« Home « Kết quả tìm kiếm

Những vấn đề của việc xây dựng chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Tính cấp thiết của việc xây dựng chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học trong tình hình hiện nay.
- Ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay, Việt Nam học là một trong những ngành đào tạo còn non trẻ, đang thu hút sự chú ý của nhiều lớp người.
- Thực tế cho thấy là người Việt Nam nhưng chưa hẳn ai cũng đã hiểu đúng, hiểu đầy đủ về con người, về đất nước mình.
- Đến nay, theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, đã có gần 70 cơ sở, chủ yếu là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc mở ngành đào tạo này..
- Hiện nay, có một số cơ sở đào tạo đã mở mã ngành đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Việt Nam học..
- Chính vì còn non trẻ nên chương trình đào tạo hiện nay chưa thống nhất, thậm chí có nhiều điểm khác biệt, vênh lệch nhau khá rõ.
- Trong thực tế, không ít trường xây dựng chương trình đào tạo chủ yếu từ vốn cán bộ đang có của mình..
- Có trường nặng hẳn về hướng đào tạo du lịch.
- Có trường lại thiên về đào tạo tiếng Việt.
- Đành rằng mỗi cơ sở đào tạo có thể và cần thiết phát huy thế mạnh riêng, song các yêu cầu, kiến thức cơ bản, tối thiểu lại không thể bỏ sót, xem nhẹ.
- NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN….
- 639 tính chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó trên cơ sở thế mạnh của đơn vị mình..
- Song trước hết, chương trình đào tạo phải đạt những chuẩn mực cơ bản đúng với tên gọi của chuyên ngành..
- Xác định những căn cứ cơ bản để xây dựng chương trình.
- Muốn xây dựng chương trình của bất cứ ngành học nào, trước tiên phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo, phải hình dung rõ ràng “đầu ra”, sản phẩm của nó..
- Đào tạo cử nhân Việt Nam học nhằm mục tiêu cung cấp những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống, hiện đại và thiết thực về đất nước, con người Việt Nam, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học, hoặc công tác trong các ngành văn hoá, du lịch, làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội,… ở trong và ngoài nước.
- Đối với học viên là người nước ngoài, chương trình còn hướng tới rèn luyện các kỹ năng trong sử dụng tiếng Việt như giao tiếp, soạn thảo văn bản, biên dịch… Như vậy, hiển nhiên các đối tượng khác nhau thì chương trình phải có sự thêm bớt, điều chỉnh cho phù hợp..
- Đầu ra của ngành đào tạo Việt Nam học nên hình dung như thế nào?.
- Một thực tế đã và sẽ còn xảy ra “dài dài” là chúng ta sẽ đào tạo ra một cử nhân dường như cái gì cũng biết mà không biết sâu hẳn một lĩnh vực nào cả.
- Vậy là cử nhân Việt Nam học xin việc ở đâu ? Đó là câu hỏi lớn chắc chắn không chỉ cơ sở đào tạo chúng tôi (Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) mà nhiều trường nữa cũng băn khoăn, thậm chí lúng túng lúc trả lời.
- Nếu không giải quyết vấn đề này, ngành Việt Nam học không thể thu hút lâu dài nhiều người học.
- Nêu lên thực tế này để càng thấy rõ sự cần thiết phải xây dựng được một chương trình đào tạo khoa học, thiết thực.
- Những người từng tham gia xây dựng chương trình, từng giảng dạy Việt Nam học chắc đều phải suy nghĩ nhiều về mối quan hệ giữa tính liên ngành và sự chuyên sâu.
- Ngược lại, để chuyên sâu thì làm sao đảm bảo được kiến thức rộng, đủ “xây nền”, “làm phông”..
- Từ mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo và “đầu ra” như thế, theo chúng tôi, một căn cứ quan trọng trong xây dựng chương trình cử nhân Việt Nam học hiện nay là phải kết hợp uyển chuyển, linh hoạt giữa “phần cứng” và “phần mềm”, giữa tính hàn lâm và tính thực tiễn.
- Đã là đại học, kiến thức phải có tính hàn lâm.
- Một sinh viên tốt nghiệp Việt Nam học phải là người có.
- kiến thức tương đối toàn diện, hệ thống về đất nước, về con người dân tộc mình, đồng thời phải có kỹ năng hoạt động thực tiễn ở một đôi lĩnh vực nào đó.
- Phải chăng, đây cũng là một đặc trưng của Việt Nam học vì khi ra trường sinh viên thường làm việc, công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau?.
- Những đề xuất về việc xây dựng chương trình cử nhân Việt Nam học.
- Từ quan sát thực tiễn, từ kinh nghiệm đào tạo dù chưa nhiều của đơn vị mình, chúng tôi xin đề xuất một số phương châm, biện pháp cụ thể sau đối với việc xây dựng chương trình đào tạo Việt Nam học ở bậc cử nhân:.
- Thứ nhất, cần xác định đúng những học phần có tính chất cơ sở, chuyên ngành, có tính bắt buộc của Việt Nam học.
- Đây là những học phần, những nội dung kiến thức mà một cử nhân “mang danh” Việt Nam học đương nhiên phải được học, cần nắm vững.
- Phải chăng, đây là các học phần xoay quanh bốn lĩnh vực: văn hoá, văn học, lịch sử, địa lý? Nội dung kiến thức ở từng lĩnh vực này cần tinh gọn, cần thấm nhuần tính liên ngành.
- Tất cả chúng đều nhằm tập trung nhận thức, lý giải những đặc điểm của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam trong tiến trình lịch sử, trong mối quan hệ với khu vực và thế giới..
- Thứ hai, cấu trúc chương trình đào tạo cần tương xứng, có tỷ lệ hợp lý giữa các phần, trong đó cần ưu tiên thích đáng cho phần kiến thức chuyên nghiệp..
- Hiện nay, chương trình đào tạo bậc cử nhân hệ chính quy cho sinh viên Việt Nam của Khoa Việt Nam học chúng tôi được phân bố: Khối lượng kiến thức toàn khoá:.
- Kiến thức giáo dục đại cương 65 đvht.
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 145 đvht, trong đó phần bắt buộc là 130 đvht, phần chuyên đề tự chọn gồm 15 đvht.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo nên nghiên cứu giảm bớt phần kiến thức giáo dục đại cương để thời gian học kiến thức chuyên ngành được nâng lên..
- Đó cũng là nguyện vọng của không ít trường, không ít ngành đào tạo hiện nay..
- Thứ ba, chương trình đào tạo Việt Nam học nên dành số đơn vị học trình thích đáng cho việc rèn luyện nghiệp vụ và đi thực tế.
- Cơ sở đào tạo Việt Nam học cần có quan hệ mật thiết với các cơ quan, các tổ chức xã hội, xem đó là môi trường học.
- Đó cũng là một thuận lợi để giải quyết khâu việc làm, “đầu ra” của cử nhân Việt Nam học về sau..
- Thứ tư, bên cạnh những học phần mang tính bắt buộc, chương trình cũng nên chấp nhận màu sắc riêng của từng trường, từng địa phương, nên có khả năng.
- Làm được như thế, mỗi cơ sở đào tạo mới phát huy được thế mạnh của mình, nhà trường mới có điều kiện đáp ứng những nhu cầu sinh động của xã hội.
- Linh hoạt, mềm dẻo để có độ thích ứng cao, đó là yêu cầu chung đối với chương trình đào tạo đại học của chúng ta hiện nay.
- Phương châm đó lại càng cần nhấn mạnh đối với ngành Việt Nam học.
- Đó là chưa bàn đến chương trình đào tạo cho người nước ngoài..
- Để làm được tất cả những điều trên, cùng với sự năng động của từng cơ sở đào tạo, đã đến lúc cần có một hội đồng chuyên môn cấp quốc gia, nghĩa là một tổ chức đầu não để hoạch định chiến lược phát triển, bàn bạc và soạn thảo chương trình, các trường có đào tạo chuyên ngành Việt Nam học cần ngồi lại cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, cùng nhau xây dựng giáo trình và đội ngũ cán bộ..
- Theo chúng tôi, hiện tại và trong vài năm tới, ngành đào tạo Việt Nam học có nhiều việc rất cần làm