« Home « Kết quả tìm kiếm

Âm cuối của âm Hán Việt trung cổ


Tóm tắt Xem thử

- Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hán cho rằng trong tiếng Hán trung cổ có 3 cặp âm cuối là: [-ŋ] [-k], [-n] [-t] và [-m] [-p].
- Học giả Nhật Bản Mantaro Hashimoto và học giả Trung Quốc Tuyết Phụng Sinh lại cho rằng ngoài 3 cặp âm cuối này trong tiếng Hán trung cổ còn một cặp âm cuối mặt lưỡi [-ŋ] [-c].
- *“Các tác giả Đẳng vận đồ thời Tống Nguyên căn cứ vào nguyên tắc âm cuối giống nhau, nguyên âm chính gần nhau đã sắp xếp cổ âm - chủ yếu là hệ thống vận mẫu của “Quảng vận” thành các loại chính.
- Do vậy, khi phân tích âm cuối của âm Hán Việt (sau đây viết tắt là HV), chúng ta phải dựa vào các nhiếp.
- Chúng ta phải kiên định nguyên tắc những chữ thuộc cùng một nhiếp thì âm cuối hoàn toàn giống nhau.
- Âm cuối các nhiếp của âm HV trung cổ đại thể như sau (Bảng 1)..
- Âm cuối của âm HV trung cổ về cơ bản giống như âm cuối của hệ thống âm vận thời “Thiết vận”.
- Nhất nhị đẳng khai hợp khẩu của nhiếp giải đều có âm cuối [-i], nhưng tam tứ đẳng bất kể là khai khẩu hay hợp khẩu đều không có âm cuối [-i], song có một số chữ ngoại lệ có âm cuối [-i], ví dụ như: 西粞tây [tɤ̆i1], 洗tẩy [tɤ̆̆i3], 縊ải [ɑi3].
- Ngoài ra, một số chữ âm HV trung cổ không có âm cuối [-i] nhưng âm HV thượng cổ có âm cuối [-i], ví dụ như: âm HV trung cổ của các chữ “礼”, “替”, “岁” là lễ [le4], thế [t̕e5] và tuế [tue5], nhưng âm HV thượng cổ của các chữ này là lạy [lɑi6], thay [t̕ɑi1] và tuổi [tuoi3].
- Do vậy, chúng tôi cho rằng nhiếp giải vốn có âm cuối [-i].
- Các học giả khi xây dựng lại hệ thống âm vị của “Thiết vận” thường cho rằng nhiếp giải có âm cuối [-i], song có một số học giả lại cho rằng vận giai (佳韵) của nhiếp giải không có âm cuối [-i], quan điểm của các học giả được thống kê thành bảng sau (Bảng 2)..
- âm cuối.
- N Phan Ngộ Vân, Lý Vinh, Pulleyblank cho rằng vận giai không có âm cuối [-i].
- Vận ma không có âm cuối [-i] do vậy vận giai cũng không có âm cuối [-i].
- Thứ ba, nếu như cho rằng vận giai (佳韵) đọc là [ɯæ], vận giai không có âm cuối [-i], như vậy sẽ ngược lại với nguyên tắc những chữ cùng một nhiếp thì có âm cuối giống nhau.
- Cuối cùng chúng ta bàn về âm cuối của hai nhiếp canh và tăng.
- Trong tiếng Hán trung cổ, đại đa số học giả cho rằng âm cuối của nhiếp canh và tăng cũng giống như âm cuối của các nhiếp thông, giang, đãng.
- Học giả người Nhật Kiều Bổn Vạn Tái Lang (1970) cho rằng trong nhiếp canh có một phần vận loại (韵类) có âm cuối là âm mặt lưỡi, còn phần khác thì giống như nhiếp tăng có âm cuối là âm gốc lưỡi.
- Xuất phát từ quan điểm kết cấu nội bộ của ngôn ngữ, ông cho rằng thanh mẫu có “minh, ni, nhật, nghi” thì âm cuối cũng phải có bốn loại âm mũi tương đương với chúng, ông lấy cứ liệu từ phương ngôn Khách Gia(1).
- Từ góc độ âm vị học, ông cho rằng hai nhiếp tăng và canh đều có âm cuối là âm mặt lưỡi, lý do của ông là: 1.
- “Những chữ có âm cuối không phải là âm gốc lưỡi chỉ có hai nhiếp hoặc ba nhiếp, trong khi đó có tới 5 nhiếp có âm cuối là âm gốc lưỡi”.
- Ông Kiều cho rằng thanh mẫu có “minh, ni, nhật, nghi” thì âm cuối cũng có 4 âm mũi tương đương với chúng, đây là quan điểm rất hay, song chúng ta còn phải tính đến nhân tố thời gian và không gian, ví dụ như trong tiếng Bắc Kinh hiện đại ngày nay có thanh mẫu [m], nhưng không có âm cuối [-m] (tiếng Hán trung cổ và thượng cổ có).
- Ông Kiều lấy cứ liệu từ phương ngôn Khách Gia song theo như sự miêu tả của Vương Lực và các học giả khác phương ngôn Khách Gia không có âm cuối là âm mặt lưỡi.
- Ngoài ra, Ông cho rằng trong nhiếp canh vừa có âm cuối là âm mặt lưỡi, vừa có âm cuối là âm gốc lưỡi cũng là điều không hợp lý, bởi trong một nhiếp thì âm cuối phải hoàn toàn giống nhau còn nguyên âm giữa thì gần nhau.
- Ông Tuyết cho rằng “những chữ có âm cuối không phải là âm gốc lưỡi chỉ có hai nhiếp hoặc ba nhiếp, trong khi đó có tới 5 nhiếp có âm cuối là âm gốc lưỡi”, chúng tôi cho rằng đây không được coi là một lý do, bởi trong tiếng Hán thượng cổ có 5 vận bộ có âm cuối là [-ŋ] song chỉ có 3 vận bộ có âm cuối là [-n] và 2 vận bộ có âm cuối là [-m] [3](2).
- Hiện tượng không cân bằng đều có thể tìm thấy trong các ngôn ngữ, hai nhiếp canh, tăng mặc dù cách xa nhiếp thông và nhiếp giang song trong vận thư bao giờ chúng cũng ở cạnh nhiếp đãng, trong “Vận kính” và “Thất âm lược” nhiếp canh ở cạnh nhiếp đãng, nhiếp tăng ở cuối cùng, do vậy nếu như nói nhiếp canh và nhiếp tăng có âm cuối là âm mặt lưỡi thì nhiếp đãng cũng phải có âm cuối là âm mặt lưỡi.
- Theo như hệ thống ngữ âm của tiếng Hán trung cổ mà ông Tuyết xây dựng lại, ba nhiếp ngộ, quả, giả đều không có âm cuối nhưng nhiếp ngộ không nằm cạnh nhiếp quả và nhiếp giả, nhiếp chỉ và nhiếp giải đều có âm cuối là /-y/ hay [-i] nhưng hai nhiếp này cũng không nằm cạnh nhau, nhiếp lưu và nhiếp hiệu đều có âm cuối là /-w/ hoặc [-u] nhưng hai nhiếp này cũng không nằm cạnh nhau.
- Chúng tôi cho rằng nếu tác giả của vận thư hay vận đồ có ý đặt các nhiếp có âm gần nhau cạnh nhau thì tính ngẫu nhiên của chúng là điều không tránh khỏi.
- Nếu để ý đến âm cuối thì rất có thể không thể để ý đến nguyên âm chính, ngược lại nếu để ý đến nguyên âm chính thì có thể không để ý đến âm cuối.
- Theo như chúng tôi được biết chỉ có âm HV trung cổ có âm cuối là âm mặt lưỡi, sau đây chúng tôi sẽ thảo luận về âm HV..
- Chúng tôi đã khảo sát tất cả những chữ có âm cuối là âm mặt lưỡi [-ɲ], [-c], từ đó phát hiện ra một số đặc điểm sau.
- Tiếng Hán thượng cổ không có âm cuối là âm mặt lưỡi, điều này được thể hiện rất rõ trong hài thanh của chữ Hán và trong hệ thống vần của “Kinh Thi”.
- Vương Lực đã chỉ ra trong bài “Nghiên cứu âm HV” rằng:“盲” có thanh phù là “亡”, tại sao “亡” có âm cuối là -ng trong khi “盲” lại có âm cuối là -nh?Trong bài Kê Minh của “Kinh Thi” “明” “昌” “光” hiệp vần với nhau, tại sao “昌” “光” có âm cuối là -ng, trong khi đó “明” lại có âm cuối là -nh?… câu trả lời hợp lý là vẫn phải thừa nhận âm cuối của nhiếp canh và âm cuối của nhiếp đãng giống nhau, đều là -ng.
- Tiếng Hán thượng cổ không có âm cuối là âm mặt lưỡi, trong tiếng Bắc Kinh hiện đại cũng không có.
- Vậy, nếu theo như quan điểm của ông Tuyết và ông Kiều thì quá trình diễn biến của âm cuối hai nhiếp canh và đãng ở miền Bắc Trung Quốc xảy ra như sau:.
- Quá trình này về lý luận không phải không thể xảy ra, song chúng ta phải giải thích thế nào về hiện tượng âm cuối mặt lưỡi sau này lại biến trở lại thành âm cuối gốc lưỡi? Trong âm HV trung cổ, những chữ thuộc dương thanh vận của nhiếp tăng đều có âm cuối là [-ŋ], không có chữ nào có âm cuối là âm mặt lưỡi [-ɲ], trong những chữ thuộc thanh nhập của nhiếp tăng thì chỉ có một chữ “劾” là có âm cuối [-c], “劾” hồ đắc thiết, nhất đẳng khai khẩu vận đức (胡得切, 德韵开口一等), âm HV đọc là “hạch [hɛ̆c6.
- ngoài ra trong nhiếp tăng chỉ có một chữ “劾” có âm cuối là âm mặt lưỡi [-c], không có chữ nào có âm cuối là [-ɲ] để tương ứng với nó, do vậy chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng âm cuối của nhiếp tăng không có liên quan gì đến âm mặt lưỡi.
- Có người sẽ cho rằng nhiếp tăng trong âm HV trung cổ cũng giống như trong các phương ngôn của tiếng Hán, trước đây có âm cuối là [-ɲ], [-c] nhưng đến nay đã biến thành [-ŋ], [-k].
- Chúng tôi cho rằng điều này là không thể xẩy ra bởi vì trong âm HV hiện nay đại đa số các chữ thuộc nhiếp canh đều có âm cuối là âm mặt lưỡi tại sao nhiếp tăng lại thay đổi hoàn toàn không để lại vết tích gì như vậy..
- Âm cuối của nhiếp đãng là âm gốc lưỡi [-ŋ], [-k], điều này các học giả đều công nhận, nhưng chúng tôi phát hiện ra trong nhiếp đãng của âm HV Trung Cổ có 6 chữ có âm cuối là âm mặt lưỡi và 2 chữ vừa có âm cuối là âm mặt lưỡi vừa có âm cuối là âm gốc lưỡi (Bảng 7)..
- Chúng tôi phát hiện ra một số chữ thuộc vận canh ở âm HV trung cổ có âm cuối là âm mặt lưỡi trong khi đó cũng những chữ này ở âm HV thượng cổ lại có âm cuối là âm gốc lưỡi, hãy xem bảng dưới đây (Bảng 8): Ngoài chữ “横” ra, thanh điệu của những chữ này trong âm HV trung cổ cũng giống như trong âm HV thượng cổ, chữ “横” trong âm HV trung cổ có thanh dương bình còn trong âm HV thượng cổ có thanh âm bình, mặc dù không giống nhau song đều là thanh bình và trong tiếng Hán thượng cổ thì chỉ có một thanh bình, không phân biệt âm bình hay dương bình.
- 10 chữ này đều có âm cuối là âm mặt lưỡi, trong đó năm chữ “锡, 惜, 席, 碧, 只” trong âm HV thượng cổ đều có vận mẫu là “iêc[iek.
- Ngoài ra, trong âm HV thượng cổ của các chữ thuộc vận canh chúng ta không tìm thấy chữ nào có âm cuối là âm mặt lưỡi, điều này cho thấy âm HV thượng cổ cũng giống như Tiếng Hán cổ đều không có âm cuối là âm mặt lưỡi.
- Các chữ thuộc nhiếp canh đại đa số có âm cuối là âm mặt lưỡi, song có một số chữ vẫn lưu giữ được âm cuối là âm gốc lưỡi, chúng tôi tìm được 11 chữ loại này (Bảng 9)..
- 胡光 Âm HV trung cổ.
- 横 Âm HV trung cổ.
- 蒲庚 Âm HV trung cổ.
- Ngoài ra, chúng tôi tìm được 4 chữ có nhiều cách đọc, những chữ này vừa có âm cuối là âm mặt lưỡi vừa có âm cuối là âm gốc lưỡi (Bảng 10)..
- 户萌 Âm HV trung cổ.
- Nếu như cho rằng âm HV trung cổ của nhiếp canh có âm cuối là âm mặt lưỡi thì chúng ta sẽ giải thích thế nào về những hiện tượng trên đây? Nếu như cho rằng những chữ có âm cuối là âm gốc lưỡi của vận canh hiện nay là do âm cuối là âm mặt lưỡi biến thành thì chúng ta phải giải thích thế nào về hiện tượng biến trở lại này? Cách giải thích hợp lý là thừa nhận trong âm HV trung cổ nhiếp canh có âm cuối là âm gốc lưỡi [-ŋ], [-k], do ảnh hưởng của nguyên âm chính, âm cuối biến thành âm mặt lưỡi.
- Trong âm HV trung cổ, những chữ có âm cuối là âm mặt lưỡi thì đều có nguyên âm chính là âm dòng trước, còn những chữ có âm cuối là âm gốc lưỡi lại có nguyên âm chính là âm dòng sau, chúng tạo thành thế bổ sung cho nhau, điều này cũng chứng minh rằng chúng cùng thuộc một nguồn gốc, có nghĩa là trước đây chúng đều có âm cuối là âm gốc lưỡi, hãy xem bảng dưới đây (Bảng 11)..
- Nguyên âm chính của chữ có âm cuối mặt lưỡi.
- [i], [y], [e] Nguyên âm chính của chữ có âm cuối gốc lưỡi.
- Chính vì nguyên âm chính là âm dòng trước nên nguyên âm chính đã kéo âm cuối là âm gốc lưỡi (hay còn gọi là âm mặt lưỡi sau) đến vị trí giữa và biến chúng thành âm cuối mặt lưỡi.
- Song, ở âm HV quá trình âm cuối gốc lưỡi biến thành âm cuối mặt lưỡi diễn ra từ khi nào? Hiện nay chúng ta chưa thể trả lời được câu hỏi này, chúng ta chỉ biết rằng quá trình này đến nay vẫn chưa hoàn thành (do có một số chữ của nhiếp canh vẫn bảo lưu âm cuối gốc lưỡi).
- Trong âm HV trung cổ thanh mẫu kiến thường đọc là [k], thanh mẫu nghi thường đọc là [ŋ], ở khai khẩu nhị đẳng thanh mẫu kiến và thanh mẫu nghi có sự thay đổi về ngữ âm, thanh mẫu kiến đọc thành gi[z], thanh mẫu nghi đọc thành nh[ɲ], song không phải tất cả các chữ thuộc khai khẩu nhi đẳng đều có sự biến đổi như vậy, những chữ khai khẩu nhị đẳng của nhiếp canh không có sự thay đổi về mặt thanh mẫu, thanh mẫu kiến vẫn đọc là [k], thanh mẫu nghi vẫn đọc là [ŋ], hãy xem bảng dưới đây (Bảng 12).
- còn ở khai khẩu nhị đẳng của nhiếp canh, nguyên âm chính không ảnh hưởng đến thanh mẫu mà ảnh hưởng đến âm cuối, làm cho âm cuối gốc lưỡi [-k], [-ŋ] biến thành âm cuối mặt lưỡi [-c], [-ɲ].
- Trong tiếng Việt hiện đại ngày nay, các âm tiết có âm cuối mặt lưỡi [-c], [ɲ] thì trong phương ngôn trung bộ - một phương ngôn được coi là khá cổ xưa của tiếng Việt đến nay vẫn giữ được âm cuối là âm gốc lưỡi [-k], [-ŋ].
- Trong phương ngôn trung bộ chỉ có một số từ mượn của tiếng Hán là có âm cuối mặt lưỡi [-c], [-ɲ].
- Điều này chứng minh rằng trong phương ngôn của tiếng Việt, âm cuối mặt lưỡi [-ɲ], [-c] là do âm cuối gốc lưỡi [-k], [-ŋ] biến thành và đến lượt mình âm cuối mặt lưỡi [-ɲ], [-c] lại biến thành âm cuối đầu lưỡi [-t], [-n] chứ không xẩy ra quy luật âm cuối mặt lưỡi biến thành âm cuối gốc lưỡi [-k], [-ŋ].
- Nhìn từ góc độ âm vị học, Hoàng Thị Châu cho rằng trong tiếng Việt hiện nay còn có âm cuối môi hóa [-kp], [-ŋm].
- Chúng tôi cho rằng cách phân chia này là rất hợp lý, vì khi phát âm các âm tiết có âm cuối môi hóa [-kp], [-ŋm] bao giờ cũng có động tác khép 2 môi lại.
- Ngoài ra, theo các học giả Việt Nam nghiên cứu, trong một số từ láy âm cuối [-ɲ] thường đi cùng với âm cuối [-ŋ], âm cuối [-c] thường đi cùng với âm cuối [-k], ví dụ như: chông chênh, long lanh, rung rinh, mênh mông, róc rách, ngốc nghếch…Điều này chứng minh rằng âm cuối mặt lưỡi [-ɲ] là biến thể của [-ŋ], âm cuối [-c] là biến thể của [-k].
- Tóm lại, chúng tôi cho rằng trong tiếng Hán trung cổ không có âm cuối mặt lưỡi mà chỉ có âm cuối gốc lưỡi [-k], ŋ], âm cuối đầu lưỡi [-t], [-n] và âm cuối môi [-p], [-m].
- Những chữ có âm cuối mặt lưỡi thuộc nhiếp canh của âm HV trung cổ là do âm cuối gốc lưỡi biến thành do ảnh hưởng của nguyên âm chính.
- Chúng tôi phát hiện ra trong phương ngôn nam bộ -một phương ngôn được xem là khá trẻ của tiếng Việt và trong tiếng Kinh của Trung Quốc, bất kể là từ ngoại lai hay từ bản địa, âm cuối mặt lưỡi [-c], [-ɲ] đều biến thành âm cuối đầu lưỡi [-t], [-n] (Bảng 14).
- Theo như miêu tả của Hoàng Thị Châu, trong phương ngôn nam bộ của Việt Nam không có âm cuối mặt lưỡi [-ɲ], [-c], âm cuối mặt lưỡi [-ɲ], [-c] đều biến thành âm cuối đầu lưỡi [-t], [-n] [7] (Bảng 16).
- 京 Âm HV trung cổ.
- Do vậy, nếu xét từ góc độ phân thì có tới 5 vận bộ có âm cuối là [-ŋ]