« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước


Tóm tắt Xem thử

- BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA.
- Văn hóa dân tộc là sản phẩm tích lũy từ hàng ngàn thế hệ, là tài sản có giá trị vĩnh hằng, không chỉ của dân tộc mà của cả nhân loại, vì vậy, nó cần được bảo tồn và phát huy.
- Một dân tộc nếu để mai một truyền thống văn hóa sẽ khó giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình.
- Văn hóa suy thoái sẽ gây trở ngại trực tiếp đến tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó..
- Kinh tế và văn hóa là những lĩnh vực cốt lõi của sự tồn tại mỗi dân tộc.
- Sứ mệnh lịch sử của dân tộc ta trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là giành chính quyền và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân vững mạnh.
- còn sứ mệnh lịch sử hiện nay là xây dựng nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
- Do đó, đòi hỏi chúng ta phải biết kế thừa vốn văn hóa cổ truyền tốt đẹp, biết chủ động tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giá trị văn hóa của các dân tộc trong nền văn hóa chung thống nhất, tạo điều kiện để các dân tộc phát triển.
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em.
- Các dân tộc.
- cùng nhau chung sống lâu đời, có chung một vận mệnh lịch sử, cùng chung một sự nghiệp, cho nên đã nảy sinh một cách khách quan những mối quan hệ về các mặt trong đời sống xã hội, tạo nên nền văn hóa chung thống nhất từ sự đa dạng các sắc thái, bản sắc của nhiều tộc người.
- Các dân tộc ở Việt Nam dù dân số đông như người Kinh, hay chỉ mấy trăm người như người Rơmăm, Ơđu, Sila, Pupéo thì cũng là những tộc người riêng, có ý thức tự giác, có những truyền thống và sắc thái văn hóa riêng, họ tự hào về nền văn hóa của mình.
- Đảng, Nhà nước ta phải có trách nhiệm bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa của mỗi tộc người đó..
- Công cuộc đổi mới ở nước ta gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa đòi hỏi, vừa tạo điều kiện để phát triển và nâng cao đời sống văn hóa và phát triển nguồn nhân lực của các tộc người, đặc biệt là đối với các tộc người thiểu số.
- Tương ứng với tình hình đó, những nhu cầu văn hóa tinh thần của con người cũng rất đơn giản.
- Hơn nữa, những yếu tố văn hóa ngoại nhập thường đóng khung trong một không gian xã hội hạn hẹp, độ lan tỏa ra xã hội chậm chạp nên cộng đồng có thì giờ để kiểm nghiệm, sàng lọc.
- Do đó, các giá trị văn hóa dân tộc dễ được bảo vệ và phát triển.
- Đó là cơ hội để cho văn hóa phát triển.
- nguy cơ bị kỹ thuật, công nghệ và hàng hóa thống trị, làm suy yếu các giá trị đạo đức, tinh thần.
- Chính trong bối cảnh đó, con người phải tìm cách trở về với các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong các mối quan hệ thân thiết của gia đình, của dòng họ, của quê hương.
- Sự trở về với các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người, của dân tộc sẽ là cơ sở vững chắc để mỗi người có định hướng đúng trong những biến động dữ dội của cuộc.
- Truyền thống là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội.
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nên truyền thống của một dân tộc không phải tự nhiên mà có.
- Nó được hình thành từ chính những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội mà dân tộc đó đã trải qua.
- Khi nói đến truyền thống, người ta thường đề cập đến mặt giá trị của nó, đó là yếu tố làm nên bản sắc văn hóa, làm nên cốt cách tinh thần, bản lĩnh và nét đẹp nhân cách, trở thành động lực phát triển của dân tộc..
- Do vậy, truyền thống được bảo vệ, kế thừa và trở thành nền tảng của cộng đồng dân tộc, “truyền thống giúp chúng ta tìm đến với căn nguyên từ quá khứ với tư cách là sự thể nghiệm hữu hiệu mang tính cá nhân, tự do và đầy trách nhiệm, và thậm chí với tư cách là ngọn nguồn thiêng liêng, và hơn thế nữa, chỉ cho chúng ta con đường tiến tới mục đích thiêng liêng, con đường chân chính.
- Vì vậy, nó là điểm tựa trong cuộc sống của một dân tộc” 1 .
- Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đang là một vấn đề cấp bách, có liên quan chặt chẽ đến sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của một dân tộc.
- Đối với quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp được tạo nên bởi một nền văn hóa phong phú, đa dạng từ bao đời nay là một vấn đề sống còn đối vớ i sự tồn tại của dân tộc, bởi đó không chỉ là bản sắc, cội nguồn, cốt cách của con người Việt Nam mà còn là sức mạnh to lớn đủ sức nâng dân tộc ta lên một tầm cao mới mà ở đó, chúng ta mới có khả năng vươn tới và khai thác tốt những cơ hội do sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay mang lại..
- Việt Nam những năm gần đây, dưới tác động của cơ chế thị trường, sự biến đổi trong văn hóa của các dân tộc có diễn ra có phần nhanh chóng và mạnh mẽ hơn so với thời kỳ trước đổi mới.
- Sự tác động mạnh mẽ đó giúp cho các dân tộc có thể tiếp thu những tinh hoa văn hóa làm phong phú thêm vốn văn hóa của mình.
- Mặt khác, cơ chế thị trường với sự phát triển kinh tế và sự tiến bộ xã hội dường như đang là nhân tố góp phần làm mai một giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, thậm chí, là nguyên nhân dẫn tới việc đánh mất bản sắc văn hóa của.
- 1 Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa.
- các tộc người.
- Nhiều khi văn hóa truyền thống bị văn hóa “hiện đại” lấn áp, đè bẹp.
- Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc nhanh chóng mất đi và thay thế vào đó là những giá trị mới, chủ yếu được du nhập từ bên ngoài vào.
- Vì thế, nền văn hóa của một số tộc người hay của một số bộ phận tộc người đã mang một diện mạo mới, khác hẳn những gì trước đây nó có.
- Ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có vị trí thuận tiện về giao thông, thuận lợi trong phát triển sản xuất hàng hóa, các phương tiện sinh hoạt văn hóa tinh thần được thay thế bởi các đồ điện tử thì xu hướng chạy theo các giá trị vật chất, coi nhẹ giá trị truyền thống đã nảy sinh.
- Trước những biến đổi đó, sẽ dễ dẫn tới khả năng các dân tộc thiểu số hoang mang, nghi ngờ, chối bỏ các giá trị truyền thống để nhanh chóng hòa nhập với cái hiện đại.
- Hiện t ượng một số người Mường, người Thái bán nhà sàn đi để xây nhà lầu, một số thanh niên dân tộc thích tổ chức đám cưới theo kiểu người Kinh ở thành phố, một số gia đình không muốn con em mình học tiếng dân tộc… đang diễn ra có phương hại đến sự phát triển văn hóa các tộc người thiểu số.
- Họ tỏ ra thích nghi một cách nhanh chóng các mốt trang phục và nhà ở mới, vừa đẹp vừa sẵn có ở thị trường, bỏ xa dần trang phục truyền thống và nhà sàn của mình.
- Ngay cả với dân tộc Mông, một dân tộc được coi là “bảo thủ” nhất trong vấn đề ăn, mặc c ũng đã bị quần áo, vải vóc hiện đại trên thị trường xâm lấm.
- Tương tự, trong bài Tổng quan về văn hóa Mường có nhận xét: “Thực tế cho thấy sự tăng trưởng kinh tế không phải bao giờ c ũng tỷ lệ thuận với sự phát triển văn hóa.
- Ở nhiều làng Mường vùng sát với các làng người Kinh, hầu như không còn sắc thái gì của văn hóa Mường.
- Nhiều giá trị truyền thống đang bị coi là tàn dư phong kiến, là mê tín, nên người dân thiếu thái độ tôn trọng,.
- 2 Văn hóa các dân tộc Tây Bắc – Thực trạng và những vấn đề đặt ra.
- chưa kể đến cá biệt còn có hành vi làm xâm hại văn hóa dân tộc” 3 .
- Ở Tây Nguyên, nơi hội tụ của một vùng văn hóa dân gian truyền thống, hoang sơ, nhưng r ất đặc s ắc, những năm qua, do hạn chế về nhận thức của cán bộ và nhân dân, do quản lý văn hóa và xã hội còn nhiều yếu kém, do tác động mặt trái của kinh tế thị trường và của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nguyên nhân dẫn đến việc phá vỡ cấu trúc văn hóa truyền thống, tạo nên sự đứt gãy trong văn hóa truyền thống của các tộc người Tây Nguyên.
- Bản sắc văn hóa các tộc người ở Tây Nguyên đang có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng: “Những cồng chiêng không còn linh hồn để đuổi bắt nhau trong ngày hội, những đêm khan trở nên thưa thớt, chắp vá và miễn cưỡng, những lễ hội không còn sức nóng mê hoặc của sự thăng hoa, và những tượng mồ, nhà mồ cũng ra đi dần cùng với những quan niệm và những khu rừng thiêng của họ.
- Các giá trị văn hóa vật thể độc đáo cũng mất dần, nhà cửa, trang phục hoặc đơn giản hóa hoặc mô phỏng theo miền xuôi” 4 .
- Trong khi đó, ở những nơi vùng cao, vùng xa, vùng sâu do giao thông kém phát triển, ít có điều kiện giao tiếp với thế giới bên ngoài nên tác động của kinh tế thị trường có phần yếu hơn, do đó, đồng bào tộc người thiểu số bị hạn chế trong việc tiếp thu những giá trị văn hóa mới, nhưng họ lại bảo tồn đậm nét hơn các giá trị văn hóa truyền thống của mình.
- Như người Xinh - Mun Nghẹ do sống tương đối biệt lập nên còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống, trong khi đó, người Xinh – Mun Dạ cư trú ở ven quốc lộ đã tiếp thu mạnh mẽ những giá trị văn hóa của người Thái và các dân tộc láng giềng khác..
- Sự phát triển văn hóa dân tộc phải là s ự phát triển liên tục trên cơ sở kế thừa truyền thống.
- Việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam thống nhất và đa dạng phải trên cơ sở giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
- Muốn bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống thì điều quan trọng là phải làm sao trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó cho các thế hệ sau.
- 3 Văn hóa các dân tộc Tây Bắc – Thực trạng và những vấn đề đặt ra.
- 4 Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- không nhận thức được văn hóa truyền thống là vốn quí, là tài sản vô giá nên họ có tâm lý tự ti, mặc cảm, thậm chí coi thường, đánh giá thấp di sản văn hóa do cha ông để lại, cho rằng những giá trị truyền thống là cái lạc hậu, lỗi thời.
- Mặt khác, họ lại bị choáng ngợp trước những thành quả văn hóa của nước ngoài cũng như những dân tộc có trình độ phát triển cao hơn.
- Do đó, nhiều người có xu hướng quay lưng lại với văn hóa truyền thống và dễ dàng tiếp nhận các giá trị ngoại lai như là cái tiên tiến, cái hiện đại.
- Hiện tượng này thường diễn ra một cách tự phát không chỉ trong cộng đồng dân tộc đa số (Kinh) mà còn nảy sinh trong cộng đồng các dân tộc thiểu số do hạn chế về trình độ nhận thức, cũng có khi lại là kết quả của đường lối và các chính sách kinh tế - xã hội sai lầm chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế trước mà bỏ quên những giá trị tinh thần – cơ sở nền tảng bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của một dân tộc.
- Một dân tộc chỉ có thể tồn tại nếu như nền văn hóa của họ được bảo tồn.
- Vì thế, phải làm sao cho sự biến đổi văn hóa dân tộc diễn ra theo xu hướng bảo tồn được những giá trị tốt đẹp của họ trong khi tiếp nhận những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc khác để làm giàu thêm vốn văn hóa của mình.
- Tuy nhiên, việc tiếp nhận những giá trị ngoại lai, từ bên ngoài đưa đến phải diễn ra như là quá trình làm cho nó thích ứng với hệ thống có sẵn của mình chứ không thể là sự tiếp thu số lượng một giá trị bất kỳ, nếu không có thể dẫn đến hiện tượng đứt gãy truyền thống và các giá trị truyền thống có thể bị thay thế bởi các giá trị ngoại lai, xa lạ với nền văn hóa dân tộc.
- Đồng thời, cần phải đưa các giá trị văn hóa mới vào đời sống cư dân bằng cách đẩy mạnh giao lưu văn hóa giữa các vùng, các dân tộc.
- nghiên cứu, sưu tầm, khai thác, sử dụng triệt để vốn văn hóa dân tộc.
- Việc xây dựng nền văn hóa chung, thống nhất và đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam phải được thực hiện trên cơ sở giữ gìn bản s ắc văn hóa của các dân tộc, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
- Cũng cần thấy thêm rằng, công cuộc đổi mới với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, là thời cơ và là thách thức lớn đối với văn hóa của cả nước, đặc biệt đối với văn hóa các dân tộc thiểu số.
- nền văn hóa còn mang đậm nét dân gian, mang theo tính chất hồn nhiên, bước vào một nền văn hóa hiện đại với bao quan hệ xã hội phức tạp, đó là bước ngoặt lớn đối với văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Từ đó, đòi hỏi các tộc người bằng kinh nghiệm của bản thân mình, ý thức được một cách sâu sắc những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người mình.
- Mặt khác, ý thức đó phải được sự hỗ trợ đắc lực của một hệ thống đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn:.
- coi văn hóa là nền tảng tinh thần, mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
- thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc..
- Với ý nghĩa đó, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và công cuộc đổi mới đất nước nói riêng ở nước ta hiện nay vừa đòi hỏi, vừa tạo điều kiện để xây dựng và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số định hướng tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Có thể khẳng định, chính sách dân tộc và chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện đầy đủ tư tưởng quan trọng: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với nhiều thành phần dân tộc khác nhau và do đó, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa chung của các dân tộc, vừa thống nhất, vừa đa dạng.
- Theo tư tưởng trên, mỗi một dân tộc dù đông người hay ít người đều có nền văn hóa của mình với những truyền thống và sắc thái riêng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa chung của cả cộng đồng.
- Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc chỉ có thể thực hiện bởi chính những dân tộc đó một khi họ ý thức được sự cần thiết của việc làm này, đồng thời, là nhiệm vụ quan trọng của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà n ước trong bảo tồn và phát triển nền văn hóa mỗi tộc người và nền văn hóa chung của cả dân tộc.
- Và điều không kém phần quan trọng là phải chú ý đến việc đổi mới truyền thống, xây dựng những truyền thống văn hóa mới mang nội dung của thời đại..
- Từ sự phân tích trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc ở nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:.
- Coi trọng và kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, lấy đó là cơ sở để lựa chọn các giá trị mới của thời đại..
- Khẳng định những giá trị văn hóa cần giữ gìn và phát huy, các yếu tố lạc hậu cần loại bỏ.
- Chủ động chống lại ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa ngoại lai..
- Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, coi văn hóa là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội..
- Phổ biến các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau: thông qua các lễ hội truyền thống, đưa nội dung văn hóa các dân tộc vào chương trình giáo dục và đào tạo, qua phong trào văn nghệ quần chúng, các hình thức du lịch….
- Sưu tầm, nghiên cứu và tìm hiểu các giá trị văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc và vùng dân tộc.