« Home « Kết quả tìm kiếm

Kỉ niệm 20 năm Chính phủ ban hành Nghị định về ĐHQGHN


Tóm tắt Xem thử

- Tôi cho rằng phát triển ĐHQGHN theo định hướng đại học nghiên cứu là hướng đi đúng đắn, có truyền thống từ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội..
- Muốn đào tạo đại học tốt phải nghiên cứu tốt, không nghiên cứu tốt thì không thể có chất lượng đào tạo tốt.
- ĐHQGHN có lịch sử lâu đời, được kế thừa di sản tri thức lớn, có đội ngũ các nhà khoa học mạnh nhất quốc gia, quan trọng hơn cả là có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực với sự liên thông, liên kết chặt chẽ.
- ĐHQGHN muốn có sự phát triển bền vững mạnh mẽ phải bám sát cuộc sống, thực tiễn, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và công bố các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trên trường quốc tế.
- Với tôi, Bộ môn Lịch sử Cổ và Trung đại Việt Nam, trước đây là Bộ môn Cổ sử thuộc Khoa Lịch sử, Khoa Đông phương học của Trường ĐHKHXHNV và Viện Việt Nam học &.
- Khoa học phát triển thuộc ĐHQGHN là những đơn vị gắn bó suốt đời như.
- Chỉ nhắc riêng đến ngành khoa học Lịch sử mà tôi đã gắn bó trên 5 thập niên vừa qua đã đào tạo cho đất nước hàng chục nghìn cán bộ các bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, để lại cho nền Sử học Việt Nam trên 5.000 công trình nghiên cứu.
- Các cựu sinh viên của chúng ta gần như có mặt ở tất cả các lĩnh vực hoạt động trên khắp đất nước.
- sinh viên của mình.
- Trong đó có nhiều người đã trở thành các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước hoặc là những nhà khoa học chủ chốt trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
- Niềm vui mừng đó còn đến với tôi trực tiếp hơn nữa là trong các hoạt động khoa học của mình, tôi được làm việc với các giáo sư, nhà khoa học mà phần lớn đều xuất thân từ ĐHQGHN.
- Chúng tôi đã cùng làm việc, vừa với quan hệ đồng nghiệp, vừa với tình nghĩa thầy trò thân thuộc..
- Có lẽ đó là phần thưởng lớn nhất dành cho một nhà giáo, cho những người đã từng công tác trong môi trường giáo dục đại học của ĐHQGHN....
- Những năm qua tôi rất cảm động trước sự quan tâm của lãnh đạo ĐHQGHN, thể hiện sự trân trọng và ghi nhận những đóng góp của các nhà khoa học lão thành đi trước như chúng tôi.
- Phát huy truyền thống của Đại học Đông Dương và Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐHQGHN sẽ tạo ra những đột phá mới, có những cống hiến quan trọng cho đất nước.
- Là một nhà giáo của ĐHQGHN, tôi luôn tự hào về truyền thống vẻ vang đó và tin tưởng vào một tương lai sáng ngời của ĐHQGHN....
- NGND PHAN HỮU DẬT (NGUYÊN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐH TỔNG HỢP HÀ NỘI, CHỦ TỊCH HỘI CỰU GIÁO CHỨC ĐHQGHN): Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, ĐHQGHN đã phát huy hiệu quả những thuận lợi, khắc phục những khó khăn để gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật, trở thành niềm tự hào của thế hệ các nhà giáo, học viên, sinh viên ĐHQGHN.
- Những thành tựu đạt được đã nâng cao vị thế và uy tín của ĐHQGHN không chỉ trong hệ thống giáo dục nước nhà mà còn trong khu vực và thế giới.
- Bên cạnh những thành tích xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, việc ĐHQGHN trao bằng tiến sĩ danh dự cho các nhà khoa học hàng đầu thế giới, những chính trị gia lỗi lạc, các nhà hoạt động xã hội xuất.
- sắc là minh chứng cho uy tín và thương hiệu của một trung tâm đại học hàng đầu đất nước.
- những cống hiến quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
- ĐHQGHN phải là “vị quân sư sáng suốt” cho việc hoạch định các chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
- Kỷ niệm 20 năm Chính phủ ban hành Nghị định về ĐHQGHN chính là dịp để mỗi cán bộ, giảng viên, nhà khoa của ĐHQGHN thấy được trách nhiệm lớn của mình trong việc đào tạo các thế hệ sinh viên kế tục và phải nỗ lực không ngừng để xây dựng ĐHQGHN thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, có uy tín và tiềm lực khoa học mạnh, đủ sức giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước....
- 44 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội.
- KỈ NIỆM 20 NĂM CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐHQGHN (1993 - 2013).
- GS.TS BẠCH GIA DƯƠNG (GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ): ĐHQG là mô hình rất đặc thù..
- Mô hình này đã tạo điều kiện rất tốt cho nghiên cứu khoa học phát triển chuyên ngành hẹp bởi đây là môi trường đa ngành đa lĩnh vực.
- ĐHQGHN được kế thừa nền tảng nghiên cứu KHCB từ Trường ĐHTH Hà Nội và phát triển với quy mô lớn do nhu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi thực hiện các công trình nghiên cứu phải có tính liên ngành, liên lĩnh vực và chuyên sâu.
- Với mô hình đại học này đã tạo một môi trường nghiên cứu mà ở đó các nhóm nghiên cứu, nhà khoa học có cơ hội tiếp cận, trao đổi, gần gũi với nhau tạo nên các mũi nhọn nghiên cứu, các trường phái nghiên cứu mà các trường đại học khác không thể có được.
- Bên cạnh đó, ĐHQGHN là môi trường có nhiều cơ hội, điều kiện hợp tác nghiên cứu với các đại học, trung tâm, viện nghiên cứu, các nhà khoa học.
- Trên cơ sở hợp tác, hai bên cùng trao đổi, hỗ trợ máy móc, trang thiết bị nghiên cứu.
- Đây là cơ chế mở, là điều kiện rất tốt cho các nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học đưa các ý tưởng nghiên cứu trở thành hiện thực được ứng dụng vào cuộc sống..
- cao, ĐHQGHN đã tích hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, chú trọng đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, sinh viên từ cử nhân đến cao học, nghiên cứu sinh.
- ĐHQGHN đã tạo điều kiện cho những trường phái nghiên cứu lựa chọn hướng đi đặc thù của mình làm thế nào để đến được đỉnh cao sớm nhất..
- Nhưng điều quan trọng hơn ở ĐHQGHN đã trao cho chúng tôi một niềm tin, niềm tin là được cấp trên tin tưởng, ủng hộ, tạo điều kiện cho chúng tôi - các nhà khoa học, nhóm nghiên cứu có môi trường nghiên cứu tốt nhất.
- niềm tin về tương lai, về hướng nghiên cứu, trường phái nghiên cứu của mình, tôi sẽ đi đến cùng con đường tôi đã chọn bởi đây sẽ là điều kiện, khả năng phát triển chuyên ngành này, sẽ là cơ hội tạo dựng được đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao, họ là những người phát triển trường phái nghiên cứu ngày càng lớn mạnh..
- Tri thức của dân tộc và nhân loại có được gìn giữ, tiếp thu, phát triển và truyền thụ cho các thế hệ tiếp theo hay không điều đó phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ thầy cô giáo và môi trường đào tạo, đặc biệt là các trường đại học.
- Là các thầy cô giáo của ĐHQGHN - đơn vị giữ vai trò đặc biệt trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học của nước nhà, chúng tôi.
- Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa.
- hoạc tại ĐHQGHN, tôi cho rằng, các hội đồng ngành, các nhà khoa học cần phải tiếp xúc nhiều hơn nữa với thực tiễn, tổ chức các hội nghị để tiếp xúc các doanh nghiệp và địa phương từ đó nắm rõ được nhu cầu thực tiễn và định hướng các chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực của mình.
- Có thể nói, phương hướng tổ chức các đơn vị theo mô hình đại học nghiên cứu như hiện nay tại ĐHQGHN là đúng đắn và hợp thời đại.
- Tôi đánh giá cao chủ trương tổ chức các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp ĐHQG để hướng tới các sản phẩm KHCN hoàn chỉnh....
- mọi mặt, mô hình đại học nghiên cứu của ĐHQGHN đã phát triển nhanh từ chỗ mới bắt đầu tìm hiểu khái niệm, nội hàm đến việc đầu tư, triển khai và đã đạt được các kết quả đáng khích lệ.
- Trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục phát huy nghiên cứu cơ bản, cần tập trung đầu tư để mỗi năm chúng ta có 1 - 2 sản phẩm có thương hiệu hướng đến người sử dụng..
- PGS.TS LÊ ANH VINH, TRƯỜNG ĐHGD, ĐHQGHN: Là cựu sinh viên của trường ĐHKHTN, nay là giảng viên tại trường ĐHGD, ĐHQGHN, tôi thấy rất tự hào và phấn khởi về sự kiện 20 năm Chính phủ ban hành Nghị định về ĐHQGHN.
- Ngoài niềm tự hào vì được học tập, làm việc tại ĐHQGHN có bề dày lịch sử, truyền thống hơn 100 năm, tôi rất phấn khởi khi vị thế và sứ mạng của ĐHQGHN ngày càng được khẳng định trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam và thế giới..
- Là cán bộ trẻ nhưng tôi đã may mắn khi nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của lãnh đạo, thầy cô và anh chị em đồng nghiệp, những người luôn tạo điều kiện cho tôi được tham gia tích cực vào công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học.
- Với đặc thù của ĐHQGHN là một trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, một hệ thống các cơ sở giáo dục đại học thành viên và các đơn vị trực thuộc được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ và linh hoạt, tôi đã có cơ hội để vừa công tác tại Trường ĐHGD vừa gắn chặt hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
- Trong thời gian qua, tôi đã được giao chủ nhiệm một số đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN và của Quỹ Phát triển khoa học công nghệ Quốc gia, qua đó xây dựng được một nhóm làm việc gồm các sinh viên, học viên sau đại học có thành tích học tập xuất sắc từ các trường thành viên của ĐHQGHN cùng tham gia nghiên cứu.
- bạn có thể phát triển xa hơn nữa.
- Lứa sinh viên đầu tiên của nhóm hiện đã tốt nghiệp, được giữ lại trường công tác..
- Mục tiêu của tôi là sẽ cố gắng giúp các em trong nhóm có cơ hội được học tập ở nước ngoài, khi trở về nước các em vẫn có thể tiếp tục cộng tác với nhóm.
- Với lộ trình như vậy, khoảng 5 năm tới, chúng tôi hi vọng sẽ có đủ lực lượng để trở thành một nhóm nghiên cứu mạnh với nòng cốt là các cán bộ trẻ của ĐHQGHN..
- ĐÀO SỸ ĐỨC (QH.2001.T, TRƯỜNG ĐHKHTN, NGHIÊN CỨU SINH TẠI NHẬT):.
- Là một cựu sinh viên của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, dù giờ đây đang sống xa Tổ quốc nhưng tôi vẫn còn nhớ như in từng dãy nhà, hàng cây, từng gương mặt của bè bạn, thầy cô.
- phong để thể hiện trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, cắm những cột mốc cao về khoa học kỹ thuật, công trình nghiên cứu của mình trên bản đồ thế giới….
- 46 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội.
- ONODA MEGUMI – NGHIÊN CỨU SINH CHUYÊN NGÀNH KHẢO CỔ HỌC, VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN, ĐHQGHN.
- Tôi đã theo ngành Khảo cổ học 11 năm, bắt đầu từ sinh viên Đại học năm thứ 2 tại một trường đại học của Nhật Bản.
- Lúc đó tôi đã có cơ hội tham gia khai quật di tích Khảo cổ học và được xem những di vật của khảo cổ học.
- Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã vào Đại học Nữ Showa để bắt đầu nghiên cứu về Khảo cổ học Việt Nam.
- Vị giáo sư hướng dẫn của tôi cũng đã từng du học ở Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN.
- Thầy đã giới thiệu tôi đến Viện để được nghiên cứu tốt hơn..
- Bên cạnh đó, tôi được biết Bộ môn Khảo cổ học tại ĐHQGHN có truyền thống lịch sử lâu đời và có nhiều thành tựu trong nghiên cứu về Khảo cổ học..
- Tôi rất yêu thích môi trường học tập của ĐHQGHN.
- Đây là nơi sinh viên có cơ hội được học những chuyên ngành mà mình mong muốn và đó cũng là cơ hội để các sinh viên dễ dàng tìm kiếm việc làm.
- Tôi hi vọng sẽ có thể vừa được học tiếng Việt vừa được học nhiều môn học phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của mình.
- Tôi mong muốn sinh viên Việt Nam và nước ngoài đang học tập tại Viện VNH&KHPT có sự giao lưu, trao đổi với nhau nhiều hơn trong cuộc sống cũng như học tập.
- ĐHQGHN cần bổ sung nhiều thêm sách trong thư viện, mở cửa phòng đọc cho sinh viên tự học..
- Hiện nay, tôi đang là sinh viên năm thứ 4 của Khoa Quốc tế, ĐHQGHN.
- Các bạn sinh viên Việt Nam rất cởi mở, chân thành, vui tính.
- Tôi lựa chọn Khoa Quốc tế là nơi học tập vì khoa đào tạo bằng tiếng nước ngoài và được cấp bằng quốc tế.
- Bên cạnh đó, Khoa được kế thừa truyền thống đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng trên nền tảng lịch sử lâu đời của ĐHQGHN cùng với sự tiếp cận phương thức đào tạo mới thông qua.
- hình thức liên kết đào tạo của các trường đại học uy tín trên thế giới..
- Bản thân tôi rất vui và may mắn khi được tham dự những ngày lễ quan trọng này của ĐHQGHN trong năm học cuối cùng vì sang năm tôi ra trường rồi, đây sẽ là những kỉ niệm khó quên.
- Tôi sẽ nỗ lực học tập, tích cực tham gia các hoạt động để góp phần xây dựng Khoa, ĐHQGHN, ngày càng phát triển..
- LA LAM - SINH VIÊN TRUNG QUỐC, KHOA TIẾNG VIỆT, TRƯỜNG ĐHNN, ĐHQGHN Tôi là sinh viên Trung Quốc.
- Tôi sang Việt Nam học tiếp năm thứ 3 theo chương trình giao lưu, trao đổi sinh viên giữa 2 ĐH - Trường ĐHNN, ĐHQGHN và Trường ĐH Sư phạm Dân tộc Thiểm Tây..
- Tôi sang Việt Nam học được 6 tháng, đến nay tôi đã quen với môi trường học tập ở bên này.
- Tôi rất quý thầy cô, các bạn sinh viên Việt Nam.
- Thầy cô đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều khi chúng tôi sang đây, còn các bạn sinh viên rất thân thiện, cởi mở, sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ tôi hoà nhập với cuộc sống, học tập.
- Tôi đã lựa chọn Trường.
- ĐHNN, ĐHQGHN là nơi học tập của mình bởi ĐHQGHN khá nổi tiếng ở Trung Quốc..
- ĐHQGHN là đại học hàng đầu của Việt Nam, nơi có nhiều giảng viên là những nhà khoa học đầu ngành.
- Sinh viên của ĐHQGHN rất chăm chỉ, chịu khó, học tập có kết quả rất tốt.
- Môi trường học tập của ĐHQGHN khá thuận lợi..
- Tôi đã lựa chọn chuyên ngành tiếng Việt, bởi nhà tôi ở Vân Nam giáp Việt Nam, từ nhỏ tôi luôn được tiếp xúc với người Việt Nam