« Home « Kết quả tìm kiếm

chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo, đào tạo lại người giáo viên, người quản lý giáo dục trong thời kỳ việt nam đổi mới.


Tóm tắt Xem thử

- Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo, đào tạo lại người giáo viên, người quản lý giáo dục trong thời kỳ Việt Nam đổi mới.
- G.S Trần Văn Hà Uỷ viên Hội đồng tư vấn khoa học giáo dục UBTUMTTQVN I.
- Bối cảnh thời kỳ Việt Nam đổi mới Thời kỳ Việt Nam đổi mới ( VNĐM ) diễn ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bùng nổ thông tin của nền kinh tế tri thức đang có xu thế toàn cầu hoá.
- VNĐM đòi hỏi mọi người Việt Nam phải đoàn kết lại, sớm rửa cái nhục nghèo nàn, lạc hậu như đã vinh quang rửa được cái nhục làm nô lệ ngoại bang, chiến thắng hai đế quốc lớn.
- Một sự trùng hợp đáng lo ngại, thời kỳ Việt Nam tiếp tục đổi mới trùng hợp với thời kỳ đạo đức xã hội Việt Nam xuống cấp nghiêm trọng nhất – theo như nhận định của nhiều vị lão thành cách mạng.
- Tệ nạn tham nhũng, lãng phí ngày càng gia tăng, Việt Nam đã bị xếp vào hàng cuối bảng với chỉ số 2,4, đồng hạng với các nước có tham nhũng nhất thế giới là Tanzania, Xuđăng, Công-gô, I-rắc và Libi.
- Singapore cùng trong khối ASEAN, với chỉ số 9,4, hơn Việt Nam tới 7 điểm, được xếp vào loại ít tham nhũng nhất thế giới, ngang hàng với các nước nổi tiếng trong sạch như Đan Mạch, Thuỵ Điển, Ôstraylia, Anh ( khoảng 9 điểm.
- Quốc nạn tham nhũng, lãng phí này tự nhiên có ảnh hưởng qua lại với chất lượng của nền giáo dục Việt Nam.
- VNĐM để tồn tại và phát triển tiến lên sánh vai cùng với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước, đòi hỏi nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học sẽ phải cho ra “lò” những kỹ sư, cử nhân v.v..
- cự phách trong ngành chuyên môn của mình, có kiến thức khoa học liên ngành, có khả năng sáng tạo giải quyết vấn đề, biết ứng xử, giỏi cạnh tranh, hợp tác trong hữu nghị, cho ra “lò” những con người có nhân cách Việt Nam – Hồ Chí Minh, chứ không phải là những người chỉ có tấm bằng kỹ sư, cử nhân giấy.
- II Thử nghiên cứu sự vận hành của 3 yếu tố chính quyết định chất lượng giáo dục trong thời kỳ đổi mới - Chất lượng giáo dục tuỳ thuộc vào một hệ thống yếu tố, trong đó có 3 yếu tố có tính chất quyết định là : Người quản lý giáo dục, giáo viên và người học.
- Một tính đặc thù trong ngành giáo dục là người giáo viên cũng là người quản lý, có trách nhiệm quản lý lớp học của mình theo kỷ cương-tình thương-trách nhiệm.
- người quản lý ( là Hiệu trưởng, Giám đốc sở, Thanh tra, Vụ trưởng, Viện trưởng, Thứ trưởng, Bộ trưởng.
- đều đã từng là giáo viên thuộc loại khá giỏi.
- Người ta thường nói giáo dục có chất lượng là do có thày ra thày, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp.
- Chúng ta rất hạnh phúc đã có những người thày, người quản lý mẫu mực có giá trị xuyên thế kỷ như : Thày giáo Nguyễn Tất Thành – Nguyễn ái Quốc, Hồ Chí Minh.
- Người giáo viên thực sự yêu nghề, yêu trò, giỏi chuyên môn, có phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh, khơi dạy được khả năng tự học, óc tư duy sáng tạo, óc phê phán của trò, thường xuyên cập nhật thông tin, khoa học giáo dục mới, có ý thức học tập suốt đời, có phong cách của người thày thì đương nhiên giáo dục có chất lượng.
- Người quản lý giáo dục giỏi biết cách xử lý chuẩn xác và kịp thời những tình huống diễn ra trong hệ thống học đường.
- gìn giữ được hệ thống trường ra trường, lớp ra lớp, thày ra thày, trò ra trò thì đương nhiên giáo dục có chất lượng.
- Người học biết phát triển tự học, học-hỏi-hiểu-suy-hành thì đương nhiên giáo dục có chất lượng.
- Trên thực tiễn giáo dục diễn biến từ hơn hai mươi năm qua, người học thụ động, trò chép, thày đọc, học vì điểm, học vì văn bằng thì đương nhiên chất lượng giáo dục thấp, thậm chí ngày càng suy thoái.
- Đó chính là người quản lý, người giáo viên chưa đổi mới quan điểm về quản lý giáo dục, về dạy và học.
- Thực tiễn diễn biến giáo dục trên hơn mười năm gần đây cho thấy trên 80% giáo viên Đại học và giáo viên trung học vẫn độc thoại truyền thụ một chiều, người quản lý giáo dục không chỉ đạo được các giáo viên thực thi các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục, vẫn dung dưỡng lối dạy học thụ động, nhồi nhét, giáo điều mà đã bị các nhà giáo dục từ các thế kỷ 16 như Erasme, thế kỷ 17 như Rabelais, Montaigne, thế kỷ 18 là Rouseau, thế kỷ 20 là Freinet lên án mạnh mẽ - Như vậy làm sao có chất lượng giáo dục được.
- Về mặt quản lý : Vẫn dung dưỡng lối thi đua thành tích, hình thức, gian dối từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới ( 90.
- Tình trạng trên nói lên chất lượng giáo dục hiện nay đã xuống cấp đến mức đáng báo động.
- Một thống kê tại hai Trường Đại học Dân lập Kinh doanh Hà Nội và Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ sinh viên mắc các chứng bệnh thông thường do phải chịu áp lực học như đã nêu ở trên là như nhau : Trên 80% sinh viên bị đau đầu, mất ngủ, nhói tim, đau cột sống, ho, bệnh đường tiêu hóa.
- Cần lưu ý rằng chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam đã thuộc vào loại thấp trên thế giới.
- Báo cáo phát triển con người Việt nam của UNDP giai đoạn 1992-2000 Năm.
- Thứ hạng của Việt Nam 1992 (báo cáo năm 1995).
- 120/174 nước xếp hạng 1993 (báo cáo năm 1996).
- 121/174 nước xếp hạng 1994 (báo cáo năm 1997).
- 121/174 nước xếp hạng 1995 (báo cáo năm 1998).
- 121/174 nước xếp hạng 1996 (báo cáo năm 1999).
- 108/174 nước xếp hạng 1998 (báo cáo năm 2000).
- 108/174 nước xếp hạng 1999 (báo cáo năm 2001).
- 101/174 nước xếp hạng 2000 (báo cáo năm 2002).
- 109/173 nước xếp hạng.
- Cũng cần lưu ý rằng khả năng tiềm ẩn nội lực của con người Việt Nam vốn có thông minh trên mức trung bình còn rất lớn.
- Biết dẹp các yếu tố tiêu cực thì nội lực sẽ phát triển.
- Những điểm nút chính trên đây giúp ta thấy được việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên là một yêu cầu cấp bách và đồng thời cũng giúp xác định được nội dung chính của chương trình đào tạo.
- III Giới thiệu hai nội dung chính để nâng cao chất lượng giáo dục cho một chương trình đào tạo và đào tạo lại giáo viên và người quản lý thời kỳ Việt nam tiếp tục đổi mới ( Nhằm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Tư Đảng số 40 CT/TƯ ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ) Nội dung 1 : Tiếp cận nền kinh tế tri thức.
- PHương pháp giải quyết vấn đề Phương pháp xử lý tình huống - hành động Dạy học – Nghiên cứu – Quản lý – Lãnh đạo Mục đích của đề tài : Nhằm thực hiện Nghị quyết của TƯ 4 về giáo dục “ Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học .
- áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
- Đề tài đã được thực thi trước hết tại Trường cán bộ Quản lý Giáo dục đào tạo, Hà Nội và sau đó được triển khai tại nhiều Trường Đại học và Cao đảng khác.
- Đề tài đã được bổ sung và nâng cao thành giáo trình chưa chính thức cho Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Sư phạm và nhiều Trường Đại học, Cao đảng Công lập và Dân lập.
- Nhân đây, tôi xin chân thành cám ơn G.S Trần Hồng Quân, G.S Vũ Văn Tảo, PGS, TS Đặng Quốc Bảo, PGS, TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, G.S Lâm Quang Thiệp và Câu lạc bộ Tư duy Giáo dục đã có nhiều công lao tạo nền móng cơ sở, góp nhiều ý kiến để xây dựng và hoàn thiện công trình nghiên cứu này.
- Nội dung tóm tắt của đề tài : Xem các mô hình MH1, MH2, MH3, MH4 Hiệu quả, đánh giá : Đã được ghi lại trên hàng nghìn bản thông tin phản hồi (Feedback) của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Hiệu trưởng, Giáo viên, Cán bộ quản lý giáo dục, Sinh viên của trên 40 Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học đã mời tôi đến thuyết giảng : 99% tán thành PPTH-H, 50% kiến nghị cần thiết đưa thành giáo trình chính thức của các Trường Đại học, Cao đẳng và Trung học, 50% kiến nghị Bộ Giáo dục-Đào tạo cần có chính sách và tạo điều kiện thì mới thực hiện được (phụ cấp, lương bổng, điều kiện lớp học và trang thiết bị mới.
- Bộ mở lớp đào tạo về PPTH-H và biên soạn tài liệu hướng dẫn cụ thể ..v..v.
- PGS, TS Đặng Quốc Bảo – Hiệu trưởng Trường CBQLGD -ĐT, Hà Nội Chúng tôi, nhóm giảng viên công tác tại Trường CBQLGD-ĐT Hà Nội áp dụng cách dạy theo phương pháp tình huống và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
- GS, TS Hà Lan, Vụ trưởng Vụ Quản lý Đào tạo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ( HVCTQGHCM ) Tôi cho rằng nội dung bài giảng, phương pháp giảng và thái độ sư phạm của GS Trần Văn Hà, người đã dày công nghiên cứu và giảng dạy PPTH-H tại nhiều Trường Đại học và Cao đẳng đều đạt chuẩn mực rất tốt.
- Xin kiến nghị với GS tiếp tục tìm cách rèn luyện cho học viên về kỹ năng thực hành giảng theo phương pháp tình huống.
- TS Hoàng Trang, Viện trưởng Viện Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- TS Vũ Văn Châu, Giảng viên Chính môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nội dung phong phú, nhiều nội dung mới.
- PPTH-H rất có ý nghĩa, có tác dụng trong dạy- học ở các Trường đào tạo cán bộ.
- Đề nghị Bộ GD-ĐT đưa phương pháp này vào giảng dạy và học tập ở các Trường Đại học và các Trung tâm đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước.
- PGS, TS Ngô Doãn Đại, Phó Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội Phương pháp xử lý tình huống - hành động ( PPTH-H ) vận dụng trong dạy và học, nghiên cứu, quản lý, lãnh đạo và đời sống phát huy tính tích cực của người học, đòi hỏi kích thích mọi người suy nghĩ, tư duy phê phán sáng tạo.
- Nội dung 2 : Kỹ năng phát triển nội lực và kỹ năng tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề để thành đạt Mục đích của đề tài.
- Nhằm giúp mọi người, đặc biệt là các giảng viên đại học, người quản lý, sinh viên biết cách tự rèn luyện để phát triển được nội lực của bản thân ( TÂM – Khí – Trí - Lực – Pháp – Hành ) và của cộng đồng, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ tiếp tục đổi mới.
- Giáo viên và người quản lý sẽ nắm được kỹ năng phát triển ở mức cao nhất nội lực tiềm ẩn của bản thân mình để tác động vào nội lực của cộng đồng học đường.
- Nội dung tóm tắt của đề tài : Xem các mô hình PNL1, PNL2, PNL3, PNL4 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài : Tính tương đồng của các môn phái dưỡng sinh là phát triển nội lực bao gồm 6 yếu tố vật thể và phi vật thể : TÂM – Khí – Trí - Lực – Pháp – Hành.
- Nghiên cứu sự rèn luyện của Bác Hồ và của những học trò trung thành bậc nhất của Người để phát triển ở mức cao nhất nội lực của bản thân và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc.
- Hiệu quả đánh giá : Đã được ghi lại trên hàng trăm bản thông tin phản hồi (Feedback) của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Hiệu trưởng, Giáo viên, Cán bộ quản lý giáo dục, Sinh viên thuộc nhiều Trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm đào tạo đã mời tôi hướng dẫn luyện tập từ năm 1998 đến nay ( Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội, Đại học Thăng Long, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Dân lập Hùng Vương TP.
- Xin giới thiệu một số ý kiến để tham khảo : GS Vũ văn Tảo, Nhà giáo ưu tú, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học Kỹ thuật, Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD -ĐT Kỹ năng phát triển nội lực – Con đường 3.6.9 là một công trình khoa học thực tiễn, đúc kết một quá trình tư duy sâu sắc trên nhiều trải nghiệm đa dạng và nhiều tri thức uyên thâm Đông-Tây, thấm nhuần thành “ nói và làm “ một cách tự nhiên đối với nhiều độ tuổi khác nhau, thực sự là một thành quả đặc sắc của GS Trần Văn Hà.
- Đó là một sự tổng kết sáng tạo, giúp con người biết “ giải quyết tốt nhiều vấn đề thiết thực của bản thân.
- Đỗ Thị Bích Thuỷ, Trần Phùng Kiên – giảng viên Khoa Pháp văn ĐHSP Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội Kỹ năng phát triển nội lực – Con đường 3.6.9 mang tính triết lý cao nhưng rất thực tiễn, gần gũi với mọi người.
- ở mỗi con người đều tiềm ẩn 6 yếu tố vật thể và phi vật thể TÂM – Khí – Trí - Lực – Pháp – Hành và chúng có thể tác động qua lại lẫn nhau.
- Học viên nhận thức và khám phá nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn, hướng người học tới những việc “cần làm ngay”, tin tưởng ở khả năng phát triển nội lực của mình.
- Chắc rằng sau buổi học này, mỗi người ra về đều cảm thấy hạnh phúc, may mắn vì đã được tiếp xúc và làm quen với một phương pháp kỳ diệu đã được đúc kết lâu dài Đỗ Thị Phương Chanh, MSV-A044F0-Lớp 1B, Đại học DL Thăng Long, H N Buổi học hôm nay về “ Kỹ năng phát triển nội lực – Con đường 3.6.9 ” rất bổ ích đối với em.
- TS Nguyễn Minh Thông, Chủ nhiệm Khoa Tin học-Đại học Dân lập Hùng Vương, TP Hồ Chí Minh “ Kỹ năng phát triển nội lực – Con đường 3.6.9 là con đường hạnh phúc”.
- Hoàng Đình Trung – MSV lớp 2CT -Đại học Dân lập Hùng Vương, TP Hồ Chí Minh Trước buổi học này, tôi là một sinh viên sống buông thả tất cả.
- Tôi vốn không tin vào những điều huyền diệu của khí công, của nội lực.
- Bài học hôm nay đã dạy cho tôi biết thế nào là nội lực và nghị lực.
- Nó đã đưa lại cho tôi nghị lực và lòng tin để phát triển nội lực, để tiếp tục sống tốt đẹp hơn.
- Trải nghiệm đã trên 10 năm với nhiều Trường và lớp Đại học, với nhiều giáo viên và người quản lý là GS, PGS, Tiến sĩ, Hiệu trưởng, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo.
- Tôi có niềm tin và hy vọng : Hai đề tài 1 và 2 ( đã trở thành hai giáo trình Đại học chưa chính thức ) sẽ là cơ sở cho một chương trình đào tạo giáo viên và người quản lý giáo dục.
- Nhất định chất lượng giáo dục đại học sẽ được nâng cao