« Home « Kết quả tìm kiếm

Các yếu tố cần thiết trong thiết kế và xây dựng chương trình ngoại khoá nghe - nói cho sinh viên năm thứ II - Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ


Tóm tắt Xem thử

- Các yếu tố cần thiết trong thiết kế và xây dựng chương trình ngoại khoá nghe ‐ nói cho sinh viên năm thứ II .
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh ‐ Mỹ .
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh ‐ Mỹ, .
- Bài viết nêu ra các yếu tố cơ bản trong thiết kế và xây dựng chương trình dạy ngoại ngữ nói chung và chương trình ngoại khóa nói riêng cho sinh viên năm thứ II Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh ‐ Mỹ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Những yếu tố này rất quan trọng trong việc làm cho chương trình trở nên thiết thực và thực tế khi nó giúp sinh viên một cách có hiệu quả trong việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, tính tự giác trong học tập và cả sự tự tin và tinh thần hợp tác với các sinh viên khác.
- Trong số bẩy yếu tố được đề cập đến thì yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục và yếu tố người học được chú trọng hơn.
- Lý do các yếu tố này cần được quan tâm khi xây dựng một chương trình ngôn ngữ được phân tích kỹ trong bài viết.
- Khi thiết kế và xây dựng một chương trình dạy ngoại ngữ nói chung, chương trình ngoại khóa nói riêng cho sinh viên học ngoại ngữ trong môi trường phi tự nhiên (học tiếng Anh tại Việt Nam, chẳng hạn) những người làm chương trình phải xem xét, cân nhắc nhiều vấn đề liên quan.
- Điều quan trọng hơn cả để chương trình học đó có khả thi hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu (factors) tố quyết định thành công của chương trình.
- tố cơ bản trong thiết kế và xây dựng chương trình dạy ngoại ngữ nói chung và chương trình ngoại khóa nói riêng cho sinh viên năm thứ II Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh Mỹ.
- Yếu tố ngôn ngữ (language factors) .
- Đây là yếu tố theo chúng tôi là phải ưu tiên hàng đầu khi xây dựng một chương trình học ngoại ngữ vì mục đích của chúng ta là giúp sinh viên nắm được, sử dụng được ngoại ngữ mà họ muốn học một cách có hiệu quả nhất.
- Chương trình ngoại khóa Nghe Nói mà chúng tôi xây dựng cho sinh viên năm thứ II trước hết là phải bảo đảm yếu tố ngôn ngữ (tiếng Anh) sao cho phù hợp với trình độ của sinh viên, phù hợp với ngữ liệu mà họ đang học trong chương trình chính khóa.
- Điều đó có nghĩa là họ phải sử dụng được ngôn ngữ mà mình đang học trong vui chơi, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề hay tranh luận, phản bác ý .
- Ngôn ngữ không những phải phù hợp với trình độ của sinh viên năm thứ II mà còn phải đa dạng và thực tế.
- Điều này có nghĩa là sinh viên phải được chương trình cung cấp và giúp họ sử dụng thành thạo ngôn ngữ chức năng (functional language) và ngôn ngữ tình huống (situational language) để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp trong thực tế.
- Trong chương trình của năm thứ II, hầu hết các kỹ năng mà sinh viên học đều có thuyết trình (presentation), họ đã biết sử dụng tiếng Anh để mở đầu (opening), cách chuyển ý (turn‐ taking), nhấn mạnh (emphasizing), kết thúc bài (closing), cách ra câu hỏi (questioning) và cách xử lý câu hỏi (question‐handling).
- Chương trình ngoại khóa phải tạo thêm cơ hội để sinh viên sử dụng thành thạo ngôn ngữ thuyết trình (language of presentation), trong tiếng Anh và giao tiếp thành công trong nhiều tình huống khác nhau.
- Nói chung yếu tố ngôn ngữ trong chương trình ngoại khóa giúp sinh viên không những làm giàu vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, mẫu câu, cách diễn đạt sao cho thật chuẩn trong ngôn ngữ họ đang học mà còn động viên họ sử dụng thành thạo vốn kiến thức đó.
- Hiểu một cách khác, chương trình ngoại khóa Nghe Nói tạo cơ hội cho sinh viên củng cố và sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp cả trong và ngoài lớp học.
- Sinh viên của chúng ta, đặc biệt là các em nữ hay e dè đôi khi ảnh hưởng đến giao tiếp.
- Nhiệm vụ của chương trình là phải giúp sinh viên vượt qua rào cản tâm lý để giao tiếp thành công.
- Để đảm bảo yếu tố ngôn ngữ trong chương trình ngoại khóa, chúng tôi xác định phải sử dụng ngữ liệu của bài đọc, bài nghe và giáo trình nói đang được sử dụng trong giảng dạy tại năm thứ II (Reading II, Listening File, Inside out, Speaking II).
- Yếu tố văn hóa (cultural factors) .
- Chúng ta ai cũng biết, học ngoại ngữ là tiếp xúc với một nền văn hóa khác về cách sống, cách giao tiếp, cách thể hiện hành vi cử chỉ, cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Điều này vô cùng quan trọng đối với sinh viên của chúng ta vì họ học ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh tại Việt Nam, có nghĩa là họ không được sống trong môi trường ngôn ngữ và văn hóa Anh.
- Theo Maley [1] thì yếu tố văn hoá vô cùng quan trọng trong biên soạn chương trình dạy và học ngoại ngữ.
- Tuy nhiên trong bất kỳ xã hội nào thì ngôn ngữ vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.
- Yếu tố văn hóa còn thể hiện rõ trong thái độ của sinh viên đối với việc học tập của mình, đối với thày, với bạn và đặc biệt là mức độ sinh viên hợp tác với nhau trong học tập.
- Khi bảo đảm yếu tố văn hóa trong chương trình học ngoại ngữ, chúng ta còn phải chú ý đến thái độ của người học đối với người nước ngoài, đối với ngoại ngữ nói chung và ngôn ngữ mà họ đang học nói riêng.
- Ngoài ra chúng ta cần phải cân nhắc vai trò của ngôn ngữ đó trong xã hội đương thời, mục đích và động cơ học tập của sinh viên.
- Ví dụ trong giáo trình viết của năm thứ II khoa Anh có các tình huống sau để sinh viên viết bài: .
- Khi xây dựng chương trình ngoại khóa chúng ta nên tránh những tình huống gây phản cảm trong văn hóa Việt Nam, đồng thời phải giúp sinh viên tránh bị sốc văn hóa khi học ngoại ngữ.
- Yếu tố văn hóa được đưa vào chương trình học nhằm giúp sinh viên hiểu được những giá trị văn hóa của các nền văn hóa khác, từ đó các em hiểu và coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
- Chúng ta ai cũng biết rằng mỗi nền văn hóa đều có những giá trị riêng, đều đáng trân trọng và giữ gìn.
- Yếu tố giáo dục (educational factors) Cũng như chương trình chính khóa, chương trình ngoại khóa Nghe Nói phải bảo đảm yếu tố giáo dục.
- Yếu tố giáo dục ở đây, theo Maley, thể hiện quan điểm cho rằng học tập là tích lũy kiến thức và kỹ năng hay học tập là một quá trình định hướng sản phẩm (product‐oriented), hay một quá trình lâu dài (life‐long process).
- Ngoài ra tác giả cũng cân nhắc xem quá trình đào tạo này có khuyến khích tính độc lập và động lực học tập của sinh viên hay không.
- Theo chúng tôi, chương trình học phải khuyến khích sinh viên chủ động trong việc học tập của mình, hay nói cách khác người học phải là chủ thể tích cực của quá trình học tập.
- Theo Harmer [2], phát huy tính tích cực của người học tức là làm cho học sinh có nhu cầu học tập cả trong và ngoài lớp học.
- Họ phải được cọ sát với thực tế để có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học trong lớp để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ mà họ đang học mới có được những tiến bộ thực sự.
- Theo quan điểm của Holec [3], Hurd [4], tính tự chủ không chỉ là tiềm năng thực lực mà còn là khả năng đảm nhiệm quá trình học tập của người học.
- nên, phát huy tính tích cực của người học sẽ làm cho quá trình học trở nên có mục đích và có hiệu quả hơn.
- Bởi lẽ chính ý thức tự học của sinh viên sẽ có tác động tích cực đến động cơ và nhận thức của quá trình học.
- Bởi vậy nên khi người học tham gia một cách độc lập tự chủ vào quá trình học, động cơ học tập sẽ tăng và như vậy sẽ nâng cao hiệu quả học tập.
- Tuy nhiên theo Hurd, chúng ta không thể cho rằng tất cả sinh viên đều sẵn sàng và có thể học tập một cách tự lực.
- Trong những buổi học trên lớp, người học thường không có trách nhiệm về việc học tập của họ.
- Chính vì vậy mà chúng ta (những người thầy) cần phải cung cấp cho họ cơ hội để xây dựng ý thức đó.
- Tổ chức, xây dựng các hoạt động ngoại khóa chính là một phần trong những việc làm của giáo viên nhằm giúp sinh viên phát huy tính tích cực tự lực trong học tập.
- Những hoạt động ngoại khóa chính là những cơ hội cần thiết để người học phát huy tính tích cực và tự lực của họ.
- Tham gia vào những hoạt động ngoại khóa, qua việc chuẩn bị cho những hoạt động đó, người học sẽ tìm ra những cách học riêng phù hợp và có hiệu qủa đối với mình.
- Theo Dorney [6] thì tạo cơ hội cho người học cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và tổ chức những hoạt động dạy học sẽ làm cho người học tham gia một cách chủ động vào .
- Điều này cũng nâng cao khả năng đánh giá quá trình học của chính bản thân người học.
- Yếu tố giáo dục còn thể hiện ở mục đích học tiếng Anh của sinh viên, nhiệm vụ họ phải hoàn thành trong quá trình học cho tới khi tốt nghiệp, thái độ của họ đối với việc thi cử và kiểm tra đánh giá.
- Yếu tố giáo dục trong chương trình ngoại khóa là thực sự quan trọng vì chúng ta phải trang bị cho sinh viên sẵn sàng đối phó với mọi tình huống trong cuộc sống khi họ ra trường.
- Yếu tố người học (learner’s factors) .
- Khi xây dựng chương trình ngoại khóa phát triển kỹ năng Nghe Nói nói riêng hay biên soạn một chương trình chính khóa dạy ngoại ngữ nói chung, đối tượng mà chúng ta phải quan tâm là người học.
- Yếu tố người học quyết định nội dung của chương trình.
- Yếu tố người học được cân nhắc kỹ lưỡng trong ngữ cảnh của từng xã hội, hoặc trong môi trường học.
- Chương trình ngoại khóa Nghe Nói này nhằm phục vụ sinh viên năm thứ II tại Việt Nam, vì vậy nó phải giúp được sinh viên học được những điều mà môi trường phi tiếng Anh tự nhiên không cung cấp cho họ được.
- Theo Maley, khi biên soạn một chương trình dạy và học ngoại ngữ, chúng ta phải quan tâm đến tuổi và xuất thân của người học (age and social backgrounds).
- Điều đó có nghĩa là chúng ta phải biết rõ đối tượng mà chương trình phục vụ thuộc lứa tuổi nào, xuất thân của họ ra sao, kiến thức nền ở mức nào.
- Ngoài ra chúng ta còn phải xem lớp học gồm những học sinh có cùng một nền văn hóa hay đa văn hóa.
- Có như vậy chúng ta mới xây dựng được một chương trình phù hợp với tâm lý lứa tuổi, sở thích, những vấn đề người học quan tâm như tình yêu, tình bạn… Cụ thể là sinh viên năm thứ II của chúng ta đều ở độ tuổi từ 18 .
- Như vậy chúng ta biết rõ họ cần những gì và quan tâm đến những vấn đề gì và chờ đợi gì ở chương trình dành cho họ.
- Là sinh viên năm thứ II, trình độ tiếng Anh cũng như kiến thức nền còn nhiều hạn chế.
- Chương trình ngoại khóa phải giúp họ mở ra một chân trời mới về kiến thức một cách nhẹ nhàng nhưng hữu ích vì chúng ta quan niệm ngoại khóa là học mà chơi, chơi mà học.
- Các hoạt động ngoại khóa phải tạo cơ hội cho sinh viên hoạt động thật sự sôi nổi, do vậy nội dung chương trình phải gần gũi với người học, không quá kinh viện hay nặng nề dẫn tới tẻ nhạt.
- Như vậy sẽ không có tác dụng lôi cuốn sinh viên tham gia.
- Sinh viên có thể mong đợi một chương trình ngoại khóa hấp dẫn, sự dẫn dắt tận tình của giáo viên, sự tham gia nhiệt tình của các bạn đồng thời nội dung phù hợp với trình độ tiếng Anh của họ cả về ngữ liệu mà họ đang học cũng như kỹ năng mà họ phải thực hành.
- Tất nhiên chương trình được thực hiện theo hướng giao tiếp, củng cố và phát triển kỹ năng giao tiếp trong dạy và học tiếng Anh như thế mới mang lại lợi ích cho người học một cách thiết thực nhất.
- Yếu tố người thầy (teachers factors) .
- Cũng theo Maley, kinh nghiệm và trình độ của người sẽ thực hiện chương trình là nhân tố quyết định thành công của chương trình đó.
- Chương trình ngoại khóa cần sự chỉ dẫn, hướng dẫn và tham gia tích cực của người thầy với tư cách là chất xúc tác, nguồn động viên, cổ vũ to lớn đối với sinh viên tham gia.
- Trong quá trình học sinh viên cuả chúng ta còn phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ của thầy.
- Cho dù chỉ là chương trình ngọai khóa thì vẫn không thể thiếu vai trò của người thầy.
- dẫn dắt các bạn tham gia vào chương trình.
- Tuy nhiên có nhiều trường hợp thầy phải làm trọng tài chính thì mới có sức thuyết phục, giúp sinh viên tham gia tin tưởng hơn vì cho đến nay thì vẫn chỉ có thầy mới quyết định được đúng sai, mới phân thắng bại trong một số trò chơi một cách thuyết phục hoặc cung cấp thêm các nội dung ngôn ngữ mà sinh viên cần.
- Đối với một số trò chơi mang các yếu tố văn hóa của người bản ngữ cụ thể là người Anh thì hầu như chỉ có thầy mới giải thích được một cách thỏa đáng những thắc mắc của sinh viên bằng kiến thức đã tích lũy được, bằng kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm sống của mình.
- Sự giúp đỡ của thầy sẽ làm cho chương trình được thực hiện một cách có hiệu quả hơn, củng cố niềm tin cho sinh viên, đồng thời hạn chế hoặc tránh cho chương trình đi trệch hướng vì người tham gia có thể sa đà vào những tranh luận liên miên không có hồi kết.
- Yếu tố vật chất (material factors) .
- Đối với chương trình ngoại khóa, yếu tố vật chất tương đối đơn giản.
- Chúng ta có thể tận dụng giảng đường, phòng học làm địa điểm.
- Giáo viên có thể tự tìm ngữ liệu cho chương trình, sử dụng phần mền máy tính, sử dụng đèn chiếu (overhead projector, power point) làm cho chương trình thêm sinh động và hấp dẫn.
- Nhìn chung thực hiện chương trình ngoại khóa không tốn kém về tài chính vì không phải in ấn quá nhiều, chỉ cần sao chụp một số tài liệu, handout cho các nhóm sinh viên là được.
- Tuy nhiên cũng không thể coi nhẹ yếu tố vật chất khi biên soạn chương trình cũng như khi tiến hành một chương trình ngoại khóa.
- Yếu tố quản lý và hành chính (organizational and administrative factors) .
- Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chương trình.
- Chúng ta có thuận lợi .
- Trong phạm vi trường đại học, chương trình học được đưa vào sử dụng sau khi được nghiệm thu và cho phép của cơ quan quản lý chuyên môn gần nhất.
- Sau khi một giáo trình mới được đưa vào sử dụng, chúng tôi sẽ nhận được phản hồi từ giáo viên, những người trực tiếp tham gia giảng dạy và sinh viên, đối tượng mà chương trình phục vụ.
- Từ đó sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với mục đích đào tạo và nhu cầu trình độ của người học.
- Việc xây dựng một chương trình để giảng dạy ngoại ngữ có hiệu quả là một việc làm không dễ dàng và đơn giản.
- Xây dựng chương trình ngoại khóa nhằm phát triển kỹ năng Nghe Nói cho sinh viên năm thứ II đòi hỏi phải cân nhắc nhiều yếu tố liên quan.
- Trong bài viết này chúng tôi đã trình bày chi tiết nội dung và tầm quan trọng của các yếu tố cần thiết trong một chương trình dạy ngoại ngữ.
- Đó là các yếu tố ngôn ngữ, yếu tố văn hóa, yêu tố giáo dục, yếu tố người học, yếu tố người thầy, yếu tố vật chất và yếu tố về quản lý và hành chính.
- Các yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, làm thành một thể thống nhất trong chương trình.
- Các yếu tố này quyết định thành công của chương trình khi đưa vào sử dụng.
- Như chúng ta đã biết, chương trình dạy và học ngoại ngữ luôn được ngữ cảnh hóa vì nó phục vụ cho một xã hội nhất định, một đối tượng nhất định.
- Thấy rõ vai trò của các yếu tố trên khiến xây dựng chương trình là điều bắt buộc đối với bất kỳ ai muốn chương trình của mình có tính khả thi và thực tế