« Home « Kết quả tìm kiếm

Các quá trình văn hóa tộc người của các dân tộc bản địa Tây Nguyên và vấn đề bảo tồn, phát triển văn hóa


Tóm tắt Xem thử

- Tây Nguyên là địa bàn cư trú lâu đời của 12 dân tộc thiểu số tại chỗ thuộc hai nhóm ngôn ngữ: nhóm Môn –Khmer ( ngữ hệ Nam Á) và nhóm Mã Lai-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Đảo).
- Tây Nguyên lâu nay được nhiều nhà nghiên cứu coi là một vùng văn hóa có diện mạo và bản sắc riêng, phân biệt với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam.
- Kinh tế của các dân tộc bản địa từ lâu đời là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự tự cấp..
- Về xã hội của các dân tộc bản địa mang tính cộng đồng cao trong sinh hoạt tập thể của buôn làng, thiết chế xã hội vận hành theo lối tự quản và tự trị dựa trên luật tục của cộng đồng.
- Trong lĩnh vực văn hóa tinh thần phải kể đến sử thi, luật tục và các huyền thoại, truyền thuyết, âm nhạc cồng chiêng, lễ hội nông nghiệp gắn liền với các tín ngưỡng, lễ hội bỏ mả, đâm trâu, điêu khắc tượng mồ, nhà mồ và sinh hoạt múa dân gian gắn liền với các lễ hội và sinh hoạt cộng đồng..
- Những đặc điểm văn hóa dân gian truyền thống đó bảo lưu khá vững chắc gắn liền với nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp của một xã hội tiền giai cấp cho đến trước ngày giải phóng.
- Tuy nhiên, kể từ sau ngày giải phóng (1975) đến nay, với chủ trương phát triển kinh tế xã hội Tây nguyên của Đảng và Nhà nước, kinh tế xã hội của các dân tộc bản địa đã có những thay đổi to lớn trong bối cảnh của nền kinh tế hàng hóa thị trường cộng thêm sự tác động của toàn cầu hóa kinh tế và văn hóa, văn hóa truyền thống của các dân tộc đã có sự biến đổi theo các xu hướng khác nhau, bên cạnh những yếu tố tích cực có cả những yếu tố tiêu cực mà chính quyền và nhân dân phải tiến hành giải quyết để góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc..
- Những nhân tố tác động đến các quá trình văn hóa tộc người.
- Quá trình văn hóa tộc người được hiểu là quá trình biến đổi của các thành tố văn hóa tộc người về văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần dưới tác động của các nhân tố kinh tế xã hội, dân cư trong phạm vi vùng, quốc gia và cả thế giới dẫn đến các khuynh hướng khác nhau của quá trình văn hóa tộc người khá đa dạng và phức tạp.
- Nghiên cứu quá trình văn hóa tộc người không nhìn văn hóa dưới trạng thái tĩnh mà nhìn văn hóa dưới dạng động thái thay đổi khác nhau trong không gian và thời gian, vừa có cái nhìn lịch đại và cả cái nhìn đồng đại..
- Nhìn chung, quá trình văn hóa tộc người của các dân tộc bản địa Tây Nguyên chịu những tác động của các nhân tố sau đây:.
- Ảnh hưởng đáng kể đến quá trình văn hóa tộc người của cac dân tộc tại chỗ Tây Nguyên trước hết phải kể đến yếu tố di dân gồm di dân có tổ chức và di dân tự do..
- Theo những công trình nghiên cứu đã chỉ ra, Tây Nguyên là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc bản địa mà những thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ học, khảo cổ học, chủng tộc học đã minh chứng.
- Nếu như đầu thế kỷ 20 người Kinh chỉ chiếm 5% tổng số cư dân Tây Nguyên thì đến năm 1975 có 1,1 triệu trong đó có 60 vạn là cư dân các dân tộc bản địa chiếm 55%..
- Các dân tộc bản địa trước giải phóng là đa số thì nay trở thành thiểu số, còn dân tộc Kinh từ thiểu số thành đa số..
- Các dân tộc thiểu số phía Bắc di cư lại cư trú ở vùng sâu vùng xa để có đất canh tác..
- Sự có mặt của người Kinh và các dân tộc thiểu số phía Bắc đã làm thay đổi không gian cư trú và không gian xã hội và văn hóa tộc người của các dân tộc bản địa.
- Tình trạng cư trú xen cài Kinh dân tộc khá phổ biến trong từng buôn làng cho đến đơn vị.
- Thực trạng cư trú này đã tác động đến sự giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các dân tộc diễn ra với cường độ ngày càng gia tăng và quy mô ngày càng lớn.
- Không gian văn hóa tộc người của các dân tộc bản địa không có sự liền khoảnh làm yếu đi sự cố kết xã hội và văn hóa tộc người làm cho việc bảo tồn văn hóa dân tộc gặp những khó khăn và trở ngại..
- Thực hiện chương trình phát triển kinh tế -xã hội Tây Nguyên từ sau ngày giải phóng đến nay, được sự đầu tư ngân sách của Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng tập trung chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, thủy điện, các công trình văn hóa giáo dục, xòa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc bản địa, kinh tế xã hội Tây Nguyên đã có sự chuyển biến căn bản.
- Thu nhập bình quân đầu người tăng (năm 2000 khoảng 211 USD/ người), đời sống nhân dân được cải thiện, trong đó đời sống các dân tộc bản địa được quan tâm đặc biệt..
- Nông nghiệp Tây Nguyên, nhất là nông nghiệp của các dân tộc bản địa đã có sự chuyển dịch từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, thị trường, từ kinh tế nôn nghiệp trồng cây lương thực là chủ yếu sang cây công nghiệp và đã hình thành các vùng chuyên canh lớn.
- Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa giáo dục y tế Tây Nguyên cũng có nhiều chuyển biến tích cực.
- Trong khi đó những vùng sâu vùng xa thì phát triển chậm nhất là vùng đồng bào dân tộc bản địa còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói tăng.
- Ở Tây Nguyên phân hóa giàu nghèo diễn ra mạnh mẽ, khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo là 29,65%, giữa dân tộc thiểu số bản địa với người Kinh ngày càng lớn.
- Trong đó tỷ lệ nghèo đói của các dân tộc thiểu số cao hơn nhiều.
- Theo điều tra năm 2002 tỷ lệ nghèo đói của các dân tộc bản địa ở Kon Tum là 53%, Gia Lai là 30,6%, Lâm Đồng là 30%, trong khi đó tỷ lệ đói nghèo trong cả nước là 11%..
- Phân tầng xã hội cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến phân tầng về mặt văn hóa, đói kinh tế đồng hành với đói văn hóa là vấn đề cần được quan tâm..
- Tác động của thông tin đại chúng và toàn cầu hóa văn hóa.
- Với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước sau Đổi mới, sự hội nhập kinh tế văn hóa của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới diẽn ra với một tốc độ cao và quy mô lớn ngay càng lớn.
- Sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng dẫn đến bùng nổ thông tin, người dân từ vùng sâu, vùng xa đến vùng đô thị đã tiếp nhận văn hóa các nước trên thế giới ngày càng nhiều qua sách báo, tivi, internet, băng đĩa một cách gián tiếp và cả trực tiếp qua khách du lịch nước ngoài.
- Những dịch vụ văn hóa phẩm phát triển đã làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
- Đạo Tin Lành một tôn giáo xa lạ với các dân tộc thiểu số bằng các con đường khác nhau đã thâm nhập vào cộng đồng các dân tộc thiểu số tác động không nhỏ đến sinh hoạt văn hóa của các dân tộc..
- Tất cả những nhân tố nêu trên đã tác động rất lớn đến quá trình văn hóa tộc người của các dân tộc bản địa Tây Nguyên theo các khuynh hướng khác nhau..
- Các khuynh hướng cơ bản của quá trình văn hóa tộc người Cố kết văn hóa tộc người.
- Cố kết văn hóa tộc người được hiểu là quá trình diễn ra sự giao lưu tiếp xúc trong nội bộ của tộc người để hình thành diện mạo văn hóa tộc người mang những đặc điểm và bản sắc riêng, dẫn đến sự xóa nhòa dần sự khác biệt văn hóa của nhóm địa phương..
- Do những điều kiện kinh tế xã hội và lịch sử tộc người, các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên cho đến hiện nay vẫn tồn tại các nhóm địa phương có những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, văn hóa bên cạnh những đặc điểm chung của tộc người, tạo nên sự đa dạng văn hóa của văn hóa tộc người.
- Trong bối cảnh hiện nay khi kinh tế văn hóa phát triển, sự giao lưu tiếp xúc trong nội bộ tộc người giữa các nhóm càng được đẩy mạnh dẫn đến sự xóa nhòa dần những yếu tố văn hóa địa phương.
- Khi kinh tế phát triển, các phương tiện giao thông được tăng cường, giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các nhóm ngày càng nhiều, làm cho họ hiểu nhau hơn hình thành ý thức tâm lý tộc người chung.
- Cùng với sự quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc, các lễ hội văn hóa ngày càng được tổ chức nhiều hơn, các kho tàng văn hóa dân tộc vật thể và phi vật thể được sưu tầm biên soạn thành sách, hoặc các hiện vật văn hóa được trưng bày trong các bảo tàng làm cho người dân các nhóm địa phương hiểu biết về văn hóa dân tộc của mình ngày càng sâu sắc hơn góp phần xóa dần sự cách biệt văn hóa địa phương tạo những nét chung của văn hóa tộc người..
- Hội nhập văn hóa trong bối cảnh hiện đại hóa và toàn cầu hóa văn hóa Sự phát triển kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh tòan cầu hoá đã tác động to lớn đến sự biến đổi văn hóa của các dân tộc bản địa trên quy mô và tốc độ khá lớn làm thay đổi diện mạo văn hóa các dân tộc, trong một mức độ nhất định đã làm biến đổi, mai một văn hóa dân tộc truyền thống và bổ sung thêm những yếu tố mới của văn hóa hiện đại mà xu hướng.
- ngày càng gia tăng đáng kể trên các lĩnh vực văn hóa khác nhau tạo nên sự cộng sinh văn hóa giữa cái truyền thống và cái hiện đại..
- Về phương diện văn hóa vật chất có thể nhận diện sự thay đổi đáng kể không gian cư trú và sự thay đổi cả trong nhà ở, ăn uống và trang phục.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nương rẫy tự cung tự cấp sang nền kinh tế chuyên canh cây công nghiệp hàng hóa thị trường cùng với sự cư trú xen cài với người Kinh đã thay đổi không gian cư trú của các dân tộc.
- Nếu như ở vùng sâu, vùng xa, bóng dáng của buôn làng truyền thống với ngôi nhà dài và những vật dụng trong nhà đang bảo tồn thì ở các vùng cư trú xen cài với người Kinh, vùng kinh tế phát triển gần đường giao thông và đô thị diện mạo văn hóa truyền thống mất dần, thay vào đó là những yếu tố văn hóa hiện đại và sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại.
- Đến vùng cư trú của các dân tộc nhận thấy, nhà mái tranh được thay thế bằng mái ngói hay lợp tôn hoặc đổ bê tông.
- trong xã hội truyền thống các dân tộc bản địa nam đóng khố, mặc áo chui đầu, nữ mặc váy tấm nhuộm chàm xanh hoặc đen có sự khác biệt ở các dân tộc.
- Về lĩnh vực văn hóa tinh thần.
- Dưới tác động của di dân, sự phát triển kinh tế xã hội và sự phổ biến các phương tiện thông tin đại chúng trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, các nghi lễ và phong tục gia đình và cộng đồng cũng có nhiều biến đổi đan xen cái truyền thống và hiện đại và một số nghi lễ phong tục truyền thống bị mai một dần bên cạnh những yếu tố văn hóa mới du nhập..
- Các tụ điểm dịch vụ văn hóa như cà phê tivi, cà phê video, quán karaoke mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa mới hiện đại của thanh niên và cả người dân nói chung.
- Đạo Tin Lành du nhập vào đồng bào các dân tộc bản.
- địa đã thay thế sinh hoạt văn hóa truyền thống dưới dạng thức đồng hóa văn hóa..
- Đây là vấn đề cần được quan tâm đối với những nhà quản lý văn hóa dân tộc..
- Kéo theo sự thay đổi của lối sống và văn hóa hiện đại làm phong phú thêm văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân là hiện tượng mai một dần văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Hiện tượng chảy máu cồng chiêng khi thanh niên không tha thiết với âm nhạc truyền thống, lễ hội dân tộc thưa vắng dần làm cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng bị mai một thay cho sinh hoạt văn hóa chuyên nghiệp hiện đại theo kiểu dịch vụ văn hóa.
- Sinh hoạt kể chuyện dân gian sử thi, luật tục thưa vắng dần cùng với các nghệ nhân và người già ra đi, vốn văn hóa phi vật thể này ngày càng mai một..
- Sự phát triển của giáo dục, nhất là việc giảng dạy song ngữ Việt-dân tộc và sự phổ biến các phương tiện thông tin đại cúng bằng tiếng Việt như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, radio, văn hóa của người Kinh và văn hóa thế giới được người dân biết đến không còn xa lạ như trước đây.
- Sự tác động trực tiếp và gián tiếp của các phương tiện thông tin đại chúng, khách du lịch làm cho đồng bào vùng dân tộc tiếp thu nhanh chóng hơn văn hóa của người Kinh và văn hóa thế giới nói chung..
- Tây nguyên không còn là xứ sở cô lập, tách biệt và đóng kín như trước đây mà không gian văn hóa được rộng mở trên phạm vi quốc gia và quốc tế..
- Từ sau ngày giải phóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa văn hóa, văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên đã có những thay đổi đáng kể theo xu hướng hiện đại hóa diễn ra hết sức đa dạng.
- Văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa Tây Nguyên vốn được hình thành trên cơ sở nền kinh tế tự cung tự cấp khép kín của buôn làng của một xã hội tiền giai cấp ít giao lưu tiếp xúc vơi các nền văn minh trong quốc gia và khu vực đã tạo nên một diện mạo và bản sắc riêng.
- Sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội trong sự chuyển mình sang hiện đại hóa, giao lưu tiếp xúc với văn hóa người Kinh và thế giới đã làm cho văn hóa truyền thống mất chỗ dựa vững chắc trước đây lại bước vào quá trình hiện đại hóa một cách nhanh chóng với tốc độ cao tạo ra những đột biến lớn lao trong đời sống văn hóa các dân tộc.
- Văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa đang đứng trước thách thức trong tình trạng bị giải thể về cấu trúc vì mất cơ sở kinh tế xã hội truyền thống vốn có và nguy cơ đứt đoạn với văn hóa truyền thống đang diễn ra.
- hóa truyền thống của các dân tộc vẫn tiếp tục bảo lưu những yếu tố văn hóa truyền thống theo quán tính của nó, đồng thời lại diễn ra sự biến đổi tự thân do điều kiện kinh tế xã hội và không gian văn hóa cũng thay đổi.
- Đó là việc tiếp nhận những yếu tố văn hóa mới hiện đại do thành tựu phát triển kinh tế xã hội mang lại trong quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa với người Kinh và văn hóa thế giới trong quá trình toàn cầu hóa.
- Sự thích nghi và tiếp nhận văn hóa mới đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa hiện đại của người dân là xu hướng khách quan và mang tính tất yếu trong sự phát triển văn hóa.
- Đồng thời trong quá trình này, một số yêu tố văn hóa truyền thống mang tính bảo thủ lạc hậu bị rũ bỏ vì nó không đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân gây rào cản cho sự phát triển.
- Tuy nhiên, sự phát triển văn hóa các dân tộc lại diễn ra trong bối cảnh không mấy bình thường.
- Sự thay đổi quá nhanh chóng về kinh tế xã hội cộng thêm sự phá vỡ không gian xã hội và văn hóa tạo nên sự đứt đoạn giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại trong tính kế thừa của nó.
- Một số giá trị văn hóa truyền thống như tính cộng đồng, tính nhân bản và nhân văn cũng như bản sắc văn hóa truyền thống bị mai một mất dần gây nên sự hụt hẫng văn hóa tạo nên cú sốc văn hóa giữa truyền thống và hiện đại, giữa thế hệ trẻ và thế hệ già.
- Hiện tượng một bộ phận thanh niên quay lưng lại với văn hóa truyền thống, chạy theo những mốt văn hóa, xa lạ do những phương tiện thông đại chúng mang lại cũng như những tiêu cực trong xã hội tạo nên đã làm nhiễu loạn văn hóa cần được quan tâm đúng mức..
- Tính cộng đồng là một đặc điểm quan trọng nhất của các dân tộc Tây Nguyên, tuy nhiên do sự phát triển của kinh tế hàng hóa, thị trường, vai trò của cá nhân và hộ gia đìnhngày càng thay thế vai trò của cộng đồng, tính cộng đồng ngày càng bị rạn nứt, làm cho yếu tố cố kết văn hóa cộng đồng bị giảm đi, tạo nên sự phát triển không bình thường trong việc bảo tồn phát triển văn hóa..
- Sinh hoạt văn hóa của các dân tộc diễn ra trong bối cảnh có sự phân tầng xã hội sâu sắc trong bối cảnh chung của các cộng đồng dân tộc.
- Phân tầng xã hội dẫn đến phân tầng văn hóa mà ở Tây Nguyên trước đây là sự phân tầng diễn ra không đáng kể góp phần bảo lưu tính cộng đồng vững chắc.
- Sự phân tầng văn hóa diễn ra khá sâu sắc, trước hết là có sự khác biệt trong hưởng thụ văn hóa giữa người Kinh và các dân tộc bản địa.
- Nghèo kinh tế dẫn đến nghèo văn hóa, đói kinh tế dẫn đến đói văn hóa.
- Đáng lẽ, kinh tế phát triển thì nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân ngày càng tăng lên tương xứng với sự phát triển.
- Nhưng sự phân tầng xã hội giữa người Kinh và người dân tộc và giữa người dân tộc với nhau, trong đó bộ phận khá đông cư dân nghèo không được hưởng lợi từ sự phát triển.
- Đây là một vấn đề xã hội được quan tâm trước hết trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa..
- Để bảo tồn và phát triển văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập văn hóa thế giới hiện nay nhằm đảm bảo nhu cầu văn hóa của người dân cần có những giải pháp mang tính chiến lược và những giải pháp tình thế trước mắt..
- Về quan điểm cần phải khẳng định chủ nhân văn hóa Tây Nguyên là các dân tộc bản địa và chính họ củng phải là người có trách nhiệm bảo tồn và phát triển văn hóa của mình với sự hỗ trợ của nhà nước và các dân tộc anh em trong vùng.
- Trước cường độ giao lưu tiếp xúc văn hóa diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay nguy cơ mai một và đứt gãy văn hóa truyền thống là có thật.
- Vì vậy, trước mặt nhanh chóng sưu tầm, nghiên cứu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như vừa qua chúng ta đã làm:.
- cồng chiêng, sử thi, luật tục…dưới các dạng thức khác nhau: lưu giữ trong các bảo tàng, sách báo, phim ảnh, video…Nếu không nhanh chóng làm việc này thì thế hệ già sẽ mất đi mang theo văn hóa truyền thống của họ..
- Bảo tồn văn hóa không chỉ là cất giử di sản mà phải tạo điều kiện cho người dân tham gia sinh hoạt văn hóa trong đời sống thường nhật của họ, trong không gian xã hội và văn hóa của họ.
- Đó là cách tốt nhất để bảo tồn và phát triển văn hóa.
- Nhà nước và chính quyền địa phương phải xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp để nhân dân sống với văn hóa của minh và hưởng thụ các giá trị văn hóa với sự giúp đỡ của nhà nước.
- Trong bối cảnh hiện nay khi mà không gian văn hóa xã hội truyền thống đã mất dần đi thì tái hiện nguyên mẫu văn hóa truyền thống là điều không có thể.
- chỉ làm được cái việc là tích hợp các giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên vào trong đời sống văn hóa hiện đại cũng nhằm hiện đại hóa cái truyền thống để bào tồn và phát huy văn hóa truyền thống..
- Nhanh chóng đưa tri thức văn hóa vào trong các chương trình giảng dạy phổ thông cho con em người dân tộc để họ hiểu biết và quý trọng văn hóa của mình, từ đó thế hệ trẻ sẽ tìm những giải pháp tốt nhất để bảo tồn và phát triển văn hóa.
- Văn hóa là sự nghiệp của người dân.
- Bảo tồn và phát triển văn hóa cũng là cho người dân và vì người dân các dân tộc.
- Để tiến hành công việc đó lâu dài phải nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức dân tộc đủ mạnh, những lớp người tinh hoa của các dân tộc để tự họ xây dựng và bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc.
- Không có đội ngũ này văn hóa các dân tộc sẽ suy kiệt và nghèo nàn dẩn tới hiện tượng đói văn hóa..
- Một số vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội và quan hệ dân tộc ở Đắc Lắc.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: vấn đề và giải pháp.
- Bàn về lịch sử tộc người và đặc điểm kinh tế xã hội, văn hóa cư dân Tây Nguyên.
- Các dân tộc tỉnh Gia Lai- Kon Tum, nxb, KHXH..
- Tìm hiểu những hệ quả của việc truyền giáo Tin Lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng của tôn giáo Việt Nam