« Home « Kết quả tìm kiếm

Bản chất của quản trị nhân lực


Tóm tắt Xem thử

- Thực chất của quản trị nhân lực.
- Trong đó, con người là yếu tố duy nhất biết tác động vào các yếu tố khác để thúc đẩy các yếu tố khác khởi động, đồng thời gắn kết các yếu tố lại với nhau để tạo ra sức mạnh cạnh tranh.
- Nếu không có yếu tố con người thì các yếu tố khác không thể hiện được vai trò của nó.
- Trong khi các yếu tố khác nếu bị khai thác nhiều sẽ cạn kiệt, nhưng đối với yếu tố con người mà đặc biệt là trí tuệ con người càng khai thác càng sản sinh vì khả năng sáng tạo của con người là vô hạn.
- Nhưng để phát huy được vai trò của yếu tố con người như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của các nhà quản trị..
- a) Khái niệm nhân lực và quản trị nhân lực.
- Xét trên phương diện cá nhân con người thì nhân lực được hiểu là nguồn lực nội tại trong mỗi con người mà họ có thể cống hiến cho tổ chức, bao gồm thể lực và trí lực..
- Trí lực chỉ sự suy nghĩ, hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin nhân cách…của từng con người..
- Trong sản xuất kinh doanh truyền thống, thể lực của con người dường như luôn được khai thác triệt để, thậm chí đến mức cạn kiệt, nhưng sự khai thác các tiềm năng về trí lực của con người còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người..
- Ba mặt: thể lực, trí lực, tinh thần có quan hệ chặt chẽ với nhau và thống nhất cấu thành chất lượng nhân lực, trong đó thể lực là nền tảng, cơ sở phát triển trí tuệ, là phương tiện để truyền tải trí thức, trí tuệ của con người vào hoạt động thực tiễn, ý thức, tinh thần, đạo đức, tác phong là yếu tố chi phối.
- Quản trị nhân lực.
- Khái niệm quản trị nhân lực được trình bày theo nhiều góc độ khác nhau: góc độ tổ chức quá trình lao động: “Quản lý nhân lực là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất (năng lượng, thần kinh, bắp thịt) giữa con người với các yếu tố vật chất của tự nhiên (công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lượng.
- trong quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển tiềm năng của con người”..
- Nghĩa rộng, việc khai thác và quản lý nguồn nhân lực lấy giá trị con người làm trọng tâm, vận dụng hoạt động khai thác và quản lý nhằm giải quyết những tác động lẫn nhau giữa người với công việc, giữa người với người và giữa người với tổ chức..
- có hiệu quả yếu tố con người trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp đồng thời cố gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân”..
- Tiếp cận về con người: Quản trị nhân lực là quản trị con người trong một tổ chức, do đó phải biết chú ý tới các lợi ích của bản thân con người trong quá trình họ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
- Quản trị nhân lực là trách nhiệm của mọi người quản trị trong tổ chức.
- Tiếp cận về mặt chủ động tích cực: ngoài việc tạo lập và duy trì một cách tích cực các cố gắng của từng cá nhân và bộ phận trong một tổ chức, quản trị nhân lực còn phải biết nhìn nthấy trước được các thách thức cũng như các vấn đề có ảnh hưởng đến con người và kết quả lao động của họ, để từ đó có sự chuẩn bị trước, đề phòng trước nhằm làm tăng sự đóng góp một cách chủ động và tích cực hơn nữa của tất cả mọi người trước khi các thách thức đó xuất hiện..
- Đối tượng, mục tiêu của quản trị nhân lực.
- Là một bộ phận của khoa học lao động, môn học quản trị nhân lực tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa những con người trong một tổ chức, tức là nghiên cứu những vấn đề về việc con người được đối xử như thế nào trong một đơn vị cụ thể.
- Nghiên cứu các hình thức và phương pháp đảm bảo sự tác động qua lại giữa những người làm việc trong một tổ chức, các đòn bẩy, các kích thích và các bảo đảm về mặt luật pháp cho con người trong lao động nhằm nâng cao tính tích cực phát triển các tiềm năng sáng tạo của họ, kết hợp những.
- Quản trị nhân lực nghiên cứu các vấn đề quản trị con người trong các tổ chức ở tầm mô với các mục tiêu cơ bản sau:.
- Ý nghĩa của quản trị nhân lực.
- Một là, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tiến tổ chức của mình theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, năng động, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định..
- Do đó, việc thực hiện các nội dung hoạch định, tuyển dụng, duy trì, phát triển, đào tạo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người thông qua tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu đã định trước là vấn đề quan tâm hàng đầu..
- Bốn là, nghiên cứu quản trị nhân lực giúp cho các nhà quản trị học được cách giao dịch với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say mê với công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết cách phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của các cá nhân, nâng cao hiệu quả của tổ chức và dần dần có thể đưa chiến lược con người trở thành một bộ phận hữu cơ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của tổ chức..
- Vai trò trọng tâm này xuất phát từ vai trò của con người: con người là yếu tố cấu thành doanh nghiệp.
- bản thân con người vận hành doanh nghiệp và con người quyết định sự thắng bại của doanh nghiệp.
- Quản lý các nguồn lực khác sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng moi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người..
- Nội dung của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp.
- Đào tạo nâng cao trình độ, nhận thức, kỹ năng cho người lao động tạo sự thích ứng con người với công việc cho trước mắt cũng như về lâu dài..
- hoạch định nhân lực.
- bố trí nhân lực.
- Triết lý Quản trị nhân lực.
- Triết lý Quản trị nhân lực là những tư tưởng, quan điểm của người lãnh đạo cấp cao về cách thức quản lý con người trong tổ chức.
- Triết lý Quản trị nhân lực trước hết phụ thuộc vào các quan niệm về yếu tố con người trong lao động sản xuất..
- Các quan điểm về con người.
- Điểm lại trong lịch sử nhân loại, bỏ qua quan niệm con người là một động vật biết nói ở thời kỳ nô lệ, thì còn có các quan niệm sau:.
- Thứ nhất, quan niệm: “Con người được coi như một loại công cụ lao động”..
- Quan niệm này cho rằng: Về bản chất đa số con người không muốn làm việc, họ quan tâm nhiều đến cái mà họ kiếm được chứ không phải là công việc họ làm.
- Con người có thể chịu đựng được công việc rất nặng nhọc, vất vả khi họ được trả lương cao hơn và họ có thể tuân theo mức sản lượng ấn định.
- Con người có thể chịu đựng được công việc rất nặng nhọc, vất vả khi họ được trả lương cao hơn và họ có thể tuân theo các mức sản lượng ấn định.
- Hai là, quan niệm: “Con người muốn được cư xử như những con người”.
- Họ nhận thấy các quan niệm trước chỉ quan tâm đến khai thác con người mà không chú ý đến các quy luật chi phối thái độ cư xử với con người khi họ làm việc.
- Thứ ba, quan niệm “Con người có các tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát triển”..
- Quan niệm này cho rằng: Người lao động có tiềm năng lớn, mà hiện nay mới chỉ được sử dụng một phần: đây là cách nhìn nhận tiên tiến nhất, xem sức lao động của con người là một nguồn lực quý giá nhất trong các nguồn lực của sản xuất và phải biết động viên nó thể hiện ra.
- b) Các học thuyết về con người.
- Tương ứng với ba quan điểm về con người lao động có 3 thuyết về con người và 3 mô hình quản lý con người.
- 3 thuyết về con người - Thuyết X.
- quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp phương Tây.
- Học thuyết X đưa ra giả thiết có thiên hướng tiêu cực về con người như sau:.
- Lười biếng là bản tính của con người bình thường, họ chỉ muốn làm việc ít..
- Từ khi sinh ra, con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức..
- Bản tính con người là chống lại sự đổi mới..
- Họ không được lanh lợi, dễ bị kẻ khác lừa đảo và những kẻ có dã tâm đánh lừa Từ những giả thiết về bản tính con người nói trên, học thuyết X cũng cung cấp phương pháp lý luận truyền thống là: "Quản lý nghiêm khắc".
- Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người..
- Học thuyết X cho thấy rằng đây là học thuyết có cái nhìn mang thiên hướng tiêu cực về con người và là một lý thuyết máy móc.
- Theo học thuyết này thì các nhà quản trị lúc bấy giờ chưa hiểu hết về các mức nhu cầu của con người nên chỉ hiểu đơn giản là người lao động có nhu cầu về tiền hay chỉ nhìn phiến diện và chưa đầy đủ về người lao động nói riêng cũng như bản chất con người nói chung.
- hay tiến bộ hơn về lý thuyết quản trị nhân lực.
- Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung..
- Lao động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện tượng của con người..
- Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu của tổ chức..
- Tài năng con người luôn tiềm ẩn vấn đề là làm sao để khơi gợi dậy được tiềm năng đó..
- Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân.
- Từ cách nhìn nhận về con người như trên, học thuyết Y đưa ra phương thức quản trị nhân lực như sau:.
- Như vậy từ nội dung của học thuyết Y ta thấy học thuyết này có tích cực và tiến bộ hơn học thuyết X ở chỗ nó nhìn đúng bản chất con người hơn.
- Nó phát hiện ra rằng, con người không phải là những cỗ máy, sự khích lệ đối với con người nằm trong chính bản thân họ..
- Thuyết X thì nhìn theo thiên hướng tiêu cực về con người nhưng nó đưa ra phương pháp quản lý chặt chẽ..
- Thuyết Y nhìn nhận con người hơi quá lạc quan nhưng nó cũng đưa ra cách quản lý linh động phù hợp với một số lĩnh vực có tri thức cao và đòi hỏi sự sáng tạo của nhân viên..
- Điều đó thể hiện ước muốn của con người là đạt tới một trình độ quản lý nhân sự ưu việt nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho người lao động.
- 3 trường phái quản lý con người.
- Một số nguyên tắc quản lý con người của trường phái cổ điển:.
- Không tin vào con người và đánh giá thấp con người (cho con người bản chất là lười biếng, không muốn làm việc)..
- Vì không tin con người nên nhất thiết phải kiểm tra, kiểm soát họ từng giây, từng phút.
- Buộc con người phải làm việc với cường độ lao động cao, liên tục, dẫn đến chỗ chóng suy nhược cơ thể, giảm khả năng làm việc..
- Một số nguyên tắc quản lý con người của trường phái tâm lý xã hội..
- Chú trọng thông tin cho mọi người, đồng thời nhà quản lý phải liên lạc thường xyên với con người (hiểu họ nghĩ gì, cần gì, có khó khăn gì)..
- Cần chú ý tớ dự luận, đến các luồng tin tức trao đổi giữa những con người trong doanh nghiệp để xử lý một cách khách quan và có lợi cho công việc chung..
- Đào tạo các nhà tâm lý học lao động, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng các mối quan hệ con người trong doanh nghiệp..
- Ưu tiên cho các quan hệ con người trong hoạt động: nhà quản lý, nhà tổ chức trước tiên phải là một nhà thực hành tâm lý học, một người giỏi động viên và thông tin, liên lạc với con người..
- Một trong số nguyên tắc quản lý con người của trường phái hiện đại:.
- Bàn bạc, thuyết phục, thương lượng với con người để đạt được sự đổi mới, đặc biệt chú ý đến bộ phận tích cực..
- Nhà quản lý phải có đầu óc chiến lược, có đầu óc tổ chức, giỏi làm việc với con người, động viên, phát huy được khả năng của con người..
- Họ đánh giá con người cao hơn nhiều so với trường phái tổ chức lao đôngj khoa học, đặc biệt họ cho rằng con người có nhiều khả năng mà các nhà quản lý cần tìm cách khai thác, huy động vào sản xuất..
- Họ coi con người như “một hệ thống mở, phức tạp và độc lập”.
- Cần phải thấy rõ hệ thống đó khi điều khiển con người..
- Tuy nhiên, muốn thỏa mãn con người trong lao động, trong cuộc sống cần nhiều điều kiện..
- Điều này đòi hỏi những kiến thức quản lý con người và tài năng của từng người giám đốc, từng nhà kinh tế, nhà quản trị.
- Kinh nghiệm các nước công nghiệp phát triển ngày nay đều sử dụng kết hợp các mô hình các thuyết trên vào quản lý con người một cách có chọn lọc..
- Khi hoạch định chính sách quản lý con người cần phải quan tâm đầy đủ đến những điểm sau:.
- Tạo ra những điều kiện để con người làm việc có năng suất lao động cao, đảm bảo yêu cầu của doanh nghiệp..
- Quan tâm đế nhữngnhu cầu vật chất, tinh thần, đặc biệt là những nhu cầu về tâm lý, xã hội của con người..
- Làm cho con người ngày càng có giá trị trong xã hội..
- Thấy rõ được các mối quan hệ tác động giữa kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, xã hội khi giải quyết các vấn đề liên quan đến con người..
- Quản lý con người một cách văn minh, nhân đạo, làm cho con người ngày càng có hạnh phúc trong lao động và trong cuộc sống..
- Quản trị nhân lực là một hệ thống các kiến thức, các nguyên tắc và các phương pháp khoa học đã được đúc rút và kiểm nghiệm qua thực tế để thực hiện các chức năng quản lý con người, tạo động lực để thúc đẩy hoạt động của họ, liên kết và phối hợp các hoạt động của con người.
- Lãnh đạo và kiểm tra các hoạt động của con người để thực hiện được các chức năng quản lý con người đó, người quản lý phải biết vận dụng linh hoạt các kiến thức, phương pháp quản lý cho phù hợp với từng người lao động trong từng trường hợp..
- Quản trị nhân lực liên quan đến con người vì con người là đối tượng quản lý, mà trong quá khứ, hiện tại, cũng như tương lai, con người luôn luôn thay đổi, luôn luôn phát triển, con người có kiến thức từ giáo dục, có kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn hoặc từ quan sát thực tế.
- Con người có văn hóa, có kiến thức, có kinh nghiệm thực tế đó không chịu đứng yên để nhìn điểu kiện hoạt động, kết quả hoạt động của mình diễn ra như cũ hoặc xấu đi mà luôn phấn đấu vươn lên những điều kiện tốt đẹp hơn.
- Con người không ngừng sáng tạo cải tiến kỹ thuật, công nghệ, luôn đấu tranh cho quan hệ tự do bình đẳng để làm cho sản xuất ngày càng hiệu quả, đời sống ngày càng được nâng cao vì thế quản trị nhân lực cũng phải luôn vận động biến đổi cho phù hợp