« Home « Kết quả tìm kiếm

CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
- VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay của đất nước, giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực, đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, điều đặc biệt đáng quan tâm hàng đầu là chất lượng giáo dục trung học phổ thông mà trong đó có việc dạy - học môn hóa học đã đạt được những thành tựu như thế nào so với các vùng, miền khác trong cả nước.
- Bài viết này nhằm mục đích đánh giá tổng thể bức tranh “hai màu” về chất lượng dạy - học và đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- nhờ đó các nhà giáo dục có nhận định đúng đắn về thực trạng dạy và học, tìm ra các biện pháp khả thi để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của vùng đất đầy tiềm năng, đáp ứng được nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước..
- Từ khóa: việc dạy - học môn hóa học.
- chất lượng giáo dục – đào tạo.
- chất lượng dạy học môn hóa học.
- Theo đánh giá kết luận chung của Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 và định hướng đến năm 2020, hiện nay giáo dục và đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những thay đổi bước đầu quan.
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được tăng cường đáng kể..
- Khoảng cách tụt hậu so với bình quân chung trong cả nước đã được thu hẹp, giáo dục và đào tạo đã góp phần tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế, bảo đảm ổn định chính trị.
- Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vị trí thấp nhất trong bản đồ giáo dục - đào tạo của cả nước, qui mô giáo dục chưa tương xứng với tầm vóc và vị trí chiến lược của vùng, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa đồng bộ về cơ cấu, chất lượng giáo dục đại trà chưa cao, hiệu quả giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, cơ sở vật chất của nhà trường vẫn còn nghèo nàn lạc hậu, sự chênh lệch về chất lượng giáo dục đào tạo và trình độ giáo viên, học sinh ở các vùng rất khác nhau, nhất là vùng sâu của Đồng bằng sông Cửu Long.” (1) Điều khẳng định này đã tác động như thế nào đến sự phát triển giáo dục và đào tạo của vùng..
- Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với lãnh đạo các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã quan tâm đầu tư nhiều hơn cho việc dạy- học môn hóa học của giáo viên (GV) và học sinh (HS) trường trung học phổ thông (THPT), tạo nên chuyển biến bước đầu và đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận cho sự nghiệp giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và việc dạy - học môn hóa học nói riêng.
- Bên cạnh thành quả đạt được, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc dạy - học môn hóa học ở bậc THPT của thầy - trò vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều bất cập, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy - học của ngành.
- (4) Một số nghiên cứu mới đây về sự phát triển giáo dục THPT của vùng đất nhiều tiềm năng này lại đặt ra câu hỏi: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học môn hóa học thì lãnh đạo các địa phương và đặc biệt là thầy – trò ở các trường THPT cần phải làm gì để đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn hiện nay?.
- 2 CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC MÔN HÓA HỌC BẬC THPT VÙNG ĐBSCL.
- 2.1 Những thuận lợi và khó khăn chung của giáo dục và đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Sau đây là những đặc trưng của thế mạnh chủ yếu và hạn chế cơ bản của giáo dục – đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long..
- Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có tiềm năng về kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động dồi dào, khí hậu thuận lợi..
- Sau hội nghị giáo dục - đào tạo Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005, được sự quan tâm và chỉ đạo đặc biệt của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo về chiến lược phát triển của vùng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020:.
- Các Tỉnh, Thành Đồng bằng sông Cửu Long đã thành lập mới 08 trường đại học công lập, 02 trường đại học dân lập, 09 trường cao đẳng cộng đồng, nâng cấp một số trường trung cấp thành cao đẳng, cao đẳng thành đại học..
- tác động tích cực đến sự chăm lo và phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo của vùng..
- Công tác xã hội hóa giáo dục đã đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu xã hội, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giảm một phần áp lực tăng qui mô đối với các cơ sở công lập..
- Truyền thống hiếu học của dân tộc được phát huy mạnh mẽ trong giai đoạn mới, nhận thức của nhân dân về vai trò giáo dục – đào tạo đã được nâng lên, nhờ vậy, ý thức chăm lo việc học tập của con em mỗi gia đình đã được khơi dậy và từng bước phát huy tác dụng tích cực đến chất lượng giáo dục của vùng hiện tại và trong tương lai..
- Điều kiện địa lý ở Đồng bằng sông Cửu Long gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức hoạt động trường lớp.
- Do lịch sử để lại, xuất phát điểm của giáo dục – đào tạo Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn nhiều so với các vùng và khu vực khác trong cả nước..
- Mức sống và thu nhập của các hộ gia đình Đồng bằng sông Cửu Long thấp, trong khi đó số hộ gia đình dân cư lại lớn hơn các vùng khác, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
- Mạng lưới trường lớp còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất kỹ thuật của không ít trường còn nghèo nàn và chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nguồn lực cung cấp chưa đủ đảm bảo cho giáo dục và đào tạo Đồng bằng sông Cửu Long có những phát triển đột phá..
- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa đồng bộ về cơ cấu.
- Công tác đào tạo giáo viên thiếu khoa học, chưa đồng đều giữa các địa phương và chưa thật sự lựa chọn được người giỏi, tâm huyết cho ngành..
- 2.2 Thực trạng của việc giảng dạy môn hóa học ở các trường THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Theo nhận định của GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang: “Hai vấn đề cấp bách cần giải quyết để vực dậy giáo dục và đào tạo Đồng bằng sông Cửu Long là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và thay đổi quy trình đào tạo giáo viên”.
- Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên hóa học bậc THPT không ngừng đựợc gia tăng cả về số lượng và chất lượng từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau.
- Theo báo cáo của ngành giáo dục, sau thời gian tích cực tham gia các lớp chuẩn hóa, chuyên tu, phần lớn giáo viên hóa học ở các trường đều đạt và vượt chuẩn.
- được đánh giá khá cao nhưng trong thực tế vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Cụ thể, qua khảo sát các tiết dự giờ của GV hóa học tại một số trường THPT, chúng tôi nhận thấy rằng, phương pháp dạy học chủ yếu được các thầy cô sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:.
- Phương pháp dùng lời kết hợp với phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm thực hành, thí nghiệm nghiên cứu.
- Phương pháp dùng lời kết hợp với phương pháp sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như: máy chiếu overhead, projector….
- Điều tra thực tế tại các trường THPT khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy đa số GV hóa học đã có nhiều nỗ lực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho riêng mình, các thầy cô đã biết áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào từng bài giảng, không chỉ sử dụng đơn thuần một phương pháp truyền thụ kiến thức duy nhất mà có sự phối hợp nhịp nhàng với các các phương pháp dạy học khác, tạo điều kiện để học sinh tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến một cách tích cực và tiếp thu bài hiệu quả.
- 2.3 Thực trạng của việc học tập môn hóa học ở các trường THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Về cơ bản thì mức độ chuẩn kiến thức – kỹ năng của chương trình và SGK hóa học mới bậc THPT hiện nay so với trước đây được đa số giáo viên nhận định là tương đương nhau, chương trình mới có nhiều yêu cầu đối với HS về việc vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống..
- Sự yêu thích môn hóa học của các em còn khá thấp, đa số các em chỉ học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông..
- Tiến hành phỏng vấn 100 HS của 7 trường THPT ở Cần Thơ và Đồng Tháp về phương pháp học tập môn hóa học của HS hiện nay theo các tiêu chí:.
- Đa số HS đều học môn hóa học một cách máy móc, rập khuôn theo kiểu truyền thống: có thuộc bài nhưng lại không hiểu thấu đáo các kiến thức trọng tâm bài học, không nắm vững yêu cầu cơ bản của bài học (học vẹt, học để đáp ứng yêu cầu kiểm tra của GV), không vận dụng được kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng hóa học trong tự nhiên và cuộc sống hằng ngày.
- GV nên tiến hành kiểm tra thường xuyên, hướng dẫn giúp HS xác định và xây dựng thói quen tự học , dạy HS cách học hóa học có phương pháp và khoa học..
- 3 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- 3.1 Thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy – học môn hóa học.
- Hiện nay còn không ít giáo viên dạy học theo lối diễn giảng đơn điệu, không đổi mới, không chú ý đến người học.
- Những trở ngại về mặt tâm lý của các giáo viên hóa học hiện nay khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có thể kể là:.
- Nguyễn Cương : Thực trạng dạy - học hóa học hiện nay còn quá thiên về lối thuyết giảng thì việc nhắc nhở, điều chỉnh, quan tâm thỏa đáng đến người học là một việc làm có ý nghĩa trong việc đổi mới phương pháp đào tạo và giảng dạy ở nhà trường.
- Những vật cản trên con đường đổi mới PPDH hóa học theo một số tác giả trên diễn đàn đào tạo có thể tồn tại trong đa số giáo viên hóa học hiện nay, đó là:.
- Sức ì của thói quen trong mỗi giáo viên.
- Bệnh thành tích làm lu mờ chí của giáo viên..
- Để khắc phục tình trạng này, cần có sự phối hợp đồng bộ: tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới và tăng thêm các trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại trong các nhà trường, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, tăng cường hoạt động tích cực của chủ thể học sinh, đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục..
- Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng đặc điểm bộ môn và đối tượng người học để có sự phối kết hợp đa dạng các PPDH là việc cần làm ngay của mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay..
- Đây không phải là vấn đề của riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn được quan tâm ở mọi vùng, miền khác trong cả nước, trong chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội.
- Như vậy, đổi mới phương pháp dạy và học là một nhiệm vụ cấp thiết ở mỗi cấp, bậc học.
- Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy - học hóa học muốn đi đến những kết quả sâu rộng và bền vững, trước hết phải xuất phát từ bản thân người thầy.
- Với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục, người thầy phải vượt qua các trở ngại tâm lý cơ bản đã nêu, chỉ khi nào đổi mới phương pháp dạy - học trở thành nhu cầu tự thân trong mỗi giáo viên hóa học thì hoạt động dạy - học ấy mới thật sự khởi sắc..
- 3.2 Kết quả bước đầu về chất lượng dạy – học môn hóa học.
- PP : phương pháp.
- Hai yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất trong các yếu tố quyết định học tốt của HS (kết quả về chất lượng học tập) là phương pháp học tập của HS và phương pháp giảng dạy của GV.
- Qua thực nghiệm điều tra, GV cho rằng yếu tố quan trọng hơn cả là phương pháp học tập của HS (43,75.
- nhưng nó lại phụ thuộc cơ bản vào phương pháp giảng dạy của GV (36,83.
- Bởi vì tự bản thân HS khó có thể tìm ra phương pháp học tập đúng đắn và khoa học.
- Các em cần có sự hướng dẫn của GV về cách tự học, cần được bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực làm cơ sở cho phương pháp tự học như: tích cực suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện, vận dụng kiến thức mới, không thụ động trong học tập.
- (2) Do đó, PPGD của GV có tác động rất lớn đến phương pháp học tập của HS.
- Ngoài ra, nội dung chương trình cũng tác động không nhỏ đến quá trình dạy và học hóa học, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của GV và kết quả học tập của HS, nó chi phối cách dạy của GV, khả năng tiếp thu bài của HS.
- GV nên cho HS làm nhiều bài tập trắc nghiêm hơn và hướng dẫn cụ thể cho các em phương pháp làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
- Năm học tỉ lệ tốt nghiệp THPT trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long (85,27%) thấp hơn bình quân cả nước (92,00%) cho thấy phần nào những yếu kém và bất cập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của vùng, rất phù hợp với đánh giá chung của Bộ Giáo dục – Đào tạo năm 2005.
- Tuy nhiên, đánh giá này chỉ mang tính chất tương đối vì một số địa phương chưa thật sự nghiêm túc trong thi cử và còn mang nặng bệnh thành tích trong giáo dục.
- Bên cạnh đó, lãnh đạo nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã quan tâm và đầu tư nhiều đến sự phát triển GD-ĐT nên tỉ lệ tốt nghiệp THPT trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long (68,63%) đạt cao hơn bình quân cả nước (66,70.
- Điều này cho thấy, chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường THPT của vùng được nâng lên rõ rệt, tuy còn thua kém một số địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh….
- nhưng đây có thể coi là một kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận.Theo phân tích thống kê của Trung Tâm Tin Học - Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2006 thì bản đồ kết quả thi của khu vực ĐBSCL có sự thay đổi màu sắc rõ rệt,, từ màu đỏ (rất kém) chuyển sang màu hồng hoặc vàng (trung bình đến khá).
- Điều này chứng tỏ rằng, chất lượng các kỳ thi tùy thuộc rất nhiều vào kỷ cương và trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo trong toàn ngành giáo dục.
- Năm học 2006-2007 toàn ngành giáo dục hưởng ứng cuộc vận động “hai không” và cũng là năm đầu tiên Bộ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm các môn Vật lý , Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ vào 2 kỳ thi TNPT và tuyển sinh đại học bước đầu đã thu được kết quả rất phấn khởi, được toàn xã hội đánh giá cao, chất lượng giáo dục nói chung và môn hóa hóa học nói riêng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phản ánh đúng thực chất của việc dạy - học hóa học thật, kiểm tra và thi thật, kết quả do nó mang lại là thật với đúng nghĩa của nó..
- Bảng 2: So sánh kết quả môn Hóa học: xử lý, đối chiếu hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại Học năm 2006 của 12 tỉnh (không kể Tỉnh Bạc Liêu) và thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Kết quả Năm 2006.
- Hóa học EX 1.
- Hóa học EX 2.
- Hóa học EX 3.
- Kết quả phân tích dữ liệu so sánh của hai kỳ: thi tốt nghiệp THPT (tú tài) và kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2006 phản ánh khá chính xác thực trạng kết quả thi môn hóa học của HS vùng ĐBSCL khi thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” một cách thiết thực..
- Tổng hợp độ vênh giữa hai kỳ thi của 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xem như là một thước đo về mặt chất lượng dạy – học hóa học, thước đo này hoàn toàn có ý nghĩa về mặt toán học và thống kê, còn về mặt chất lượng giáo dục hay tính trung thực của hai kỳ thi cho thấy việc giảm thiểu độ vênh giữa hai kỳ thi là một yếu tố quan trọng để chấn chỉnh cách dạy – học môn hóa học và kỷ cương trong thi cử, đồng thời đây cũng là một khẳng định tối ưu cho việc dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất để có kết quả thực chất..
- Kết quả ghi nhận được cho thấy bức tranh hai màu chất lượng giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và chất lượng dạy – học hóa học nói riêng đang dần dần khởi sắc.
- lượng giáo dục và đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long lên tầm cao mới, nhằm đuổi kịp mặt bằng giáo dục với các vùng miền khác trong cả nước..
- Thông qua kết quả thực nghiệm điều tra ghi nhận được, có thể đánh giá chất lượng dạy - học hóa học ở trường THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay như sau:.
- Việc học môn hóa học: số ít HS tiếp thu rất tốt nội dung chương trình SGK hóa học hiện tại và có phương pháp tự học tốt.
- Tuy nhiên, còn nhiều HS chưa thật sự hứng thú học tập môn hóa học, tình trạng kiến thức cơ bản về hóa học bị hỏng và có sự chênh lệch lớn giữa vùng sâu, vùng nông thôn và thành thị.
- Việc dạy môn hóa học: đa số GV tâm huyết với nghề, tích cực hưởng ứng cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy-học hóa học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, nhiều GV đã chuẩn bị rất công phu bài giảng trên lớp với sự đầu tư và sáng tạo rất cao, điều này đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hai kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số GV chậm đổi mới phương pháp hoặc còn băn khoăn về các khó khăn khi dạy theo phương pháp mới, những băn khoăn này xuất phát từ thói quen của kiểu dạy học cũ, ngại và rất ít làm thí nghiệm biểu diễn hay minh họa, chỉ chuẩn bị và thực hiện thí nghiệm khi có người khác dự giờ khi thao giảng hoặc trong đợt thi GV dạy giỏi các cấp.
- Vẫn còn một số ít GV yếu về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm hoặc không thật sự tâm quyết để giảng dạy theo phương pháp mới.
- Chất lượng giáo dục phổ thông ở Đồng bằng sông Cửu Long còn bất cập, quy mô và hiệu quả chưa đồng đều, nhiều địa phương vẫn còn chạy theo thành tích.
- Công tác đào tạo giáo viên thiếu khoa học, chưa thật sự lựa chọn được người giỏi, tâm huyết cho ngành.
- Hai vấn đề cấp bách cần giải quyết để vực dậy chất lượng dạy - học hóa học là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và thay đổi quy trình đào tạo giáo viên hóa học, có thể kéo dài hệ đào tạo cử nhân sư phạm hóa học thành 4 năm rưỡi thay vì 4 năm như hiện nay..
- Với những thành tựu bước đầu đạt được, giáo dục và đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và việc dạy-học hóa học nói riêng đã thực sự có sự chuyển biến tích cực, chúng ta rất tin tưởng vào quy luật biện chứng: có biến ắt có chuyển, phải chuyển để hoàn thiện cái biến, hi vọng rằng chất lượng giáo dục của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thực sự bắt kịp các vùng miền khác trong một thời gian gần đây..
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (8/2005).
- Báo cáo tóm tắt phát triển Giáo Dục và Đào Tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Các phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXBGD, Hà Nội..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006).
- Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học