« Home « Kết quả tìm kiếm

Nền tảng của sự phát triển


Tóm tắt Xem thử

- TỪ RD&P – NGHIÊN CỨU CƠ BẢN, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG BỐ QUỐC TẾ.
- Đối với các trường đại học nghiên cứu trên thế giới, công bố quốc tế là một văn hoá..
- Trước hết, trường đại học nghiên cứu đặc biệt chú trọng đến đào tạo sau đại học, đặc biệt là đào tạo tiến sĩ.
- Một trong những yêu cầu của luận án tiến sĩ phải là những nghiên cứu có đóng góp về mặt lý luận, chứa đựng những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đang đặt ra với một ngành khoa học hoặc thực tiễn xã hội.
- Để đánh giá sự tin cậy của những đóng góp mới đó, vấn đề phản biện, đánh giá và xuất bản kết quả trên các tạp chí phải có quá trình bình duyệt chặt chẽ.
- Nghiên cứu sinh công bố được càng nhiều kết quả trên các tạp chí có uy tín thì đào tạo tiến sĩ càng có chất lượng, thương hiệu của trường đại học càng cao.
- Mặt khác, thế mạnh nghiên cứu ở các trường đại học chủ yếu là nghiên cứu cơ bản, phát hiện ra các tri thức mới..
- Nghiên cứu cơ bản trình độ càng cao, khả năng phát triển công nghệ, giải pháp càng độc đáo, càng tạo được nhiều yếu tố cạnh tranh cho nền kinh tế tri thức của các quốc gia.
- Tri thức càng được quảng bá rộng rãi, càng được đánh giá chính xác thì càng có ích cho nhân loại.
- Con đường quảng bá chuyên nghiệp, tin cậy và có trách nhiệm nhất là xuất bản các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học.
- Tạp chí có uy tín thì tầm ảnh hưởng của công trình nghiên cứu càng rộng lớn.
- Không xuất bản các kết quả nghiên cứu, không những tri thức không được kiểm định mà còn là tri thức chết.
- Ngoài ra, công bố còn khẳng định quyền tác giả của nhà khoa học.
- Vậy nên, khẩu hiệu phổ biến của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến hiện nay là: ERD&P – Education, Research, Development and Publication (Giáo dục, nghiên cứu, phát triển và xuất bản)..
- Hiện nay, văn hóa công bố quốc tế của ĐHQGHN đã được thiết lập bền vững.
- Năm 2013 (tính đến tháng 11), các nhà khoa học ĐHQGHN đã công bố hơn 185 bài báo ISI, chiếm hơn 10% tổng số bài báo ISI của cả.
- Trong đó, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Phạm Hùng Việt, Trường ĐHKH Tự nhiên đã có công bố trên Tạp chí Nature hàng đầu của thế giới (chỉ số ảnh hưởng IF = 38).
- Đây là những chỉ số quan trọng mà các bảng xếp hạng quốc tế ghi nhận và xếp ĐHQGHN vào nhóm 250 (5%) trường đại học nghiên cứu hàng.
- Theo kế hoạch, từ năm 2014, ĐHQGHN sẽ hợp tác với Nhà xuất bản Elsevier để xuất bản chuyên san Nghiên cứu Việt Nam.
- Đây là con đường thúc đẩy việc công bố các kết quả nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, luật, giáo dục, ngôn ngữ và nghiên cứu quốc tế và các khoa học liên ngành về Việt Nam ra thế giới..
- ĐẾN RDP&C - THƯƠNG MẠI HÓA CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ CÔNG BỐ QUỐC TẾ.
- Đối với các nước phát triển, thương mại hoá sản phẩm KH&CN của các trường đại học không phải là việc đem bán các sản phẩm hoàn thiện của các nhà khoa học, mà có thể chỉ giới hạn với việc chuyển giao các ý tưởng, giải pháp và phát minh sáng chế cho các doanh nghiệp, địa phương.
- Doanh nghiệp hợp tác với trường đại học, đầu tư cho các nhà khoa học để mong có các kết quả nghiên cứu mới, nguyên bản và độc đáo, có thể phát triển tạo ra yếu tố cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Các kết quả nghiên cứu mới đó đồng thời cũng là cơ sở của các bài báo, phát minh, sáng chế… Do đó, hợp tác với doanh nghiệp không hề hạn chế khả năng công bố quốc tế của các nhà khoa học và đồng thời doanh nghiệp chỉ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu có khả năng công bố quốc tế hoặc đăng ký phát minh, sáng chế.
- Phương thức hợp tác đó rất hiệu quả vì các nhà khoa học chỉ dừng lại ở các hoạt động thuộc sở trường của họ như nghiên cứu và phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm chế thử, còn việc tích hợp các chức năng, thiết kế kiểu dáng và hoàn thiện sản phẩm thân thiện với người sử dụng thuộc về lợi thế của nhà sản xuất..
- Ở các nước đang phát triển, vì lợi ích trước mắt mà các nhà sản xuất còn quan tâm nhiều đến việc nhập công nghệ.
- Do đó, các nhà khoa học phải thực hiện tất cả các khâu: từ nghiên cứu, chế tạo đến thương mại hóa sản phẩm.
- Không chuyên nghiệp trong chế tạo nên các trường đại học có ít các sản phẩm hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu cao của cộng đồng.
- Nếu có, kiểu dáng, chức năng, sự thân thiện của sản phẩm với người sử dụng cũng rất khiêm tốn.
- PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU, BÊN CẠNH VIỆC KẾT HỢP ĐÀO TẠO VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ĐHQGHN CÒN QUAN TÂM ĐẾN CHUYỂN GIAO TRI THỨC, SẢN PHẨM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KH&CN ĐẾN CỘNG ĐỒNG.
- CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM ĐẾN CẢ HAI MỤC TIÊU RD&P (NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ &.
- CÔNG BỐ QUỐC TẾ) VÀ RD&C (THƯƠNG MẠI HÓA SẢN PHẨM).
- VÀO DỊP KỈ NIỆM 20 NGÀY CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐHQGHN, ĐHQGHN ĐÃ TỔ CHỨC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM VÀ HỘI NGHỊ THƯƠNG MẠI HÓA SẢN PHẨM KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ..
- 36 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội.
- hạn chế về tầm nhìn và tính chuyên nghiệp đã hạn chế khả năng tạo ra yếu tố cạnh tranh bằng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp..
- Trên con đường xây dựng và phát triển thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực ngang tầm châu lục, dần đạt trình độ quốc tế, ĐHQGHN luôn xác định hoạt động khoa học và công nghệ là nền tảng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo và gia tăng các yếu tố cạnh tranh cho nền kinh tế tri thức của đất nước.
- Khoa học phải vị nhân sinh, luôn hướng về yêu cầu của cuộc sống.
- Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục phát huy và tăng cường thế mạnh các nghiên cứu cơ bản truyền thống vươn đến tri thức của nhân loại, ĐHQGHN đặc biệt quan tâm đến việc phát triển sản phẩm và giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ thực tiễn..
- Tại triển lãm và hội nghị thương mại hóa sản phẩm KH&CN năm 2013, 21 sản phẩm đặc sắc của ĐHQGHN đã được đem ra giới thiệu được xã hội và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và đầu tư mạnh mẽ..
- VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM KH&CN TIÊU BIỂU QUỐC GIA.
- Bên cạnh việc thúc đẩy các nghiên cứu cơ bản truyền thống, ĐHQGHN ưu tiên tập trung xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu trọng điểm hướng tới các sản phẩm và giải pháp KH&CN có khả năng thương mại hóa theo các định hướng sau đây:.
- Nhóm lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Y dược - Tạo tiền đề nâng cao chất lượng cuộc sống: Tích hợp và phát triển bền vững các nguồn năng lượng tái tạo.
- Mô phỏng thành phần và công nghệ phát triển một số sản phẩm có thể chuyển giao trong lĩnh vực sinh học và y-dược..
- Nhóm lĩnh vực Công nghệ và Kỹ thuật – Thúc đẩy phát triển công nghiệp điện tử và tự động hóa: Thiết kế, chế tạo các cảm biến micrô – nanô (chip cảm biến) ứng dụng trong la bàn tàu biển và cảnh báo thiên tai;.
- Tích hợp các chip cảm biến và chip điện tử trên hệ thống SOC bằng công nghệ CMOS..
- Công nghệ vũ trụ: Nghiên cứu chế tạo thiết bị thu phát tín hiệu siêu cao tần và thông tin.
- Công nghệ thông tin và tự động hóa: Thiết kế và xây dựng mô hình đô thị và nhà ở thông minh.
- Phát triển các phần mềm và hạ tầng kỹ thuật quản lý trường học, bệnh viên;.
- Nhóm lĩnh vực Khoa học xã hội nhân văn và kinh tế - Nền tảng lý luận của đổi mới:.
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới: Nghiên cứu phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam.
- Về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa..
- Khoa học liên ngành – Phát triển bền vững và an ninh phi truyền thống: Nghiên cứu, đề.
- Công nghệ giám sát hiện trường: Công nghệ cảnh báo sớm, ngăn ngừa thảm họa thiên tai và các dịch bệnh.
- Nghiên cứu cơ chế và mô hình hoạt động của trái đất đối với biến đổi khí hậu.
- Các hướng nghiên cứu này phù hợp với chiến lược sản phẩm KH&CN quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, đồng thời là cơ sở để ĐHQGHN phát triển các doanh nghiệp KH&CN, phù hợp với các tập đoàn, địa phương thương mại hóa sản phẩm.