« Home « Kết quả tìm kiếm

Trên đôi vai người khổng lồ


Tóm tắt Xem thử

- T rước sự kiện kỷ niệm 20 năm ngày Chính phủ ban hành Nghị định về ĐHQGHN, Trường ĐHGD đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện kỷ niệm 15 năm truyền thống KSP-ĐHQGHN và 5 năm thành lập Trường ĐHGD.
- Tuy được thành lập muộn nhất so với các trường đại học thành viên khác, song cùng với bước phát triển của ĐHQGHN, tập thể Nhà trường đã và đang phát huy ưu điểm nổi bật của mô hình mới trong hệ thống đào tạo giáo viên và từng bước thực hiện sứ mệnh vẻ vang của một cơ sở đào tạo và nghiên cứu về khoa học giáo dục trong cả nước..
- Ra đời với sứ mệnh đào tạo giáo viên cho các bậc học, Trường ĐHGD đã tiên phong trong việc kế thừa mô hình đào tạo giáo viên tiên tiến của thế giới.
- Đây là mô hình mới nhưng hiệu quả, phát huy được tính liên thông, liên kết trong môi trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, khai thác được đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, các giảng viên giỏi từ các ngành khoa học cơ bản tham gia vào quá trình đào tạo sư phạm.
- Áp dụng mô hình đào tạo mở - mô hình đào tạo kết hợp (a+b) trong một đại học đa ngành, đa lĩnh vực.
- phát huy những lợi thế mà ngôi nhà chung ĐHQGHN đem lại, sinh viên sư phạm được đào tạo khoa học cơ bản cùng điều kiện với sinh viên khoa học nên có lợi thế trong việc chiếm lĩnh khoa học gốc để vận dụng vào công việc dạy học sau này..
- Trong điều kiện triển khai đào tạo tín chỉ, mô.
- hình đào tạo a+b cho phép sinh viên sư phạm có thể sớm tiếp cận với một số vấn đề cốt lõi của khoa học giáo dục để khắc phục những điểm tồn tại của mô hình 3+1 trước đây.
- Việc sớm triển khai đào tạo một số kiến thức ban đầu về khoa học giáo dục không làm ảnh hưởng đến việc học kiến thức cơ bản nền của ngành học đồng thời còn giảm tải cho năm cuối và chuẩn bị tốt cho sinh viên đi kiến tập - thực tập ở các trường Trung học Phổ thông một cách tự tin và hiệu quả hơn.
- Các trường đối tác chiến lược trong ĐHQGHN như Trường ĐH KHTN, ĐH KHXH&NV đã tạo điều kiện tốt nhất để Trường ĐHGD triển khai được ý tưởng của mô hình a+b..
- Với hoạt động đặc thù sư phạm, công tác cố vấn học tập tại trường ĐHGD bao gồm luôn cả công tác giáo viên chủ nhiệm, công tác hướng nghiệp và xây dựng phong cách sư phạm.
- Với sự “nuôi dưỡng” như vậy, sinh viên sư phạm đã sớm nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với Trường ĐHGD , sớm thể hiện được tài năng sư phạm trong các hoạt động thuộc ngành giáo dục..
- Tháng 10 năm nay (2013), Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm – Văn nghệ - Thể thao toàn quốc PGS.TS Lê Kim Long.
- quan gian trưng bày các công trình nghiên cứu của ĐHQGHN..
- 62 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội.
- đã được Bộ GD&ĐT tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
- Hội thi đã thu hút sự tham gia của 29 trường đại học và cao đẳng đào tạo giáo viên trong cả nước.
- Trường ĐHGD tuy với quy mô rất nhỏ bé về số ngành nghề cũng như quá khiêm tốn về quy mô sinh viên so với tất cả các trường tham dự nhưng Đội thi của Trường đã tích cực tham gia với 91 sinh viên thi đấu ở cả 3 nội dung.
- “nghiệp dư” so với các vận động viên gần như chuyên nghiệp của các khoa Giáo dục Thể chất của các trường bạn nhưng vẫn thi đấu hết mình và không bỏ trận nào.
- Đội thi Văn nghệ của Trường ĐHGD với bài ca về trường không “hoành tráng” như các ca sĩ gần như chuyên nghiệp của các khoa Nghệ thuật ở các trường bạn nhưng đã thi đấu hết mình để giành được 01 Huy chương Bạc và 03 Huy chương Đồng.
- Trường ĐHGD đã được xếp thứ 9 toàn đoàn trên tổng số 29 đoàn và là một trong mười đội có thành tích cao nhất được Ban Tổ chức Hội thi tặng cờ “Đơn vị xuất sắc”.
- Đội tuyển của Trường ĐHGD đã giành được 03 Huy chương Vàng (Thi Thiết kế hoạt động giáo dục cho học sinh, Thi Giảng, Thi Thiết bị dạy học tự làm), 02 Huy chương Bạc (Thi Hùng biện, Thi Xử lý tình huống sư phạm) và 01 Huy chương Đồng (Thi Hiểu biết sư phạm)..
- Trường ĐHGD trân trọng và nâng niu các thành công của các em sinh viên và càng trân trọng thành quả mà mô hình a+b mang lại, trân trọng cảm ơn các thày cô và cán bộ hai trường đối tác chiến lược đã tạo dựng hệ thống kiến thức quý giá cho các em sinh viên..
- Với sự hợp tác chặt chẽ của các trường thành viên trong ĐHQGHN, Trường ĐHGD đã triển khai đào tạo bậc Thạc sĩ cho giáo viên của 6 chuyên ngành chuyên môn của Lý luận và Phương pháp giảng dạy: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử và Ngữ văn.
- Giáo viên được trang bị các kiến thức tốt cả về chuyên môn và lý luận dạy học.
- Nhà trường cũng đã có những bước đột phá về chương trình đào tạo và những vấn đề liên quan đến Khoa học Giáo dục, trong đó khâu đột phá là đổi mới Kiểm tra đánh giá trong giáo dục.
- Nhà trường đã và đang từng bước phấn đấu kế thừa, tiếp thu những tinh hoa của giáo dục Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung để không ngừng phát triển và khẳng định mình trong hệ thống các trường đào tạo sư phạm nói riêng và trong ngành giáo dục nói chung, phấn đấu để đạt chuẩn.
- Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo giáo viên trình độ cao, Trường ĐHGD còn chú trọng đến sứ mệnh đào tạo các chuyên gia về giáo dục..
- Để tạo tiền đề cho việc phát triển đội ngũ quản lý giáo dục, Nhà trường đã xây dựng và đào tạo chuyên ngành Quản lý giáo dục bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ.
- Chương trình này đã tạo nên thương hiệu của nhà trường, được các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam đánh giá cao và thực tế đã có đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà.
- Đặc biệt, Trường ĐHGD là cơ sở đầu tiên được ưu tiên triển khai đào tạo tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục trong cả nước.
- Ngoài ra, Nhà trường cũng thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho cán bộ ngành giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên cao đẳng và đại học trong cả nước.
- Chương trình đào tạo thí điểm Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên được sự bảo trợ của Trường ĐH Vanderbilt và Viện Tâm lí lâm sàng Vanderbilt, Hoa Kỳ đã có đóng góp quan trọng trong công tác đào tạo những nhà tư vấn và điều trị Tâm lí học lâm sàng cho học sinh không chỉ ở Việt Nam mà cho cả nước bạn Campuchia.
- Trường ĐHGD giữ vững tỉ lệ đào tạo sau đại học và đại học là 1,2/1 - một trong “tỉ lệ vàng’ của ĐHQGHN..
- Là một thành viên trong hệ thống ĐHQGHN, để đóng góp vào thành tựu chung của ĐHQGHN, Trường ĐHGD phấn đấu đến năm 2020 trở thành Trường đại học nghiên cứu, cố gắng đưa một số chuyên ngành đạt.
- Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đặc biệt tạo điều kiện, môi trường tốt để các nhóm nghiên cứu mạnh, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành thực hiện các hướng nghiên cứu mũi nhọn và đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong cuộc sống.
- Các nghiên cứu về khoa học giáo dục của các cán bộ, giảng viên trong Trường ĐHGD đã và đang được sử dụng trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân.
- Bộ GD&ĐT tín nhiệm giao Trường làm đầu mối chuyên môn chủ trì tổ chức các đợt tập huấn về các vấn đề liên quan đến giáo dục trên toàn quốc như Giá trị sống, Kỹ năng sống.
- Tư vấn tâm lý cho các giáo viên chủ nhiệm.
- Với sứ mệnh nghiên cứu về những vấn đề giáo dục Việt Nam, Trường ĐHGD sẽ là nơi cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển giáo dục, đồng thời là kênh phản biện về các chính sách của lĩnh vực giáo dục của đất nước..
- Tuy chỉ với 15 năm xây dựng và phát triển nhưng Trường ĐHGD đã khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các trường đại học sư phạm, trở thành "một trong ba trung tâm sáng tạo và đổi mới của ngành sư phạm trong cả nước” theo định hướng phát triển ngành sư phạm đến năm 2015, tầm nhìn 2020 của Bộ GD&ĐT.
- Nhà trường cũng đã góp phần khẳng định vị thế, thương hiệu của ĐHQGHN trong nước và quốc tế, góp phần hoàn thiện mô hình đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, trình độ cao, nghiên cứu khoa học đỉnh cao ngang tầm với các đại học uy tín thế giới.