« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng “vòng tròn văn học” trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở trung học phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt: Vòng tròn văn học là hình thức tổ chức học sinh đọc văn bản văn học kết hợp đọc cá nhân và đọc hợp tác.
- Hoạt động đọc hiểu được diễn ra một cách tích cực, qua đó phát triển được năng lực cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018..
- Từ khoá: Vòng tròn văn học, năng lực đọc hiểu, văn bản văn học..
- Việt Nam đang đi những bước đầu tiên của việc thực hiện chương trình mới, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực không còn là định hướng mà cần hiện thực hoá, trong đó coi trọng kết hợp học cá thể và học hợp tác, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của người học.
- Dạy học đọc hiểu văn bản được nhấn mạnh thực hiện thông qua các hoạt động.
- được cụ thể hoá thành các yêu cầu về đọc hiểu hình thức, đọc hiểu nội dung, đọc hiểu liên hệ, so sánh, kết nối và đọc hiểu mở rộng.
- Học sinh cần chủ động, tiến tới độc lập thực hiện các hoạt động đọc.
- Vòng tròn văn học là một cách thức tổ chức cho học sinh đọc hiểu văn bản văn học phù hợp với bản chất dạy học phát triển năng lực, đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018..
- Vòng tròn văn học (literature circle - còn được dịch là “vòng tròn thảo luận văn chương) là “một chiến lược đọc dựa trên nguyên tắc người học đọc văn bản/phần văn bản tự chọn, chia sẻ câu trả lời cá nhân của họ trong cuộc thảo luận nhóm nhỏ.
- Vòng tròn văn học (VTVH) có thể được hiểu theo các nghĩa rộng hẹp khác nhau.
- Ở đó, người đọc chủ động đọc và hợp tác đọc các văn bản văn học..
- có khả năng sử dụng vào các thời điểm khác nhau trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản văn học với các.
- Với sự hướng dẫn của GV, HS làm việc hợp tác, trao đổi về văn bản văn học trong chương trình hoặc văn bản văn học mở rộng..
- Nhóm được hình thành trên cơ sở sự lựa chọn sách/văn bản đọc - Phản hồi của người đọc là trung tâm thảo luận.
- Hoạt động dựa trên sự độc lập, tự chủ và trách nhiệm của người học - Sự hướng dẫn xuất phát từ hiểu biết và câu hỏi của người đọc - Văn bản đọc là nơi để thực hành, vận dụng và phát triển kĩ năng - Chủ yếu vận dụng cho đọc mở rộng/tự đọc.
- Với những đặc điểm trên, VTVH có mối quan hệ chặt chẽ với thảo luận nhóm nhưng cách thức thực hiện phong phú, đa dạng cũng như đòi hỏi HS phải có nhiều kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu một cách độc lập, chủ động và sáng tạo..
- Đầu tiên trong số đó là sự đóng góp của VTVH về kỹ năng phân tích văn bản.
- Người nghiên cứu đã được xác định rằng các vòng tròn văn học có hiệu quả trong việc cải thiện các kỹ năng phân tích văn bản văn học của học sinh như tìm chủ đề, ý chính và từ khóa..
- Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng VTVH đã cung cấp một bầu không khí văn hóa và giáo dục chất lượng có thể giúp họ phát triển các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân.
- Bên cạnh đó, không giống như các tiết học truyền thống, VTVH cung cấp cho họ trải nghiệm học tập cụ thể về đánh giá sách, thảo luận về sách..
- Đóng góp thứ năm của VTVH là cải thiện khả năng nói và sự tự tin của học sinh, cho phép người học bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình về văn bản/yếu tố trong văn bản một cách tự tin.
- Tất cả các thành viên trong VTVH đều được tôn trọng và lắng nghe, đều thực hiện một vai đọc nhất định và có thể có sự chuẩn bị..
- Việc thực hiện VTVH trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học được thực hiện qua các bước cơ bản sau:.
- Bước 1: Giới thiệu và lựa chọn văn bản đọc/ngữ liệu đọc.
- Ngữ liệu có thể là một phần/toàn văn bản.
- Ngữ liệu sẽ đồng dạng với ngữ liệu được học trong chương trình, nhằm mục đích củng cố và phát triển năng lực đọc hiểu cho người học.
- Bước này được thực hiện lồng ghép trong quá trình dạy học đọc hiểu trên lớp, nhất là khi tổ chức hoạt động đọc mở rộng hoặc được thực hiện trong các câu lạc bộ đọc sách Ví dụ:.
- Với “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử), HS có thể lựa chọn đọc hiểu theo từng khổ, mỗi nhóm một khổ thơ..
- Với “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu), HS có thể lựa chọn một trong các nhiệm vụ: Tìm hiểu hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.
- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện… Để thực hiện mỗi nhiệm cụ trên, HS phải đọc toàn bộ văn bản nhưng chỉ tập trung thực hiện một nhiệm vụ đã lựa chọn..
- Văn bản kí, HS có thể lựa chọn: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
- Văn bản truyện, tiểu thuyết hiện đại, HS có thể lựa chọn: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Người Hà Nội (Nguyễn Khải)….
- Nhóm được tạo nên trên cơ sở các HS chọn cùng chung một phần/toàn văn bản.
- Có thể 1-2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ..
- Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện VTVH.
- Đọc cá nhân - Chia sẻ nhóm nhỏ - Cộng tác nhóm lớn - Thảo luận cả lớp.
- Viết phản hồi văn bản theo cá nhân - Đánh giá.
- HS tự đọc ở lớp hoặc ở nhà tuỳ vào độ dài của văn bản.
- Khuyến khích HS đọc toàn bộ văn bản nhưng sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ đọc theo vai đọc được phân công.
- Để thực hiện hoạt động đọc này, HS nên có Phiếu đọc sách để ghi chép lại kết quả đọc.
- Phiếu đọc sách có thể do GV hoặc chính HS tự thiết kế.
- Trong VTVH, mỗi thành viên có thể đóng một hoặc nhiều vai.
- Do đó, vai cố định có thể được hiểu chỉ là một phần của những gì người học chia sẻ trong cuộc thảo luận hoặc như một cách khởi động cho cuộc thảo luận..
- Các nhóm nhỏ thảo luận độc lập xong sẽ phát triển, mở rộng trên cơ sở ghép những nhóm nhỏ.
- Có hai hình thức mở rộng nhóm: [1] ghép các nhóm đọc cùng văn bản và sử dụng kĩ thuật “cộng tác ghi chú” để bổ sung kết quả đọc [2] ghép các nhóm nhỏ đọc các đoạn văn bản khác và sử dụng kĩ thuật “đọc hợp tác” để chia sẻ nhằm đọc hiểu trọn vẹn văn bản.
- Bên cạnh đó, nhiệm vụ trọng tâm của nhóm mở rộng còn là đề xuất các tình huống có vấn đề, trở thành chủ đề thảo luận chung (cả lớp)..
- Bước 7: Thảo luận chung [thảo luận cả lớp].
- Đại diện các nhóm mở rộng thuyết trình, giới thiệu về văn bản ở những nội dung quan trọng nhất hoặc những điểm ấn tượng nhất.
- Nhóm thuyết trình sẽ nêu vấn đề hoặc chính người nghe sẽ đưa ra câu hỏi để thảo luận.
- Kết thúc thảo luận không nhất thiết phải đưa đến một kết luận chung mà ưu tiên việc định hướng đến kĩ năng đọc, định hướng hứng thú đọc, thị hiếu thẩm mỹ để HS có thể tự phát triển tiếp kết quả đọc và mở ra hoạt động đọc tiếp theo.
- Ở bước này, HS có thể sử dụng kết hợp kĩ thuật “trình bày 1 phút”, 321.
- Hồi ứng được thực hiện dưới hình thức cá nhân HS thu hoạch kết quả đọc và thảo luận..
- HS có thể hồi ứng bằng nhiều cách khác nhau tuỳ vào khả năng và hứng thú của người học như viết bài luận, vẽ tranh, phổ nhạc,… hoặc viết nhật kí đọc sách.
- thể hiện những điều tâm đắc, những suy nghĩ về bản thân, về cuộc sống… sau khi đọc văn bản.
- Việc hồi ứng của HS có thể được tiến hành trên cơ sở điều chỉnh các sản phẩm đã có khi đọc theo vai hoặc tạo ra sản phẩm mới..
- Việc đánh giá VTVH cần được thực hiện toàn diện với các phương pháp và công cụ đánh giá khác nhau.
- Bên cạnh các công cụ truyền thống như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, việc đánh giá có thể sử dụng thêm một số công cụ mà lâu nay ít được áp dụng trong dạy học Ngữ văn như bảng kiểm, thang đo, rubric….
- dựa trên phần thuyết trình, thảo luận hoặc các sản phẩm học tập khác của HS như Phiếu đọc sách, tranh ảnh, kịch bản….
- Đối với VTVH được thực hiện trong các câu lạc bộ đọc sách, việc hình thành VTVH mới là chuẩn bị nhiệm vụ đọc cho lần tiếp theo..
- Như vậy, VTVH có thể được sử dụng cả trong và ngoài giờ học.
- Trong quá trình đọc và thảo luận, HS có thể kết hợp sử dụng các kĩ thuật, chiến thuật đọc khác nhau như cộng tác ghi chú, đọc hợp tác, đặt câu hỏi, “cuộc giao tiếp văn học”….
- Với các văn bản trong sách giáo khoa, ở mức độ ban đầu, GV có thể cho HS thực hành VTVH theo từng phần văn bản.
- Ở mức độ này, hoạt động đọc của HS có đặc điểm như hình thức thảo luận nhóm nhưng nhiệm vụ thảo luận nhóm linh hoạt theo một số vai đọc.
- Khi HS có năng lực đọc hiểu, GV tổ chức cho HS thực hiện VTVH với độ phức tạp cao hơn.
- Cũng với các văn bản trong chương trình, HS cũng có thể tự đọc toàn bộ văn bản theo các nhóm, báo cáo chia sẻ cả lớp dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên..
- Với yêu cầu này, GV sẽ hướng dẫn HS tự đọc các văn bản ngoài chương trình, sách giáo khoa.
- Đọc mở rộng chủ yếu được thực hiện ngoài giờ học hoặc trong các tiết tự đọc ở lớp nhưng để đạt hiệu quả cần được định hướng, kết quả đọc cần được chia sẻ và đánh giá.
- Để thực hiện việc định hướng và đánh giá hoạt động đọc, GV và HS có thể thiết kế các Phiếu đọc sách theo các vai đọc/nhiệm vụ đọc khác nhau..
- Đối với vai Người hỏi, HS sẽ thiết kế các câu hỏi đọc hiểu theo các dạng như câu hỏi đọc hiểu hình thức - câu hỏi đọc hiểu nội dung - câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối.
- Ví dụ như, nếu là văn bản thơ, các câu hỏi đọc hiểu sẽ hướng vào hình ảnh, các biện pháp tu từ.
- nếu văn bản là truyện, câu hỏi đọc hiểu sẽ hướng vào chi tiết, tình huống truyện, nhân vật.
- Khi HS tự thiết kế được câu hỏi đọc hiểu nghĩa là HS đã biết cách đọc hiểu và bước đầu hiểu về văn bản..
- Ngoài ra, vai Người hỏi có thể đặt ra các câu hỏi chia sẻ cảm xúc/suy nghĩ về những điều ấn tượng nhất/tâm đắc nhất/thích nhất/băn khoăn nhất… về văn bản.
- Những câu hỏi này sẽ được sử dụng để triển khai /điều hành cuộc thảo luận và kết nối các vai đọc, các hoạt động đọc trong VTVH..
- Với nhiệm vụ này, Phiếu đọc sách có thể kết hợp với kĩ thuật “đánh dấu và ghi chú bên lề”.
- Đoạn văn bản bạn đọc có những hình ảnh/từ ngữ nào hay mà bạn ấn tượng? Hình ảnh/từ ngữ đó theo bạn nói lên điều gì? Vì sao bạn nghĩ như vậy?.
- Bạn nghĩ tác giả muốn gửi gắm điều gì qua văn bản?.
- [-Bạn hãy đóng vai tác giả và chia sẻ với người đọc những điều muốn gửi gắm khi sáng tác văn bản.].
- -Tôi mong muốn lắng nghe cảm xúc/suy nghĩ của bạn khi đọc văn bản].
- -Văn bản/nhân vật/hình tượng… gợi bạn nhớ đến văn bản/nhân vật/hình tượng nào? Vì sao?.
- [-Trải nghiệm nào trong cuộc sống giúp bạn hiểu hơn về văn bản?.
- -Văn bản gợi bạn nhớ đến kỷ niệm nào? Hãy chia sẻ với mọi người..
- -Văn bản làm thay đổi cảm xúc/suy nghĩ của bạn như thế nào?...].
- Ví dụ 2: Nếu được chọn đoạn văn bản/nhân vật yêu thích nhất, bạn chọn đoạn/nhân vật nào? Vì sao?.
- Đối với vai Người kết nối, Phiếu đọc sách sẽ kết hợp chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học” để định hướng người đọc xác lập mối quan hệ đa chiều giữa văn bản với người đọc, với văn bản khác và với thực tiễn cuộc sống.
- Hãy chia sẻ một trải nghiệm giúp bạn hiểu hơn/đồng cảm hơn với nhân vật/văn bản..
- Bạn sẽ làm gì sau khi đọc văn bản?.
- Đối với vai Người sáng tạo, Phiếu đọc sách sẽ kích thích, khơi nguồn sáng tạo của HS, tuỳ vào năng khiếu, mức độ tiếp nhận văn bản.
- HS có thể ngâm/hát một đoạn thơ;.
- người sáng tạo cũng có thể là đạo diễn trình bày ý tưởng dàn dựng sân khấu hay điều khiển các vai diễn và lí giải sự sáng tạo của mình.
- Cuối Phiếu đọc sách có thể thêm phần chia sẻ/giải thích về các ý tưởng sáng tạo.
- Sử dụng Phiếu đọc sách để thực hiện vai này có thể sử dụng các kĩ thuật đóng vai, chuyển thể văn bản..
- Đối với vai Người tổng kết: Phiếu đọc sách định hướng HS tổng kết về những nội dung đã thống nhất, những nội dung còn bỏ ngõ, những câu hỏi đặt ra để thảo luận chung cả lớp hoặc trao đổi với giáo viên.
- HS có thể dùng vài từ khoá/câu chốt để khái quát về những điểm ấn tượng, những nội dung chính của văn bản.
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát giá trị văn bản bạn vừa đọc..
- Hãy viết 5-7 câu về những điều bạn cảm nhận được thông qua văn bản..
- Hãy sáng tạo một điều gì đó có liên quan đến văn bản vừa đọc..
- Đoạn văn bản nào gợi cho bạn ý tưởng này..
- Có thể khẳng định rằng, khi tính mở và linh hoạt trở thành một điểm nhấn của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, GV chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch bài dạy, chú trọng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của HS thì việc thiết kế những giờ học HS tự đọc sẽ là một định hướng khả thi..
- Việc vận dụng VTVH trong dạy học đọc hiểu văn bản cần phù hợp với năng lực của HS

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt