« Home « Kết quả tìm kiếm

Bước đầu tìm hiểu về Tơring và các thủ lĩnh của người GIARAI từ nửa cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX


Tóm tắt Xem thử

- Trước khi người Pháp đặt được ách cai trị lên các cao nguyên phía tây của vùng đất Nam Trung Bộ, người Giarai đã có một tổ chức xã hội mà họ gọi là tơring/ tring 3 , có quy mô lớn hơn làng.
- Tổ chức xã hội cổ truyền này của người Giarai không được nhiều tư liệu nhắc đến.
- Trong báo cáo tham luận tại hội thảo Việt Nam học lần thứ ba này, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ phần nào về các tơring và một số thủ lĩnh của các tơring lớn của người Giarai từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, trong điều kiện tư liệu cho phép..
- Vài nét về người Giarai.
- Địa bàn cư trú của người Giarai trải dài từ phía nam tỉnh Kon Tum đến bắc tỉnh Đắk Lắk (theo chiều bắc – nam).
- Trong không gian đó, tỉnh Gia Lai là khu vực sinh sống tập trung của tộc người này..
- Riêng ở Gia Lai, người Giarai là một trong hai dân tộc thiểu số được coi là cư dân bản địa.
- Tính đến ngày trong tổng số 379.589 người Giarai sinh sống trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên thì có tới 334.654 người đang cư trú ở tỉnh Gia Lai 5 (chiếm 90,8% trong tổng số người Giarai ở Tây Nguyên và 30,38%.
- Ở Gia Lai, người Giarai cư trú tập trung trên cao nguyên Plâyku, và các huyện phía nam của tỉnh.
- Xét về đơn vị hành chính thì khu vực cư trú của người Giarai ở Gia Lai thuộc thành phố Plâyku và các huyện: Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê.
- Người Giarai có 5 nhóm địa phương.
- Nhóm Giarai Aráp cư trú ở khu vực phía nam tỉnh Kon Tum, tây bắc thành phố Plâyku, huyện Chư Pah.
- Phía bắc và phía đông khu vực cư trú của nhóm địa phương này tiếp giáp với khu vực cư trú của người Bana..
- Nhóm Giarai Hdrung (gồm cả 2 nhóm nhỏ Chon và Hơbau) cư trú ở khu vực đông nam Plâyku, nửa huyện Chư Prông và tây huyện Đak Đoa..
- Địa bàn cư trú của nhóm này là khu vực thung lũng lòng chảo Cheo Reo (nay thuộc thị xã Ayun Pa và hai huyện Ia Pa, Phú Thiện tỉnh Gia Lai).
- Nhóm này cũng còn được gọi là Giarai Cheo Reo theo tên ghép của hai thủ lĩnh nổi tiếng trong vùng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
- Nhóm Giarai Mthur cư trú ở khu vực tiếp giáp giữa người Giarai, Êđê và Chăm.
- Đến nay, tổ chức xã hội cổ truyền duy nhất còn tồn tại trong khu vực người Giarai là làng (plơi, bôn hoặc buôn).
- Plơi là cách dùng phổ biến trong hầu hết các nhóm Giarai còn bôn hay buôn chỉ được sử dụng trong khu vực người Giarai Chor và Giarai Mthur.
- Trong phần viết về dân tộc Giarai, tác giả Các dân tộc tỉnh Gia Lai – Công Tum cho rằng: plơi là từ gốc của người Giarai còn bôn, buôn là một từ trong ngôn ngữ Tày – Thái bắt nguồn từ bản..
- Làng của người Giarai thường ở gần nguồn nước, thuận tiện cho việc sản xuất nhưng không ẩm thấp.
- Theo Lưu Hùng thì trung bình cứ 100km 2 có 7,2 làng Giarai (con số này ở các tộc người láng giềng của người Giarai như: người Bana là 4,8.
- Còn ở vùng người Giarai Chor và Giarai Mthur vốn không có ngôi nhà chung của làng nên mọi sinh hoạt, hội họp của cộng đồng thường được tiến hành ngay tại gian amang (gian khách) trong ngôi nhà của chủ làng (khoa Plơi)..
- Ngoài khu vực đất cư trú, làng của người Giarai bắt buộc phải có đủ đất – rừng bố trí cho sản xuất, nghĩa địa, nơi chăn thả gia súc, thu nhặt lâm thổ sản và săn bắn....
- Người Giarai hay đặt tên làng theo tên nguồn nước trong khu vực cư trú, ví dụ: Plơi Phìn (gần suối Ia Phìn), bôn Broái (gần suối Broái.
- Nhà sàn Giarai là nơi cư trú của các gia đình mẫu hệ, gồm có hai loại: Người Giarai Chor và Giarai Mthur cư trú trong những ngôi nhà dài, cửa lên xuống ở hai đầu hồi.
- Thử nhận diện tơring và thủ lĩnh các tơring trong xã hội Giarai cổ truyền Một số tư liệu cho biết, trong lịch sử, người Giarai và một số dân tộc khác ở Tây Nguyên đã từng có một số tổ chức xã hội vượt ra khỏi phạm vi từng làng độc lập, thu hút nhiều làng để hình thành những cộng đồng lớn hơn gọi là tơring, char.
- Khi nghiên cứu: Văn hoá xã hội &.
- Tác giả Các dân tộc tỉnh Gia Lai – Công Tum, phần viết về người Giarai cũng cho rằng: Tơring vốn là một cộng đồng lãnh thổ.
- Cửu Long Giang và Toan Ánh cũng ghi nhận: “nhiều trận đánh nhau dữ dội đã diễn ra giữa bộ lạc Mạ và Phù Nam, bộ lạc Giarai và Rhade với Lâm Ấp… họ (tức người Giarai và Êđê – NTKV) cũng không được yên ổn vì người Lâm Ấp luôn tổ chức những cuộc đột nhập những nơi (họ) định cư để đánh cướp nô lệ, của cải” 12.
- Như vậy, việc hình thành các tơring trong khu vực người Giarai trước khi người Pháp có mặt ở Tây Nguyên, bên cạnh lý do có cùng làng gốc, không thể thiếu lý do các làng cần liên minh với nhau để tạo thêm sức mạnh quân sự..
- Về thủ lĩnh.
- Trong công trình Tìm hiểu đồng bào Thượng công bố trên tạp chí Quê hương năm 1961, khi viết về các thủ lĩnh Thượng nói chung, Nghiêm Thẩm nhận xét:.
- Hiện nay, trong tất cả các bộ lạc Thượng, những người có nhiều của đều chiếm uy lực và quyền thế… Ở dân tộc Giẻ của tỉnh Kon Tum, việc thay đổi các thủ lĩnh thường xuyên diễn ra, khi ai trở nên giàu có thì người đó được làm thủ lĩnh 16.
- Quan sát các thủ lĩnh Êđê và Mnông ở Đắk Lắk, Hồ Văn Đàm cũng thấy rằng: “Lúc xưa mỗi bộ lạc có một tù trưởng, vị tù trưởng ấy tức là kẻ giàu, có oai tín thống trị một vùng” 17.
- Họ thường giàu có và trở thành thủ lĩnh, như Chreo (Ayun Pa), Jép (ở khu vực tây nam Gia Lai)… sự giàu có mà một bộ phận người Tây Nguyên nói chung, người Giarai nói riêng có được, ngoài dựa vào thần quyền (sức mạnh có được từ niềm tin của cư dân có tín ngưỡng “vạn vật hữu linh.
- Như vậy, có thể nói: thủ lĩnh các tơring của người Giarai có được quyền lực chủ yếu bằng sức mạnh quân sự, kinh tế cộng với sức mạnh thần quyền mà họ có được bởi hào quang từ niềm tin của cư dân thuộc tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”..
- Paul Gullemenet cho rằng: trong khu vực người Bana tơring không có tên..
- Ở khu vực người Giarai, các tơring đều có tên.
- Tên gọi của tơring thường được đặt theo tên của các thủ lĩnh với ý nghĩa chỉ vùng đất đó là của thủ lĩnh cùng tên (như tơring lon Chú Chreo, tơring lon Sa Gâm.
- Những tơring của người Giarai thường được nhắc đến là: tơring lon Chú Chreo (có nghĩa là vùng đất của Chú Chreo) ở khu vực Ayun Pa, Ia Pa, Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) hiện nay.
- tơring lon Sa Gâm (vùng đất của Sa Gâm), ở khu vực nay là huyện Krông Pa.
- tơring lon Hdrung (hiện là nhiều huyện trên cao nguyên Plâyku)….
- chỉ một khu vực địa lý mà cư dân sinh cơ lập nghiệp ở đó.
- Trong tất cả những tên khu vực địa lý, chỉ có “tơring” là có ranh giới rõ rệt, không ai nhầm lẫn, và không ai tranh chấp nữa.
- Mỗi tơring có một hay một số thủ lĩnh.
- Vai trò của các thủ lĩnh tơring chỉ nổi bật khi tiến hành các nghi lễ hoặc có chiến tranh..
- Ngoài tổ chức xã hội tơring, trong khu vực người Giarai cũng xuất hiện vùng lãnh thổ liên minh cộng đồng gọi là đế char (vùng rộng lớn).
- Những thủ lĩnh và tơring nổi tiếng của người Giarai cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
- Thủ lĩnh Chú, Chreo và tơring lon Chú Chreo.
- Cho đến cuối thế kỷ XIX, khu vực được gọi là Cheo Reo dưới thời thuộc Pháp, nay là thị xã Ayun Pa và các huyện Ia Pa, Phú Thiện, chỉ có một bộ phận rất ít người Giarai cư trú.
- Anh em Chú và Chreo sau nhiều lần đến săn bắn ở khu vực từ Rơngol Por Klang 24 (nay là nhà máy đường Ayun Pa) tới vùng đất nay là trung tâm thị xã Ayun Pa đã đưa dòng họ Rơchom của mình từ Chứ Jú (núi Đen) đến đây lập làng vào nửa cuối thế kỷ XIX..
- nơi dòng họ Rơchom của các thủ lĩnh Chú và Chreo ra đi – hiện có 2 luồng ý kiến khác nhau:.
- khu vực tây bắc huyện Krông Pa, hiện có 2 dãy núi có thành tố đầu là Jú (tiếng Giarai có nghĩa là Đen): Jú Hđang (Thần Cọp Đen) và Jú Mơtlăn (Thần Trăn Đen) nhưng không có ngọn núi nào chỉ đơn thuần mang tên Jú..
- Chúng tôi cũng đã xác minh, ở xã Chư Né, huyện Krông Buk, cách thị trấn Buôn Hồ khoảng 35km về phía bắc, giáp huyện Ea H’leo, có một dãy núi mà người Giarai ở đây gọi là Chứ Jú.
- Đây là khu vực cư trú lâu đời của người Giarai.
- Theo chúng tôi, đây mới là quê hương của hai thủ lĩnh Chú và Chreo..
- H’Bem có ba người con: người con gái lớn là H’Leo lấy thủ lĩnh Nay Jak..
- Riêng các thủ lĩnh Chú và Chreo còn có cả súng Lào (hiện người kế vị dòng họ Rơchom là bà Rơchom H’Uel ở bôn Broái còn giữ), có gươm và kiếm.
- Khu vực ảnh hưởng của anh em Chú, Chreo được gọi là tơring lon Chú Chreo, nghĩa là vùng đất của Chú Chreo nằm ở thung lũng ngã ba hai con sông Ayun và Apa.
- người thuộc dòng họ Rơchom của các thủ lĩnh Chú, Chreo còn có nhóm cư dân theo ông Thăm di cư từ bắc Đăk Lăk sang.
- Trong vùng đất của mình, tư liệu thành văn cũng như điền dã đều chưa chứng minh được rằng các thủ lĩnh Chú và Chreo giữ vai trò là người đứng đầu một tổ chức xã hội thật sự với các chức năng như: quản lý lãnh thổ, tổ chức sản xuất, tổ chức về chính trị hay thực hiện các chức năng tôn giáo chung của cả tơring.
- Ảnh hưởng của các thủ lĩnh đối với các cộng đồng trong vùng chỉ ở mức làm cho cư dân nể sợ vì sức mạnh quân sự, vì sự giàu có của các ông và dòng họ Rơchom.
- Chỉ khi các làng trong vùng cần liên minh về mặt quân sự để chống lại lực lượng quân sự khác thì vai trò và khả năng quân sự của các thủ lĩnh mới thật sự được phát huy..
- Thủ lĩnh Rơlan Sa Gâm và tơring lon Sa Gâm.
- Nếu như vùng ảnh hưởng cũng như thân thế của Chú, Chreo và tơring lon Chú Chreo đã được một số công trình nghiên cứu quan tâm, trong dân gian cũng có nhiều người biết đến, thì về thủ lĩnh Sa Gâm và tơring lon Sa Gâm có rất ít thông tin.
- Trong cố gắng muốn làm sáng tỏ về thủ lĩnh Sa Gâm và vùng đất của ông, chúng tôi đã từng bước lần ra manh mối, tìm đến được ngôi làng của Sa Gâm – vị tù trưởng uy tín nhất trong nhóm Giarai Mthur những năm đầu thế kỷ XX..
- Sa Gâm là một người Giarai thuộc dòng họ Rơlan.
- Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhờ khống chế được con đường buôn muối từ Phú Yên qua Krông Pa – Cheo Reo, lên cao nguyên Plâyku mà ông trở thành một thủ lĩnh rất giàu, và có ảnh hưởng lớn ở phía đông đèo Tôna.
- Làng của Rơlan Sa Gâm nằm ở.
- Những người già trong làng 29 cho biết, người Giarai thường gọi Rơlan Sa Gâm là ơi Sa (ông Sa.
- Để giải quyết vấn đề muối cho vùng cao, đồng thời tăng cường liên minh với vị thủ lĩnh đầy uy lực ở phía đông, anh em.
- thủ lĩnh Chú, Chreo của tơring lon Chú Chreo ở phía tây phải tìm cách thiết lập quan hệ hôn nhân với thủ lĩnh Rơlan Sa Gâm.
- Nay Nui về sau cũng trở thành một thủ lĩnh rất nổi tiếng ở khu vực các con sông Ayun – Apa vào những năm giữa thế kỷ XX..
- Tư liệu điền dã mà chúng tôi thu thập được cho biết, Rơlan Sa Gâm có 7 bà vợ.
- Thủ lĩnh Rơlan Sa Gâm rất hiếm con.
- Bà vợ họ Nay đẻ ra người con trai sau này rất nổi tiếng là Nay Nui (tức ama H’Bư), ảnh hưởng của ông bao trùm cả khu vực tơring lon Chú Chreo và tơring lon Sa Gâm.
- Người Giarai tin rằng, đây là dấu hiệu cho biết, đứa bé này ngay từ khi ra đời đã được thần linh chăm sóc.
- Đó là một dấu hiệu để sau này sẽ trở thành một thủ lĩnh..
- Những người Giarai ở Ayun Pa, Krông Pa tin rằng đó là biểu hiện của Kdruh – tức là ân huệ của thần linh.
- Khi lớn lên, người con gái họ Ksor của thủ lĩnh Rơlan Sa Gâm có triệu chứng của bệnh tâm thần nhẹ.
- Những người Giarai trong vùng tin rằng, vì cha của bà làm lễ thổi tai cho con gái quá linh đình, cúng tế không đúng theo quy định của tổ tiên, nên bà bị yang (thần linh) phạt..
- Tơring lon Sa Gâm, có nghĩa là vùng đất của Sa Gâm nay là huyện Krông Pa, thuộc khu vực người Giarai Mthur.
- Theo tư liệu điền dã của chúng tôi, dưới thời thuộc Pháp, khu vực Ia Sươm/Xiêm thuộc huyện Krông Pa (nay tách ra thành các xã: Uar, Ia Sươm, Chư RKăm và Ia Rsai) chỉ có các bôn (làng):.
- Từ những điều tra trên, chúng tôi cho rằng, có nhiều khả năng, trong khu vực tơring lon Sa Gâm trước đây đã từng có một làng lớn nằm ven đường mang tên Ma Thur.
- Khi những người Việt và người Pháp đến vùng này, họ đã gọi chệch Ma Thur thành Mthur theo cách biến âm rất phổ biến của các địa danh hiện nay ở khu vực người Giarai và Bana tỉnh Gia Lai.
- Cư dân của tơring lon Sa Gâm gồm hai bộ phận, một bộ phận thuộc các làng đã sinh sống ở vùng này từ lâu đời với thủ lĩnh Rơlan Sa Gâm khá nổi tiếng trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và bộ phận dân cư thứ hai di chuyển từ phía đông lên muộn hơn.
- những người lập bôn Ơi Nu thuộc họ Rơlan vốn ở khu vực người Hroai (phía tây Phú Yên).
- Tơring lon Hdrung.
- Tuy nhiên, cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa tìm được nguồn tư liệu dân gian cũng như thành văn nào để có thể làm rõ hơn về tơring lon Hdrung và các thủ lĩnh của nó..
- người hoạt động lâu năm ở vùng này – cho biết: Vùng Plei Me có người Giarai tên Jep, ông là người làng Khôih nay thuộc xã Ia Me, Chư Prông, ông rất giỏi săn bắn, nhất là săn bò tót bằng lao, giáo.
- Vì theo quan niệm của người Giarai ở đây thì người giàu là phải có voi.
- Tuy nhiên, người cung cấp tư liệu cho chúng tôi cũng nói rằng, ông không chắc Jep đã có được vai trò của thủ lĩnh tơring hay chưa..
- đèo Chư Sê (ranh giới vùng trũng Cheo Reo với cao nguyên Plâyku) thì tương ứng với mỗi bậc thang đó là một tơring trong xã hội cổ truyền của người Giarai: tơring lon Sa Gâm nằm trên “bậc thang” thứ nhất từ dốc Suối Thá đến chân (đông) đèo Tôna, còn tơring lon Chú Chreo nằm trên “bậc thang” thứ hai, từ trên (tây) đèo Tôna đến chân (đông) đèo Chư Sê và ở nấc thang trên cùng là tơring lon Hdrung..
- Chúng tôi hy vọng, những thông tin trong bài viết sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm cơ cấu xã hội của người Giarai ở Tây Nguyên trước khi người Pháp tiến vào vùng đất này và đặt lên trên các tổ chức xã hội cổ truyền của người Giarai những đơn vị hành chính mới..
- 25 Trong số này có những người thuộc dòng họ Rơchom, là con cháu của hai ông Chú và Chreo hiện còn sinh sống tại khu vực Ia Pa mà đại diện là bà Rơchom H’uel (yă Linh) ở bôn Broăi, xã Ia Broăi, huyện Ia Pa..
- 28 Có lẽ vì làng này có người đã làm quan cho Pháp, nên người ta gọi tên làng theo cách đặt tên thông thường của người Giarai như plơi Ơi (làng của Ông), plơi Pơtao (làng của Vua)..
- 31 Vì người Giarai theo họ mẹ, nên con trai của Rơlan Sa Gâm không mang họ Rơlan của cha mà mang họ Nay của mẹ..
- 34 Người Giarai theo họ mẹ, con gái mới là người được kế tục và gìn giữ tài sản của dòng họ..
- 35 Người Giarai gọi tên đoạn đèo này là Tông Ă (có nghĩa là Vực Quạ) vì nó men theo đoạn sông Ba có một vực sâu mà trước kia ở vùng rừng núi quanh đó có rất nhiều quạ.