« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế


Tóm tắt Xem thử

- V ăn hóa doanh nghiệp là toàn bộ hoạt động sáng tạo của tập thể cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp nhằm tạo ra các giá trị, các sản phẩm vật chất, tinh thần ngày càng hoàn thiện theo hướng chân, thiện, mỹ, góp phần phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ và bền vững..
- Có thể nói rằng, văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong cách và “bản sắc” của doanh nghiệp, như là “bộ gen” của doanh nghiệp..
- Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả.
- Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp..
- Tinh túy nhất trong văn hóa của một doanh nghiệp là phẩm chất văn hóa cao của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
- nghiệp, tinh thần phấn đấu vì sự phát triển của công ty/doanh nghiệp..
- Những cơ hội chủ yếu do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam:.
- XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ.
- Một số ngành, doanh nghiệp đã bắt đầu vươn lên cạnh tranh với hàng nhập khẩu và trên thị trường xuất khẩu, người tiêu dùng được tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ với chủng loại đa dạng và chất lượng tốt hơn..
- Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của các doanh nghiệp trong nước tăng 13% (cùng kỳ năm 2012 giảm 1,1%.
- của các doanh nghiệp FDI (tính cả dầu thô) tăng 15,1% (cùng kỳ năm 2012 tăng 34%;.
- Các ngành nghề dịch vụ cũng phát triển mạnh và thậm chí một số doanh nghiệp đã có khả năng vươn ra hoạt động có hiệu quả ngoài lãnh thổ Việt Nam trong các lĩnh vực dịch vụ xây dựng, thương mại, vận tải biển, đường bộ, chế biến gỗ, khai thác và chế biến hải sản..
- Trong năm 2013, cả nước có 76.955 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 398.681 tỷ đồng, tăng 10,1% về số doanh nghiệp và giảm 14,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
- Đến 9 tháng đầu năm 2014 có 53,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký tăng 13,9%, vốn bình quân 1 doanh nghiệp là 6 tỷ đồng, tăng 24,6%, tạo việc làm cho hơn 795 nghìn lao động và có gần 11,9 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2013 6.
- Qua theo dõi số liệu doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh.
- nghiệp cho thấy tình hình doanh nghiệp có dấu hiệu tốt lên khi số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2013 tăng trở lại so với năm 2012..
- Về cơ cấu theo ngành, nghề kinh doanh chính trong năm 2013, một số ngành có dấu hiệu hồi phục khi có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng, cụ thể là: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí thành lập mới tăng 27,8%.
- hình 1: Tình hình doanh nghiệp thành lập mới theo ngành, nghề kinh doanh chính năm 2013..
- Trong năm 2014, cả nước có 74842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm trước.
- Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013.
- Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm qua là 1091 nghìn người, tăng 2,8% so với năm trước.
- Như vậy, mặc dù vẫn chưa thực sự thoát khỏi bối cảnh khó khăn nhưng xét trên khía cạnh quy mô vốn, doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2014 đã tăng hơn so với năm 2013.
- 15419 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2013 7.
- Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mới mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thì quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng tạo ra những khó khăn, thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp..
- Bên cạnh những thuận lợi có được thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước những thách thức rất lớn khi cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên cả sân khách lẫn sân nhà, khi những luật chơi cùng những hàng rào kỹ thuật ngày càng khắc nghiệt và phức tạp, khi chúng ta từ điểm xuất phát thấp, với năng lực còn nhiều hạn chế, phải lao vào nhập cuộc, vừa chơi vừa học, vừa tự điều chỉnh để thích ứng và phát triển trong một thế giới đang chuyển động cực nhanh..
- Hiện tại, văn hóa doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: đó là nền văn hóa doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp, bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao.
- chưa thích ứng với tập quán kinh doanh quốc tế… Sở dĩ chúng ta chưa có văn hóa doanh nghiệp hoàn thiện là vì chúng ta vẫn còn tách rời văn hóa doanh nghiệp với văn hóa xã hội/.
- văn hóa dân tộc.
- xã hội chưa thực sự quan tâm tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng văn hóa của họ.
- bản thân ban lãnh đạo các doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng văn hóa doanh nghiệp, chưa tuyên truyền sâu rộng về văn hóa doanh nghiệp.
- thể chế, chính sách, văn hóa công chức còn tác động tiêu cực đến doanh nghiệp….
- Mặt khác, do đặc điểm tâm lý truyền thống của người Việt Nam và phải trải qua thời kỳ bao cấp, nên tư duy, thói quen, tác phong làm việc của người lao động hầu như chưa thay đổi nhiều, tính nhạy bén, tính thích ứng của doanh nghiệp nhà nước với hội nhập còn chậm.
- Ngoài ra, các vấn đề như: cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lực doanh nghiệp qua đào tạo, các vấn đề về vốn, khả năng quản lý… còn hạn chế nên số mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh hơi nhiều.
- Chính vì phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức với sức ép cạnh tranh gay gắt từ hội nhập kinh tế quốc tế cho nên doanh nghiệp ngừng hoạt động:.
- hình 2: Tình hình doanh nghiệp ngừng hoạt động theo ngành nghề kinh doanh chính năm 2013.
- Về số doanh nghiệp dừng hoạt động trong năm 2013, cả nước có 60.737 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động (trong đó, số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể là 9.818 doanh nghiệp, số doanh nghiệp gặp khó khăn và rơi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động là 50.919 doanh nghiệp) tăng 11,9.
- Về ngành, nghề và các lĩnh vực kinh doanh, ngành Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân đã có tình hình khả quan hơn khi số doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước..
- Bên cạnh đó, một số ngành vẫn còn gặp khó khăn khi có số lượng doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động tăng như:.
- Các vùng kinh tế quan trọng, tập trung nhiều doanh nghiệp vẫn đang có tỷ lệ doanh.
- nghiệp khó khăn phải dừng hoạt động ở mức cao trong khi một số vùng kinh tế tập trung ít doanh nghiệp thì lại đang có dấu hiệu hồi phục nhất định khi số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động có xu hướng giảm..
- Các vùng kinh tế trọng điểm như Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ vẫn còn nhiều khó khăn khi số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể là các tỉnh:.
- Một số vùng có số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động giảm so với cùng kỳ năm trước như: Trung.
- Về số doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong năm 2013 là 14.402 doanh nghiệp 8.
- Trong năm 2014, cả nước có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký, bao gồm 9501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, giảm 3,2% so với năm trước, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng.
- 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trước.
- Trong đó, 11723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn.
- 46.599 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký..
- Xu hướng thanh lọc diễn ra mạnh, từ năm 2013 đến nay đã sàng lọc những doanh nghiệp thực sự có chất lượng, không chỉ linh hoạt để tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất mà còn tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng quy mô hoạt động.
- Cụ thể, trong năm 2014, có 22,8 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 595,7 nghìn tỷ đồng.
- Như vậy, tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2014 là 1027,9 nghìn tỷ đồng, bao gồm 595,7 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 432,2 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp thay đổi tăng vốn..
- Tuy nhiên, đối với tình hình đăng ký doanh nghiệp phân theo lĩnh vực hoạt động,.
- ngành có xu hướng tốt lên khi có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng và số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động giảm so với năm 2013 là lĩnh vực hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình và các hoạt động dịch vụ khác 9 .
- Muốn hội nhập thành công, chúng ta phải có cả ý chí, tư duy và kiến thức phù hợp, phải thúc đẩy kinh tế phát triển không những với tốc độ cao, mà chất lượng, hiệu quả tốt, tính cạnh tranh mạnh, và hơn hết, phải phát triển con người toàn diện: “con người văn hóa”, “con người kinh tế” Việt Nam..
- Nếu nhận thức văn hóa doanh nghiệp là những vấn đề chủ yếu trên thì nhiệm vụ xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần bắt đầu từ xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất văn hóa trên cho cán bộ, công nhân viên công ty..
- Chủ doanh nghiệp có vai trò quyết định trong văn hóa doanh nghiệp bởi họ là người quyết định và trực tiếp lãnh đạo tổ chức thực hiện quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng này, đồng thời, chủ doanh nghiệp phải là tấm gương văn hóa để mọi thành viên noi theo..
- Thứ nhất: Nâng tầm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam dần đạt tới chuẩn văn hóa kinh doanh quốc tế.
- Một khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải trang bị đầy đủ tri thức cần thiết và phải có tầm nhìn xa, rộng thì mới đủ sức cạnh tranh với thế giới.
- sản phẩm, ngoài việc mang bản sắc văn hóa dân tộc, phải thể hiện tính văn minh hiện đại..
- Do đó, doanh nghiệp cần tìm ra những cách thức hiệu quả nhất để dần đáp ứng được các yêu cầu này.
- Doanh nghiệp phải trở thành một tổ chức học tập, trong đó các thành viên phải coi việc học tập là một mục tiêu quan trọng hàng đầu, kiến thức, thông tin cần được chia sẽ rộng rãi.
- Doanh nghiệp phải có kiến thức văn hóa bên cạnh kiến thức chuyên môn, như hiểu biết về thẩm mỹ, nghệ thuật, văn hóa, khảo cổ, giao tiếp, âm nhạc, báo chí, triển lãm… Một doanh nhân không thể được xem là có văn hóa trong thời hiện đại khi mà anh.
- Tầm nhìn đóng vai trò định hướng cho việc lựa chọn các chiến lược và các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Với áp lực bên ngoài, từ các cam kết quốc tế buộc các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp phải tính với tầm nhìn chí ít là sau 5-10 năm để lên các kế hoạch cho hiện tại..
- Khi hội nhập, văn hóa doanh nghiệp sẽ thay đổi và trở thành mọi thách thức, mọi nhân viên thuộc doanh nghiệp sẽ phải thay đổi để thích nghi với các quy trình kinh doanh mới, để chuẩn hóa.
- Ở một cấp độ cao hơn, còn có thể xảy ra “xung đột văn hóa” trong nội bộ doanh nghiệp.
- Khi tham gia WTO và kinh doanh trong “thế giới phẳng”, các doanh nghiệp phải vượt qua chính mình, phải hiểu biết và thành thạo “luật chơi” mới, biết liên kết với đối tác đáng tin cậy trên toàn cầu..
- Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn còn rất “bỡ ngỡ” với các tiêu chuẩn của hội nhập..
- Văn hóa doanh nghiệp của người Việt Nam cần phải thay đổi theo hướng sẵn sàng liên kết, hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của chính bản thân mình.
- Chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm - khắc phục tính gia trưởng của doanh nghiệp Việt Nam..
- Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, những quyết định tốt nhất để giúp cho doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh chóng.
- Về mặt phân cấp chức năng, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam khác với văn hóa của các nước phát triển phương Tây.
- Điểm trì trệ lớn nhất trong văn hóa doanh nghiệp Việt Nam chính là tính gia trưởng, quan điểm gia đình khi điều hành doanh nghiệp…, và từ đó người ở vị trí cao luôn thể hiện sự độc đoán.
- Sự chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm xuống các cấp quản lý thấp hơn trong doanh nghiệp rất hạn chế.
- Thứ hai, nâng tầm văn hóa đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan công quyền..
- Nguyên nhân là do cán bộ còn yếu tầm so với chức trách, còn nhiều hạn chế trong văn hóa lãnh đạo, quản lý.
- nhiều biện pháp để chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, nhất là trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, cửa quyền, gây phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trong giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công liên quan đến hoạt động đầu tư, doanh nghiệp vẫn còn rất phổ biến, có nơi là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và kinh doanh.
- Tiếp tục xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, loại bỏ các rào cản đang gây phiền hà cho hoạt động kinh doanh (nhất là trong các khâu thủ tục đầu tư, xét thầu, xuất nhập cảnh, hải quan, thanh tra, kiểm tra hoạt động doanh nghiệp…)..
- khắc phục tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thực hiện văn hóa công chức.
- Bởi lẽ, như một doanh nhân từng nói: “Không thể đòi hỏi doanh nghiệp trong sạch nếu bộ máy nhà.
- nước tham nhũng, cũng như không thể đòi hỏi doanh nghiệp phải có văn hóa trong khi viên chức nhà nước ứng xử tư lợi và thiếu văn hóa”..
- Muốn thực hiện cải cách hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thì cái tâm của người công chức phải được đặt lên hàng đầu.
- Công chức cũng được chuẩn bị, được tuyển dụng từ xã hội, cái văn hóa khởi đầu họ mang vào bộ máy nhà nước chính từ xã hội.
- Vì thế, phải nâng cao văn hóa xã hội đồng thời nâng cao văn hóa công chức, văn hóa công sở mới có thể giải quyết được triệt để vấn đề..
- Thứ ba, tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp..
- Vì vậy, cần thiết phải bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức cộng đồng về văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp..
- Hiện tại các doanh nghiệp nước ta nhìn chung còn chưa chú ý tới cần thiết tất yếu của văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động của mình.
- Những áp lực kinh tế, nhất áp lực chạy theo lợi nhuận hiện khiến cho các doanh nghiệp chưa chú ý sâu sắc tới những vấn đề văn hóa chỉ coi đó là yếu tố phụ trợ.
- Sự thiếu vắng hoặc mờ nhạt của khía cạnh văn hóa trong các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành có nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ sự thiếu hụt trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách.
- Định hướng xã hội nhằm vào việc tạo dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, tạo nên bầu không khí và áp lực dư luận xã hội đối với vấn đề này vẫn còn thiếu.
- Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết.
- Không có doanh nghiệp thì cũng không thể có nền kinh tế hàng hóa.
- Đồng thời, cần tôn vinh các doanh nhân giỏi, năng động, sáng tạo, kinh doanh hiệu quả, có văn hóa làm giàu chính đáng, làm rạng rỡ thương hiệu Việt.
- Các phương tiện thông tin đại chúng, các sáng tác văn học - nghệ thuật, các chương trình giáo dục đào tạo cần quảng bá và giảng dạy mạnh mẽ, sâu sắc hơn nữa về các doanh nghiệp và doanh nhân văn hóa, cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp.
- Cần có sự phối kết hợp giữa các tổ chức xã hội - Nhà nước, các tổ chức xã hội nhà nước và doanh nghiệp với nhau để nghiên cứu, truyền bá văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp tới đông đảo nhân dân.
- Và đặc biệt, các doanh nghiệp.
- cần trích một tỷ lệ thích đáng từ thu nhập của mình để đầu tư vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp..
- Vũ Trọng Lâm, Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb.
- PGS.Ts Đào Duy Quát, Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nhân trong quá trình hội nhập, Nxb.
- Nguyễn Hữu Thắng, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nxb

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt