« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH SÓC TRĂNG


Tóm tắt Xem thử

- Để nâng cao vai trò của DNNVV trong đóng góp tăng trưởng kinh tế xã hội, cũng như để giúp cho các DNNVV của tỉnh cải thiện được hiệu quả hoạt động việc xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển DNNVV cho tỉnh Sóc Trăng trở nên rất cần thiết..
- Niên giám thống kê) và thông tin sơ cấp thu thập qua các buổi thảo luận nhóm với các DNNVV, lãnh đạo địa phương và các Sở ban ngành, thông qua việc phỏng vấn các Chủ DNNVV và các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm/dịch vụ..
- Chính sách có liên quan đến việc hỗ trợ vốn, lao động, xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin thị trường cho các DNNVV.
- Năng lực cạnh tranh của các DNNVV đối với cạnh tranh tiềm năng và trong nội bộ ngành, sản phẩm thay thế, quyền lực thị trường của nhà cung cấp và người mua.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn của các DNNVV.
- Từ những điểm thuận lợi và khó khăn này, nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích ma trận SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threat) để đưa ra các giải pháp phát triển các DNNVV..
- Các DNNVV đã thu hút lao động qua đào tạo (thông qua việc triển khai các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn) làm việc tại DN trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Bên cạnh đó, một số sản phẩm của DN đã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các cuộc hội chợ triển lãm như bánh pía, lạp xưởng, gạo thơm ST đã có hiệu quả đáng kể..
- Trong thời gian qua, sở Công Thương và sở Kế hoạch và Đầu tư đã cung cấp thông tin về Quản lý DN công nghiệp và hướng dẫn các DN, các chính sách hỗ trợ DNNVV, thông tin về kế hoạch, khu công nghiệp, thông tin kêu gọi đầu tư, tin tức và các sự kiện có liên quan đến hoạt động của DNNVV (bao gồm festivals, hội chợ, triển lãm, công nghệ mới), thông tin về giá cả hàng hóa và dịch vụ, sự kiện du lịch, tiềm năng thị trường nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tình hình sản xuất và thị trường trên các sản phẩm cụ thể và thông tin về những mô hình sản xuất thành công.
- DNNVV còn nhận thông tin qua kênh truyền thông đại chúng như tivi, báo đài, kể cả loa phóng thanh địa phương, từ người mua sản phẩm như các công ty cung cấp vật tư, giống, thương lái, nhà chế biến cũng như từ các tổ chức, hiệp hội… Tuy nhiên, thông tin nhận được chất lượng chưa cao, chưa cập nhật kịp thời, thiếu thông tin về dự báo giá thị trường cũng như lượng cung sản phẩm, ai mua và bán ở đâu..
- Các DNNVV tỉnh Sóc Trăng có một số sản phẩm có lợi thế so sánh cũng như lợi thế cạnh tranh như bánh pía, đan đát, hành tím, gạo ST, đặc biệt là nguồn Artemia có chất lượng cao do có ưu thế về kích cỡ và độ đạm của trứng bào xác.
- Mặc dù giá cả đầu ra biến động qua các năm nhưng sản phẩm Artemia vẫn đang có tiền năng thị trường tốt (cầu vẫn đang vượt cung).
- Chính vì vậy, các DNNVV cũng có những cơ hội phát triển từ hỗ trợ của những chương trình/dự án này.
- Tuy nhiên, các DNNVV ở Sóc Trăng cũng đang và sẽ đối mặt với các thế lực cạnh tranh sau:.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: do hầu hết các sản phẩm được tạo ra từ các DNNVV có rào cản nhập ngành rất thấp nên khả năng nhập ngành của nhiều đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.
- Một rào cản nhập ngành thấp ở đây được thể hiện khi các sản phẩm được tạo ra bởi các DNNVV không đòi hỏi một lượng vốn lớn và kỹ thuật tiên tiến nhất, một hệ thống phân phối chưa hoàn chỉnh và sản phẩm chưa có nhãn hiệu và thương hiệu.
- Chính những rào cản này đã làm cho các sản phẩm được tạo ra từ các DNNVV của Sóc Trăng chứa đựng một sự cạnh tranh tiềm ẩn..
- Đối với sản phẩm artemia, HTX cần liên kết với hộ sản xuất (thường thiếu vốn) để hỗ trợ đầu tư đầu vào như.
- Vì vậy, việc hỗ trợ tiếp cận vốn rất cần thiết để phát triển thị phần trên thị trường trong tương lai đối với sản phẩm đầy tiềm năng này..
- Áp lực cạnh tranh từ khách hàng: đa phần các sản phẩm được tạo ra từ các DNNVV chịu áp lực về giá cả, chủng loại và chất lượng từ các thương lái, nhà phân phối, DN chế biến do hiện tại các sản phẩm được tạo ra bởi các DNNVV của Sóc Trăng có số lượng nhỏ và chất lượng thấp.
- Ngoài ra, hiện tại không có nhiều sản phẩm của các DNNVV của Sóc Trăng được đưa vào hệ thống phân phối siêu thị trong và ngoài tỉnh do không có nhãn hiệu và thương hiệu, do các hoạt động xúc tiến thương mại còn yếu và do các DNNVV thiếu thông tin về sản phẩm mà các siêu thị cần và những tiêu chuẩn sản phẩm mà họ đòi hỏi.
- Để tăng cường quyền thương thảo và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, DNNVV nên liên kết để sản phẩm sản xuất ra với số lượng lớn hơn và đồng nhất về chất lượng.
- Hơn nữa, nhãn hiệu và thương hiệu cũng cần được quan tâm đúng mức để từng bước đưa sản phẩm vào siêu thị nơi mà có thể có nhiều lợi nhuận và ổn định hơn so với bán cho thương lái cũng như các tác nhân khác tham gia thị trường.
- phần lớn các DNNVV chịu áp lực của nhà cung cấp không nặng nề lắm do các sản phẩm đầu vào hầu như được phân phối một cách rộng rãi.
- Tuy nhiên, có một số ngành chịu áp lực lớn từ các nhà cung cấp những sản phẩm đầu vào mà địa phương không có, hoặc có rất ít như sản phẩm dây lát, dây cói, mây, lục bình được sử dụng để làm những hàng thủ công mỹ nghệ.
- Tuy nhiên, qua khảo sát các DNNVV chưa đủ năng lực để có được sự kết nối này.
- Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:.
- các sản phẩm được tạo ra bởi các DNNVV thường là những sản phẩm mang tính truyền thống hoặc là những sản phẩm mang tính phổ biến, do vậy khả năng được thay thế của các sản phẩm này tương đối cao.
- Chẳng hạn như nếu gạo thơm ST của Sóc Trăng định giá quá cao sẽ dẫn đến tình trạng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm khác như gạo Jasmin, Thơm lài;.
- những sản phẩm đan đát có thể bị thay thế bởi những sản phẩm cùng loại sử dụng nguyên liệu là chất dẻo.
- sản phẩm hành tím rất dễ bị thay thế bởi những sản phẩm khác như hành tây, hành lá, tỏi,… Tạo ra sản phẩm khác biệt rất quan trọng trong chiến lược hoạt động của DNNVV để hạn chế sự thay thế..
- Hơn nữa, DNNVV cần quan tâm đến cải tiến và ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm một cách liên tục cùng với xúc tiến thương mại không ngừng để giữ thị phần ổn định trên thị trường..
- Chất lượng sản phẩm: Sóc Trăng có một số sản phẩm đạt chất lượng cao, được thị trường chấp nhận như: Artemia, Củ hành tím ở Vĩnh Châu, Sữa bò và Gạo thơm ST ở Trần Đề và Ngã Năm, bánh pía ở Châu Thành..
- Các DNNVV của tỉnh đã sử dụng được nguồn lực lao động tại địa phương đặc biệt là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công.
- Các DNNVV trong lĩnh vực thương mại, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng là một trong những tác nhân kết hợp tư vấn kỹ thuật đắc lực cho người mua trong việc sử dụng sản phẩm..
- Phần lớn các hoạt động của các DNNVV ở Sóc Trăng là những ngành nghề truyền thống lâu đời nên họ có kinh nghiệm sản xuất..
- Năng lực nối kết thị trường để tiêu thụ sản phẩm của các DNNVV còn nhiều hạn chế.
- Điều này làm cho các sản phẩm của các DNNVV ít được phân phối qua kênh tiêu thụ hiện đại (như siêu thị).
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng lực nối kết thị trường yếu là do chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa có nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, sản lượng ít và do khâu xúc tiến thương mại của DN chưa được chú trọng, cộng với nhận thức nối kết thị trường của DNNVV còn rất hạn chế, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tính cam kết trong các hợp đồng nối kết thường bị phá vỡ..
- Hầu hết các sản phẩm được làm ra chưa có nhãn hiệu và thương hiệu đã làm hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chi phí chứng nhận và tái chứng nhận chất lượng còn quá cao so với khả năng tài chánh của các DNNVV, do số lượng sản phẩm làm ra qui mô nhỏ, cũng như do không có sự khác biệt đáng kể giữa sản phẩm "sạch".
- là những yếu tố làm cản trở động lực cải tiến sản phẩm của các DNNVV..
- DN bán sản phẩm theo đơn đặt hàng có trước, thiếu tiếp cận trực tiếp với người mua để tạo nhu cầu, cũng như chưa tự thiết kế sản phẩm mới để chào bán..
- Hầu hết các DNNVV đều thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay chính thức (từ các ngân hàng thương mại) cũng như các nguồn vay hỗ trợ của họ bị hạn chế do họ thiếu điều kiện thế chấp và khả năng xây dựng phương án kinh doanh.
- Quyền lực thị trường trong việc mua bán của các DNNVV thấp hơn so với người mua..
- Nguyên nhân khách quan là do DN thiếu thông tin thị trường, không nắm chắc chắn và hạch toán giá thành đầy đủ cho sản phẩm được tạo ra.
- Nguyên nhân chủ quan là do chất lượng sản phẩm được tạo ra bởi các DNNVV thấp và sản lượng ít..
- Điều này đã làm ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng sản phẩm, mà còn làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
- Hơn nữa, kỹ năng lao động của công nhân trong các DNNVV thấp do hầu hết chưa qua đào tạo..
- Hầu hết các DNNVV trong tỉnh thiếu sự liên kết để hỗ tương lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh do nhận thức về lợi ích liên kết còn hạn.
- Trong Tỉnh chưa có một tổ chức để điều hành và quản lý chung các DNNVV.
- Điều này đã làm hạn chế trong việc hoạch định chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển DNNVV cũng như đã làm hạn chế khả năng tiếp cận của các DNNVV đối với những chính sách của địa phương và thông tin thị trường cần thiết..
- Các DNNVV tiếp cận được nhiều thông tin thị trường từ nhiều nguồn khác nhau (phương tiện truyền thông đại chúng, internet, tài liệu của cơ quan chức năng của tỉnh, các tác nhân), ngoại trừ truy cập thông tin từ internet do không có nhiều DN biết sử dụng, đặc biệt các DN ở xa thành phố..
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần là do đặc tính của ngành, một phần là do nhận thức bình đẳng giới trong các DNNVV còn hạn chế..
- Qua khảo sát cho thấy có nhiều chương trình/dự án liên quan đến việc nâng cao năng lực sản xuất và năng lực quản lý cho các DNNVV..
- Đây sẽ là cơ hội tốt để tận dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho các DNNVV nếu như có sự điều phối và lồng ghép tốt của địa phương..
- Hiện nay đã có một số tổ chức người mua trong và ngoài nước đến để đặt hàng mua sản phẩm được tạo ra từ DNNVV như gạo, tôm, hàng tiểu thủ công nghiệp thông qua hội chợ, triển lãm, festival..
- Điều này tạo điều kiện để phát triển các DNNVV, đặc biệt là các DN siêu nhỏ, đồng thời cũng tạo điều kiện cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho các DNNVV của tỉnh..
- Công nghệ tạo sản phẩm giá trị gia tăng từ các phụ phế phẩm nông nghiệp như rượu, củi trấu, dầu cám, artemia sinh khối.
- Nếu các DNNVV có đủ điều kiện để tận dụng cơ hội này sẽ góp phần nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm đáng kể cho địa phương..
- Với chính sách này sẽ tạo cơ hội cho các DN tạo được nhãn hiệu cho sản phẩm và có thể giúp DN tiêu thụ được sản phẩm dễ dàng hơn..
- Để thúc đẩy các DNNVV cải tiến chất lượng sản phẩm theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm sức khỏe cộng đồng, Nhà nước cũng như địa phương đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho DN trong việc thực hiện các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn.
- Nhu cầu của thị trường về những sản phẩm được chế tạo từ các nguyên liệu thiên nhiên (tre, lát) gia tăng.
- Điều này tạo điều kiện cho các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp gia tăng sản lượng và tạo việc làm đáng kể cho người dân ở địa phương, đặc biệt là những hộ nghèo ít đất, phụ nữ và người dân tộc..
- Một trong những điều đáng lo ngại nhất cho các DNNVV là giá cả vật tư đầu vào biến động theo chiều hướng gia tăng cao hơn là tốc độ gia tăng của giá cả đầu ra.
- Đây là mối đe dọa rất lớn với các DNNVV khi sắp tới phải đối mặt với hàng hóa nhập khẩu gia tăng với giá rẻ..
- Xu hướng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm đòi hỏi độ an toàn ngày càng cao sẽ là mối nguy cơ cho các DNNVV nếu như DN không thích ứng được với môi trường kinh doanh mới này..
- Bên cạnh giá cả đầu vào biến động theo hướng gia tăng, thì giá cả đầu ra không ổn định sẽ làm cho thu nhập của các DNNVV bấp bênh.
- Nguyên nhân dẫn đến giá cả đầu ra không ổn định là do ảnh hưởng của quan hệ cung, cầu hàng hóa của thị trường thế giới, của quốc gia trong bối cảnh các DNNVV thiếu thông tin thị trường để kịp thời điều chỉnh sản xuất kinh doanh gây ra những bất ổn trong kinh doanh của các DN..
- Nguy cơ dịch bệnh trên vật nuôi/cây trồng ngày càng gia tăng, đặc biệt là trên sản phẩm tôm nuôi trong vài năm gần đây đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của các DNNVV..
- Năng lực cạnh tranh (xuất, nhập khẩu) của một số sản phẩm của DNNVV còn yếu như:.
- Sản phẩm trứng artemia trong nhiều năm nay bị cạnh tranh về giá so với sản phẩm artemia của Thái Lan và Mỹ.
- Điều này cũng đã làm mất đi một thị phần đáng kể cho sản phẩm artemia của Vĩnh Châu..
- Sản phẩm hành tím bị cạnh tranh bởi các nước xuất khẩu như Indonesia, Thái Lan và Philippines.
- Sản phẩm gạo cấp cao của Việt Nam nói chung và gạo thơm của Sóc Trăng nói riêng vẫn chưa đuổi kịp gạo của Thái lan.
- Đối với sản phẩm mía đường, giá thành đường sản xuất của Việt Nam cao hơn so với các nước láng giềng (Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc) do phần lớn các DN sản xuất mía đường có qui mô nhỏ và chưa phát triển được vùng nguyên liệu..
- Hỗ trợ cho các DNNVV đổi mới và áp dụng kỹ thuật mới (Giải pháp 1- GP1).
- Giải pháp này nếu được thực hiện sẽ giúp cho các DNNVV của tỉnh tiếp cận được nguồn hỗ trợ của Nhà nước/địa phương và các chương trình/dự án nước ngoài để cải thiện năng lực sản xuất, từ đó góp phần giải quyết việc làm cho người nghèo, người dân tộc và phụ nữ ở địa phương và tăng lợi thế cạnh tranh cho các DNNVV của tỉnh.
- Đồng thời, giúp cho các DNNVV có thể tạo ra được những sản phẩm theo tiêu chuẩn an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường..
- Mở rộng qui mô sản xuất những sản phẩm có lợi thế so sánh, thúc đẩy/hỗ trợ DN phát triển sản phẩm giá trị gia tăng (GP2).
- Giải pháp nhằm góp phần làm gia tăng lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh cho những sản phẩm có lợi thế của tỉnh như lúa gạo, artemia, hành tím, sữa bò, đan đát và bánh pía.
- 3.4.2 Nhóm giải pháp mang tính thích ứng/đối phó Tăng cường hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các DNNVV (GP3).
- Các DNNVV của tỉnh cần tận dụng những điểm mạnh của mình như đã có những sản phẩm lợi thế trên thương trường (như đã nêu trong GP2) để thực hiện và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm duy trì thị phần hiện có, tạo một rào chắn an toàn cho việc xâm nhập của các hàng hóa nhập khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu..
- Tư vấn các DNNVV cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản phẩm (GP4).
- Giải pháp này sẽ giúp cho các DNNVV của tỉnh vượt qua được những khó khăn trước mắt về bất ổn của thị trường và về lâu dài sẽ tạo ra được một lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm được tạo ra bởi các DNNVV..
- 3.4.3 Nhóm giải pháp mang tính điều chỉnh Hỗ trợ cho các DNNVV tiếp cận tốt hơn các nguồn tín dụng và tài chánh (GP5).
- Việc hỗ trợ cho các DNNVV nâng cao năng.
- cải thiện điều kiện cho vay của các tổ chức cho vay như xây dựng cơ chế đặc thù cho các DNNVV là rất cần thiết để giúp cho các DNNVV tiếp cận tốt hơn nguồn tín dụng và tài chánh sẵn có tại địa phương..
- Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV (tập trung nâng cao năng lực quản lý cho các DNNVV) (GP6).
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, đặc biệt tập trung vào việc nâng cao năng lực quản lý cho các DNNVV là hết sức quan trọng để giúp cho các DN hoạt động có hiệu quả hơn.
- Đẩy mạnh việc thiết lập các mối liên kết giữa DNNVV với người mua sản phẩm đầu ra (liên kết dọc) và giữa các DNNVV với nhau (liên kết ngang)(GP7).
- Thực thi thành công giải pháp này sẽ giúp cho các DNNVV của tỉnh tạo được việc làm ổn định cho người lao động và tạo được sự ổn định và gia tăng thu nhập và lợi nhuận của các DNNVV..
- Trong bối cảnh các DNNVV của tỉnh bị hạn chế trong năng lực nối kết thị trường, chưa có nhiều sản phẩm có nhãn hiệu và thương hiệu và năng lực quản lý kinh doanh của các chủ DN còn hạn chế, DN phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa từ bên ngoài như biến động theo xu hướng gia tăng của các yếu tố đầu vào, sự không ổn định của các sản phẩm đầu ra, xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng khắt khe hơn về tiêu chuẩn an toàn, nguy cơ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ngày càng gia tăng và phải đối mặt với sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu và xuất.
- Những hoạt động cụ thể này được đưa ra nhằm thực thi các giải pháp, dựa trên ý kiến của các chuyên gia trong ngành có liên quan, các Nhà quản lý của địa phương và của các DNNVV..
- Các chính sách có liên quan trên giải quyết được một phần về vốn cho các DNNVV tuy còn hạn chế về số lượng.
- Về thị trường, trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam còn ảnh hưởng bởi khủng hoảng, tiêu dùng giảm và lạm phát tăng cao, điều này ảnh hưởng lớn đến lượng cung của các DNNVV.
- Hơn nữa, sản phẩm phải có nhãn hiệu và truy suất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm được đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng nên khó khăn hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Xu hướng thị trường còn tiếp tục khó khăn theo hướng người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn, sạch hơn và giá thấp hơn..
- Sóc Trăng có lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh trong phát triển sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm do điều kiện tự nhiên thuận lợi, tập quán canh tác và sản xuất của địa phương.
- Tuy DNNVV của tỉnh có nhiều cơ hội được hỗ trợ từ các dự án khác nhau trong và ngoài nước nhưng cũng đang đối mặt với những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẵn sàng gia nhập ngành do rào cản nhập ngành thấp, đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành, từ khách hàng, từ nhà cung cấp cũng như từ sản phẩm thay thế.