« Home « Kết quả tìm kiếm

chất lượng giáo dục và đào tạo giáo viên


Tóm tắt Xem thử

- Chất lượng giáo dục và đào tạo giáo viên Th.S.
- Trịnh Hồng Hà 1- Chất lượng giáo dục và chất lượng giáo viên Theo cách tiếp cận hệ thống và tổng thể thì chúng ta thấy giáo dục được tổ chức từ nhiều những yếu tố vật chất và tinh thần có thể quan sát được hoặc cảm nhận được.
- Đó là các nguồn lực người, vật chất, hoạt động, quan hệ, môi trường hoạt động, kết quả hay sản phẩm được thể hiện trong các lĩnh vực: quản lí giáo dục, đào tạo sư phạm, nghiên cứu và thông tin giáo dục, quá trình và hoạt động giáo dục.
- Chất lượng giáo dục hợp thành từ chất lượng của những lĩnh vực này.
- Chất lượng của từng lĩnh vực lại gồm chất lượng của đầu vào, quá trình thực hiện và đầu ra.
- Châ Nhìn vào sơ đồ ta thấy Giáo viên là sản phẩm đầu ra của Hệ thống đào tạo sư phạm nhưng cũng đồng thời là nguồn nhân lực đầu vào của Quá trình và hoạt động giáo dục (quá trình giảng dạy và học tập).
- Giáo viên là yếu tố thuộc cả hai lĩnh vực.
- Như vậy, chất lượng giáo viên là nhân tố chất lượng giáo dục xét trên nhiều mặt: 1/ Đó là chất lượng của chính hệ thống sư phạm, vì giáo viên là người học trong hệ thống này và là sản phẩm đầu ra của hệ thống này 2/ Đó là chất lượng nguồn lực đầu vào của quá trình giáo dục ở trường phổ thông, vì bên cạnh các yếu tố quản lí, nghiên cứu và thông tin giáo dục thì giáo viên là thành tố hữu cơ của hệ thống giáo dục, hoạt động của họ là thành tố của quá trình giáo dục 3/ Sự cải thiện hoặc phát triển chất lượng nghề nghiệp của giáo viên thể hiện ở đầu ra của quá trình giáo dục ( về tay nghề, về đạo đức…) cũng phản ánh chất lượng giáo dục và chất lượng nhà trường Như vậy, chất lượng giáo viên tự nó là thành phần của chất lượng giáo dục tổng thể, đồng thời là thành phần của chất lượng hệ thống sư phạm và thành phần của chất lượng quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông.
- Tất cả những liên hệ này giữa chất lượng giáo dục và giáo viên cho thấy chất lượng giáo dục vừa bao hàm vừa bắt nguồn từ chất lượng giáo viên, chất lượng đào tạo giáo viên, chất lượng hoạt động nghề nghiệp của giáo viên.
- Muốn nâng cao chất lượng giáo dục rõ ràng phải nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong hệ thống sư phạm ( như là người học), nâng cao chất lượng giáo viên trong nhà trường (như thành tố chất lượng nhà trường) và nâng cao chất lượng giảng dạy- giáo dục học sinh mà giáo viên tiến hành ( như yếu tố bảo đảm chất lượng học tập của học sinh và chất lượng quá trình giáo dục).
- 2- Chất lượng giáo viên và đào tạo giáo viên trong hệ thống sư phạm Chất lượng giáo viên không phải là đại lượng bất biến trong thực tiễn.
- Nó thay đổi và phát triển tích cực nếu môi trường hoạt động nghề nghiệp thuận lợi, và nó suy thoái nếu môi trường đó và chính hoạt động nghề nghiệp của họ không tốt, thiếu hiệu quả.
- Chất lượng giáo viên hình thành và biến đổi trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp với các khâu cơ bản là đào tạo sư phạm ban đầu, bồi dưỡng nghề nghiệp, tự bồi dưỡng, đào tạo nâng cấp hoặc đào tạo lại.
- Hệ thống sư phạm chủ yếu có trách nhiệm về chất lượng giáo viên ở 2 khâu: đào tạo ban đầu và đào tạo lại.
- Đào tạo ban đầu tạo ra chất lượng nền của giáo viên, hoặc có thể gọi là chất lượng xuất phát trong quá trình phát triển nghề nghiệp của họ.
- Đào tạo lại tạo ra những thay đổi của chất lượng nền đó và hình thành chất lượng nền khác trước, cao hơn hoặc thích hợp hơn.
- Tuy nhiên, không chỉ tạo ra chất lượng nền, đào tạo ban đầu còn chi phối mạnh mẽ chất lượng hoạt động nghề nghiệp lâu dài của giáo viên, chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng đáp ứng chương trình mới, bồi dưỡng chuẩn hóa, thậm chí cả năng lực và hiệu quả tự bồi dưỡng của họ nữa.
- Đào tạo ban đầu có vai trò cực kì to lớn trong chất lượng giáo viên và cải thiện chất lượng giáo viên, và qua đó chi phối chất lượng giáo dục nói chung.
- Để đạt được chất lượng đó, đào tạo ban đầu bắt buộc phải đáp ứng tốt những yêu cầu sau.
- Với chất lượng nền, giáo viên cần có hệ thống tri thức, kĩ năng và phẩm chất nhân cách nghề nghiệp tối thiểu và đủ để có thể tổ chức được và thực hiện thành công các hoạt động và nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường, trước hết là dạy học.
- Nếu không, mỗi giáo viên không thể tự đảm nhiệm được công việc.
- Yêu cầu này chủ yếu liên quan đến những kĩ năng tác nghiệp như quản lí lớp, giao tiếp sư phạm, giảng dạy trên lớp, nghiên cứu học sinh, tổ chức giáo dục, đánh giá, thiết kế giảng dạy và hoạt động giáo dục, thiết kế môi trường học tập.
- Có vốn cơ bản và khả năng tiếp tục hoàn thiện những kĩ năng và ý thức tự giáo dục, học độc lập và thường xuyên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nhà giáo… trực tiếp ngay trong hoạt động nghề nghiệp hàng ngày của mình.
- Điều thiết yếu nhất đối với năng lực học thường xuyên là kĩ năng tìm tòi, xử lí thông tin về nghề nghiệp, kĩ năng học hợp tác, cộng tác trách nhiệm và chia xẻ kinh nghiệm nghề nghiệp với đồng nghiệp, những học vấn công cụ như ngoại ngữ, tin học và sử dụng công nghệ thông tin trong học tập, và đương nhiên kể cả kĩ năng đọc sách, báo, sử dụng các kĩ thuật và phương pháp nghiên cứu giáo dục, báo cáo và thảo luận những vấn đề nghề nghiệp.
- Đây chính là một trong những chỗ yếu của đào tạo sư phạm từ trước đến nay.
- Những phẩm chất như vậy là mảnh đất màu mỡ để nảy nở và phát triển những kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định và lựa chọn giải pháp phù hợp khi bước vào quá trình đào tạo lại, các khóa bồi dưỡng khác nhau, đạt hiệu quả cao trong bồi dưỡng giáo viên do Ngành và trường tổ chức.
- Tình trạng hiệu quả bồi dưỡng giáo viên các bậc học hiện nay nói chung còn thấp một phần do chất lượng của chính nội dung và phương pháp bồi dưỡng, nhưng phần quan trọng nhất lại do chính học viên của các lớp bồi dưỡng – họ thiếu chủ động, thiếu hăng say học tập, dự lớp một cách hờ hững, không đề cao trách nhiệm của mình trong học tập, khả năng bất cập với phương pháp đào tạo hiện đại ( không biết thảo luận, không muốn thực hành, thực nghiệm, không có khả năng đối thoại và tự thể hiện mình trong học tập v.v.
- Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa trong đào tạo giáo viên.
- Khi họ là học viên các lớp bồi dưỡng thì họ tạo nên chất lượng đầu vào và chất lượng quá trình đào tạo trong hoạt động bồi dưỡng.
- Đầu vào thấp thì hiệu quả vận hành và chất lượng đầu ra khó có thể cao được.
- 3- Chất lượng giảng dạy, chất lượng người học và đào tạo giáo viên Chúng ta biết rằng về bản chất dạy học tức là dạy cho học sinh muốn học, biết học, học đúng, học bền bỉ, học thành công, học chủ động và độc lập.
- Để có thể dạy cho học sinh đạt được những giá trị đó, bản thân giáo viên cũng phải là người biết cách tự học và biết phương pháp khoa học để dạy học sinh của mình cách học thành công.
- Chất lượng giảng dạy là một trong những tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất của chất lượng giáo viên, đồng thời là nhân tố trực tiếp bảo đảm chất lượng học tập của học sinh, chất lượng môi trường học tập và hiệu quả hoạt động dạy học.
- Đào tạo giáo viên ban đầu, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng giáo viên, thậm chí cả việc tự bồi dưỡng của giáo viên cần hết sức chú trọng đến vấn đề này.
- Chúng ta có sắn nhiều nhà giáo biết thành thạo giảng giải và thao tác thuần thục khi đọc bài giảng, làm bài tập mẫu, quản lí lớp học và học sinh.
- Những chúng ta thiếu rất nhiều, thiếu nghiêm trọng những nhà giáo sẵn lòng và biết cách dạy học sinh của mình trở nên thích học, yêu việc học, trân trọng việc học, biết cách học và bền bỉ học tập một cách tự giác.
- Những yếu tố trên có thể nói gọn là chát lượng của người học và học tập.
- Đó chính là phần trọng tâm và cốt lõi của chất lượng giáo dục tổng thể.
- Và điều đó cũng do giáo viên nắm phần quyết định, và chất lượng giảng dạy có vai trò trực tiếp quyết định.
- Giáo viên ngay từ khâu đào tạo cần được tảng bị hệ thống kĩ năng giảng dạy thích hợp với bản chất của học tập và của người học do mình quản lí.
- Những kĩ năng giảng dạy thiết yếu nhất là: 1/ Nhóm kĩ năng thiết kế giảng dạy Đào tạo giáo viên trước hết phải quan tâm đến nhóm kĩ năng này.
- Chúng gồm: phân tích nội dung học tập, thiết kế mục tiêu bài học và môn học, thiết kế trắc nghiệm, bài kiểm tra, bài tập và công cụ đánh giá, trình bày kế hoạch bài học, thiết kế môi trường học tập và hình thức học tập, thiết kế hay hoạch định các hoạt động và tương tác trên lớp, thiết kế những học liệu tham khảo và bổ sung cho sách giáo khoa, thiết kế những phương tiện học tập như đồ chơi, thiết bị thí nghiệm, mô hình và tài liệu trực quan, bảng biểu, sơ đồ, ngôn ngữ kí hiệu v.v… 2/ Nhóm kĩ năng tiến hành giảng dạy Khi thực hiện giảng dạy, giáo viên phải có những kĩ năng quản lí lớp và quản lí học tập của học sinh ( kể cả tổ chức, giám sát, kiểm tra, điều hành, đánh giá và chỉ đạo học tập), kĩ năng giao tiếp với cá nhân học sinh, kĩ năng giao tiếp với lớp (kể cả kĩ năng ứng xử với hành vi của người học và kĩ năng tham gia, hợp tác với họ để động viên, khuyến khích họ trong học tập), kĩ năng đánh giá và lựa chọn phương pháp luận dạy học, tổ chức và sử dụng các nguồn lực, phương tiện, học liệu và điều kiện môi trường để tiến hành phương pháp dạy học theo phương pháp luận đã chọn, các kĩ năng ngôn ngữ ( độc thoại, đối thoại và đàm thoại), các kĩ năng trình bày thông tin dưới những hình thức khác nhau ( viết, nói, kí hiệu, đồ họa), kĩ năng quản lí thời gian và những nguồn lực khác dành cho học tập.
- Hiện nay, đào tạo sư phạm còn bỏ ngỏ nhiều chỗ đáng làm.
- Nhiều kĩ năng vô cùng thiết yếu nhưng hầu như không được quan tâm rèn luyện: kĩ năng thiết kế và sử dụng câu hỏi, kĩ năng khai thác và sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, đặc biệt là các máy nghe-nhìn, máy tính, phần mềm giáo dục, mạng và internet, kĩ năng thiết kế tài liệu học điện tử, kĩ năng tổ chức các môi trường học tập khác nhau và đa dạng ( hầu như chỉ biết lên lớp), kĩ năng hợp tác với học sinh của mình.
- 3/ Nhóm kĩ năng nghiên cứu học tập và học sinh Nghiên cứu học sinh và quá trình học tập nhằm hiểu rõ các em học thế nào, kết quả ra sao để điều chỉnh dạy học.
- Muốn dạy học sinh biết học ( có kĩ năng và phương pháp học tập) giáo viên tối thiếu phải nắm vững bản thân hệ thống kĩ năng học tập cơ bản và thiết yếu mà học sinh cần phải có để có thể học thành công và phát triển không ngừng.
- Đào tạo sư phạm chưa thật sự chú ý đến vấn đề kĩ năng học tập.
- Không biết học sinh cần những kĩ năng học tập nào thì giáo viên không thể dạy được những kĩ năng đó cho học sinh của mình.
- Theo cấu trúc của việc học, gồm nhận thức, quản lí học tập và giao tiếp, có thể chia các kĩ năng học tập thành 3 nhóm chính: 1/ Những kĩ năng nhận thức học tập.
- 2/ Những kĩ năng quản lí học tập.
- 3/ Những kĩ năng giao tiếp học tập.
- Cả 3 nhóm kĩ năng mới giúp học sinh học tập tốt, lành mạnh, có kết quả và thường xuyên hàng ngày được.
- Để dạy học sinh những phẩm chất và năng lực khác, giáo viên cũng phải hiểu rõ như vậy.
- Và họ phải có học vấn khoa học, kĩ thuật và kĩ năng thực hiện được mục đích mà mình đề ra trong dạy học.
- Những yêu cầu này liên quan nhiều đến nhận thức lí luận và kĩ năng nghiệp vụ cơ bản của nhà giáo, đòi hỏi hệ thống sư phạm cần phải đổi mới nội dung hoạt động giáo dục-đào tạo sao cho tích hợp được những kĩ năng này trong các môn học truyền thống đồng thời mở rộng thêm các môn học cần thiết để có thể giúp cho giáo sinh có được những năng lực và kĩ năng cần thiết.
- Đặc biệt các môn nghiệp vụ sư phạm là rất quan trọng trong việc trang bị các kĩ năng.
- Thực tập sư phạm là một trong những khâu quan trọng nhất để trang bị những kĩ năng tác nghiệp nhưng hiện nay vẫn chưa được coi trọng đúng mức.
- Thực hành tâm lí học cũng còn rất hình thức, chưa tạo cho giáo sinh thấu hiểu tâm lí của học sinh và bản thân giáo viên hiện nay cũng chưa tự hiểu chính mình một cách khách quan và đúng đắn- cơ sở để có thể hiểu được người khác và đồng cảm với họ, bên cạnh sự trợ giúp của các phương pháp nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học.
- Một số cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng giáo dục.
- Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại.
- Dạy học hiện đại.
- Australia, 2002 Chất lượng nghiên cứu & thông tin giáo dục.
- Đầu ra.
- Chất lượng Đào tạo sư phạm Đầu vào>Thực hiện>Đầu ra.
- Chất lượng giảng dạy& học tập.
- Chất lượng quản lí