« Home « Kết quả tìm kiếm

Các kiểu kết cấu của truyện ngắn Pháp đương đại


Tóm tắt Xem thử

- TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ .
- Thật / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ Các kiểu kết cấu của truyện ngắn Pháp đương đại.
- Đó là một yếu tố của hình thức tham gia thể hiện chủ đề nội dung và tư tưởng tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc biến tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật.
- triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ" (Từ điển thuật ngữ văn học, nhà xuất bản Giáo dục, H, 1992).
- Như vậy, kết cấu là một yếu tố của hình thức tham gia thể hiện chủ đề nội dung và tư tưởng tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc biến tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật.
- Chính vì vậy, hình thức kết cấu của các tác phẩm văn học thường vô cùng đa dạng.
- Nhìn chung, kết cấu của truyện ngắn đơn tuyến thuộc hai dạng chính: kết cấu tuyến tính và kết cấu sắp đặt điện ảnh.
- Trước hết phải kể đến truyện ngắn có kết cấu tuyến tính.
- Trong truyện ngắn có kết cấu tuyến tính, các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian, đi từ tình thái đầu đến tình thái cuối của câu chuyện.
- Tuy nhiên, ngay cả khi tưởng như các tác giả cùng tuân thủ một kiểu cấu trúc, mỗi người lại có thủ pháp riêng trong việc tạo hiệu quả về nội dung và hình thức cho tác phẩm.
- Câu hỏi của David (René Kieffer, TNM số 15, tr.30-41) là truyện ngắn có kết cấu tuyến tính khá đơn giản.
- Trong truyện ngắn này, kết cấu tuyến tính làm cho trình tự thời gian theo lẽ thường trở thành đối trọng với cái không bình thường trong cách làm của David để hình dung con số sáu triệu người Do Thái bị sát hại.
- Vô hình chung, độc giả trở thành "đồng tác giả" của tác phẩm: cùng với việc phải thêm "da thịt" cho tác phẩm, anh ta còn phải tự mình nhận định đánh giá tính cách các nhân vật.
- Cách trình bày văn bản của các truyện ngắn có kết cấu tuyến tính khá đa dạng.
- Trong Nghệ sỹ, ba giấc mơ của nhân vật chính được trình bày thành ba đoạn cách nhau bởi các dấu sao: lần thứ nhất y thấy mình là một nhạc công pianô danh tiếng, lần thứ hai là nhà thơ và lần thứ ba y thấy mình biết bay.
- Đối lập với những truyện ngắn được cấu trúc thành chương đoạn rõ ràng, là những truyện ngắn được trình bày cụm thành một khối.
- Truyện ngắn có kết cấu tuyến tính thường dễ đọc, dễ hiểu, nhưng cũng dễ trở nên nhàm chán.
- Kiểu kết cấu này thường gặp dưới bốn dạng chính: Kết cấu vòng tròn, Kết cấu đảo ngược, Kết cấu lắp ghép và Kết cấu đan xen.
- Trong các truyện ngắn có kết cấu vòng tròn, câu chuyện thường được kể lại theo trình tự hiện tại - quá khư.
- Truyện Chiều không gian thứ ba (Georges Ferdinany, TNM số 18, tr.30-37) mở đầu bằng cảnh một phụ nữ da màu đang trợ giúp một nhà văn da trắng trong sinh hoạt cá nhân.
- Tiếp đến là những hồi tưởng của nhà văn về quãng đời từ khi mới đặt chân lên vùng đất nhiệt đới với những tham vọng tràn trề, đến khi mắc bệnh hiểm nghèo rồi trở nên mù loà, phải sống phụ thuộc vào người phụ nữ bản xứ.
- Tại sao André lại rơi vào tình cảnh trớ trêu này? Phần tiếp theo mang đến câu trả lời: Là một nhà văn rất thành đạt, André quyết định chuyển đến một nơi ở xứng tầm với tên tuổi của mình.
- Ngay buổi sáng đầu tiên ngồi trong phòng làm việc mới, André bất chợt quay đầu ra phía cửa sổ nhìn xuống đường: cơ man nào là xe cộ và người qua lại! Ông nảy ra ý định tính xem có bao nhiêu thời gian "không có xe cộ qua ngã tư", rồi có bao nhiêu thời gian "không có tiếng động cơ xe cô.
- Những cử chỉ lặp đi lặp lại của khách bộ hành và sự qua lại không ngừng không nghỉ của xe cộ khiến ông khó chịu bực bội.
- Truyện ngắn kết thúc bằng cảnh xe cứu thương tới và André "đã sẵn sàng".
- Cũng được xây dựng với kết cấu vòng tròn, nhưng một số truyện ngắn đương đại lại không tuân thủ quy tắc hiện tại - quá khứ - hiện tại mà lấy tình huống "đắt" nhất trong truyện làm giao điểm vòng tròn.
- Truyện ngắn mở đầu bằng cảnh Monica bắt đầu có ý định ăn thịt xác chồng: "Cô ta bắt đầu dùng răng rứt môi.
- Cô ta quay lại phía tôi - Anh có nghĩ là cái này [xác Méjan] ăn được không?" Sáu trang truyện tiếp theo đưa người đọc vào một câu chuyện khó tin: Méjan đưa Monica và một người bạn - người kể chuyện - đi du lịch bằng thuyền buồm.
- Một hôm chẳng may Méjan giẫm phải mảnh sắt gỉ, vết thương nhiễm trùng và hoại thư.
- Quá đau đớn, Méjan dùng súng tự vẫn.
- Hai người còn lại không biết lái thuyền, đành phó thác số phận cho gió và sóng biển.
- Như trong một cuốn phim, truyện ngắn quay về cảnh mở đầu khi Monica nảy ra ý định ăn thịt xác người chồng quá cố.
- Còn trong Hoại thư, việc chọn hình ảnh "vợ ăn thịt xác chồng" làm giao diện của vòng tròn tạo ra một nỗi ám ảnh thường trực, khiến người đọc không khỏi băn khoăn suy ngẫm về sự băng hoại của mối quan hệ vợ chồng, và rộng ra là sự xuống cấp trong quan hệ giữa người với người thời hậu hiện đại.
- Kết cấu đảo ngược là hình thức kết cấu tác phẩm vay mượn rõ nét nhất từ các phim hình sự.
- Sáu viên đạn xuyên qua người, máu vấy lên dải đăng-ten trên cổ áo, nắp túi áo, quần nịt, dây đeo gươm bằng lụa thêu và chiếc áo choàng dạ phớt.
- Nạn nhân là ai? Vì sao anh ta lại bị sát hại? Rõi theo cuộc điều tra của nữ thanh tra cảnh sát Graham, độc giả dần dần biết được nội tình sự vụ: François Dubois, đồng tính nam năm mươi tuổi, là giám đốc một hãng quảng cáo đang gặp khó khăn về tài chính.
- Ông ta dựng lên vụ ám sát giả (thực tế là một vụ tự tử) nhằm tránh cho hãng không bị phá sản và để người tình của ông ta được sở hữu số tài sản mình để lại.
- Vậy nó sẽ câm lặng, bởi nếu biết được nguyên do, chắc mẹ còn giận hơn : nó đã dùng một bên đuôi sam ấy và rất nhiều đồ chơi của mình để "trang trí" xác một người đàn ông mà nó phát hiện trong lúc chơi đùa trên đồng cỏ.
- Đứng trước một sự kiện lạ mở đầu câu chuyện, người đọc không thể không đặt câu hỏi "chuyện gì đã xẩy ra?" để rồi chăm chú rõi theo các sự kiện tình tiết trong truyện đặng tìm ra câu trả lời.
- Tác phẩm giống như một bức tranh được ghép bởi nhiều mảnh khác nhau, mỗi mảnh là một phần của câu chuyện.
- Ta về nhà thôi (Alain Demouzon, TNM số 19, tr.32-37) gồm ba phần được trình bày độc lập với nhau.
- Cảnh ba: "người đàn ông" tiếp bà mẹ tại nhà riêng, họ quyết định cùng "trở về nha.
- Trong cảnh thứ nhất, vài câu trao đổi ngắn ngủi giữa "người đàn ông" và ông bố hé lộ sự bất ổn của mối quan hệ tay ba "người đàn ông"- bà me.
- Qua những thông tin mà "người đàn ông" và bà mẹ trao đổi với nhau trong cảnh thứ ba, người đọc lờ mờ nhận ra mối quan hệ đặc biệt giữa hai người.
- Lúc này, độc giả buộc phải tham gia "trò chơi ghép hình" mà tác giả đưa ra, đó là đọc lại toàn bộ truyện, kết nối các tình tiết và sự kiện của cả ba cảnh để hiểu được nội dung tác phẩm.
- Đó là câu chuyện về một cặp loạn luân mẹ kế-con chồng : để có thể chung sống với nhau, người mẹ kế đã tìm cách đầu độc ông bố chết dần chết mòn, còn anh con trai đã sắp đặt vụ tai nạn giết người vợ trẻ.
- Cuộc đời chó má! của Jean-Claude Lecat (TNM số18, tr.68-73) cũng được chia thành hai phần tách bạch.
- Phần thứ hai tái hiện cảnh một giáo sư tâm lí học đang vừa chỉ vào hình ảnh một đứa trẻ trên màn hình vừa giải thích cho các đồng nghiệp và phụ tá của mình về những hành vi lạ của đứa trẻ.
- Nội dung bài giảng của vị giáo sư liên quan đến một vài chi tiết trong phần thứ nhất, hé lộ nhân vật xưng "con" chính là đứa trẻ trên màn hình.
- Lúc này độc giả phải đọc lại toàn bộ tác phẩm, gạch nối các tình tiết khả dĩ liên quan với nhau để cấu trúc lại cốt truyện.
- Nội dung câu chuyện có thể được tóm tắt như sau: bố mẹ đứa trẻ là một cặp nghiện rượu nặng và vô trách nhiệm, đã bỏ mặc con mình sống cùng con chó béc-giê cái (được nó kêu là "me.
- đứa trẻ lớn lên chẳng những không biết nói mà còn sợ người, sợ nước, sợ phải tắm, sợ phải nằm trên giường đệm.
- giáo sư tâm lí học đang cùng đồng sự nghiên cứu để dạy nó nói và cho nó làm quen với cách sinh hoạt của con người.
- Kiểu kết cấu này thường gặp trong các truyện ngắn chủ trương đồng hiện hai tuyến hành động của một nhân vật.
- Trong Kết cục của sói (Pierre Lepape, TNM số 18, tr.4-11) đan xen đồng hiện những hồi tưởng (ở thì quá khứ) và những suy tính (ở thì hiện tại) của một nguyên chính trị gia thất thế đang chờ ngày ra trước vành móng ngựa.
- Ngoài việc buộc độc giả phải tìm ra hai vế truyện (những gì nhân vật chính đã làm và những gì anh ta dự định làm trước toa.
- tác giả Kết cục của sói còn "phức tạp hoá" tác phẩm thông qua cách trình bày khá lạ: hơn năm trang truyện được viết thành một câu với dấu chấm lửng mở đầu.
- Việc kết hợp các thủ pháp khác nhau (kết cấu đan xen, điểm nhìn bên trong và cách trình bày văn bản đặc biệt) thực sự tạo được hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm: qua dòng chảy ý thức, nhân vật chính tự khắc hoạ mình một cách tự nhiên mà rõ nét, hiện nguyên hình một kẻ đã từng có thời làm mưa làm gió trên chính trường, nay tuy thất thế vẫn chưa thôi toan tính, vẫn giữ bản chất của một con sói già hung hãn và lắm mưu nhiều kế.
- Hình thức kết cấu của tác phẩm gây ấn tượng mạnh, cho cảm giác đó là cách tối ưu để thể hiện tinh thần nội dung câu chuyện.
- Tiếng kêu (Annie Saumont, Tôi không phải một chiếc xe cam-nhông, tr.92-100) cũng là một truyện ngắn có kết cấu đan xen.
- Kết cấu của truyện ngắn - đa tuyến (những truyện ngắn trong đó có từ hai tuyến truyện trở lên, mỗi tuyến truyện tương đương với một hành động truyện do một hoặc một nhóm nhân vật thực hiện) thường thuộc các dạng kết cấu tổ hợp, kết cấu đan xen và kết cấu lồng ghép.
- Kết cấu tổ hợp là kiểu kết cấu khá đơn giản.
- Tác giả tập hợp trong một truyện ngắn hai hoặc nhiều câu chuyện nói về cùng chủ đề.
- Sáu chuyện ở Malassis của Daniel Zimmermann (TNM số 12, tr.4-13) gồm sáu giai thoại về những con người và vụ việc lạ xẩy ra ở khu ngoại ô nghèo Malassis.
- Đoản khúc thơ về Nhà nước (Didier Daeninckx, TNM số15, tr.4-11) tập hợp mười hai câu chuyện, có tiêu đề theo trình tự mười hai tháng trong năm, kể lại mười hai vụ tự tử mà nguyên nhân là sự cùng quẫn do nghèo đói, thất nghiệp hay nạn phân biệt chủng tộc.
- Năm văn bản trong Cửa hai cánh (Pierre Lascoumes, TNM số 20, tr.52-57) có cùng chủ đề về hội hoạ nhưng lại có độ dài khá khác biệt, từ mười lăm dòng đến hơn một trang.
- Sở dĩ chúng tôi gọi đây là những "văn bản" vì trong tác phẩm này, ngoài hai câu chuyện đúng nghĩa mà tác giả tưởng tượng từ hai bức tranh, ba bài viết còn lại rất khó xác định loại hình.
- Kết cấu đan xen thường được các tác giả sử dụng với các truyện ngắn gồm hai tuyến truyện thực hiện bởi hai (hoặc hai nhóm) nhân vật.
- Giữa hai tuyến truyện này có mối liên hệ nhất định: khi thì đó là hai câu chuyện độc lập nói về cùng chủ đề, khi thì nội dung câu chuyện này góp phần làm sáng tỏ câu chuyện kia.
- Trong cả hai trường hợp, mỗi câu chuyện được chia thành nhiều đoạn và được trình bày xen kẽ nhau theo công thức A1>B1>A2>B2.
- Trong Cờ trắng (Claire Julier, TNM số 24, tr.77-82), tuyến truyện thứ nhất nói về hành trình của những người đàn ông tha hương kiếm sống, hi vọng tìm được miền đất hứa.
- tuyến thứ hai miêu tả cuộc sống lắt lay của những người vợ ở lại quê nhà với cha mẹ già và những đứa con thơ, hi vọng một ngày nào đó có thể gặp lại chồng nơi có cuộc sống dễ dàng hơn.
- Mỗi tuyến truyện gồm ba đoạn cảnh với độ dài tương đối bằng nhau.
- Nếu gọi tuyến thứ nhất là A, tuyến thứ hai là B, có thể biểu thị kết cấu của tác phẩm theo sơ đồ sau: A1 > B1 > A2 > B2 > A3 > B3 Cách trình bày đan xen các đoạn cảnh trong truyện ngắn này không chỉ cho phép đồng tái hiện diễn biến của hai tuyến truyện, mà còn tạo thành phép đối chiếu hai hình ảnh của kẻ đi người ở, một bên là những người chồng với bao đói khát tủi nhục nơi đất khách quê người, bước chân đi mà không biết tới đâu và bao giờ trở lại.
- một bên là những người vợ héo mòn trong cô đơn, chờ đợi vô vọng ngày đoàn tụ.
- Truyện ngắn được xây dựng với hai tuyến truyện liên quan đến những gì xảy ra trên bục giảng và dưới lớp học: trên bục giảng, sau khi ra đề cho học sinh làm bài, cô giáo trăn trở tìm những từ thích hợp để viết thư trả lời một quảng cáo có nội dung khiêu dâm đăng trên báo Giải phóng cuối tuần.
- cùng lúc, dưới lớp học, Costa không làm được bài, suy tính mọi cách để biết xem cô giáo làm gì.
- Nếu gọi tuyến truyện liên quan đến cô giáo là A, tuyến truyện về học sinh Costa là B, sơ đồ kết cấu của truyện sẽ là: A1 > B1 > A2 > B2 > A3 > B3 > A4 > B4 > A5 > B5 > A6 > B6 > A7 > B7 Có thể nói trong truyện ngắn này, kết cấu đan xen cùng với sự thay đổi điểm nhìn trần thuật (hai tuyến truyện đều được thuật lại ở ngôi thứ nhất số ít) góp phần thể hiện thành công tính đồng diễn của những suy nghĩ và hành động của hai nhân vật chính trong truyện, tạo được hiệu quả cao về nghệ thuật, khiến cho câu chuyện trở nên hết sức sinh động mặc dù không có các biến cố và tình tiết gay cấn.
- Kết cấu lồng ghép được sử dụng chủ yếu trong các truyện ngắn gồm một tuyến truyện chính và một tuyến truyện phụ, trong đó tuyến truyện phụ đóng vai trò là đối tượng quy chiếu, liên tưởng, giải thích cho tuyến truyện chính.
- Câu chuyện trong tuyến truyện chính được thuật lại đầy đủ, còn câu chuyện trong tuyến truyện phụ thường chỉ là những trích đoạn ngắn được ghép rải rác vào câu chuyện chính.
- Xen vào tuyến truyện này là những cảnh liên quan đến một tên lừa bạc khét tiếng mà nhà văn chứng kiến trong khi lui tới các quán bar.
- Trong Sáng thứ bảy ở quán cà phê Thương mại (Annie Saumont, TNM số 1, tr.66-74), mười hai đoản khúc của huyền thuyết Ulysse xen vào các đoạn cảnh của tuyến truyện chính, đóng vai trò giải thích nguyên nhân cái chết mà nhân vật chính trong truyện gây ra lúc mười tuổi cho một người vô gia cư: trong khi chơi đóng vai các nhân vật trong huyền thuyết, cậu cột ông ta (Ulysse) vào cán chổi (cột buồm) rồi nhốt vào tủ hốc tường của khu chung cư.
- Về cách trình bày văn bản trong truyện ngắn - đa tuyến cũng có nhiều điểm đáng nói.
- Nhìn chung, trong các truyện ngắn - đa tuyến có cấu trúc tổ hợp, các tuyến truyện thường được trình bày tách biệt nhau thông qua cách dòng, lui đầu dòng.
- Đôi khi tác giả còn sử dụng hai kiểu chữ in nghiêng và in thẳng.
- Nhưng trong một số tác phẩm, với chủ trương "buộc độc giả phải làm việc tối đa", tác giả không dùng bất kì dấu hiệu nào giúp phân biệt các phân đoạn của hai tuyến truyện.
- Những nguy hiểm của việc đọc sách (Claude Darbellay, TNM số 23, tr.41- 44) là một ví dụ.
- Truyện ngắn nói về một cậu bé mười sáu tuổi tên là Gouzou mới xin được vào làm trong một hiệu sách.
- Hôm ấy, cậu đang say sưa với đoạn mở đầu của một cuốn truyện miêu tả cuộc sống hạnh phúc của một gia đình nhỏ gồm bố mẹ và cậu con trai thì có một khách hàng tới nhờ cậu tư vấn về sách dành cho trẻ vị thành niên.
- Không một chút do dự, cậu khuyên vị khách mua cuốn sách mình đang đọc.
- Vị khách đi rồi, cậu đọc tiếp cuốn truyện và mới vỡ lẽ rằng cái gia đình hạnh phúc lúc ban đầu kia sau này trở nên "thối tha" bởi mối quan hệ loạn luân giữa người mẹ và cậu con trai.
- Những ngày sau đó cậu sống trong lo sợ, nghĩ đến một ngày nào đó người khách hàng kia tìm đến tố giác cậu với ông chủ, rồi cậu bị đuổi việc, rồi cậu sa vào con đường trộm cướp, rồi bị cảnh sát bắt vào tù, rồi bị bạn gái Patricia bỏ rơi.
- Cái tương lai ảm đạm mà cậu tưởng tượng ra cứ ngày đêm ám ảnh cậu cho tới một hôm bất ngờ gặp lại vị khách hàng trên đường, cậu thành thật xin lỗi vì đã tư vấn nhầm cuốn sách không phù hợp với tuổi vị thành niên, và được ông ta cho biết "đã hoàn toàn quên chuyện đo.
- Như vậy, Những nguy hiểm của việc đọc sách được xây dựng bởi hai tuyến truyện: câu chuyện về người thanh niên bán sách và câu chuyện được kể lại trong cuốn sách.
- Mỗi lời giải thích mà tôi tự đưa ra lại làm rối lời giải thích trước đó, lại làm cho hành động của cô càng trở nên mù mờ khó hiểu với tôi (tr.42).
- Để hiểu được nội dung những truyện ngắn có kết cấu và cách trình bày văn bản như thế này, độc giả phải tham gia trò chơi tìm ra các phân đoạn của mỗi tuyến truyện và lắp ráp chúng với nhau.
- Bên cạnh đó, họ còn vận dụng một cách sáng tạo những kĩ xảo của các ngành nghệ thuật khác, cho ra đời nhiều hình thức kết cấu độc đáo nhằm chuyển tải tối ưu chủ đề tư tưởng tác phẩm.
- Song song với việc đa dạng hoá nghệ thuật tổ chức cốt truyện, các tác giả truyện ngắn còn chú ý đến "mối liên hệ bề mặt" của tác phẩm, thể hiện qua những cách trình bày văn bản độc đáo, gây được hiệu ứng thẩm mĩ cả về nội dung và nghệ thuật.
- Họ chủ trương hướng tới những tác phẩm trong đó "các tầng bậc câu chuyện chỉ được khám phá dần dần qua nhiều lần đọc".
- Chức năng của truyện ngắn vì thế không chỉ dừng lại ở việc mang đến những "thông tin mới lạ" thông qua câu chuyện kể lại, mà còn mang đến cho người đọc thú vui khám phá nghệ thuật cấu trúc văn bản, và nhất là thú vui trở thành "đồng tác giả" của tác phẩm