« Home « Kết quả tìm kiếm

một cách tiếp cận chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên


Tóm tắt Xem thử

- một cách tiếp cận chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên ThS.
- Trong nhận thức của người làm công tác giáo dục, công tác bồi dưỡng, chúng tôi cho rằng chất lượng giáo dục - chất lượng học vấn của con người được quyết định bởi chất lượng tự học, tự nghiên cứu của chính họ.
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu là vấn đề mà mỗi cá nhân và mỗi nhà trường đang có trách nhiệm góp phần giải đáp..
- Khi Việt Nam trở lại thực hiện chế độ thi tuyển vào bậc Đại học ( năm 1970 ) thay cho chế độ cử tuyển trước đó, một Giáo sư nước ngoài hỏi: Theo Giáo sư, thế nào là người có trình độ Đại học? Lúc đó, Cố Giáo sư Tạ Quang Bửu, nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và THCN đã trả lời rằng.
- Người có trình độ Đại học, là người đạt đến một trình độ tự học.
- Chúng tôi cho rằng: Chất lượng giáo dục - chất lượng học vấn của con người và chất lượng tự học, tự nghiên cứu của chính họ là hai mặt của quá trình phát triển trí tuệ..
- ở Việt Nam hiện nay, do cách dạy, cách học, cách kiểm tra, thi cử diễn ra trong nhiều năm qua, đã làm cho xã hội có thói quen nghĩ rằng: Không thể học “ xa thầy”.
- Nói cách khác xã hội chưa tin lắm vào tự học.
- Nhiều nhà giáo không có thói quen đọc sách, thậm chí thói quen đọc báo.
- Như vậy làm sao nói đến chất lượng giáo dục..
- Hoàn toàn đúng, khi Giáo sư Vũ Văn Tảo, trong cuốn “ Quá trình dạy - tự học”, đã viết.
- Nhà giáo được gọi là thầy học, tức là người thầy về việc học - là chuyên gia về việc học - là người dạy học trò cách học.
- Trong quá trình tự học, những yếu tố nội sinh của cá nhân là cơ bản, sự trợ giúp của Thầy học ( người hướng dẫn ) là yếu tố ngoại sinh trực tiếp cùng với các yếu tố ngoại sinh không trực tiếp đó là các sản phẩm vật chất hữu hình..
- Đối với trẻ em, học sinh, sinh viên việc tự học, tự nghiên cứu phải dựa trên cơ sở của việc học và nắm vững một hệ thống kiến thức cơ bản, đồng thời được trang bị để nắm được cách học và cách nghiên cứu, có kỹ năng học, nghiên cứu, tiến tới có kỹ xảo và thói quen tự học, tự nghiên cứu.
- Vì vậy ở đây vai trò của nhà trường, của các nhà giáo dục trực tiếp hơn và cần thiết hơn..
- Tự học, tự nghiên cứu chính là khả năng năng động thích nghi tiềm ẩn trong mỗi con người.
- Ai cũng có tiềm năng tự học, tự nghiên cứu có kết quả..
- Đối với người lớn, nhất là đối với đội ngũ các nhà giáo dục, việc tự học, tự nghiên cứu thuận lợi hơn rất nhiều.
- Chúng ta hãy tiếp cận với các nhà giáo dục giỏi, dễ nhận ra rằng họ đã là những người tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả trước khi họ trở thành nhà giáo dục giỏi.
- Chúng tôi cho rằng đó là quá trình người giáo viên đã tự học, tự nghiên cứu để nâng mình lên dần ngang tầm với tác giả cuốn sách.
- Đã là nhà giáo ai cũng có ao ước trở thành người được học sinh, sinh viên yêu quý.
- Ao ước đó, lòng tự trọng đó là động lực chính thúc đẩy các nhà giáo trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu..
- Người ta đi học, tự học, tự nghiên cứu để làm gì.
- Tự học, tự nghiên cứu chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào.
- Do tác động của nhà trường và nhà giáo dục, trẻ mới thấy cái hay cái thích thú của việc đi học, việc tự học.
- Đến đây có sự phân hoá, một bộ phận phải đi học, tự học do sức ép của gia đình, của nội quy, của thầy giáo, của bè bạn và của xã hội.
- Một bộ phận vượt qua được sức ép, thấy được học và tự học là một thú vui, một niềm say mê, là có hiệu quả với bản thân, tự khẳng định mình và nhờ nó mà mình hơn các bạn khác..
- Đối với người lớn, đặc biệt đối với đội ngũ các nhà giáo dục, đi học, tự học, tự nghiên cứu thường do các nguyên nhân sau đây:.
- Do bản thân nhận thức được là cần phải đi học, phải tự học ( có thể chỉ hoàn toàn mang tính cá nhân.
- Học và tự học là con đường duy nhất để tự khẳng định mình với cộng đồng, với đồng nghiệp.
- Sự phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục tạo sức ép, thúc đẩy người lớn đi học và tự học.
- Nếu không đi học, tự học thì môi trường, cộng đồng sẽ không chấp nhận, sẽ bị lãng quên..
- Do có thể được hưởng hoặc thu được một lợi ích vật chất, một quyền lợi chính trị nào đó sau khi đi học, tự học có kết quả..
- Do bản thân có một nền tảng tri thức vững chắc, có năng lực nhận thức, có một nền tảng học vấn tương đối đầy đủ, biết cách học và biết cách tự học.
- từ đó việc học và tự học không là một gánh nặng quá sức..
- Do có đủ hay không có đủ các điều kiện để đi học và nhất là để tự học..
- Ngày nay, đội ngũ các nhà giáo đi học và tự học, theo chúng tôi là sự tổng hoà của những nguyên nhân nêu trên.
- Giải quyết đồng bộ các nguyên nhân đó chính là tạo động lực cho việc học và tự học, tự nghiên cứu..
- Tổ chức nghiên cứu xây dựng một hệ thống lý luận rõ ràng, dễ hiểu, đủ sức thuyết phục mang ý nghĩa triết lý Việt Nam về tự học, tự nghiên cứu.
- Trên cơ sở đó tổ chức giáo dục nhận thức thông qua nhiều con đường khác nhau một cách thường xuyên, liên tục, theo hướng tìm mọi cách khơi dậy nhu cầu học, tự học và tự nghiên cứu..
- Đồng thời tổ chức các hoạt động sư phạm với ý thức là muốn thực hiện được các hoạt động sư phạm đó bắt buộc phải tự học, tự nghiên cứu..
- Xây dựng môi trường vật chất thuận lợi cho tự học, tự nghiên cứu.
- Đối với các nhà quản lý trường học, các nhà giáo có thể tổ chức tự học, tự nghiên cứu cho tập thể sư phạm, cho lớp học của mình theo một quy trình truyền thống sau đây: ã Tổ chức ngay việc trao đổi nhu cầu học tập, nhu cầu tự học, tự nghiên cứu.
- ã Tổ chức trao đổi phương pháp, kinh nghiệm tự học, tự nghiên cứu.
- ã Định hướng nội dung tự học trong nội bộ đơn vị theo hướng cá thể hoá.
- ã Tổ chức quá trình tự học, tự nghiên cứu gắn với kiến tập, thực hành, thực nghiệm, kiểm nghiệm từ điểm đến diện.
- ã Xây dựng một cơ chế nội bộ mềm dẻo, hiệu quả để kiểm soát, đánh giá chất lượng tự học, tự nghiên cứu.
- Cuối cùng chúng tôi muốn nói rằng: Trình độ tự học, tự nghiên cứu là gốc của chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo.
- Vậy nên những nhà giáo dục và quản lý giáo dục đích thực, nên chăng tìm giải pháp để giải quyết một khía cạch của cái gốc làm nên chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo.