« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ TIÊU HAO OXY CƠ SỞ CỦA TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ TIÊU HAO OXY CƠ SỞ CỦA TÔM SÚ.
- Tôm sú (Penaeus monodon) đang được nuôi ở nhiều vùng có độ mặn khác nhau và sinh trưởng của tôm có thể khác nhau theo từng độ mặn.
- Nghiên cứu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn lên sử dụng thức ăn và tiêu hao oxy cơ sở của tôm sú (Penaeus monodon).
- Các thí nghiệm được thực hiện trên tôm sú giống (10±2 g) ở các độ mặn và 35‰.
- Thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm sú được tiến hành trên bể nhựa 1 m 3 , dạ dày tôm được thu sau khi cho tôm ăn lúc 20 và 40 phút và và 5 giờ, mỗi nhịp thu 10 tôm ở mỗi độ mặn để xác định lượng thức ăn, thời gian tôm sử dụng và tiêu hóa hết thức ăn trong dạ dày.
- Tiêu hao oxy của tôm được xác định bằng hệ thống hô hấp kế với 10 cá thể tôm được đo riêng biệt ở mỗi độ mặn trong 24 giờ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tôm sú có khả năng điều chỉnh hoạt động sinh lý cơ thể nhằm hạn chế sự mất năng lượng để thích nghi với độ mặn thấp.
- Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thì cần tăng tần suất cho tôm ăn trong ngày nhiều hơn ở độ mặn cao..
- Ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu sinh lý về tiêu hóa và hô hấp của các loài tôm rộng muối cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu và cho thấy mức độ thay đổi các phản ứng khác nhau tùy thuộc vào loài, giai đoạn phát triển cơ thể và chính vì thế mà đã hình thành nên khả năng thích nghi với khoảng dao động độ mặn rộng ở các loài (Rosas et al., 2001.
- Iring, 1990) và nó có thể liên quan đến năng lượng được dùng trong một vài cơ chế điều chỉnh khi tôm và các loài giáp xác khác chịu đựng sự thay đổi của độ mặn (Rosas et al., 2001).
- (1990) và Mente (2003) cho thấy quá trình tiêu hóa thức ăn có ảnh hưởng đến các.
- (1994) có nhận xét là khả năng tiêu hóa thức ăn của đối tượng nuôi có.
- Vì vậy, việc tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa (thức ăn, đạm, năng lượng) và tiêu hao oxy cơ sở của tôm sú là chủ đề hay và quan trọng..
- Tôm chuyển về được dưỡng trong các bể composite có độ mặn tương đương với độ mặn nước ao nuôi (18‰ ở thí nghiệm xác định thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn, 21‰ ở thí nghiệm xác định độ tiêu hóa và 17‰ ở thí nghiệm xác định tiêu hao oxy) và sục khí liên tục trong 7 ngày để tôm ổn định và quen với điều kiện nuôi trong bể..
- Nước mặn là nước ót có độ mặn từ 70-85‰ được xử lý bằng chlorine nồng độ 30 ppm, sục khí liên tục ít nhất 24 giờ và trung hòa clor dư bằng thio-sulfat-natri trước khi bơm qua túi lọc khi sử dụng.
- Tôm sau khi thuần hóa đạt các độ mặn thí nghiệm được chuyển vào các bể thí nghiệm có nước đã được chuẩn bị sẵn với các độ mặn thích hợp..
- Thuần hóa tôm bằng cách mỗi ngày tăng hay giảm độ mặn 2‰ thông qua việc cho nước ngọt hay nước ót vào bể cho đến khi đạt độ mặn cần thiết..
- 2.1 Ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn.
- Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức độ mặn bao gồm (i) 25‰ (độ mặn mà áp suất thẩm thấu (ASTT) của tôm tương đương với ASTT của môi trường).
- Dạ dày tôm ở mỗi độ mặn được thu sau khi cho tôm ăn với nhịp 20, 40 phút và giờ.
- 2.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa đạm và năng lượng..
- Thí nghiệm được thực hiện trên bể composite hình chữ nhật thể tích 0,5 m 3 với mực nước 40 cm, gồm 4 nghiệm thức độ mặn và 35.
- 7 g siphon loại bỏ thức ăn thừa và phân.
- 13 g - siphon loại bỏ thức ăn thừa và phân.
- Độ tiêu hóa thức ăn (ADC) ADC x%A/%B).
- %A là % chất đánh dấu có trong thức ăn (tính theo khối lượng khô).
- %A’ là % chất dinh dưỡng có trong thức ăn (tính theo khối lượng khô).
- 2.3 Ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng tiêu hao oxy.
- Thí nghiệm cũng gồm bốn nghiệm thức độ mặn và 35.
- Ở mỗi độ mặn tiến hành đo trên 10 tôm với thời gian đo là 24 giờ cho mỗi tôm..
- 3.2 Thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.
- Ở độ mặn 3‰, sau khi cho ăn 20 phút khối lượng thức ăn trong dạ dày tôm đạt giá trị lớn nhất là 0,028 g.
- Thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng trong khoảng thời gian từ 40 phút đến 1 giờ.
- Sau 4 giờ cho ăn, dạ dày tôm đã hoàn toàn hết thức ăn (Hình 2)..
- Khối lượng thức ăn (g)(khô).
- Giống như ở độ mặn 3‰, ở độ mặn 15‰, khối lượng thức ăn trong dạ dày tôm cũng đạt giá trị lớn nhất tại thời điểm thu mẫu sau 20 phút cho ăn (0,023 g).
- Tuy nhiên, ở độ mặn này quá trình tiêu hóa không xảy ra nhanh ở thời gian đầu sau khi cho ăn như tôm ở độ mặn 3‰.
- Sau 5 giờ cho ăn thì dạ dày tôm hoàn toàn hết thức ăn (Hình 2)..
- Hình 2 cũng cho thấy thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm ở hai độ mặn 25‰ và 35‰ khá giống nhau.
- Ở cả hai độ mặn này tôm không lấy thức ăn nhanh trong thời gian đầu sau khi cho ăn như ở đô mặn 3‰ và 15‰.
- Tuy nhiên, sự tiêu hóa của tôm ở độ mặn 35‰ xảy ra nhanh ngay sau đó.
- Trong khi đó ở độ mặn 25‰ khối lượng thức ăn trong dạ dày tôm được tiêu hóa dần dần..
- Sau 5 giờ cho ăn thì dạ dày của tôm ở hai độ mặn này đều hết thức ăn hoàn toàn..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm sú (10±2 g) chịu ảnh hưởng bởi độ măn.
- Ở độ mặn 3‰ và 15‰ thời gian sử dụng thức ăn của tôm ngắn hơn ở độ mặn 25‰ và 35‰.
- Tuy nhiên, tổng thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn ở dạ dày tôm tại các độ mặn 15, 25 và 35‰ là tương đương nhau (4-5 giờ sau khi cho ăn) và tổng thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn ở dạ dày tôm tại độ mặn 3‰ là ngắn nhất (3-4 giờ sau khi cho ăn).
- Kết quả nghiên cứu còn cho thấy khối lượng thức ăn tôm lấy vào dạ dày cũng thay đổi theo độ mặn.
- Khi tôm sống ở độ mặn mà cơ thể phải điều hòa áp suất thẩm thấu (3‰ và 35‰) thì lượng thức ăn tôm sử dụng nhiều hơn khi sống ở độ mặn mà tôm ít phải điều hòa áp suất thẩm thấu (15‰ và 25.
- Lượng thức ăn lớn nhất trong dạ dày.
- tôm ở độ mặn 3‰ và 35‰ tương ứng là 0,028 g và 0,025 g, trong khi đó lượng thức ăn lớn nhất trong dạ dày của tôm ở các độ mặn 15‰ và 25‰ là 0,023 g và 0,021 g (Hình 2)..
- 3.3 Độ tiêu hóa thức ăn.
- Thí nghiệm tìm thấy độ tiêu hóa đạm của tôm giữa các độ mặn 15, 25 và 35‰.
- 79,7% và 81,8%, trong khi đó độ tiêu hóa đạm của tôm ở độ mặn 3‰ là thấp nhất (76,3%) và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05) (Hình 3)..
- Hình 3 cho thấy độ tiêu hóa năng lượng của tôm thí nghiệm thấp nhất ở độ mặn và sai khác có ý nghĩa so với tất cả các độ mặn còn lại (p<0,05).
- Ở các độ mặn 15, 25 và 35‰ thì độ tiêu hóa năng lượng của tôm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và tương ứng với các giá trị là và 77,0%..
- Thức ăn Đạm Năng lượng.
- Kết quả về độ tiêu hóa thức ăn của tôm cũng tương tự như độ tiêu hóa đạm và năng lượng (Hình 3).
- Độ tiêu hóa thức ăn đạt giá trị thấp nhất (58,3%) ở độ mặn 3‰ và khác biệt có ý nghĩa so với các độ mặn thí nghiệm còn lại (p<0,05).
- Độ tiêu hóa thức ăn của tôm ở các độ mặn 15, 25 và 35‰ tương ứng với các giá trị là và 70,4% và khác biệt không có nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Kết quả trên cho thấy cả 3 chỉ tiêu (độ tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa đạm và năng lượng) biến động giống nhau là khi tôm sống ở độ mặn quá thấp (3‰) thì các chỉ tiêu này có giá trị thấp có ý nghĩa so với các độ mặn cao hơn (15, 25 và 35‰) (p<0,05).
- Giữa các độ mặn 15, 25 và 35‰ các chỉ tiêu này khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Tiêu hao oxy cơ sở của tôm thí nghiệm thấp nhất ở độ mặn 3‰ (107 mlO 2 /kg/h) và cao nhất ở độ mặn 25‰ (148 mlO 2 /kg/h).
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tiêu hao oxy cơ sở của tôm ở hai độ mặn này.
- Tuy nghiên, ở độ mặn 3‰ hoặc 25‰ thì tiêu hao oxy cơ sở của tôm khác biệt không có ý nghĩa so với ở các độ mặn 15‰ (133 mlO 2 /kg/h) hoặc 35‰ (119 mlO 2 /kg/h) (Hình 4)..
- Ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình sử dụng và tiêu hóa thức ăn của một số loài tôm he (Penaeidae) đã được nhiều tác giả trước đây nghiên cứu và có những nhận xét khác nhau.
- Wilson (2003) thí nghiệm trên tôm Farfantepenaeus paulensis (0,2- 0,4 g) ở các độ mặn và nhiệt độ 25 0 C thì thấy sự tiêu thụ thức ăn của tôm khác biệt không có nghĩa giữa các độ mặn thí nghiệm.
- Tác giả cho rằng, trong khoảng cho phép của loài thì ảnh hưởng của độ mặn lên tiêu thụ thức ăn không có ý nghĩa.
- (1997) nghiên cứu trên tôm Metapenaeus dobsoni cũng nhận thấy khả năng lấy thức ăn của tôm không bị ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi.
- (1987) thì thấy sự thay đổi độ mặn có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng thức ăn của tôm Penaeus indicus .
- Gần đây, Ye (2009) nghiên cứu trên tôm sú (Penaeus monodon) giống (1,2±0,05 g) với các độ mặn và 35‰ đã thấy được tỷ lệ lấy thức ăn của tôm ở 5‰ cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các độ mặn còn lại.
- Một số kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy sự tiêu thụ thức ăn, hiệu quả chuyển hóa thức ăn, sự phát triển và tỷ lệ sống của các loài tôm nuôi thuộc họ Penaeidae chịu ảnh hưởng bởi độ mặn và/hoặc nhiệt độ (Venkataramaiah et al., 1972.
- (1972) cho rằng độ mặn thấp thích hợp cho khả năng lấy thức ăn của ấu trùng tôm Penaeus aztecus..
- Sự tiêu thụ thức ăn của tôm nuôi ở các độ mặn cao thì thấp hơn nhiều so với tôm nuôi ở độ mặn thấp.
- Kết quả việc tiêu thụ thức ăn cao ở các độ mặn thấp đã giúp cho ấu trùng tôm phát triển và đạt tỷ lệ sống cao ở môi trường cửa sông tự nhiên..
- Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tại độ mặn 3‰ thì thời gian tôm sú (Penaeus monodon) sử dụng thức ăn và tiêu hóa thức ăn ở dạ dày nhanh, đồng thời lượng thức ăn tôm sử dụng ở một lần cho ăn cũng nhiều hơn các độ mặn thí nghiệm còn lại (15, 25 và 35.
- Kết quả này phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu đã đề cập trên đây, và có thể là do ảnh hưởng bởi sự thay đổi hoạt tính của các men tiêu hóa khi tôm sống ở môi trường nước có độ mặn 3‰ cần phải tiêu tốn nhiều năng lượng cho sự điều hòa áp suất thẩm thấu, đã kích thích tốc độ lấy thức ăn và tiêu hóa thức ăn ở dạ dày.
- (2008) nghiên cứu trên tôm Litopenaeus vannamei g) đã tìm thấy hoạt tính của men tiêu hóa của tôm thay đổi theo độ mặn.
- Trong thí nghiệm của tác giả thì hoạt động của men trypsin tại độ mặn 3‰ cao hơn có ý nghĩa so với các độ mặn 17‰ và 32‰.
- Bên cạnh đó, hoạt tính của các men tiêu hóa khác cũng gia tăng nhẹ ở tôm nuôi trong độ mặn 3‰ và 32‰.
- Với kết quả trên tác giả nhận định rằng, hoạt tính của các men tiêu hóa tăng cao ở các độ mặn khắc nghiệt là do tôm sống ở độ mặn này có nhu cầu sử dụng năng lượng từ thức ăn cao hơn mức bình thường, nhằm để đền bù vào sự mất năng lượng cho quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể..
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy độ tiêu hóa của tôm ở độ mặn 3‰ thấp có ý nghĩa (p<0,05) so với độ tiêu hóa ở các độ mặn thí nghiệm còn lại (15, 25 và 35‰) và điều này là do ảnh hưởng bởi sự khác nhau về thời gian lấy thức ăn, thời gian tồn tại thức ăn trong dạ dày và lượng thức ăn mà tôm lấy vào dạ dày.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy ở độ mặn 3‰ thời gian tôm lấy thức ăn vào dạ dày nhanh (thức ăn trong dạ dày đạt giá trị lớn nhất sau 20 phút cho ăn) với khối lượng nhiều (0,028 g) và thời gian thức ăn tồn tại trong dạ dày ngắn (3-4 giờ).
- Trong khi đó ở độ mặn 25 và 35‰ thời gian tôm lấy thức ăn vào dạ dày chậm hơn (thức ăn trong dạ dày đạt giá trị lớn nhất sau 1 giờ cho ăn), lượng thức ăn tôm lấy vào dạ dày ở các độ mặn 15, 25 và 35‰ ít hơn (tương ứng 0,023 g, 0,021 g và 0,025 g) và thời gian thức ăn tồn tại trong dạ dày dài hơn (4-5 giờ).
- Vì vậy, ở các độ mặn này thức ăn được nhào trộn và ngấm đều các men tiêu hóa, làm cho thức ăn được phân giải và hấp thu tốt, dẫn đến độ tiêu hóa cao hơn so với ở 3‰.
- Tiêu hao oxy của tôm cũng liên quan đến năng lượng sử dụng khi độ mặn môi trường thay đổi (Rosas et al., 2001).
- Bởi vì sự điều chỉnh sinh lý của cơ thể khi độ mặn thay đổi cần phải tiêu tốn năng lượng thông qua hoạt động của các men (Na.
- Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tiêu hao oxy cơ sở của tôm có giá trị thấp nhất ở độ mặn.
- (2001) quan sát trên tôm giống Litopenaeus vannamei thấy rằng khi độ mặn giảm nhanh từ 25‰ xuống 10‰ (5‰ sau mỗi 5 giờ) gây nên sự giảm tiêu hao oxy đi đôi với sự giảm hoạt động vận động của tôm.
- Theo tác giả thì cơ chế này có thể giải thích như một cách dự trữ năng lượng để bù vào năng lượng cần thiết khi tôm đối mặt với sự thay đổi độ mặn.
- (1971) ở loài Penaeus indicus trong suốt quá trình thay đổi độ mặn từ 38‰ đến nước ngọt trong 24 giờ (tương tương 1,5‰/giờ)..
- Cũng có nghiên cứu lại thấy khi tôm được chuyển đến môi trường có độ mặn thấp một cách đột ngột thì sẽ có phản ứng chạy thoát và làm cho hoạt động cơ tăng lên dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng và làm tăng khả năng tiêu hao oxy (Rosas et al., 1999b).
- Tuy nhiên, trong nghiên cứu này do tôm ở thí nghiệm đã được thuần hóa từ từ (2‰/ngày) và đã có thời gian nuôi dưỡng để tôm ổn định với độ mặn thí nghiệm nên không tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động vận động.
- (2001) có nhận định nếu kết hợp kết quả của tác giả đã tìm thấy sự giảm tiêu hao oxy đi đôi với sự giảm hoạt động cơ của tôm Litopenaeus vannamei nhằm dự trữ năng lượng cần thiết khi tôm đối mặt với sự thay đổi độ mặn và kết quả nghiên cứu của Spaargaren &.
- Độ mặn có ảnh hưởng đến thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn và tiêu hao oxy cơ sở của tôm sú..
- Ở độ mặn 3‰ và 15‰ thì thời gian sử dụng thức ăn của tôm ngắn hơn ở độ mặn 25‰ và 35‰.
- Tổng thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn ở dạ dày tôm ở độ mặn 3‰ từ 3-4 giờ sau cho ăn và ở các độ mặn 15, 25 và 35‰ là tương đương nhau từ 4-5 giờ sau cho ăn..
- Độ tiêu hóa (thức ăn, đạm và năng lượng) của tôm sống trong môi trường có độ mặn 3‰ thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các độ mặn 15, 25 và 35‰..
- Tiêu hao oxy cơ sở của tôm ở độ mặn 3‰ là thấp nhất so với các độ mặn còn lại 15, 25 và 35‰) và thấp có ý nghĩa (p<0,05) so với ở độ mặn 25‰..
- Tôm sú có khả năng điều chỉnh hoạt động sinh lý của cơ thể để thích nghi với độ mặn thấp tới 3‰, khi nuôi tôm ở độ mặn thấp cần tăng tần suất cho tôm ăn trong ngày nhiều hơn ở độ mặn cao..
- Thức ăn gia súc nhiệt đới