địa phương thể hiện được sức mạnh nội lực trong quá trình hội nhập với quốc tế” (tr.
- Di sản văn hóa phi vật thể của người Si La sẽ trở thành nguồn lực phục vụ phát triển cộng đồng nhưng cần sự nỗ lực từng mặt của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách và công tác quản lý di sản văn hóa.
- Cộng đồng nắm giữ di sản nhưng Nhà nước cần tham gia quản lý từng bước và từng giai đoạn phát triển qua các chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của người Si La..
- Từ đó, các cấp quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương cần nhận thức đầy đủ và toàn diện những giá trị mà di sản văn hóa phi vật thể mang lại cho dân tộc Si La.
- UNESCO (2005) khẳng định: “văn hóa là một trong những động lực thúc đẩy của phát triển, các khía cạnh văn hóa của phát triển cũng có tầm quan trọng như các khía cạnh kinh tế, mà các cá nhân và các dân tộc có quyền cơ bản được tham gia và thụ hưởng.
- Việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của người Si La chẳng những duy trì tốt cuộc sống vật chất và tinh thần mà còn rất có ý nghĩa thiết thực khi loại hình di sản này có khả năng đáp ứng nhu cầu “phát triển bền vững”.
- Di sản văn hóa phi vật thể của người Si La là nguồn lực dồi dào để định hướng chiến lược trong phát triển vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người ở Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay.
- Tuy nhiên, hiệu quả của sự tác động qua lại giữa phát huy di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người và phát triển cộng đồng chỉ có thể đạt được khi có sự tham gia và phát huy đầy đủ năng lực của các bên liên quan..
- Tiếp cận thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo tinh thần của Luật Di sản văn hóa.
- Trong Một con đường tiếp cận di sản văn hóa.
- Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - từ góc nhìn toàn cầu hóa.
- Tạp chí Di sản văn hóa .
- Một thế giới như nước: Bối cảnh và quá trình trong văn hóa Việt Nam.
- Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể - quá trình nhận thức và bài học thực tiễn..
- Trong M ột con đường tiếp cận di sản văn hóa .
- Di sản văn hóa phi vật thể - Bảo tồn và phát huy, kế thừa và phát triển”.
- Trong 10 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa Phi vật thể của UNESCO, Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế.
- Di sản văn hóa phi vật thể từ sưu tầm, nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy..
- Trong Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.
- (trang 77 - 95), Viện Văn hóa - Thông tin xuất bản, Hà Nội..
- Chiến lược văn hóa của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
- Phát triển cộng đồng.
- Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể - khái niệm và nhận thức.
- Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật .
- Phát huy giá trị di sản văn hóa trong hệ thống các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.
- Đặc sản Nghệ Tĩnh”: Dân ca Ví, Giặm và câu chuyện bản sắc văn hóa.
- Bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Hà Nội: Văn hóa - Thông tin..
- Lu ật Di sản Văn hóa.
- Bối cảnh, nhận thức và quá trình xây dựng Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa Phi vật thể.
- Trong Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
- 131- 144), Hà Nội: Cục Di sản văn hóa..
- Phát triển cộng đồng – lý thuyết và vận dụng.
- Hà Nội: Văn hóa thông tin..
- Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Tập bài giảng Phát triển cộng đồng (chương trình trung cấp công tác xã hội, chuyên ngành công tác phụ nữ).
- Công ước bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể.
- Cục Di sản Văn hóa, Bộ VHTTDL.
- Công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa .
- Di sản văn hóa phi vật thể và Phát triển bền vững

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt