« Home « Kết quả tìm kiếm

Chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính qua thực tiễn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa


Tóm tắt Xem thử

- Chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính qua thực tiễn.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số .
- Công chức.
- Luật hành chính.
- Cải cách hành chính..
- Trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà nước Việt Nam, vấn đề cải cách hành chính được coi là một trong những khâu then chốt để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và mục tiêu kinh tế - xã hội của từng địa phương nói riêng.
- Công cuộc cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước thực hiện từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX nhằm thay đổi cơ chế hành chính hiện hành làm cho nó phù hợp với yêu cầu phát triển mới của đất nước.
- Cần phải lưu ý rằng cải cách hành chính ở nước ta không nhằm thay đổi nền tảng của nền hành chính nhà nước mà thay đổi cơ chế vận hành của nền hành chính cho phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.
- Công cuộc cải cách hành chính ngay từ thời kỳ đầu đã được thực hiện một cách toàn diện trên các nội dung cụ thể: Cải cách về thể chế.
- cải cách bộ máy hành chính.
- cải cách công chức và công vụ.
- cải cách tài chính công..
- Do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước từ sớm nên công cuộc cải cách hành chính đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: Đất nước đã cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế kéo dài trong nhiều năm.
- thủ tục hành chính ngày càng được đơn giản phục vụ tốt hơn yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
- đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng… Những thành tựu kể trên đã tạo được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước..
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công cuộc cải cách hành chính trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém: Về kinh tế: Trong những năm qua, kinh tế tuy đã có bước phát triển nhưng chưa mang tính ổn định, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn ở mức cao.
- bộ máy hành chính tuy đã được cải thiện một bước đáng kể nhưng còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả.
- phân công, phân cấp giữa các cơ quan nhà nước chưa rõ ràng nên hiệu quả quản lý chưa cao.
- thủ tục hành chính còn nhiều khâu, nhiều bước trung gian không cần thiết gây rườm rà.
- đội ngũ cán bộ, công chức nói chung đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương còn kém về năng lực chuyên môn.
- Trong số những tồn tại, hạn chế kể trên thì vấn đề chất lượng cán bộ, công chức được xem là một trong những tồn tại được quan tâm hàng đầu.
- Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, quan điểm về quản lý nhà nước cũng có những thay đổi cho phù hợp với tình hình mới thì vấn đề chất lượng cán bộ, công chức lại càng trở nên cấp thiết.
- Cùng với sự thay đổi về cơ chế quản lý thì vai trò của nhà nước cũng chuyển dần từ vị thế “ông chủ” sang người.
- Chính sự thay đổi đó yêu cầu Đảng, Nhà nước cần có những chính sách mới trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện, cấp xã - là những người trực tiếp phục vụ nhân dân..
- Thực trạng cán bộ, công chức cấp huyện luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
- Đặc biệt là nhà nước ta, với bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức là cán cân đánh giá tính chất dân chủ của một nhà nước.
- Nếu cán bộ, công chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì sẽ tạo được niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
- ngược lại, nếu cán bộ, công chức không thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân thì sẽ tạo nên sự coi thường, sự mất niềm tin của người dân đối với hệ thống chính trị, đối với nhà nước..
- Chính vì bản thân nhận thức được tầm quan trọng to lớn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, vì những lý do kể trên và do điều kiện công tác của bản thân là tại một cơ quan hành chính cấp huyện nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính qua thực tiễn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để có thể đưa ra những phản ánh, kiến nghị trung thực về thực trạng cũng như những giải pháp thực sự cần thiết để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện trong giai đoạn hiện nay thông qua quá trình hoạt động thực tiễn của bản thân..
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã và đang thuộc đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học như: chính trị học, luật học, xây dựng Đảng.
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề cải cách hành chính được xem là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định đến việc thực hiện mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả..
- Phùng Văn Tửu (1999): Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Lê Minh Quân (2003): Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Trần Hậu Thành (2005): Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Nxb lý luận chính trị.
- Nguyễn Văn Mạnh (2010): Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Cù Xuân Trường (2013): Vấn đề cốt lõi của cải cách hành chính là nâng cao trách nhiệm công vụ..
- Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền: Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004..
- Phó Vụ trưởng - Cơ quan đại diện Bộ Nội vụ tại thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Huy Kiệm: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long..
- Ngô Thành Can: Chất lượng thực thi công vụ - Vấn đề then chốt của cải cách hành chính, Học viện Hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh..
- Thân Thái Hà: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở..
- TS Dương Trung - TS Dương Trung Ý: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Học viện Xây dựng Đảng - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh..
- Cải cách hành chính là vấn đề đã và đang được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và thường xuyên có những đổi mới nhằm góp phần vào việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Tuy nhiên, các Chương trình, Kế hoạch, Đề án do Đảng và Nhà nước ban hành chỉ mang tính chất điều chỉnh chung, ở mỗi địa phương cụ thể do điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.
- đặc điểm tình hình khác nhau nên công tác tổ chức, bố trí cán bộ, công chức nói chung và công tác tổ chức, bố trí cán bộ làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng cũng có những điểm khác biệt mang tính đặc thù và do đó cũng có những điểm khác nhau trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để một mặt đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia nói chung, một mặt đáp ứng đặc điểm, tình hình của từng địa phương cụ thể..
- Những công trình khoa học trên đây đã tập trung nghiên cứu việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền, nghiên cứu về cải cách nền hành chính quốc gia của nước ta qua các giai đoạn lịch sử cụ thể.
- Có nhiều luận văn, công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến vấn đề chất lượng cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính trong một tỉnh, thành phố cụ thể, một ngành cụ thể..
- Cũng có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở.
- Nhưng để đi sâu nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính cấp huyện trên địa bàn một huyện cụ thể thì hiện tại chưa có đề tài nào.
- Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cải cách hành chính nói chung và đối với việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức nói riêng..
- Đánh giá thực trạng, rút ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó xác định các giải pháp đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Huyện ủy Đông Sơn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước huyện Đông Sơn nói riêng..
- Làm rõ hơn về lý luận cải cách hành chính bao gồm: các khái niệm về cải cách hành chính.
- mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hành chính và sự cần thiết phải cải cách hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay;.
- Làm rõ hơn lý luận cơ bản về cán bộ, công chức, bao gồm: Khái niệm cán bộ, công chức.
- đặc điểm cán bộ, công chức cấp huyện và những yêu cầu cơ bản về chất lượng của cán bộ, công chức cấp huyện;.
- Đi sâu nhiên cứu vai trò và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trong cải cách hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay;.
- Nêu và phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức huyện Đông Sơn và những yêu cầu, tiêu chí đối với cán bộ, công chức cấp huyện;.
- Đề ra quan điểm và các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
- Trong khuôn khổ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:.
- Lý luận chung về cải cách hành chính;.
- Những vấn đề lý luận về cán bộ, công chức;.
- Những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cán bộ, công chức và chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện;.
- Thực trạng cán bộ, công chức cấp huyện qua thực tiễn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (bao gồm thực trạng về số lượng và thực trạng về chất lượng) trong đó nhấn mạnh thực trạng về chất lượng cán bộ, công chức và những nguyên nhân của thực trạng về chất lượng;.
- Phân tích những quan điểm, định hướng chung của Đảng, Nhà nước và chính quyền.
- địa phương cũng như những kiến nghị, giải pháp của bản thân trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng yêu cẩu cải cách hành chính;.
- Về cơ sở lý luận: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc cải cách hành chính, trong đó nhấn mạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay;.
- Về cơ sở thực tế của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện qua thực tiễn một cơ quan hành chính cụ thể - UBND huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa nhằm nêu lên thực trạng và qua đó đưa ra các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cũng như đề xuất, kiến nghị của bản thân nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính..
- Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia nói riêng..
- Mục tiêu, nhiệm vụ và sự cần thiết phải cải cách hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..
- Khái quát hoá được quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo cải cách nền hành chính quốc gia;.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm cải cách hành chính, mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hành chính.
- khái niệm cán bộ, công chức và một số đặc điểm của cán bộ, công.
- chức cấp huyện;.
- Đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện cả về số lượng và chất lượng;.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay thông qua việc nghiên cứu thực trạng cán bộ, công chức huyện Đông Sơn..
- Kết quả luận văn góp phần đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện thông qua thực tiễn huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hóa từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước trong thời kỳ mới gắn liền với nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN..
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo đối với các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách trong các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước..
- Chương 1: Cơ sở lý luận về cán bộ, công chức về chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện và cải cách hành chính..
- Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện qua thực tiễn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa..
- Chương 3: Quan điểm và những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay..
- Lê Hữu Bình (2013), Lời dạy của Bác Hồ về xây dựng và sử dụng cán bộ, công chức, Hà Nội..
- Bộ Nội vụ (2010), Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010, hướng dẫn về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức , Hà Nội..
- Bộ Nội vụ (2013), “Kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2013”, Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, (tháng 01 năm 2014)..
- Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011, ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013, Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2013, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn Hà Nội..
- Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950, về “Quy chế công chức”, Hà Nội..
- Nguyễn Xuân Dũng (2012), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Bài tham luận tại Hội thảo 65 năm Thanh Hoá làm theo lời Bác Hồ dạy, Thanh Hóa..
- Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Khái niệm về hành chính và cải cách hành chính, NXB Học viện Tư pháp..
- Nguyễn Văn Hùng (2010) Quan niệm “cần, kiệm, liêm, chính,” của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng đạo đức cán bộ, công chức hiện nay, Trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng..
- Hồ Kim Hương (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội..
- Bùi Thị Ngọc Mai (2010), Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu khoa học hành chính..
- Quách Thị Hồng Minh (2012), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, Theo Báo điện tử Thái Nguyên..
- Quốc hội (2008), Luật số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008, quy định về Cán bộ, công chức, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Thành (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công chức và công vụ của nền hành chính mới nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh..
- Thaveeporn Vasavakul (2014), Cải cách hành chính tại Việt Nam đổi mới..
- Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001, Phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn Hà Nội..
- Cù Xuân Trường (2013), Vấn đề cốt lõi của cải cách hành chính là nâng cao trách nhiệm công vụ..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh số 01/1998/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 02 năm 1998, về Cán bộ, công chức, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh số 11/2003/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2003, quy định về Cán bộ, công chức, Hà Nội.