« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của đào tạo nghề tâm lí học đến hiệu quả hoạt động tham vấn ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Tính thiếu chuyên nghiệp trong nghề tham vấn ở Việt Nam Ảnh hưởng của đào tạo nghề tâm lí học đến hiệu quả.
- hoạt động tham vấn ở Việt Nam.
- sự xuất hiện các trung tâm tư vấn, các đường dây tư vấn điện thọai và các hình thức tư vấn qua mạng mà ban đầu là miễn phí, và việc mạnh dạn sử dụng các sinh viên ngành tâm lí vào các hoạt động chăm chữa tâm thần tại các bệnh viện, phòng khám.
- cũng như sự ứng dụng đa dạng các trắc nghiệm tâm lí vào hoạt động hướng nghiệp tại các trường trung học và cộng đồng.
- tất cả đã góp phần hình thành nghề tham vấn ở Việt Nam, mà khởi đầu của nó là công tác tư vấn cho lời khuyên..
- Xem xét sự ra đời của một nghề trong xã hội, ví dụ nghề trợ giúp tâm lí, chúng ta thường tính đến nhiều điều kiện tác thành, như: Người dân có nhu cầu trợ giúp tâm lí không? Vấn đề đào tạo nghề như thế nào? Sự duy trì nghề qua công tác giám sát ra sao? Và quan trọng hơn nghề đó có tư cách pháp nhân không?....
- Hiện nay, do nhu cầu trợ giúp tâm lí của người dân ngày càng gia tăng, nên trong lĩnh vực tham vấn/trị liệu người ta thấy bắt đầu có tiếng nói chung giữa các nhà tâm lí học, những người quan tâm đến khía cạnh thực hành của nghề tâm lí.
- Điều này được phản ánh qua không ít bài báo, các công trình nghiệm cứu khoa học, các hội thảo nói về thực trạng hoạt động tham vấn tự phát hiện nay.
- Chúng tôi cho rằng tất cả mọi nỗ lực cố gắng của các nhà tâm lí học nhằm góp phần khẳng định vị thế của nghề trợ giúp tâm lí trong xã hội phải được bắt đầu từ việc xem xét mục tiêu đào tạo người làm tâm lí của các trường đại học: Đào tạo người làm nghề tâm lí (làm tham vấn, trị liệu tâm lí cho người có nan đề), làm nghiên cứu hay giảng dạy tâm lí.
- Các cơ sở đào tạo tâm lí hiện nay có lẽ do muốn người học có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của thị trường nên đã xây dựng một chương trình (vài chương trình) đào tạo người làm tâm lí một cách "đa năng.
- chút tri thức chỗ này chút chỗ khác (thể hiện qua việc đưa vào chương trình nhiều môn học), nên dù ở lĩnh vực hoạt động nào các cử nhân tâm lí cũng khó có thể hoạt động được thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả..
- Rõ ràng hiện nay, dù nhà nước chưa cấp mã nghề trợ giúp tâm lí cho ngành tâm lí học thì chỗ đứng của các nhà tham vấn/trị liệu vẫn đã được khẳng định trong xã hội.
- Trong khuôn khổ của bài báo này chúng tôi chỉ có thể phân tích thực trạng đào tạo người làm công tác tâm lí theo hướng nghề trợ giúp (các chuyên ngành khác với các chức năng hoạt động khác xin không bàn ở đây), qua đó thấy được hiệu quả trong hoạt động tham vấn hiện nay của các nhà tâm lí học.
- và những phỏng vấn của chúng tôi với các cử nhân tâm lí học đang làm việc trong lĩnh vực tham vấn/trị liệu.
- Đào tạo nghề Tâm lí học hiện nay.
- Trên thế giới, để trở thành một nhà tham vấn/trị liệu tâm lý, một người cần phải học tiếp tục ít nhất 5 năm sau đại học ngành tâm lí học, tham vấn hoặc công tác xã hội và thực hành, thực tập nội trú dưới sự giám sát chặt chẽ để có được kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong lĩnh vực của mình.
- Ví dụ ở Hoa Kì, bằng tiến sĩ tâm lý học lâm sàng hay tham vấn thường được đánh giá dựa trên công việc thực hành hơn là một luận văn và bao gồm ít nhất 1 năm thực tập nội trú được công nhận và từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm chuyên môn.
- Bằng thạc sĩ với yêu cầu tối thiểu 3 năm học sau đại học (ít nhất 60 giờ/học kỳ) và 1 năm thực tập nội trú và thường dành cho các nhà tâm lý học học đường.
- Còn ở Pháp, trường Paris X là một trong những trường có quy mô và chất lượng đào tạo chuyên ngành tâm lý học nói chung và tâm lý học lâm sàng nói riêng khá tốt.
- Thông thường tâm lý học được nhắc đến như một nghề nghiệp mà người theo học chuyên ngành này phải rất xuất sắc ở trong thời gian 5 năm học ở Đại học.
- Nhà tâm lý học buộc phải được đào tạo bằng những đợt thực hành ở các trường học, các trung tâm, hoặc bệnh viện.
- Trong lĩnh vực thực hành chăm chữa tâm lí, bằng cử nhân tâm lý học chỉ đảm bảo cho công việc hỗ trợ các nhà tâm lý hay các chuyên gia khác trong các trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng, các cơ sở tái hòa nhập hướng nghiệp, trường học và các chương trình can thiệp.
- Chương trình đại học chỉ cung cấp tri thức đạt ở mức cơ bản cho công việc và sự hoàn thành chương trình học lý thuyết tâm lý học dù ở cấp nào cũng không giúp ích cho sự hành nghề thành công.
- Vậy, tình trạng đào tạo người làm nghề tâm lí học hiện nay như thế nào? Ngành tâm lí học ở Việt Nam bắt đầu đào tạo cử nhân từ 1965.
- Hơn bốn mươi năm qua các cử nhân tâm lí học nhiều thế hệ đã đáp ứng tốt công việc nghiên cứu và giảng dạy tâm lí, bởi mã nghề tâm lí học cho đến nay vẫn là nghiên cứu và giảng dạy tâm lí học.
- Trước sự phát triển của nghề trợ giúp tâm lí như hiện nay, khoa Tâm lý học, trường ĐHKHXHNV đã và đang có những thay đổi trong đào tạo theo hướng thực hành chăm chữa "bệnh tâm lí".
- Việc khoa Tâm lí học thành lập chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàng năm 2001 và tới năm 2008 thành lập thêm chuyên ngành Tâm lí học Tham vấn (mỗi chuyên ngành có 360 giờ học riêng) cho thấy những bứt phá trong đào tạo của khoa.
- Tuy nhiên, từ góc độ đào tạo nghề tâm lí theo hướng chuyên nghiệp chúng tôi thấy vẫn còn nhiều điều cần phải bàn.
- Tham vấn là nghề dễ xin việc hiện nay nên nhiều bạn sinh viên nuôi kỳ vọng nhiều hơn về mặt thực hành tay nghề, nên tự đặt ra nhu cầu rất cao khi học môn này trong khi thực tế giảng dạy lại chưa có điều kiện đáp ứng.
- Vì vậy sinh viên cảm thấy thất vọng.
- Xét về nội dung đào tạo, các môn học thuộc lĩnh vực tâm lí học có lượng kiến thức, kĩ năng có thể ứng dụng vào công việc tham vấn và trị liệu là không nhiều (vì hai năm đại học đầu tiên chủ yếu học các môn không thuộc về ngành tâm lí học), ngoài ra vẫn còn nhiều môn học nhỏ lẻ, mang tính đại cương.
- Quan trọng hơn, thời gian đào tạo cho người làm tâm lí thực hành là quá ngắn.
- Hiện nay chỉ với tấm bằng đại học 4 năm, các cử nhân tâm lí học đã có thể được nhận vào làm việc tại các trung tâm tư vấn, bệnh viện, trường học, hoặc hành nghề tâm lí độc lập tại nhà.
- Trong khi ở nước ngoài, để hành nghề tham vấn hay trị liệu tâm lý, một người ít nhất phải có bằng thạc sĩ với vài năm thực hành nội trú có giám sát.
- Cách đào tạo người làm nghề tâm lí hiện nay ở Việt Nam khiến cho nhiều sinh viên ra trường lúng túng khi phải đương đầu với thân chủ và nan đề của họ.
- Kết quả là các cử nhân tâm lí học đã không đáp ứng được yêu cầu trợ giúp của các cơ sở thực hành..
- Việc tăng cường đào tạo kĩ năng thực hành cho sinh viên còn chưa thỏa đáng, hoặc không có khả năng dạy thực hành của người dạy.
- Các ý kiến của sinh viên về vấn đề dạy thực hành cho thấy rằng: "Không phải mỗi sinh viên đều có điều kiện lên thực hành tại lớp, mà nếu được thực hành thì cũng là do thời gian rất ít nên chất lượng chưa được tốt”(Phiếu 21).
- “Thực chất thực hành (sắm vai), thảo luận vẫn mang nặng tính lý thuyết, chứ chưa có thực tế” (Phiếu 38).
- Hoặc, “Vì lớp quá đông mà thời gian không có, môn học lại quá nhiều vấn đề cần trao đổi với giáo viên nên sinh viên không có điều kiện thực hành” (Phiếu 122)..
- Trên thế giới, đào tạo nghề tâm lí học phải gắn với việc thực hành tại cơ sở.
- Hình thức thực tập bán thời gian cung cấp cho sinh viên các tri thức, kĩ năng theo lối kinh nghiệm dưới sự giám sát của một nhà tâm lý học tại cơ sở.
- Chương trình này thường yêu cầu sinh viên thực tập 10 giờ/ tuần trong suốt hai học kì của năm thứ tư.
- Còn thực tập nội trú bao gồm một quá trình thực hành.
- Sinh viên được gửi đến những cơ sở thực tập nội trú toàn thời gian trong 1 năm, được làm việc trực tiếp với thân chủ theo một chương trình đã được lên kế hoạch và chịu sự giám sát một cách nghiêm ngặt của các chuyên gia giám sát tham vấn (như thực tập nội trú của các bác sĩ trong bệnh viện).
- Với nhiều cơ sở đào tạo, thực tập của sinh viên gần như được coi là kì "đi nghỉ mát", hầu như không có giám sát chuyên môn, hoặc giám sát hết sức hình thức, không theo một quy trình nâng dần tay nghề cho người học.
- Như một cựu sinh viên K.48 nhận xét:“Ngay cả những giáo viên có chuyên môn tốt, trước và trong khi đưa sinh viên đi thực tập cũng chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn hình thức, quan tâm đến chuyện ăn ngủ của sinh viên hơn là giúp họ có tay nghề.
- Còn thực tập ở Hà Nội, giáo viên không biết rõ sinh viên thực tập thế nào.
- cơ sở thực tập thì chẳng ai quan tâm đến sinh viên có đến hay không và muốn làm gì.
- Trong khi sinh viên thấy có nhiều việc có thể giúp được họ.
- Giám sát thực hành không chỉ được coi như một hình thức đào tạo nâng cao tay nghề cho những người đang học để trở thành nhà tham vấn, mà nó dành cho tất cả những người đang làm việc trong các tổ chức dịch vụ tham vấn.
- Kerewsky (Đại học Oregon, Mỹ) trong buổi làm việc với cán bộ khoa tâm lí học (ĐHKHXHNV) chia sẻ là bà đã được giám sát tham vấn trong 10,5 năm, nhưng bà vẫn thấy còn nhiều điều chưa biết, cần phải học hỏi thêm.
- Thực tế ở Hà Nội, một số tổ chức tham vấn đã có giám sát chuyên môn, tuy nhiên công việc giám sát chưa thường xuyên và đều đặn, nó phụ thuộc vào người quản lí ở từng tổ chức.
- Ngoài ra, để được làm việc như một nhà tham vấn/ trị liệu thì sự trau dồi những kinh nghiệm thường xuyên đòi hỏi người trợ giúp tâm lí phải tự trả tiền học thêm ngoài luồng là rất nhiều và rất đắt.
- Như ở khoa tại chức, trường đại học Toulouse II, họ thường mở những khóa học thêm ngoài luồng để được nâng cao kĩ năng cho người muốn đi sâu vào lĩnh vực thực hành.
- Tất cả những đòi hỏi ngặt nghèo đối với người làm tham vấn/trị liệu trên thế giới hầu như không được "cập nhật" đáng kể vào các chương trình đào tạo nghề tâm lí ở Việt Nam.
- Điều này không thể không ảnh hưởng đến chất lượng chăm chữa tâm lí của các nhà tham vấn đối với các khách hàng của họ.
- Hiệu quả hoạt động tham vấn.
- Trên thế giới, ngành tâm lý học có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.
- Trong lĩnh vực thực hành trợ giúp con người, các nhà tâm lý học có những chức danh được cấp bằng/chứng chỉ nghề, đó là: nhà tâm lý lâm sàng, nhà tâm lý học tham vấn, nhà tâm lý học đường và nhà phân tâm học.
- Tất cả các chức danh này đều có thể làm công việc tham vấn hay trị liệu tâm lí.
- Với cách thức đào tạo tâm lí học thiên về lí thuyết như hiện nay ở Việt Nam (dù một số khoa tâm lí học đã có sự phân luồng tri thức cho người học, như đi vào tâm lí học lâm sàng hay tâm lí học tham vấn.
- Xem xét hiệu quả làm việc của các cử nhân tâm lí học trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, tiến sĩ Quản Trường Sơn (bệnh viên Tâm thần trung ương1) nhận xét như sau: "Cái nổi bật chưa được của các nhà tâm lí học trẻ là họ có quá ít các kĩ năng thực hành, như kĩ năng hỏi chuyện lâm sàng, kĩ năng quan sát, làm test.v.v...Đứng trước một bệnh nhân tâm thần gọi không nói, hỏi không thưa, các cử nhân tâm lí mới ra trường lúng túng không biết phải làm gì.
- Cái chưa được thứ hai là các nhà tâm lí học trẻ được đào tạo tại các khoa tâm lí học là thường có kiến thức chung chung, cơ bản, không chuyên sâu, cái gì cũng biết và rút cục không biết cái gì.
- Điều này có liên quan đến việc đào tạo đại trà không phân theo chuyên ngành hoặc thời lượng đào tạo theo chuyên ngành và thực tập thực hành tại cơ sở còn quá ít.
- Họ thường tuyệt đối hóa kiến thức trong sách vở, ít có khả năng suy nghĩ độc lập....Nguyên nhân là do phương pháp đào tạo ở khoa còn chưa chú ý thúc đẩy tính tích cực sáng tạo của sinh viên.
- Cái chưa được thứ tư là khả năng làm việc và hợp tác theo nhóm của các cán bộ tâm lí trẻ còn rất hạn chế.
- Việc các cử nhân tâm lí học hoạt động chưa hiệu quả và tình trạng hoạt động tham vấn không có sự kiểm soát về bằng cấp đã khiến cho nhiều người trong xã hội nhầm tưởng rằng ai cũng có thể làm được tham vấn nếu họ có giọng nói ấm áp, có kinh nghiệm sống và biết đưa ra lời khuyên.
- Hiện tượng này dẫn đến "Nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn (ví dụ qua điện thoại) tuyển dụng những cán bộ làm tham vấn không có nền tảng tri thức liên quan đến tâm lý học hay tham vấn, như tốt nghiệp từ báo chí, văn học, luật… Còn trong khi hành nghề, các cơ sở tư vấn này thường sử dụng chính những cán bộ "có kinh nghiệm" của mình để tập huấn nâng cao tay nghề cho nhân viên mới vào.
- Nghề tham vấn đòi hỏi sự "trong sáng về đạo đức" của các nhà tham vấn.
- Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp giúp làm rõ trách nhiệm của nhà tham vấn với xã hội, mang lại sự yên tâm cho khách hàng và giúp các nhà tham vấn duy trì tính chính trực nghề nghiệp.
- Ở Việt Nam, tư tưởng "Dạy tâm lí học là dạy nghề tâm lí" chưa được thực sự quán triệt, nên chương trình đào tạo cho sinh viên ngành tâm lí học không nhấn mạnh về đạo đức nghề nghiệp trong gần hết các môn học chuyên ngành.
- Vì vậy, hiện tượng thiếu trung thực trong quảng cáo của một số người làm nghề tham vấn/trị liệu nổi lên đáng được báo động..
- Những quảng cáo trên mạng và trên các phương tiện khác của các trung tâm tư vấn, tham vấn về tay nghề của đội ngũ chuyên gia trợ giúp và tính đa năng trong chữa trị tâm lí ở tất cả các lĩnh vực phơi bày rõ nét thực trạng hành nghề tham vấn, trị liệu tâm lý, cũng như khía cạnh đạo đức của người hành nghề trợ giúp hiện nay ở Việt nam..
- Trò chuyện với các chuyên gia tham vấn/trị liệu, nhiều người nói rằng họ cảm thấy rất lúng túng nếu có ai đó nhờ họ tìm giúp một chuyên gia tâm lí cho nan đề của họ hay gia đình họ.
- Tuy nhiên nếu chúng ta thử dạo qua một số trang mạng quảng cáo của các trung tâm tham vấn và trị liệu sẽ thấy bất ngờ về tính chất "rao hàng" của các trung tâm này.
- Với tư cách là khách hàng, liệu có bao nhiêu người tin rằng trên thế giới có những trung tâm tham vấn đa năng? Như có thể tham vấn về hôn nhân gia đình, khủng hoảng, tâm lý lứa tuổi.
- tham vấn sức khỏe sinh sản, giới tính, tình dục, HIV.
- tham vấn cai nghiện, tình cảm đồng tính.
- tham vấn trẻ chậm phát triển trí tuệ, tham vấn tâm lý cho phụ huynh trẻ chậm phát triển trí tuệ, nhóm thiệt thòi.
- Các trung tâm tham vấn theo kiều "rỉ gì ri.
- Việc quảng cáo phóng đại của các dịch vụ trợ giúp tinh thần là một biểu hiện yếu kém trong công tác đào tạo nghề và giám sát nghề.
- Việc các tổ chức tham vấn hoạt động độc lập, không có sự liên kết thành một mạng lưới trợ giúp chuyên nghiệp đã dẫn đến việc không kiểm soát được chất lượng dịch vụ của những người hành nghề không được đào tạo.
- Quan trọng hơn, không bảo vệ được lợi ích của của khách hàng và đặc biệt không nâng cao được uy tín và vị thế của nghề trợ giúp tâm lí trong xã hội.
- Quay lại hội thảo đầu tiên tại Hà Nội (2003) bàn về Thực trạng công tác tham vấn trẻ em, những người tham gia hội thảo đã tập trung thảo luận về cách hiểu, cách sử dụng thuật ngữ Tham vấn và chỉ ra những hạn chế, yếu kém về thực trạng công tác tham vấn, như cho rằng: Nhiều cán bộ tham vấn chưa thực sự phân biệt rõ sự khác nhau giữa Tham vấn, Tư vấn và Trị liệu.
- hiệu quả tham vấn kém chủ yếu là do người tham vấn không nắm rõ hệ thống các tri thức về nghề trợ giúp.
- đa số chưa được đào tạo đầy đủ về các kỹ năng tham vấn, không có các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp chuẩn để định lượng hành vi của nhà tham vấn.
- hoạt động tham vấn không chịu sự giám sát của bất cứ một tổ chức pháp lí nào và còn khá nhiều nhà tham vấn không được đào tạo từ chuyên môn Tâm lí học [1].
- Từ năm 2003 đến nay ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khá nhiều cuộc hội thảo liên quan đến tham vấn và trị liệu.
- Tuy nhiên, những điều được đề cập trong hội thảo đầu tiên về thực trạng tham vấn ở Việt Nam đến nay vẫn còn giá trị.
- Trong đó, sự thiếu đào tạo chuyên nghiệp là một trong những nguyên nhân cơ bản đưa đến tình trạng yếu kém trong hoạt động tham vấn hiện nay!.
- Báo cáo của lãnh đạo UBDS & GĐVN về "Thực trạng công tác tham vấn hiện nay" tại hội thảo bàn về công tác tham vấn trẻ em, tổ chức tháng 4/2002 tại Hà Nội.
- Trần Văn Công, Nguyễn Anh Thực: Thực trạng đào tạo lí thuyết và thực hành trị liệu, đề tài cấp Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ, ĐHQGHN, 2007..
- Quản trường Sơn, Vấn đề sử dụng các cử nhân tâm lí và thạc sĩ tâm lí tại bệnh viên tâm thần trung ương 1, báo cáo hội nghị nhân kỉ niệm 10 thành lập khoa tâm lí học, ĐHKHXHNV, 2007..
- Trần Thị Minh Đức, Đào tạo lí thuyết và thực hành tham vấn và trị liệu - Thực trạng và giải pháp, chủ trì đề tài cấp ĐHQGHN, 2007-2008.
- Có thể kể ra vài hội thảo mà chúng tôi được biết, như: Hội thảo Quốc tế về: kinh nghiệm trợ giúp tâm lí do trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn tổ chức 2 lần về tham vấn và trị liệu tâm lí do khoa tâm lí học (ĐHSPHN) tổ chức 2006, về lĩnh vực chăm chữa sức khỏe tâm tân do khoa Sư phạm (ĐHQGHN) tổ chức 2 lần và Hội thảo khoa học Quốc gia: Tư vấn tâm lí - giáo dục, lí luận, thực tiễn và định hướng phát triển, thành phố Hồ Chí Minh, 2006.