« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng chữ tín trong văn hóa kinh doanh thời kỳ hội nhập ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- T rong văn hóa kinh doanh, chữ tín luôn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các hoạt động kinh doanh.
- Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập, chữ tín góp phần tạo nên bản sắc, thương hiệu và là yếu tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh và sức “vươn xa”.
- của doanh nghiệp trên thị trường.
- Đối với nước ta hiện nay, trong xu hướng phát triển, và hội nhập, việc xây dựng chữ tín trong văn hoá kinh doanh vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu đối với hầu hết các doanh nghiệp, doanh nhân.
- Ngày nay, chữ tín trong văn hóa kinh doanh tự nó được xem như là một nhu cầu của văn minh thị trường và là đòi hỏi của sự phát triển..
- Khái niệm, bản chất của văn hóa kinh doanh.
- Cho đến nay, nhiều định nghĩa, khái niệm về văn hóa kinh doanh của các học giả đề cập đến nhiều góc độ khác nhau.
- Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát:Văn hóa kinh doanhlà việc sử dụng các yếu tố của văn hóa vào hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ.
- Hay nói một cách ngắn gọn theo ngữ nghĩa cổ điển: văn hóa là một cái “đạo”, một con đường để đi tới đích, một phương cách chỉ đạo hành động và kinh doanh là các hoạt động kinh tế để đi đến cái lợi nhuận, làm tăng thêm giá trị vật chất với mục đích để làm giàu.
- Cho nên, văn hóa kinh doanh nói một cách ngắn gọn nhất chính là “đạo làm giàu”..
- XÂY DỰNG CHỮ TÍN TRONG VĂN HÓA KINH DOANH THỜI KỲ HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM.
- Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, chữ tín đóng một vị trí đặc biệt quan trọng..
- Chữ tín chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giữ chữ tín là cơ sở của thành công và là điều kiện của sự tồn tại trong kinh doanh.
- Những khẩu hiệu rất quen thuộc trong kinh doanh như:.
- trình này? Đó là những câu hỏi mà đáp án của nó chính trong nội hàm của khái niệm văn hóa kinh doanh.
- Cũng cần phải hiểu bản chất của văn hóa kinh doanh đó là cái lợi gắn với cái tốt, cái đúng, cái đẹp.
- Vì thế, văn hóa kinh doanh phải gắn với lợi ích và văn hóa của dân tộc..
- chữ “tín” trong văn hóa kinh doanh Ngay từ thời xa xưa, con người đã rất coi trọng khái niệm chữ “Tín”.
- Ông xem chữ Tín là một trong bốn đức của con người (Trung, Tín, Hiếu, Lễ) ví như trời đất có bốn mùa vậy!.
- Chữ tín không chỉ rất được coi trọng với người xưa mà cả ngày nay, trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, chữ tín chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tại Nhật Bản mấy thập niên về trước, khi sản xuất và kinh doanh người Nhật luôn nêu cao khẩu hiệu “chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia”.
- lượng và uy tín đối với các đơn vị sản xuất và kinh doanh..
- Ở nước ta, bài học về chữ tíndường như được các doanh nghiệp, doanh nhân thuộc lòng, những khẩu hiệu rất quen thuộc trong kinh doanh như: “một sự bất tín, vạn sự bất tin”, “uy tín quý hơn vàng, khách hàng là.
- Hay nhiều doanh nghiệp thực hiện bộ chuẩn về chất lượng ISO-9000 về quản lý chất lượng thường nêu cao khẩu hiệu “thỏa mãn tối đa yêu cầu của người tiêu dùng” hoặc “lấy việc phục vụ người tiêu dùng làm phương châm hành động của doanh nghiệp” và khi thực hiện các hoạt động trên thị trường thì “khách hàng luôn luôn đúng”,.
- Quả thực, chữ tín là.
- “cầu nối” giữa chủ doanh nghiệp, doanh nhân với khách hàng nhưng cũng là thước đo về về chất lượng và hiệu quả trong vấn đề kinh doanh..
- Vậy chữ tín ở đây là gì? Chữ tín được xây dựng, hình thành và tồn tại như thế nào? Vai trò của chữ tín thể hiện ra sao.
- nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề có thể thấy rõ trong sự tồn tại và uy tín của nhiều nhà kinh doanh.
- Trong cuộc sống cũng như các hoạt động, để xây dựng chữ tín trước hết phải giữ chính mình, từ suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm phải gắn với sự chân thực, cùng với những chuẩn mực của đạo đức, xã hội, pháp luật để tạo ra tình cảm, niềm tin đối với người khác.
- Trong tất cả các lĩnh vực, phương diện chữ tín không chỉ thể hiện về mặt tình cảm, đạo đức, các chuẩn mực giá trị trong xã hội, mà còn thể hiện khả năng, vai trò của mình đối với mọi người xung quanh với tập thể và với toàn xã hội.
- Từ đó, khi tham gia vào các hoạt động tạo ra lợi ích cho chính mình, cho mọi người và cho xã hội.
- Trong cuộc sống, chữ tín trước hết là bản lĩnh, sự tự tin hay.
- Khi đã tin vào mình, tin vào người thì chữ tín là sự tin cậy lẫn nhau, là thực hiện đúng lời nói, lời hứa, không thất hứa, không làm sai trái, dám làm dám chịu trách nhiệm..
- Trong các hoạt động của đời sống, người không giữ được chữ tín sẽ không thể có niềm tin, danh dự và uy tín từ người khác, vì thế, các hoạt động, các mối quan hệ chỉ mang tính xã giao, nương tựa, dựa dẫm vào nhau hoặc luôn trong tình trạng thăm dò.
- Cho nên, sẽ khó có sự vững bền nếu như các chủ thể không tạo dựng chữ tín cho mình..
- Trong các hoạt động kinh tế, chữ tín có vai trò rất quan trọng đặc biệt trong các mối quan hệ làm ăn, kinh doanh.
- Chữ tín không chỉ tạo ra mối quan hệ lâu dài, sự bền vững trong kinh doanh mà còn liên quan trực tiếp đến quyền lợi, lợi ích của các chủ thể.
- Chính điều này, chữ tín trong văn hóa kinh doanh luôn được các chủ thể tham gia kinh doanh dày công xây dựng..
- Chính chữ tín đã làm nên những thương hiệu lớn mạnh và bản thân thương hiệu cũng chính là một thứ hàng hóa.
- Giữ chữ tín là cơ sở của thành công và là điều kiện của sự tồn tại trong kinh doanh..
- Những hạn chế về chữ tín trong văn hóa kinh doanh ở nước ta.
- Ở nước ta, do những đặc điểm khách quan của nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, sản xuất nhỏ lẽ, mục tiêu chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, không nặng về kinh doanh.
- tranh kéo dài để lại những hậu quả nặng nề, cùng với sự chi phối của văn hóa, lối sống cộng đồng nặng tình cảm quan hệ xã làng đã có ảnh hưởng không nhỏ trong văn hóa kinh doanh cũng như xây dựng chữ tín trong văn hóa kinh doanh.
- Vì thế, một nền sản xuất và kinh doanh nhỏ lẻ, nặng tính cộng đồng, coi trọng lợi ích, không chú trọng chữ tín đó là tình trạng thường gặp trong các hoạt động kinh doanh nước ta.
- Những đặc điểm này khi bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế đã gặp không ít những khó khăn, thất bại trong sân chơi của kinh tế thị trường..
- Trước đây, nhiều sản phẩm trong nước kinh doanh rất hiệu quả nhưng khi ra thị trường quốc tế đều thất bại hoặc không cạnh tranh được với các sản phẩm của các nướchoặc hiệu quả không cao như lúa gạo.Chúng ta xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới trong nhiều năm, nhưng chưa bao giờ chúng ta được đánh giá cao về chất lượng, sự vững bền và mức an toàn sản phẩm.
- Hay gần đây một số thương hiệu như cà phê, chè nước ta bị bị các công ty nước ngoài lấy thương hiệu sản phẩm sản xuất và bán ra thị trường..
- Những vấn đề về xuất khẩu lao động, gần đây nhiều nước buộc phải hủy nhiều hợp đồng lao động với thị trường lao động Việt Nam hoặc hạn chế các hợp đồng xuất khẩu lao động của Việt Nam do chất lượng lao động, ý thức lao động, tính kỷ luật trong lao trong khi đó người quản lý lao động không có các chế tài khi các lao động vi phạm hợp đồng lao động....
- Hơn nữa, một điều chúng ta dễ thấy rằng,trong khi kinh doanh, nhiều chủ thể chỉ biết lợi ích mà không chú trọng chữ tín và xây dựng bảo vệ chữ tín.
- “nguy hiểm” cho sự tồn tại nhiều sản phẩm trong kinh doanh trên thị trường.
- Vấn đề sản xuất ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và bảo vệ sản phẩm là trách nhiệm và cách để các nhà kinh doanh bảo vệ lợi ích và chữ tín cho chính mình..
- “tín” trong văn hóa kinh doanh trong nước thời kỳ hội nhập.
- Chữ tín trong văn hóa kinh doanh thời kỳ hội nhập có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là khi nền kinh tế nước ta ngày càng vươn xa, vươn rộng ra thế giới, các chủ thể tham gia kinh doanh để tồn tại và phát triển bên cạnh luôn tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường cần thực hiện tốt các yêu cầu của thị trường và đáp ứng thị hiếu của khách hàng.
- Để thực hiện được điều đó, đảm bảo hiệu quả và sự bền vững trong văn hóa kinh doanh, các doanh nghiệp cần luôn đặt chữ tín lên hàng đầu và gắn nó trong các hoạt động kinh doanh..
- Thứ nhất, xây dựng văn hóa kinh doanh đi đôi với việc xác lập và xây dựng chữ tín trong kinh doanh..
- Đó là việc gắn lợi ích kinh doanh của chủ thể với lợi ích của cộng đồng, trực tiếp là quyền lợi của các bên tham gia vào quá trình kinh doanh.
- Xây dựng văn hóa kinh doanh là xây dựng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, xây dựng về lợi ích trước mắt và lâu dài, lợi ích cá nhân với cộng đồng, tập thể, lớn hơn là lợi ích cá nhân với quốc gia, dân tộc căn cứ trên các giá trị, chuẩn mực đạo đức, chính trị, pháp luật, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo và chủ thể tham gia kinh doanh làm trung tâm..
- Chữ tín trong văn hóa kinh doanh sẽ tạo nên những “bản sắc”, thương hiệu, đặc điểm, nét riêng đối với chủ thể kinh doanh.
- Chính từ bản sắc, thương hiệu sẽ tạo ra hiệu quả đối với chủ thể kinh doanh và vai trò của chủ thể đối với cộng đồng và dân tộc.
- Đây là mối quan hệ biện chứng giữa chữ tín trong kinh doanh và lợi ích kinh doanh..
- Thực tế trên thế giới, văn hóa kinh doanh là quá trình kéo dài được xây đắp trong quá trình kinh doanh.
- Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những giá trị riêng và bản sắc về văn hóa kinh doanh, nhưng chữ tín trong kinh doanh.
- thì không có một ranh giới, giới hạn nào để quy định nó mà chính khách hàng, người tiêu dùng là chủ thể để kiểm nghiệm chữ tín trong kinh doanh.
- Vì thế, sẽ không thể có tín nếu như kinh doanh không mang lại lợi ích, hiệu quả cho chính chủ thể thực hiện kinh doanh cũng như khách thể tham gia..
- Thứ hai, có chiến lược xây dựng và phát triển các sản phẩm, nguồn lực là thế mạnh trong kinh doanh..
- Xây dựng và có lộ trình phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng là một chiến lược có vị trí đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp..
- Bởi nhu cầu của con người ngày càng cao, sản xuất xã hội ngày càng phát triển, nếu kinh doanh mà không chú ý đến chiến lược phát triển sản phẩm sẽ dễ bị đối thủ vượt qua..
- Ở nước ta hiện nay, nhiều sản phẩm uy tín, chất lượng vươn ra thị trường thế giới trong sự cạnh tranh khóc liệt của kinh tế thị trường nhưng vẫn tồn tại, phát triển và mang lại hiệu quả cao.
- Các sản phẩm nông sản như lúa gạo, cà phê, hạt tiêu, cá, tôm xuất khẩu...mang lại nguồn lợi lớn nhưng vẫn cạnh tranh tốt trên thị trường, đó là một thực tế về phát huy các nguồn lực là thế mạnh để tạo nên thương hiệu uy tín trong kinh doanh của nước ta..
- Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển lâu dài để tạo nên những thương hiệu, uy tín đảm bảo tính cạnh tranh và để tồn tại trên thị trường thời gian tới chúng ta cần thực hiện nhiều vấn đề quan trọng như áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến trong các sản phẩm, quản lý nghiêm ngặt các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh..
- Thứ ba,hoàn thiện hệ thống thể chế và vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh..
- Kinh doanh trên thị trường trong thời kỳ hội nhập luôn mở đường và tạo ra cơ hội cho các chủ thể mới hình thành và tham gia..
- Nhưng sẽ rất khó lấy lại cơ hội cho các chủ thể thất bại và đánh mất uy tín thương hiệu của mình khi tham gia kinh doanh.
- Trong một nền kinh tế chưa nhiều những kinh nghiệm kinh doanh, chưa cao về trình độ kinh doanh và chưa có một nền tảng trong văn hóa kinh doanh thì vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước hết sức quan trọng.
- Đặc biệt, đối với các sản phẩm xuất khẩu, các mặt hàng để đưa ra thị trường quốc tế và các chủ thể làm ăn, kinh doanh với nước ngoài.
- Sự quản lý của nhà nước sẽ đảm bảo tính hệ thống, tính chặt chẽ, nghiêm túc trong sản xuất và kinh doanh.
- Đặc biệt, các mặt hàng liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
- Điều này vừa đảm bảo lợi ích của dân tộc, vừa không ảnh hưởng đến các chủ thể tham gia kinh doanh khi xây dựng văn hóa kinh doanh và chữ tín trong kinh doanh..
- Thứ tư, tuyên truyền, giáo dục đào tạo nâng cao nhận thức về văn hóa kinh doanh..
- Kinh doanh là làm giàu, là tạo ra của cải cho xã hội.
- Điều đó là tích cực khi nó đúng nghĩa của văn hóa kinh doanh, tuy nhiên, không ít người khi quan niệm “vi nhân bất phú, vi phú bất nhân” vì lợi ích trong kinh doanh mà bất chấp tất cả.
- Trong phạm vi của một đất nước, giáo dục văn hóa kinh doanh nhằm tạo cho người kinh doanh hiểu biết những giá trị của đạo đức, chuẩn mực xã hội, nắm bắt được pháp luật để từ đó điều chỉnh các hoạt động phù hợp và hiệu quả nhất khi tham gia kinh doanh.
- thức văn hóa kinh doanh càng có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo cho sự vững bền và xây dựng chữ tín trong kinh doanh.
- Khi tiến tới một sân chơi với nhiều “khắc nghiệt”, nghiêm ngặt của kinh tế thị trường rõ ràng điều chúng ta cần là có một đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp, đủ mạnh, đủ chữ tín để thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh đồng thời đội ngũ này có đủ khả năng, nguồn lực, và đủ sức để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- một khi vào “cuộc chơi” của kinh doanh sẽ không có chỗ cho sự yếu kém và mỗi chủ thể tham gia kinh doanh sẽ tự đào thải chính mình khi không tự xây dựng cho mình uy tín, chất lượng trong quá trình kinh doanh..
- Nước ta đang xây dựng nền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề phát triển thị trường kinh doanh tạo ra đội ngũ các doanh nhân, doanh nghiệp phát triển về cả số lượng và chất lượng, điều này là khách quan và hết sức cần thiết để phát huy các nguồn lực trong nước đồng thời tạo ra lượng của cải làm giàu cho đất nước.
- Thời kỳ hội nhập quốc tế đang tạo ra nhiều thời cơ nhưng cũng không ít những thách thức, khó khăn cho việc xây dựng văn hóa kinh doanh và chữ tín trong văn hóa kinh doanh.
- Song, để đảm cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam thì việc xây dựng chữ tín trong văn hóa kinh doanh có ý nghĩa hết sức to lớn, bởi chữ tín nhiều khi còn quý hơn cả vàng, và trong hoạt động kinh doanh, chữ tín còn là thương hiệu, là sức mạnh nội sinh, là cái giúp doanh nghiệp cạnh tranh với thị trường, là cái để người tiêu dùng lựa chọn mỗi khi cần đến.
- hơn hết, chữ tín là cái làm nên thành công và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt