« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC YÊ?U TÔ? ẢNH HƯỞNG NĂNG LƯ?C TIÊ?NG ANH CU?A SINH VIÊN SƯ PHA?M TIÊ?NG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC TIẾNG ANH.
- CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Nguyễn Văn Lợi và Chung Thị Thanh Hằng 1.
- Có rất ít nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực tiếng Anh của người học.
- Nghiên cứu trong bài viết này trình bày các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trình độ tiếng Anh của 75 sinh viên ngành Sư phạm tiếng Anh tham gia vào chương trình đào tạo 120 tín chỉ tại Trường Đại học Cần Thơ.
- Nghiên cứu sử dụng bài kiểm tra IELTS để xác định trình độ của sinh viên sau hai năm học tập và một phiếu điều tra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến trình độ tiếng Anh này.
- Kết quả cho thấy yếu tố quản lý thời gian học tập và đi làm thêm có liên quan nhiều đến kết quả học tập của sinh viên sau hai năm so với các yếu tố khác.
- Phương pháp tự học, cụ thể là tự điều chỉnh chỉ có tác động rất ít đối với kết quả học tập của sinh viên..
- Với mục tiêu là đào tạo một giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông có chuyên môn tiếng Anh vững vàng, chương trình.
- ngành Sư phạm tiếng Anh xác định chuẩn đầu ra của sinh viên là sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) tương đương với 6.5 trong thang điểm IELTS hoặc 80 điểm trong thang điểm TOEFL iBT để phục vụ các mục đích nghề nghiệp.
- Nếu quy chiếu với thang năng lực của Khung tham chiếu chung về năng lực ngoại ngữ của Châu Âu, thì đầu ra của giáo viên tiếng Anh phải tương đương với cấp trình độ C1.
- Trong 51 tín chỉ chuyên ngành, tổng số tín chỉ của các môn kĩ năng tiếng Anh bao gồm nghe, nói, đọc, viết là 28, tương đương với 420 tiết học trên lớp trong bốn năm..
- Bảng 1: Phân bố khối kiến thức trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh Khối kiến thức Số tín chỉ Tỉ lệ.
- Với mục đích xác định tính hiệu quả của chương trình đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh, nghiên cứu của Nguyễn Văn Lợi và Chung Thị Thanh Hằng (2013) cho thấy khoảng 60% sinh viên đạt B1 và khoảng 40% đạt A2, sau hai năm học tập.
- Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày và phân tích một số yếu tố có thể tác động đến sự phát triển năng lực tiếng Anh của sinh viên nhằm góp phần làm sáng tỏ ‘bức tranh đào tạo.
- 2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI HỌC.
- Gradman và Hanania (1991) tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếng Anh của một số 101 học viên theo học Khóa tiếng Anh tập trung bảy tuần tại Trung tâm tiếng Anh của Đại học Indiana University.
- Hai tác giả này sử dụng điểm TOFEL để xác định sự tiến bộ của học viên và một phiếu điều tra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến năng lực tiếng Anh.
- Nghiên cứu tìm thấy yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng lực tiếng Anh của học viên là sự chủ động khai thác nguồn liệu thông qua hoạt động đọc và nghe bên ngoài lớp học.
- Nghiên cứu khác ở Hàn Quốc sử dụng phương pháp tiếp cận lý thuyết dựa trên nền tảng dữ liệu (grounded theory) trong đó dữ liệu phỏng vấn được đào sâu để khái quát thành các chủ điểm nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một chương trình đào tạo tiếng Anh cho sinh viên Hàn Quốc tại Đại học Biola University.
- Kết quả cho thấy phương pháp học tập là một trong những yếu tố quan trọng.
- Chou (2007) sử dụng bảng điều tra 43 câu hỏi đối với 604 đối tượng học tiếng Anh như là một ngoại ngữ tại các viện ngôn ngữ ở Mỹ về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực tiếng Anh của họ.
- Kết quả phân tích nhân tố và hồi quy cho thấy việc sử dụng các phương pháp học tập có tác động nhiều nhất đến sự phát triển năng lực tiếng Anh của đối tượng nghiên cứu..
- Tương tự, Carhill, Suarez-Orozco và Carola (2008) nghiên cứu 274 di dân ở tuổi vị thành niên từ Trung Hoa, Cộng Hòa Dominica, Haiiti, Mexico đến Mỹ và nhận thấy rằng môi trường ngôn ngữ tác động mạnh đến khả năng tiếng Anh của họ.
- Nghiên cứu cho thấy nếu người học dành nhiều thời gian để tiếp xúc và sử dụng tiếng Anh trong thực tế, thì khả năng sử dụng tiếng Anh của họ sẽ tốt hơn.
- Tuy nhiên, môi trường văn hóa xã hội trong các nghiên cứu này hoàn toàn khác với môi trường văn hóa xã hội nơi tiếng Anh được dạy và học như một ngoại ngữ trong trường.
- Kim và Lee (2010) sử dụng phương pháp thống kê kinh tế học để phân tích các yếu tố có liên quan đến khả năng sử dụng tiếng Anh của người học tiếng Anh từ 64 quốc gia trên thế giới..
- Trong các yếu tố phi ngôn ngữ, thì số năm học tập có liên quan đến sự phát triển khả năng tiếng Anh của người học.
- Về động cơ và thái độ học tiếng Anh, phân tích hồi quy của Gradman và Hanania (1991) cho thấy rằng việc người học nhận thức được nhu cầu phải học tiếng Anh và vai trò của tiếng Anh trong tương lai có tác động đến sự thành công của họ.
- Chou (2007) cũng nhận thấy động cơ học tập là yếu tố thứ hai sau yếu tố phương pháp học tập có tác động đến khả năng tiếng Anh của người học..
- Một nghiên cứu lớn và dài hạn được thực hiện bởi Ross (2005) trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Nhật Bản.
- Nghiên cứu kéo dài 8 năm đối với tám nhóm người học tiếng Anh tham gia vào chương trình tiếng Anh học thuật kéo dài 4 học kỳ.
- Bài thi TOEFL được sử dụng để đo năng lực tiếng Anh của người học tại 3 thời điểm khác nhau trong quá trình học.
- Nghiên cứu đã cho thấy việc thay đổi phương pháp đánh giá theo hướng đánh giá quá trình học tập có tác động đến khả năng tiếng Anh của người học..
- Qua tổng quan nghiên cứu vừa nêu cho thấy rằng nhiều yếu tố có thể tác động đến sự phát triển năng lực tiếng Anh của người học.
- Nghiên cứu này nhằm kiểm tra và xác định các yếu tố tác động đến năng lực tiếng Anh của sinh viên ngành Sư phạm tiếng Anh sau hai năm học tập chương trình 120 tín chỉ tại Bộ môn Sư phạm Anh Văn, Khoa sư phạm-Trường ĐHCT..
- Để tìm hiểu các yếu tố tác động, nghiên cứu sử dụng phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tổng hợp và phân tích các tài liệu nghiên cứu trước đây, tập trung vào một số yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực tiếng Anh của người học.
- Phiếu điều tra sử dụng thang đo 5 của Likert để thu số liệu của sinh viên về các yếu tố như tự học, động cơ thái độ học tập, cách thức học tiếng Anh, phương pháp kiểm tra đánh giá đã áp dụng trong chương trình.
- Để tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố dự đoán và cấp trình độ năng lực tiếng Anh của sinh viên, nghiên cứu sử dụng phép tính hồi quy đa tuyến tính trong đó điểm trung bình chung của bài kiểm tra tiếng Anh IELTS được xem là biến phụ thuộc và các biến độc lập là các yếu tố được điều tra.
- Phiếu khảo sát được phát cho sinh viên K36 chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh tình nguyện tham gia vào kỳ thi khảo sát năng lực tiếng Anh IELTS.
- Đối tượng nghiên cứu bao gồm 75 sinh viên năm thứ 2 đang theo học chương trình 120TC tại Trường ĐHCT gồm 8 nam và 67 nữ.
- Trong đó, có 9 sinh viên ở khu vực thành thị và 66 ở khu vực nông thôn.
- Các sinh viên này đã trải qua kỳ thi Tuyển sinh Quốc gia năm 2009-2010 và có 55 sinh viên tham gia kỳ thi khảo sát năng lực tiếng Anh đầu vào theo hình thức TOEIC vào năm 2010..
- Bảng 2 dưới đây tóm tắt các thông số của nhóm sinh viên này..
- Bảng 2: Tỉ lệ sinh viên theo đặc điểm cá nhân (n=75).
- 4.1 Các yếu tố dự đoán kết quả năng lực tiếng Anh của sinh viên K36.
- Bảng 3, tóm tắt kết quả thống kê mô tả các yếu tố điều tra, cho thấy nhìn chung tự học và động cơ thái độ học tập của sinh viên ở mức trên trung bình..
- Sinh viên không tích cực lắm đối với tự học (M=3.43, SD=.39.
- Kết quả cho thấy mức độ tiếp cận với môi trường sử dụng tiếng Anh của sinh viên là rất thấp (M=2.63 SD=.47) so với thang đo trung bình là 3.0.
- Cụ thể, sinh viên ít khi tham gia các hoạt động học tập để rèn luyện thêm tiếng Anh ngoài các hoạt động học tập trên lớp như đọc sách báo tiếng Anh, nghe đài hoặc xem phim tiếng Anh, khai thác thêm các tài liệu tiếng Anh bên ngoài chương trình, hoặc tham gia câu lạc bộ tiếng Anh (M=2.63, SD=.47).
- Sinh viên gần như thường xuyên tham gia vào các hoạt động học tập ngay tại lớp hơn, với các hình thức như thảo luận nhóm, thuyết trình, nghe giảng và thảo luận với giáo viên (M=3.45, SD=.40).
- cao nhất là nhóm ‘tìm kiếm cơ hội thực tập và sử dụng tiếng Anh’ (M=3.77, SD=.66).
- Kết quả này cho thấy nhìn chung việc tự học của sinh viên là chưa đến mức thường xuyên.
- sinh viên chưa có ý thức tự học cao..
- Yếu tố Mean Std..
- Trung bình cứ hai sinh viên thì có một sinh viên làm thêm (M= 0.53) và cứ hai sinh viên là có một sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn để trang trải cho việc học (M=0.52).
- Số giờ làm thêm trung bình mỗi tuần là M=7.4 giờ và số giờ làm thêm giữa các sinh viên chênh lệch nhau rất lớn (SD=10.6).
- Số giờ tự học của sinh viên mỗi tuần cũng khác biệt nhau rất lớn (M=11.4, SD=8.16)..
- Bảng 5 tóm tắt kết quả hồi quy của các biến độc lập hay các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tiếng Anh của sinh viên.
- sự biến động về khả năng tiếng Anh của sinh viên..
- Giá trị t và chỉ số ý nghĩa thống kê cho biết có 5 yếu tố dự đoán sự biến động về trình độ hay năng lực tiếng Anh của sinh viên..
- Năm biến có thể dự đoán sự biến động về năng lực tiếng Anh của sinh viên có chỉ số xác suất thống kê có ý nghĩa ở mức 95% bao gồm: (1) làm thêm, (2) giờ làm thêm trong tuần, (3) tự điều chỉnh phương pháp học, (4) tìm kiếm cơ hội thực hành tiếng Anh và (5) trình độ đầu vào..
- Bảng 6: Tương quan giữa các yếu tố tác động và trình độ tiếng Anh của sinh viên.
- Biến phụ thuộc: Năng lực tiếng Anh.
- 239, t=2.3, p=.022), và theo sau là hai yếu tố thuộc nhóm phương pháp học tập, tìm kiếm cơ hội thực tập tiếng Anh (Sr 2 =-.211, t=-2.0, p=.042), và tự điều chỉnh phương pháp học tập (Sr 2 =.212, t=2.8, p=.042).
- Theo kết quả thống kê cho thấy, sự tiến bộ về kĩ năng tiếng Anh của sinh viên theo học chương trình đào tạo 120 tín chỉ là một sự tiến bộ theo thời gian và tùy theo nổ lực của mỗi cá nhân.
- Kết quả học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến quản lý thời gian của mỗi cá nhân hơn là những yếu tố khác..
- Đi làm thêm có tác động nhiều nhất đến chất lượng học tập của sinh viên.
- Chỉ số tương quan âm của số giờ làm thêm với kết quả năng lực tiếng Anh cho biết thêm rằng sinh viên nào đi làm thêm càng nhiều giờ trong tuần thì kết quả học kĩ năng tiếng Anh càng giảm.
- Thông thường ta lập luận rằng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể có khuynh hướng đi làm thêm để trang trải cho cuộc sống và học tập, nên thời gian học tập sẽ bị ảnh hưởng, vì thế kết quả học tập cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- nghiên cứu này, hệ số tương quan dương giữa hoàn cảnh kinh tế gia đình với học thêm (r=.255), với việc đi làm thêm (r=.122), và tương quan âm với số giờ tự học trong tuần (r= -.215) cho biết rằng những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế gia đình đủ khá trở lên lại có khuynh hướng đi làm nhiều giờ hơn và tự học ít giờ hơn những sinh viên có gia đình hơi khó khăn.
- Số liệu (Sr 2 = -.20, p=.055) cho biết sinh viên càng đi làm thêm nhiều giờ thì càng chậm tiến bộ trong học tập.
- Điều này có thể là do sinh viên không có hứng thú và kiên trì trong tự học, thể hiện ở điểm trung bình chung về thái độ và động cơ học tập không cao (M=3.56, SD=.44)..
- Sinh viên nào có sử dụng thường xuyên các phương pháp học tự điều chỉnh trong học tập thì có sự tiến bộ nhiều hơn sinh viên không sử dụng thường xuyên các phương pháp này, mặc dù hệ số tương quan không cao (Sr 2.
- Tuy nhiên nhìn chung, việc sinh viên tham gia rèn luyện thêm tiếng Anh ngoài giờ lên lớp không có tác động đến kết quả học tập.
- Kết quả này có thể là do sinh viên hầu như tự học rất ít thời gian, trung bình mỗi ngày chỉ 2 giờ, học không có định hướng rõ ràng, không hiểu rõ cách học, hoặc không chủ động tìm kiếm các phương pháp học tập, ít tham gia vào các hoạt động rèn luyện thêm kĩ năng tiếng Anh ngoài giờ học trên lớp như kết quả trình bày trong bảng mô tả.
- Điều này có thể lí giải tại sao một số lượng sinh viên không nhỏ đã không tiến bộ sau khi đã trải qua một khoảng thời gian tương tự như bạn học của mình.
- Như đã đề cập trong phần cơ sở lí thuyết, một trong những khó khăn khi chuyển đổi chương trình sang hệ thống tín chỉ là sinh viên chưa quen với việc tự hoc, chưa sẵn sàng về khả.
- Mặc dù số liệu cho thấy rằng việc tự học có tác động tích cực đến sự tiến bộ về trình độ tiếng Anh của một số sinh viên, nhưng nhìn chung, ảnh hưởng này không lớn và không có tính phổ quát.
- Kết quả này phản ánh đúng kết quả nghiên cứu trước đây về tác động của tự học, và phản ánh đúng thực trạng tự học của sinh viên như đã trình bày tại Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên vào tháng 01 năm 2011..
- cụ thể kiểm tra đánh giá nhấn mạnh kết quả không có tác động đến sự tiến bộ của sinh viên.
- tuy nhiên do ảnh hưởng của truyền thống đánh giá theo kết quả, nhiều giảng viên không lưu ý sử dụng đánh giá để tác động đến quá trình học của sinh viên..
- Điều thú vị là trình độ đầu vào của sinh viên là yếu tố quan trọng thứ hai quyết định sự tiến bộ của sinh viên theo học chương trình 120 tín chỉ trong hai năm qua (Sr 2 =.24, p=.022).
- Mối tương quan giữa trình độ đầu vào và kinh nghiệm học tập tiếng Anh (sinh viên có học thêm tại các cơ sở dạy tiếng Anh trước khi vào học đại học) với năng lực tiếng Anh sau hai năm mặc dù rất nhỏ (Sr 2 =.24, p=.022 và Sr 2 =.20, p=.057) minh chứng rằng sinh viên nào có khả năng tiếng Anh đầu vào tốt thì tiến bộ nhiều hơn những sinh viên nào có trình độ đầu vào kém..
- Kết quả này cũng phản ánh đúng mối lo ngại của nhiều giảng viên về điểm tuyển sinh đại học môn tiếng Anh của nhiều sinh viên rất thấp, vì Trường ĐHCT tuyển sinh không nhân hệ số môn tiếng Anh trong nhiều năm qua..
- Cũng khẳng định lại cơ sở lý thuyết đã nêu, nghiên cứu này đã chỉ ra yếu tố thái độ và động cơ học tập trong mối tương tác với việc thực hiện chương trình hầu như không có ảnh hưởng gì đến sự tiến bộ về năng lực tiếng Anh của sinh viên..
- Điều này có thể lí giải bằng điểm trung bình về thái độ và động cơ không cao của sinh viên..
- trung từ sự tiến bộ của sinh viên là rất chậm.
- Những yếu tố tác động đến kết quả này có liên quan đến yếu tố cá nhân như việc quản lý thời gian học tập và đi làm thêm của sinh viên cũng như trình độ đầu vào.
- Tuyển sinh đầu vào lưu ý đến điểm thi môn tiếng Anh..
- Tăng cường thời lượng cho khối kiến thức chuyên ngành, đặc biệt là các kĩ năng tiếng Anh và các học phần bổ trợ kiến thức ngôn ngữ như ngữ pháp và ngữ âm.
- Chương trình đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh cần chú ý đến việc tăng cường kĩ năng nghe vì đây là kĩ năng mới đối với sinh viên..
- Với số tiết hiện thời dành cho các học phần kĩ năng là 420 tiết thì khó có thể nâng cao trình độ của sinh viên lên đến mức chuẩn là C1, khi xuất phát điểm là tương đối thấp (tương đương A2).
- Như vậy, với trình độ B1, sinh viên cần thêm ít nhất 600 tiết học và rèn luyện thêm kĩ năng tiếng Anh mới có thể đạt được C1.
- Chương trình học các môn kĩ năng kết thúc vào cuối năm thứ 2, và mặc dù còn một số môn học có thể hỗ trợ thêm cho việc phát triển kĩ năng tiếng Anh như Văn học Anh Mỹ, Đọc mở rộng, các môn Ngôn ngữ học, nhưng nếu như sinh viên không nỗ lực tự trau dồi thêm kĩ năng tiếng Anh trong hai năm cuối, thì khó có thể đạt được trình độ đầu ra như chương trình mong đợi.
- Song song đó, cần có biện pháp quản lý việc tự học của sinh viên để giúp sinh viên rèn luyện tinh thần tự chịu trách nhiệm với việc tự học.
- Đưa nội dung tự học vào phần đánh giá học phần để kích thích sinh viên tự trau dồi thêm các kĩ năng tiếng Anh ngoài giờ lên lớp là một trong những biện pháp có thể thực hiện.
- Trường ĐHCT cũng nên thể chế hóa việc sử dụng công nghệ thông tin để quản lý việc tự học của sinh viên.
- tăng thời lượng lên nhiều hơn đồng nghĩa với thời gian sinh viên có thể sử dụng tự học sẽ giảm xuống.
- Không có một đánh giá về chất lượng tiếng Anh đầu ra của các khóa trước (học theo chương trình 150 và 138 tín chỉ) để có thể so sánh, nên việc tăng số tín chỉ trở lại cũng cần phải cân nhắc đến việc đánh giá hiệu quả đào tạo cùng với việc thay đổi này.
- Năng lực tiếng Anh của sinh viên Sư phạm tiếng Anh được đào tạo theo chương trình 120 tín chỉ