« Home « Kết quả tìm kiếm

Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp: tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản


Tóm tắt Xem thử

- Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp:.
- Mục đích của chuyên đề này là khảo sát, tóm tắt tổng quan các lý thuyết về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm xác định các yếu tố thúc đẩy/kìm hãm động lực đầu tư trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Đầu tiên, bài nghiên cứu xem xét các lý thuyết đầu tư tổng quát nhằm chỉ ra những yếu tố căn bản tác động đến động lực đầu tư nói chung.
- Trên cơ sở đó, chuyên đề tóm lược các lý thuyết và chủ đề nghiên cứu về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình.
- Bài viết phân biệt các nhóm động lực đầu tư của hai đối tượng khác nhau:.
- các nhà đầu tư từ bên ngoài ngành và các nhà đầu tư là hộ nông nghiệp (tự đầu tư)..
- Cuối cùng, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực đầu tư được tổng hợp và sắp xếp trong phần kết luận..
- Khái niệm đầu tư.
- Lý thuyết đầu tư chung (các mô hình phổ thông.
- Mô hình đầu tư có chi phí điều chỉnh.
- Mô hình đầu tư trong điều kiện bất trắc.
- Mô hình đầu tư trong điều kiện thị trường tài chính không hoàn hảo.
- Các lý thuyết và mô hình đầu tư trong khu vực nông nghiệp.
- Các vấn đề ảnh hưởng đến đầu tư trong khu vực nông nghiệp.
- (iv) Giả thuyết về quan hệ nội sinh giữa quyền tài sản và đầu tư.
- Từ điển Phân tích Kinh tế của Bernard Guerrien định nghĩa khái niệm đầu tư như sau: “Tác vụ - của một doanh nghiệp hay một nước - nhằm gia tăng quỹ tư liệu sản xuất (máy móc, trang thiết bị các loại, hạ tầng cơ sở, sản phẩm các loại, kể cả việc thu thập kiến thức và đào tạo con người), để sản xuất trong tương lai.”.
- Trong ngôn ngữ giáo khoa, đầu tư thường được định nghĩa thông qua khái niệm tư bản (vốn)..
- Fair định nghĩa đầu tư là “một luồng có tác dụng làm tăng khối lượng tư bản.” Tương tự như vậy, Mankiw định nghĩa các “khoản đầu tư là những hàng hoá do cá nhân hay doanh nghiệp mua sắm để tăng thêm khối lượng tư bản (vốn) của họ.”.
- Vì khối lượng tư bản tự bản thân nó bị khấu hao theo thời gian, nên một dòng đầu tư thực sự luôn bao gồm hai thành phần.
- Thành phần đầu tiên là đầu tư để bù đắp khấu hao (tái tạo, duy trì khối tư bản), và thành phần tiếp theo, là đầu tư mới (tăng ròng khối tư bản).
- Mục đích chính của chuyên đề này là thực hiện giới thiệu tổng quan (review) các thành tựu lý luận cơ bản liên quan đến động cơ cho hành vi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Do tính đa dạng và phức tạp của chủ để, trước hết, trong phần 2, chúng tôi giới thiệu các lý thuyết và mô hình đầu tư tổng quát (không kể tới đặc thù của ngành) phổ biến hiện nay.
- Sau đó, trong phần 3, chúng tôi thảo luận về những đặc trưng của khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thông nhằm mục đích cho thấy tại sao các lý thuyết chung về đầu tư chưa thể phản ảnh hết các khía cạnh của đầu tư trong nông nghiệp và khu vực nông thôn.
- Tiếp đó, phần 4 giới thiệu các lý thuyết về đầu tư trong ngành nông nghiệp, là sự áp dụng các nguyên lý hành vi đầu tư chung trong hoàn cảnh đặc thù của ngành nông nghiệp và môi truờng xã hội nông thôn.
- Lý thuyết đầu tư chung (các mô hình phổ thông).
- Do đó, mô hình đơn giản này cho thấy mối quan hệ cơ bản giữa giá của tư bản và động cơ đầu tư: giá của tư bản càng cao thì động cơ đầu tư càng giảm, và nguợc lại..
- Mô hình trên tuy đơn giản, nhưng đã phản ánh được những yếu tố căn bản nhất ảnh hưởng đến động cơ đầu tư.
- Giá trị lãi suất vốn vay: lãi suất càng cao, động lực đầu tư càng thấp;.
- Tốc độ khấu hao của tư bản: tốc độ khấu hao càng cao, động lực đầu tư càng thấp.
- Tốc độ thay đổi giá của tư bản: tốc độ tăng giá của tư bản cao khiến động lực đầu tư tăng..
- Với sự xuất hiện của thuế, kết quả cho thấy thuế cao khiến động lực đầu tư giảm..
- Trong phần này chúng tôi giới thiệu dạng cơ bản của mô hình đầu tư có chi phí điều chỉnh ở dạng thời gian liên tục.
- Giả sử doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư một lượng I, và việc đầu tư thêm I đòi hỏi chi phí điều chỉnh C(I).
- Mối quan hệ này và trạng thái cân bằng của K theo q đưa tới nhiều hàm ý quan trọng về hành vi đầu tư của doanh nghiệp, có thể tóm tắt như sau:.
- Khi cầu về sản phẩm của ngành tăng (chẳng hạn do thu nhập chung tăng), đầu tư sẽ tăng..
- Việc tin rằng lãi suất giảm trong dài hạn tạo ra một sự bùng phát đầu tư trong ngắn hạn vì ngành sẽ dịch chuyển tới một mức tư bản mới cao hơn trước đó..
- Điều này rõ ràng khuyên khích đầu tư theo cùng một cơ chế như có kỳ vọng giảm lãi suất trong dài hạn..
- Nhìn chung, các mô hình này có ý nghĩa trong việc giải thích ảnh hưởng của những kỳ vọng về biến động dài hạn của các điều kiện kinh tế như nhu cầu, lãi suất, thuế suất và môi trường kinh doanh tới sự biến động mạnh trong ngắn hạn của đầu tư.
- Điều này lý giải tầm quan trọng của kỳ vọng của giới sản xuất về tình trạng của ngành trong tương lai đến hoạt động đầu tư của họ..
- Các tính toán cho thấy, khi độ bất trắc về tương lai tăng lên (tương ứng với độ rủi ro tăng), thì mức đầu tư của doanh nghiệp sẽ giảm..
- Các mô hình đầu tư trong điều kiện như vậy đưa tới một số kết luận như sau:.
- Chi phí của vấn đề đại diện nảy sinh do thông tin bất cân xứng làm tăng chi phí của nguồn tài trợ từ bên ngoài, hay là làm tăng chi phí tư bản đối với người cung cấp, do đó làm giảm động lực đầu tư.
- Vấn đề đại diện khiến chi phí đầu tư phụ thuộc vào quy mô khoản vốn vay, và do đó liên quan đến quy mô tài sản tự có của người đầu tư.
- Như vậy, thị trường không hoàn hảo tạo ra các hiệu ứng phụ không có trong thị trường hoàn hảo, và các điều kiện của người đầu tư có thể gây ảnh hưởng đến quyết định đầu tư..
- Fischer (1989): “Quyết định đầu tư phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi hiện tại và kỳ vọng, cũng như vào các điều kiện về chi phí và cầu hiện tại và kỳ vọng” (tr.301)..
- Vì khu vực nông nghiệp có những đặc thù không thể bỏ qua, nên các mô hình về hành vi đầu tư trong khu vực này tất yếu phải được xây dựng trong những khung khổ lý thuyết phản ánh các đặc thù ấy..
- Tiếp đó, phần 4 xem xét các mô hình phản ánh hành vi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp từ những khía cạnh khác nhau..
- Tất cả những yếu tố trên cho thấy tích luỹ thấp, khả năng tạo vốn cũng như tiếp cận vốn là khó, nên đầu tư tự thân của khu vực này nhìn chung thấp..
- Jabasa (1988) cho rằng tỷ suất lợi nhuận của ngành nông nghiệp nhìn chung là thấp, do đó, không khuyến khích đầu tư tư nhân từ bên ngoài..
- Trong khi đó, một số nghiên cứu lại ghi nhận khả năng tồn tại đầu tư tư nhân vào các công trình nông nghiệp như hệ thống điện năng ở Chile (Jadresic, 2000), hệ thống cấp nước nông thôn ở Việt Nam và Cam-pu-chia (Salter, 2003).
- Những sự khác biệt như thế cho thấy tính đa dạng phong phú của các nhân tố chi phối hành vi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp..
- (1996) xây dựng một khuôn khổ định tính về các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi đầu tư của hộ trong nông nghiệp.
- Theo nhóm nghiên cứu, thì hành vi đầu tư phụ thuộc trực tiếp vào hai nhóm nhân tố chính.
- Thứ nhất là nhóm các động lực (incentive) đầu tư.
- Thứ hai là nhóm năng lực (capacity) đầu tư..
- Nhóm động lực đầu tư bao gồm:.
- Các nhân tố liên quan tới môi trường: các điều kiện khí hậu, môi trường đặc thù ở địa phương sẽ ảnh hưởng đến động lực đầu tư vì nó ảnh hưởng tới mức sinh lợi và rủi ro của khoản đầu tư..
- Lợi suất đầu tư ròng: lợi suất càng cao thì động lực đầu tư càng lớn..
- Lợi suất tương đối: lợi suất cao tương đối so với các ngành khác sẽ tạo động lực cho đầu tư nhiều hơn..
- Độ rủi ro (cả tuyệt đối lẫn tương đối): bao gồm biến động về giá, năng suất thu hoạch, biến động chính sách và chính trị, quyền sử dụng đất, v.v… Rủi ro càng cao thì động lực đầu tư càng giảm..
- Các hộ giàu có hơn thường có “tỷ lệ chiết khấu” cao hơn, và do đó, có động lực đầu tư cao hơn..
- Nhóm năng lực đầu tư bao gồm:.
- Chất lượng đất đai sở hữu: Chất lượng đất cao hơn khiến khoản đầu tư có lợi suất cao hơn, và do đó tạo ra năng lực đầu tư lớn hơn..
- Ngoài ra, các điều kiện khách quan khác cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kết nối động lực đầu tư và năng lực đầu tư:.
- Bảng 2: Ba giai đoạn phát triển nông nghiệp và đặc điểm của đầu tư.
- Đầu tư vốn Thấp Trung bình Cao.
- Tuy nhiên, các mô hình này chưa giải thích được vì sao mức đầu tư ở các hộ nông thôn thường thấp một cách bất thường..
- Đồng thời, nhiều vấn đề liên quan đến yếu tố tâm lý của người nông dân trong môi trường thể chế đặc thù của khu vực nông thôn, được cho là tạo ra những lực cản cho sự thay đổi hay làm chậm hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất.
- Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ tổng kết các nhóm nghiên cứu về hành vi đầu tư dưới ảnh hưởng của từng khía cạnh đặc trưng quan trọng trong khu vực kinh tế nông thôn..
- Các vấn đề ảnh hưởng đến đầu tư trong khu vực nông nghiệp 4.4.1.
- Tiềm năng năng suất thấp do thiếu đầu tư và tâm lý sợ rủi ro của nông dân trước nhu cầu thay đổi lớn của một phương thức canh tác..
- Giả sử một người quyết định vào thời điểm t là sẽ đầu tư bao nhiêu vào đất đai của mình, ký hiệu là k t .
- Chi phí đầu tư c(k t , R t+1 ) giả định là tăng dần trên k và không giảm trên R t+1 .
- Lựa chọn đầu tư tối ưu thoả mãn bài toán sau:.
- Vì W 11 <0 tại điểm cực đại, nên đầu tư sẽ chỉ tăng theo mức cải thiện quyền tài sản nếu W 12.
- Như vậy, doanh thu kỳ vọng của đầu tư là V ( k t , R t  1.
- với F là doanh thu có từ khoản đầu tư..
- (1988) đề xuất, với ý tưởng chính là người nông dân có thể thế chấp chính mảnh đất của mình để đi vay tiền đầu tư.
- Và vì lãi suất ngang bằng lợi suất biên của đầu tư, nên đầu tư sẽ tăng.
- Kết quả là, đầu tư trong giai đoạn t sẽ tăng..
- Besley (1995) đề xuất một mô hình mở rộng, trong đó quyền tài sản trong tương lai không những phụ thuộc vào quyền hiện tại, mà cả vào khoản đầu tư hiện tại.
- Jin (2006) đối với trường hợp Ethiopia, v.v… Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc xác định và cải thiện quyền tài sản ở Châu Á trong việc khuyến khích đầu tư của nông hộ, đặc biệt là đầu tư dài hạn.
- Hiệu quả và năng suất thấp, như trên đã trình bày, lại là một nhân tố kìm hãm đầu tư.
- Như vậy, có thể nói cơ sở hạ tầng kém phát triển là một nhân tố kìm hãm đầu tư vào khu vực nông nghiệp..
- Hình 1 minh hoạ quan điểm của hai tác giả trên về ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và đầu tư trong khu vực này nói riêng, trong một bối cảnh rộng lớn đan xen với các nhân tố khác..
- Hành vì - du nhập công nghệ - đầu tư mua đầu vào.
- Điều tương tự như vậy đối với đầu tư là có thể hiểu được..
- (2007) đề cao vai trò của chế độ bản quyền trong việc tạo ra động lực đầu tư cho nghiên cứu.
- tác giả có nỗ lực xác định sự ảnh hưởng của chính sách thuế lên đầu tư trong khu vực này ở Mỹ.
- Halvorsen (1991) sử một mô hình kinh tế lượng để ước lượng ảnh hưởng của Đạo luật Cái cách Thuế ở Mỹ năm 1986 lên đầu tư trong nông nghiệp ở nước này.
- Kết quả cho thấy việc bãi bỏ hình thức tín dụng thuế đầu tư qua Đạo luật Cải cách Thuế 1986 đã làm giảm tổng đầu tư trong khu vực nông nghiệp, đồng thời tạo ra sự dịch chuyển đầu tư vào công cụ sản xuất sang nhà xuởng.
- Hiệu ứng này có thể xem là giống như kết quả của việc tăng thuế đánh vào đầu tư nông nghiệp..
- Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã thực hiện rà soát và tổng kết các lý thuyết và mô hình đầu tư nói chung và đầu tư trong nông nghiệp nói riêng.
- Mục đích chính của bài viết là tìm và hệ thống hoá các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trong nông nghiệp từ các nghiên cứu đi trước..
- Bảng 3: Tóm tắt tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trong nông nghiệp Cơ sở lý luận Nhân tố ảnh hưởng Ảnh.
- hưởng Ví dụ thực tế Lý thuyết đầu tư.
- Lý thuyết đầu tư trong nông nghiệp.
- (i) Hiểu rõ hơn động lực của hành vi đầu tư tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, nhìn nhận những yếu tố ngăn cản và khuyến khích đầu tư..
- Bởi vì bản chất của chính sách hỗ trợ nông nghiệp bền vững, kể cả đầu tư công, không phải hướng đến những kết quả ngắn hạn của quá trình sản xuất, mà phải hướng tới việc xây dựng một nền tảng để khuyến khích đầu tư tư nhân vào khu vực nông nghiệp, cũng như khuyến khích người nông dân tái đầu tư trên chính mảnh ruộng của mình..
- Đồng thời, nó cũng góp phần giúp quy hoạch, xác định mục tiêu, cách thức và khuôn khổ các dự án đầu tư công trong lĩnh vực này