« Home « Kết quả tìm kiếm

Bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành


Tóm tắt Xem thử

- Thơm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ Bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành.
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh - Mỹ, Trường Đại học Ngoại ngữ,.
- Bài báo đề cập bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành, một vấn đề được dư luận giảng dạy và nghiên cứu khoa học quan tâm, vì ngôn ngữ chuyên ngành là một môn học tương đối mới, so với các môn học mang tính truyền thống như thực hành tiếng, ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v… Ngôn ngữ chuyên ngành là một phong cách ngôn ngữ, một ngữ vực.
- Phong cách ngôn ngữ chuyên ngành là phong cách ngôn ngữ khoa học, với một số đặc điểm khác biệt so với, ví dụ, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Để làm rõ đặc điểm nổi bật nhất của phong cách ngôn ngữ khoa học, bài báo trình bày một số cấu trúc lập luận với những đặc điểm khu biệt trong ngôn ngữ khoa học.
- Bìa báo rút ra một số kết luận mang tính ứng dụng trong giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành..
- Vấn đề bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành là gì thoạt nhìn tưởng một vấn đề đơn giản.
- Nhưng hình như trong giới nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, khi đề cập khái niệm này, họ thường tìm cách lảng tránh, kiểu như lấy chuyện sông thay cho chuyện biển, lấy chuyện biển thay cho chuyện mưa lũ thượng nguồn… Sự lấy cái nọ để bàn về cái kia, mà “không đi thẳng vào sự thật” ít nhiều đã trở thành một “căn bệnh”, khi nó lây lan sang các nghiên cứu của các học viên cao học - thạc sỹ, và có thể cả các bài viết của các nhà nghiên cứu.
- Trong bài báo này, chúng tôi muốn nhìn nhận ngôn ngữ chuyên ngành như chính bản thân nó, chứ không phải như nó được cảm nhận, được “xử lý” để trở thành nhu cầu nơi người học.
- Điều này cũng giống như, khi nói về một tác phẩm văn học, chúng tôi bàn về chính ngôn ngữ của tác phẩm ấy đã tạo nên hình tượng văn học như thế nào, chứ không bàn về những cảm nhận chủ quan của người đọc/người nghe.
- Ngôn ngữ chuyên ngành vừa là một phong cách ngôn ngữ, vừa là một ngữ vực Về mặt thuật ngữ, trước khi đưa ra các kiến giải cụ thể của chúng tôi về ngôn ngữ chuyên ngành là gì nhìn từ góc độ ngôn ngữ-phong cách học, chúng tôi muốn làm rõ nghĩa của một số thuật ngữ: như phong cách, ngữ vực, phong cách chức năng..
- Phong cách Theo từ nguyên, từ phong cách do tiếng Hy Lạp stylos, là một cái que, có một đầu nhọn và một đầu tù, đầu nhọn dùng để viết trên sáp, đầu tù dùng để xoá những chữ viết sai.
- Theo Nguyễn Thái Hoà khi ngôn ngữ học chưa phát triển, văn ngữ bất phân, phong cách vừa có nghĩa đặc trưng của ngôn ngữ thuộc một loại nhất định, vừa là cảm nhận màu sắc sáng tạo nghệ thuật (Nguyễn Thái Hoà .
- Sự phát triển của các trào lưu ngôn ngữ học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dẫn tới sự tách văn học ra khỏi ngôn ngữ học.
- ngôn ngữ học đã tiếp cận phong cách ở nhiều hướng khác nhau.
- Phong cách và ngữ vực Ngữ vực: Halliday và đồng nghiệp (Halliday et al, 1989) định nghĩa ngữ vực như sau: “Phạm trù ngữ vực được đưa ra để giải thích cho các hoạt động mà con người tiến hành bằng ngôn từ.
- Khi chúng ta quan sát hoạt động ngôn ngữ ở các ngữ cảnh khác nhau, chúng ta phát hiện có các khác biệt trong lựa chọn kiểu loại ngôn ngữ cho phù hợp với kiểu loại ngữ cảnh trong đó nó được sử dụng”.
- Một cách dễ hiểu hơn, Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học ứng dụng (Richard et al, 1991) định nghĩa thuật ngữ “ngữ vực” (register) có nghĩa (1) là phong cách (style) và nghĩa (2) là một biến thể ngôn ngữ được sử dụng với một nhóm người có cùng nghề nghiệp (ví dụ bác sỹ, luật gia).
- Cuốn Dẫn luận ngôn ngữ (Fromkin et al phân biệt phong cách và ngữ vực như sau: “Trong khi phong cách (style) là các biến thể ngôn ngữ bị quy định chủ yếu bởi cách xử lý ngôn ngữ của người nói đối với người nghe/người đọc, đối với chủ đề hoặc đối với mục đích của giao tiếp, ngữ vực (register) là thuật ngữ được dùng cho một biến thể ngôn ngữ bị quy định bởi chủ đề.
- Thông thường việc chuyển từ một ngữ vực sang một ngữ vực nào đó khác bao giờ cũng liên quan đến việc chuyển sang một hệ thống các thuật ngữ liên quan đến chủ đề đang bàn, và có thể cả các cấu trúc cú pháp, như trong ngôn ngữ luật”.
- Quan sát các định nghĩa về phong cách và ngữ vực, có thể thấy rằng cho cùng một hiện tượng ngôn ngữ, nhưng nếu lấy xuất phát điểm từ người nói để xét nó thì đó là phong cách.
- Kết luận tôi muốn đi đến ở đây là: ngôn ngữ chuyên ngành vừa là một phong cách ngôn ngữ (language style), vừa là một ngữ vực (register).
- Thuật ngữ phong cách chức năng là thuật ngữ của trường phái xã hội - ngôn ngữ học Xô Viết ra đời vào thập niên 50 của thế kỷ trước.
- Trường phái này, căn cứ vào các chức năng xã hội của ngôn ngữ, đưa ra các tiêu chí phân tích ngôn ngữ theo các phong cách chức năng khác nhau: phong cách sinh hoạt, phong cách khoa học, phong cách nghệ thuật, phong cách chính luận, phong cách báo chí, v.v.
- Như vậy, hoàn toàn có thể coi ngôn ngữ chuyên ngành đơn giản là một phong cách ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ kinh tế, ngôn ngữ tài chính, ngôn ngữ luật, ngôn ngữ các khoa học xã hội, ngôn ngữ các khoa học tự nhiên, v.v… gọi chung là phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Ngôn ngữ chuyên ngành là phong cách ngôn ngữ khoa học Trình bày về chủ đề ngôn ngữ chuyên ngành là phong cách ngôn ngữ khoa học, tôi muốn liên hệ ngôn ngữ chuyên ngành với tư cách một phong cách ngôn ngữ khoa học với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (là phong cách ngôn ngữ đã làm tôi sung sướng và đau khổ những năm đầu đời dạy học của mình).
- Qua cách so sánh này, chúng ta có thể thấy cả hai loại phong cách ngôn ngữ dường như rõ ràng hơn.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Phong cách ngôn ngữ khoa học 1.
- Tính hình tượng: Đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ nghệ thuật là tính hình tượng.
- Hình tượng ấy được xây dựng nên, được gợi ra trong liên tưởng và tưởng tượng của người đọc/người nghe bằng những phương thức tổ chức tín hiệu ngôn ngữ mang tính đặc thù nghệ thuật, để biến, từ “đầu vào” là ngôn ngữ, “đầu ra” là hình tượng.
- Trong ngôn ngữ nghệ thuật, vì thế xuất hiện các thủ pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân cách hóa, v.v… Hình tượng nghệ thuật vừa là phương tiện, vừa là mục đích của sang tác….
- Tính truyền cảm: Theo nhiều nhà phong cách học, khác với ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày mang tính trực cảm và ngôn ngữ khoa học mang tính lý trí, ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ truyền cảm.
- Ngôn ngữ nghệ thuật, bởi thế, mang sức mạnh cảm hóa, mang ma lực của ngôn từ để lôi kéo, thuyết phục, làm rung động lòng người.
- Điều này làm cho ngôn ngữ nghệ thuật khác hẳn với ngôn ngữ khoa học (xem mục 3, cột bên)..
- Tính trừu tượng Ngôn ngữ khoa học là phương tiện giao tiếp của các nhà khoa học (tự nhiên và xã hội), nên nó đương nhiên mang tính trừu tượng.
- Khi học ngôn ngữ kinh tế ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ, sinh viên tiếp cận với các quy luật cung cầu, các quy luật về giá, các quy luật về lạm phát, v.v… Những quy luật này không hiển hiện trong cảm tính người đọc/người nghe, mà đòi hỏi người đọc/ người nghe phải sử dụng tư duy trừu tượng để nhận thức..
- Tính lập luận (hay còn gọi là tính lý trí).
- Diễn ngôn khoa học là loại diễn ngôn được hình thành trên cơ sở một hệ thống các lập luận (tôi sẽ trình bày thêm về luận điểm này trong phần dưới của mục này).
- Bằng những lý lẽ, lập luận của mình, nhà khoa học nói chuyện với lý trí của người đọc/người nghe 3.
- Khác với ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm màu sắc cá nhân, ngôn ngữ khoa học hoạt động theo các quy ước trong hệ thống khoa học, vì thế nó phải đạt tới được tính thống nhất về khái niệm, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trong phạm vi quốc tế.
- Như đã trình bày trong bản so sánh trên, ngôn ngữ khoa học mang các đặc thù phong cách như: tính trừu tượng, tính lập luận (hay còn gọi là tính lý trí), tính khách quan (hay còn gọi là tính phi cá thể hóa), khác với ngôn ngữ nghệ thuật mang tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
- Ngôn ngữ khoa học, ngược lại, đưa ta vào một thế giới chất xám, một con đường đầy sỏi đá, đôi khi núi non hiểm trở, đòi hỏi ta phải thông thạo địa hình, nếu không sẽ lạc đường, và cảm thấy bế tắc.
- Trong một số nghiên cứu khoa học chúng tôi đã triển khai, các điều tra trên sinh viên chuyên ngữ về độ khó của ngôn ngữ chuyên ngành ở các hệ đào tạo khác nhau (chính quy, chuyên ngành II, tại chức) đều cho một kết quả chung về ý kiến của người học rằng ngôn ngữ chuyên ngành là loại ngôn ngữ khó..
- Trong ba đặc điểm của ngôn ngữ khoa học, các đặc điểm về tính trừu tượng và tính lập luận (hay còn gọi là tính lý trí) là các đặc điểm có quan hệ nhân quả, cái nọ là nguyên hân của cái kia, hay ít ra cái thứ hai (tính lập luận) là nguyên nhân của cái thứ nhất (tính trừu tượng).
- Tôi sẽ trình bày cụ thể thêm về các loại lập luận trong phần tiếp theo.
- Lập luận trong ngôn ngữ khoa học (scientific discourse) Từ điển thông thường (Oxford Advanced Learners Dictionary, 1997) giải thích lập luận như một đơn vị từ vựng có nghĩa (1) một cuộc hội thoại hay thảo luận trong đó hai hay nhiều người không tán thành với nhau, thường với thái độ bực tức (2) lý do hay một tập hợp các lý do mà một người sử dụng để chứng minh rằng một cái gì đó là đúng, là có thật.
- Trong ngôn ngữ khoa học, mục đích của lập luận, như trên đã trình bày, là nhằm thuyết phục người đọc/người nghe về một vấn đề nào đó, một hiện thực, một hiện tượng.
- Cũng cần lưu ý rằng, lập luận là cái nằm trong thông điệp được chứa đựng trong văn bản khoa học.
- Lập luận là yếu tố nội văn bản.
- Giống như, trong tiếp nhận ngôn ngữ nghệ thuật, cảm xúc, ấn tượng của người đọc, người nghe là cảm xúc, ấn tượng riêng của từng người.
- Trong ngôn ngữ khoa học, để đi đến sự thuyết phục (lý trí), cũng cần các yếu tố khác ngoài nội dung lập luận, chúng ta không thể bắt người tiếp nhận thông điệp [5].
- Lập luận và thuyết phục..
- Từ hình 1 trên có thể thấy lập luận nằm trong hành động thuyết phục.
- Chúng ta đã xem xét khái niệm lập luận trong ngôn ngữ thông thường bằng định nghĩa từ điển trên kia.
- Trong ngôn ngữ khoa học, lập luận là gì? Một cách dễ hiểu, lập luận là một biểu hiện của tư duy lôgíc.
- Các yếu tố cơ bản của lập luận trong tư duy lôgíc bao gồm các tiền đề (premises) (các nhận định mà trên đó lập luận dựa vào), kết luận (conclusion), (tuyên bố hoặc nhận định được minh chứng), và diễn giải (reasoning), (chuỗi tư duy nối các tiền đề với kết luận.
- Các yếu tố này hình thành cái được gọi là luận ba đoạn (syllogism), một cấu trúc mà Aristotle thiết kế để thử nghiệm tính lôgíc của một lập luận.
- Cách sắp xếp chuỗi các tiền đề và kết luận của một lập luận dưới hình thức của một luận ba đoạn hình thành hai phương thức lập luận: diễn dịch (deduction) và quy nạp (induction).
- Phần dưới đây tôi sẽ trình bày về các loại lập luận thường thấy (các loại, chứ không phải các phương pháp) trong ngôn ngữ khoa học….
- Các phạm trù của lập luận Trong diễn ngôn nghệ thuật, người đọc/người nghe tiếp thu các hình ảnh/hình tượng, trên cơ sở các hình ảnh/hình tượng được sản sinh và tiếp thu ấy, xúc cảm của người tiếp nhận được khơi gợi và ấn tượng về tính độc đáo của tác phẩm được hình thành.
- Trong phần trình bày dưới đây, tôi lướt qua về một số loại lập luận thường gặp trong diễn ngôn khoa học.
- Lập luận định nghĩa (definition Arguments) Dạng thức cơ bản của loại lập luận này như sau: X is/is not Y.
- Quan sát các bộ giáo trình ngôn ngữ chuyên ngành đang được sử dụng trong giảng dạy ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ (English for Economics, English for Finance and Banking), người ta có thể thấy tầm quan trọng của các định nghĩa thuật ngữ, bắt đầu, ví dụ, ngay từ trong Chapter 1 của bộ giáo trình, cho đến cuối bộ giáo trình.
- Để xây dựng một lập luận định nghĩa (X is/is not Y) liên quan đến các vấn đề trừu tượng hơn, người gửi thông điệp (người viết/người nói) thường bắt đầu bằng việc tìm ra các vấn đề cần xác định hoặc các vấn đề, các hiện tượng đang gây tranh cãi.
- Vấn đề này làm cho quá trình thuyết phục trở nên phức tạp hơn, nằm ngoài quá trình lập luận trong văn bản khoa học, như đã trình bày trong hình 1..
- Điều cần nói thêm ở đây là để đi đến việc thành lập hoặc thông hiểu một lập luận định nghĩa, con đường đi không chỉ đơn thuần là hiểu biết và làm chủ các chất liệu từ vựng, cú pháp mà thông qua con đường tư duy phê phán (critical thinking).
- Trong chương trình giảng dạy của Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ, việc sắp tới sẽ có thêm bộ môn “Tư duy phê phán” là một điều thật đáng mừng.
- Nó sẽ giúp cho việc giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành ở khoa ngày càng có chất lượng hơn, sẽ giúp tăng cường chất lượng nghiên cứu của học viên Cao học - Thạc sỹ.
- Lập luận nhân quả (Causal Arguments).
- Dạng thức cơ bản của loại lập luận này như sau: X causes/does not cause Y..
- Nói một cách nôm na, loại lập luận này cho người đọc/người nghe thấy một sự kiện/ hiện tượng này đã/sẽ/đang làm cho một sự kiện/hiện tượng khác xảy ra như thế nào.
- Đương nhiên, các khái niệm như cung là gì? cầu là gì? giá thị trường là gì? đã được định nghĩa trong các lập luận định nghĩa (như đã nêu trong giáo trình).
- Đây là một ví dụ về lập luận nhân quả, trong đó cái nọ là nguyên nhân của cái kia, cái nọ làm cho cái kia xảy ra.
- Các nhà nghiên cứu thường đưa ra ba cách thành lập các lập luận nhân quả Cách thứ nhất: Giải thích trực tiếp cơ chế nhân quả Cách thứ hai: Sử dụng các phương pháp quy nạp để thiết lập một xác suất cao về mối quan hệ nhân quả Cách thứ ba: Lập luận theo các trường hợp tương tự hay theo tiền lệ Như vậy, cũng như trong lập luận định nghĩa, việc tìm nghĩa của một khái niệm cơ bản nào đó được thiết lập trên một cơ sở xác định các tiêu chí cua Y, để từ đó tìm ra, nhận dạng X, trong lập luận nhân quả, việc đi đến lập luận thành công là việc tìm ra hướng lập luận.
- Lập luận so sánh (Resemblance Arguments) Dạng thức cơ bản của loại lập luận này như sau: X is/is not like Y.
- Trong một chừng mực nào đó, lập luận so sánh không khác nhiều lắm với loại lập luận định nghĩa (X is/is not Y).
- Theo các nhà nghiên cứu, có hai loại lập luận so sánh Loại lập luận so sánh thứ nhất: lập luận theo sự tương tự (analogy).
- (1) lập luận sử dụng sự tương tự hạn chế (underdeveloped analogies), nghĩa là Y, cái được đem ra so sánh có một số mặt riêng của nó, và (2) lập luận sử dụng sự tương tự mở rộng, nghĩa là thay vì sử dụng sự tương tự hạn chế, người ta mở rộng sự so sánh, sử dụng sự hiểu biết lớn hơn của độc giả về Y để làm sáng tỏ X..
- Loại lập luận so sánh thứ hai: lập luận theo tiền lệ (precedent).
- Lập luận theo tiền lệ cũng giống như lập luận theo sự tương tự/sự giống nhau, ở chỗ những lập luận kiểu này đưa ra những so sánh giữa một yếu tố X và một yếu tố Y.
- Chỉ có điều trong các lập luận bằng tiền lệ, cái Y luôn luôn là một sự kiện trong quá khứ (một tiền lệ đã xảy ra), được dùng để so sánh, giúp cho người đọc/người nghe có được nhận thức về cái X.
- Lập luận đánh giá (Evaluation Arguments) Dạng thức cơ bản của loại lập luận này như sau: X is/is not a good Y.
- Chiến lược chung cho các lập luận đánh giá là thiết lập các tiêu chí.
- Người ta căn cứ vào cái Y (là các tiêu chí) và sau đó lập luận rằng cái X đáp ứng hay không đáp ứng cái Y.
- Trong các lập luận đánh giá, vấn đề cốt lõi là các tiêu chí, không có các tiêu chí, không có lập luận đánh giá.
- Một ví dụ dễ hiểu: các giảng viên trong Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ thường xuyên có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá các nghiên cứu khoa học các cấp, các nghiên cứu khoa học sinh viên hay các luận văn Thạc sỹ.
- Lập luận đề nghị (Proposal Argument) Dạng thức cơ bản của loại lập luận này như sau: We should/should not do X.
- Không giống như các lập luận đánh giá, khích lệ người tiếp nhận (người đọc/người nghe) suy nghĩ theo một hướng nhất định nào đó, lập luận đề nghị hướng người tiếp nhận hành động theo một hướng nào đó.
- Lập luận đề nghị, vì thế còn được gọi là lập luận về “cái nên làm” (“should”/“ought to” argument).
- Nhận định của lập luận đề nghị là đặt ra một chương trình hành động phải tiến hành Trên đây là năm loại lập luận chính, thường thấy trong diễn ngôn khoa học.
- Đương nhiên, bên cạnh các loại lập luận trên, còn có các loại lập luận khác, như lập luận chân lý, lập luận giá trị, lập luận thẩm mỹ, lập luận đạo đức, v.v….
- Trong khuôn khổ những gì đã trình bày, tôi có thể nêu ra một số đề xuất sau đây: Quan tâm đến các vấn đề thuộc phong cách và ngữ vực là một đòi hỏi đối với các nhà biên soạn chương trình, giáo trình dạy tiếng trong dạy tiếng ở giai đoạn đề cao.
- Sau khi giới thiệu cho sinh viên các tư liệu học tiếng thuộc các phong cách ngôn ngữ như phong cách khẩu ngữ thông thường (conversational style), người học ngoại ngữ cần được tiếp cận, nghiên cứu ngôn ngữ ở các phong cách đa dạng khác nhau, trong đó có phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Mỗi ngữ vực đều được đánh dấu bằng một hệ thống thuật ngữ và cấu trúc lập luận đặc thù (chuyển tải nhờ các cấu trúc ngữ pháp đặc thù, Brown &Yule, 1992).
- Việc giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành hiện nay, trên quy mô toàn trường, còn là một lĩnh vực chưa được quan tâm thích đáng, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiếng.
- Về mặt phong cách, chúng ta quanh quẩn quá lâu với phong cách khẩu ngữ.
- Cần chú ý đầu tư cho việc giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành (ngôn ngữ lôgíc, ngôn ngữ khoa học) nhiều hơn nữa..
- [3] Nguyễn Xuân Thơm, Các yếu tố ngôn ngữ trong đàm phán thương mại quốc tế, Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 2001.
- Lập luận