« Home « Kết quả tìm kiếm

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán - nghiên cứu tại Trường Đại học Tiền Giang


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2018.106 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO.
- CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN - NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Nguyễn Minh Nhã 1* và Nguyễn Thị Thanh Thủy 2.
- 1 Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tiền Giang.
- Chất lượng dịch vụ đào tạo, chất lượng đầu ra, chuyên ngành kế toán, cơ sở vật chất, Trường Đại học Tiền Giang Keywords:.
- Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Tiền Giang.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có bốn nhân tố thật sự có ảnh hưởng và tác động tích cực đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Tiền Giang..
- Những nhân tố này bao gồm chất lượng đầu ra, trình độ của giảng viên, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo..
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán - nghiên cứu tại Trường Đại học Tiền Giang.
- Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
- Chuyên ngành kế toán đang được đào tạo ở các trường đại học trong cả nước với kết quả đào tạo đã đáp ứng khá tốt nguồn nhân lực về kế toán.
- Hiện nay, các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục tiến hành kiểm định các cơ sở giáo dục đại học dựa trên các tiêu chuẩn qui định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
- lượng dịch vụ là rất khó khăn và chất lượng dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi nhận thức của khách hàng về dịch vụ và có mối quan hệ với sự hài lòng của khách hàng..
- Để đánh giá đo lường chất lượng dịch vụ, một số mô hình đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trên thế giới.
- của chất lượng dịch vụ (Parasureman et al., 1988)..
- Một số nghiên cứu đưa ra định nghĩa chất lượng (Harvey and Green, 1993), các yếu tố đánh giá chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học (Snipes and Thomson, 1999.
- Một số tác giả ở Việt Nam đã vận dụng các mô hình này để đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo tại các trường đại học cụ thể.
- Dựa vào các nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam, nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Tiền Giang..
- 2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Mô hình nghiên cứu.
- Sự hài lòng của sinh viên về khóa học là rất quan trọng và phụ thuộc chất lượng đào tạo dựa trên nhiều yếu tố: chương trình đào tạo, các môn học, đội ngũ giảng viên, giáo trình, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm trí tuệ mà cơ sở giáo dục cung cấp cho sinh.
- Nghiên cứu tại Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đưa ra mô hình gồm 6 nhân tố:.
- Nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ đưa ra mô hình chỉ có 2 nhân tố là cơ sở vật chất, tác phong và năng lực của giảng viên (Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu, 2013).
- Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học của thành phố Đà Nẵng có 5 nhân tố được đưa ra là chất lượng đầu ra, phòng học – phòng máy tính, thư viện, trình độ của giảng viên và nội dung chương trình (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015)..
- Nghiên cứu tại Trường Đại học Tây Đô đưa ra mô hình gồm 5 nhân tố: chương trình hỗ trợ, trình độ của giảng viên, phẩm chất của giảng viên, khả năng thực hiện cam kết, cơ sở vật chất (Lê Thị Anh Thư và Nguyễn Ngọc Minh, 2016).
- Mô hình nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 3 nhân tố: cơ sở vật chất, chương trình đào tạo và khả năng phục vụ (Phạm Thị Liên, 2016)..
- Có 7 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán được xác định là giảng viên, sinh viên, cán bộ hỗ trợ, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, môi trường xã hội và chất lượng đầu ra.
- Từ các định nghĩa và các nghiên cứu liên quan trước đây, 39 tham số (biến quan sát) được xây dựng để làm thang đo, đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán đối với các nhân tố nêu trên..
- Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất.
- Giảng viên là yếu tố quan trọng nhất của chất lượng đào tạo, tác động đến sự hài lòng của sinh viên (Nguyễn Thành Long, 2006).
- Cụ thể hơn, tác phong và trình độ của giảng viên có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo (Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu, 2013.
- Sinh viên: Ý thức và tham gia học tập của sinh viên có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng đào tạo (Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý, 2011)..
- Ngoài ra, sự tương tác với bạn cùng lớp, bạn cùng khóa học sẽ có tác động tích cực đến chất lượng dịch vụ đào tạo (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015)..
- Chương trình đào tạo: Yếu tố được cựu sinh viên đánh giá cao tính liên thông của chương trình đào tạo (Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản, 2005).
- Do đó, chương trình đào tạo là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của sinh viên (Phạm Thị Liên, 2016).
- Cụ thể hơn, nội dung giảng dạy trong chương trình đào tạo có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng dịch vụ đào tạo (Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý, 2011.
- Cụ thể, cán bộ phục vụ sẽ có tác động tích cực đến chất lượng dịch vụ đào tạo (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015)..
- Cơ sở vật chất: Theo cựu sinh viên, cơ sở vật chất là một khía cạnh ảnh hưởng chất lượng đào tạo (Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản, 2005).
- Cơ sở vật chất là một thành phần có tác động đáng kể đến chất lượng đào tạo (Nguyễn Thành Long, 2006).
- Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cơ sở vật chất có tác động thuận chiều đến chất lượng dịch vụ đào tạo (Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý, 2011.
- Ngoài ra, yếu tố xã hội sẽ có tác động tích cực đến chất lượng dịch vụ đào tạo (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015)..
- Chất lượng đầu ra: Theo cựu sinh viên, kết quả đào tạo là một khía cạnh ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo (Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản, 2005).
- Chất lượng đầu ra là yếu tố tác động mạnh và thuận chiều đến chất lượng dịch vụ đào tạo (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015)..
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc điều tra khảo sát sinh viên, giảng viên, người làm công tác có liên quan đến đào tạo chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Tiền Giang.
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
- 3 Chương trình đào tạo CTDT 0,810.
- 7 Chất lượng đầu ra CLDR 0,826.
- 8 Chất lượng dịch vụ đào tạo CLDVDT 0,874.
- Tóm lại, qua phân tích kiểm định Cronbach’s Alpha, mô hình có 5 thang đo đảm bảo chất lượng với 29 biến đặc trưng..
- Nhân tố.
- Nhóm 3: gồm các biến CTDT1, CTDT4, CTDT3, CTDT2, CTDT5 (hệ số tải nhân tố từ 0,599 đến 0,854) gọi là Chương trình đào tạo..
- Nhóm 4: gồm các biến CLDR1, CLDR2, CLDR4, CLDR3 (hệ số tải nhân tố từ 0,755 đến 0,855) gọi là Chất lượng đầu ra..
- Hình 2: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 3.3 Mô hình hồi qui tuyến tính.
- Phân tích hồi qui nhằm xây dựng mô hình, xác định các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Tiền Giang như thế nào.
- Theo kết quả phân tích hồi qui đa biến, hệ số R 2 hiệu chỉnh = 0,633, có ý nghĩa là 63,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc chất lượng dịch vụ đào tạo (CLDVDT) được giải thích bởi các biến độc lập CSVC, TDGV, CLDR, CTDT, PCGV..
- Chỉ số Durbin-Watson của mô hình nghiên cứu.
- 0,05 nên các biến này đều tương quan có ý nghĩa với chất lượng dịch vụ đào tạo với độ tin cậy 95%..
- 0 nên chúng đều tác động cùng chiều với chất lượng dịch vụ đào tạo.
- Từ kết quả phân tích, phương trình hồi qui ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Tiền Giang: CLDVDT.
- Từ phương trình hồi quy cho thấy các biến CTDT, CSVC, TDGV và CLDR đều tương quan thuận với chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán của Trường Đại học Tiền Giang (riêng biến.
- Chất lượng dịch vụ đào tạo của trường càng tăng nếu 4 nhân tố này được thỏa mãn càng cao.
- Do đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo thì các nhân tố này cần được cải thiện nhiều hơn nữa..
- Như vậy, thứ tự ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo từ cao đến thấp là CLDR, TDGV, CSVC, CTDT..
- 0,633, Sig.F = 0,000, không có phương sai số dư thay đổi, không có hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến, nên có thể kết luận mô hình là phù hợp để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Tiền Giang..
- Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố chất lượng đầu ra, trình độ của giảng viên, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo đều có tác động cùng chiều với chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Tiền Giang theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần.
- Như vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán, Trường Đại học Tiền Giang cần tập trung nâng cao chất.
- lượng đầu ra, rồi đến trình độ của giảng viên, sau đó là cơ sở vật chất và chương trình đào tạo..
- Trường Đại học Tiền Giang cần tập trung củng cố và nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên để cải tiến chất lượng dịch vụ đào tạo.
- Trường cần gia tăng sự hài lòng của các doanh nghiệp có tuyển dụng sinh viên: giữ mối quan hệ thường xuyên với các doanh nghiệp để biết được yêu cầu của họ, từ đó đào tạo cho sinh viên những kỹ năng mà doanh nghiệp cần.
- Trình độ của giảng viên là một yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán của Trường Đại học Tiền Giang.
- Hiện nay cơ sở vật chất của Trường Đại học Tiền Giang tương đối đáp ứng được yêu cầu đào tạo chuyên ngành kế toán (vị trí thuận lợi, phòng học và khuôn viên trường thông thoáng, tiện ích trực tuyến đầy đủ).
- Tuy nhiên, trường cần phải cải thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán.
- Chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán của Trường Đại học Tiền Giang được xây dựng và cập nhật thường xuyên trên cơ sở tham khảo các trường đại học uy tín, đáp ứng đầy đủ cấu trúc chương trình khung của Bộ và phù hợp với người học.
- Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thì đây là nhân tố có ảnh hường thấp nhất, nguyên nhân là do chương trình đào tạo của trường chưa được lấy ý kiến nhiều từ các bên liên quan.
- Do đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, trường cần nắm được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, từ đó cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế và nhu cầu nhân lực của xã hội.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Dung (2015), tuy nhiên, có sự khác biệt so với nghiên cứu của Lê Thị Anh Thư và Nguyễn Ngọc Minh (2016)..
- Tuy nhiên, có sự khác biệt là nhân tố chất lượng đầu ra có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng dịch vụ đào tạo.
- Đại học Tiền Giang còn khá non trẻ so với các trường khác, khi đánh giá chất lượng đào tạo của trường cụ thể là chuyên ngành kế toán, các đơn vị thường dựa vào chất lượng đầu ra của sinh viên..
- Điều này giải thích vì sao chất lượng đầu ra có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng dịch vụ đào tạo của trường..
- Kết quả của nghiên cứu này là hoàn chỉnh các thang đo, kiểm định mô hình và xác định được các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Tiền Giang.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có bốn nhân tố ảnh hưởng tích cực và quan hệ mật thiết đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại trường.
- Đó là các nhân tố chất lượng đầu ra, trình độ của giảng viên, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo..
- Nghiên cứu này xem xét tác động của các nhân tố chất lượng đầu ra, trình độ của giảng viên, cơ sở vật chất, phẩm chất của giảng viên và chương trình đào tạo.
- Tuy nhiên, nhân tố phẩm chất giảng viên không có ý nghĩa về mặt thống kê và các nhân tố trong mô hình chỉ giải thích được 63,3% chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Tiền Giang.
- Phạm vi của nghiên cứu chỉ là Trường Đại học Tiền Giang với 205 quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng &.
- Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.
- Đánh giá chất lượng đào tạo tại khoa kế toán – tài chính, trường Đại học kinh tế, Đại học Huế trên quan điểm của người học.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Tây Đô.
- Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ .
- Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
- Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học An Giang.
- Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn năm .
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Trường Đại học Đà Nẵng.
- Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.
- Kỷ yếu hội thảo Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học.
- Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học – Trường hợp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.
- Viện đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
- Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội