« Home « Kết quả tìm kiếm

chuẩn giáo viên trung học cơ sở - vấn đề đặt ra đối với công tác bồi dưỡng giáo viên


Tóm tắt Xem thử

- Chuẩn giáo viên trung học cơ sở - vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
- Chất lượng giáo viên và vấn đề xây dựng chuẩn giáo viên.
- Chất lượng giáo dục là vấn đề quan tâm đặc biệt của mỗi quốc gia, vì nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Chất lượng giáo dục của Việt Nam hiện nay phải đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sánh vai với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
- Nói đến chất lượng là nói đến sự phù hợp mục tiêu và thoả mãn một yêu cầu nào đó.
- Trong sản xuất, chất lượng của một sản phẩm được đánh giá qua mức độ đạt được các chất lượng đề ra của sản phẩm.
- Trong giáo dục, chất lượng giáo dục được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu giáo dục trong yêu cầu mà sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra đối với giáo dục.
- Về khái niệm “ chất lượng giáo dục”, trong Hội thảo quốc gia về chất lượng giáo dục và kĩ năng sống do Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam và văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội tháng 9 năm 2003, đã có nhiều ý kiến khác nhau nhưng phần lớn các ý kiến hướng đến định nghĩa "chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu" để coi chất lượng là sự xuất sắc và liên quan đến chuẩn, là phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu.
- Như vậy, "chuẩn" là để làm căn cứ đo chất lượng.
- Đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng cũng dựa trên những tiêu chuẩn đã định sẵn.
- Trong lĩnh vực giáo dục, việc đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng có ý nghĩa tác động đến chất lượng giáo dục, làm cho chất lượng giáo dục đáp ứng với mục tiêu..
- Chất lượng giáo viên là một yếu tố của chất lượng giáo dục và là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục.
- Mục tiêu đào tạo ở các trường sư phạm hiện nay chỉ phản ánh nội dung tổng quát các năng lực của giáo viên cần được đào tạo để đạt một trình độ chuẩn văn bằng nào đó.
- Luật Giáo dục qui định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên: tốt nghiệp trung học sư phạm với giáo viên tiểu học và mầm non, tốt nghiệp CĐSP đối với giáo viên trung học cơ sở, tốt nghiệp đại học đối với giáo viên trung học phổ thông...Tuy nhiên, điều này cũng chưa nói lên được chất lượng giáo viên.
- Chất lượng giáo viên nói chung và mục tiêu đào tạo giáo viên phải được thiết kế rất cụ thể thành các tiêu chí có thể do trường đánh giá được.
- Năm 2002, Dự án phát triển giáo viên tiểu học được Chính phủ phê duyệt.
- Trong dự án này, nhóm chuyên gia của Khoa Giáo dục thuộc Đại học Melbonrne- Australia và nhóm chuyên gia của Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT Việt Nam đã nghiên cứu xây dựng chuẩn giáo viên tiểu học.
- Chuẩn giáo viên tiểu học cũng căn cứ trên tiêu chí chất lượng và chất lượng giáo viên.
- Dự thảo chuẩn giáo viên tiểu học được xếp thành ba lĩnh vực (phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính trị.
- kĩ năng sư phạm) với ba mức độ (mức 1 là yêu cầu phải đạt được, mức 2 và 3 là những mốc để giáo viên phải phấn đấu vươn lên).
- Dự án Chuẩn giáo viên tiểu học đã đặt ra một hướng "đo" chất lượng giáo viên ở các bậc học, cấp học khác, nói cách khác là có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình xây dựng chuẩn giáo viên THCS, chuẩn giáo viên THPT.
- Xây dựng chuẩn giáo viên là vấn đề rất có ý nghĩa đối với công tác nâng cao chất lượng ĐNGV, nó đặt ra yêu cầu cho công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đồng thời tác động vào quá trình phát triển của chất lượng giáo viên, làm cho chất lượng này không ngừng được nâng cao.
- Chuẩn giáo viên Nói đến chuẩn giáo viên là nói đến yêu cầu chuẩn về chất lượng giáo viên mà mục tiêu giáo dục đặt ra.
- Chuẩn giáo viên là thước đo năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
- Năng lực giáo viên hiện nay phải đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Khi có chuẩn giáo viên thì chúng ta mới có cơ sở để đánh giá chất lượng giáo viên.
- Mặt khác, khi xây dựng được chuẩn giáo viên thì lúc đó giáo viên mới xác định được hướng phấn đấu, mục tiêu phấn đấu để nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình, mới thực sự thể hiện vai trò của mình trong vấn đề "quyết định chất lượng giáo dục"..
- Nếu xem giáo viên là "sản phẩm" thì chất lượng giáo viên là sự phù hợp của "sản phẩm" với mục tiêu và nhu cầu của khách hàng, trong đó, yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội là mục tiêu.
- Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng giáo viên là yêu cầu đặt ra đối với việc đào tạo giáo viên.
- Việc đảm bảo chất lượng đòi hỏi cần được kiểm định chất lượng.
- Xây dựng chuẩn giáo viên là tiêu chí để kiểm định chất lượng giáo viên, là xác định chất lượng giáo viên ở một thời điểm cụ thể đã đạt ở mức độ nào, đã đảm bảo chất lượng, tức là đã đáp ứng mục tiêu và thoả mãn nhu cầu chưa.
- Việc kiểm định chất lượng giáo viên theo chuẩn không chỉ để đánh giá mà còn tác động để tạo nên chất lượng mới ở giáo viên.
- Sự tác động đó chính là phát huy nội lực của giáo viên, giúp họ tự đánh giá và hoàn thịên những năng lực nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng của bản thân, cơ sở của tính hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục.
- Đây là vấn đề đặt ra đối với công tác bồi dưỡng giáo viên..
- Chuẩn giáo viên là chuẩn mực dựa trên những tiêu chí cần thiết và tiêu chí khả năng về năng lực giáo viên để đánh giá giáo viên.
- Những tiêu chí này là những yêu câu cơ bản mà giáo viên phải đáp ứng hoặc vươn tới để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn cụ thể.
- Đối với đội ngũ giáo viên, năng lực nghề nghiệp biểu hiện thành các lĩnh vực tạo nên chất lượng giáo viên như: phẩm chất, kiến thức, kĩ năng.
- Trong các lĩnh vực tạo nên năng lực nghề nghiệp giáo viên ở mỗi cấp học có sự khác nhau do khi thực hiện yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục ở mỗi cấp học, bậc học khác nhau.
- Vì vậy, không có chuẩn chung cho mọi loại hình giáo viên mà phải có chuẩn giáo viên ở mỗi cấp học như: chuẩn giáo viên mầm non, chuẩn giáo viên tiểu học, chuẩn giáo viên THCS, chuẩn giáo viên THPT.
- Chuẩn giáo viên THCS..
- Xây dựng chuẩn giáo viên phải đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên mà những tiêu chí đó là những yếu tố cần thiết của năng lực nghề nghiệp để giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục.
- đồng thời cùng với những yếu tố khác giúp giáo viên thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Những tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên gắn liền với yêu cầu về chất lượng giáo dục.
- Vì vậy, những tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên phải dựa trên những yêu cầu thực tiễn của giáo dục Việt Nam và xu thế phát triển giáo dục Việt Nam trong mối tương quan với giáo dục các nước trên thế giới, ít nhất là giáo dục ở các nước trong khu vực..
- Việc xây dựng chuẩn giáo viên phải dựa trên những cơ sở lí luận về đánh giá năng lực và cách tiếp cận khả thi cho việc đánh giá theo chuẩn.
- đồng thời nghiên cứu, phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay khi bắt đầu xây dựng chuẩn và thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn..
- Xây dựng chuẩn giáo viên THCS là sự cụ thể hoá chuẩn chung của giáo viên phù hợp với đặc điểm sư phạm của cấp THCS, đồng thời phải đưa ra cái ngưỡng tối thiểu cho từng yêu cầu cơ bản về đánh giá chất lượng giáo viên THCS..
- Dựa trên những yêu cầu cơ bản về chuẩn giáo viên, việc xây dựng chuẩn giáo viên ở mỗi cấp học là sự cụ thể hoá của chuẩn giáo viên mà khi đưa ra chuẩn giáo viên ở mỗi cấp học thì phải có những tiêu chí biểu hiện những đặc trưng của giáo viên ở mỗi cấp học đó.
- Đối với chuẩn giáo viên THCS có những nét đặc trưng như sau:.
- Về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, ngoài những tiêu chí như: có lòng yêu nước, trung thành với Tổ quốc và CNXH, chấp hành tốt chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước và những qui định của Ngành, yêu thương tôn trọng học sinh, tận tụy với nghề nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao, có lối sống trung thực giản dị lành mạnh, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, tham gia cải tiến phương pháp, quan hệ tốt với đồng nghiệp trên tinh thần hợp tác- giúp đỡ, quan hệ tốt với học sinh và cha mẹ học sinh, thì giáo viên THCS còn phải biết tổ chức các hoạt động ngoại khoá, trong và ngoài nhà trường để giáo dục truyền thống, tinh thần yêu nước cho học sinh, phải hiểu biết về hoạt động xã hội để định hướng cho học sinh trong quá trình học tập bộ môn của mình, phải tham gia vào các công việc của cộng đồng, vận động mọi người tham gia học tập và thực hiện công tác phổ cập GD THCS..
- Về kiến thức, ngoài những tiêu chí chung như: có trình độ đào tạo đạt chuẩn, có sự hiểu biết sâu kiến thức các môn sẽ dạy, kiến thức về tâm lí học, giáo dục học, nắm chắc phương pháp giảng dạy, giáo dục, hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế- xã hội địa phương, hiểu biết phong tục tập quán, ngôn ngữ cộng đồng nơi dân cư địa bàn trường đóng, giáo viên THCS có thêm những tiêu chí khác như: hiểu biết các kiến thức để thực hiện giảng dạy lồng ghép các nội dung giáo dục về văn hoá, lịch sử, môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục hướng nghiệp, kiến thức về tin học, ngoại ngữ, hiểu biết về những tiến bộ và xu thế phát triển của khoa học công nghệ trong nước và trên thế giới..
- Về kĩ năng sư phạm, ngoài những tiêu chí chung như: kĩ năng phân tích chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học, kĩ năng thiết kế bài học - vận dụng các hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, kĩ năng sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học, kĩ năng kiểm tra- đánh giá kết quả học tập các kĩ năng giáo dục như tổ chức quản lí học sinh trong lớp học và sinh hoạt tập thể, giáo dục học sinh theo đối tượng và xử lí tình huống sư phạm, giao tiếp ứng xử với học sinh và cha mẹ học sinh, giáo viên THCS còn có những tiêu chí khác như: kĩ năng lồng ghép các nội dung và chương trình giáo dục, kĩ năng tích hợp trong dạy học và vận dụng, sáng tạo phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, kĩ năng giảng dạy các lớp học cộng đồng, kĩ năng hướng nghiệp, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kĩ năng vận động nhân dân thực hiện phổ cập GD THCS, khả năng tự học, tự nghiên cứu và xây dựng tập thể biết học hỏi, kĩ năng vận dụng các kiến thức trong chương trình phục vụ đời sống cộng đồng.
- Đào tạo giáo viên đạt chuẩn..
- Hiện nay, hầu như các tỉnh thành đều có trường CĐSP để đào tạo giáo viên THCS.
- Tuy vậy, chất lượng đào tạo của nhiều trường chưa đáp ứng với "nhu cầu của khách hàng".
- Một số điều bất cập trong đào tạo giáo viên của các trường sư phạm nói chung, trường CĐSP nói riêng hiện nay là: nặng về truyền đạt kiến thức "hàn lâm" coi nhẹ việc rèn luyện kĩ năng, phương pháp giảng dạy ở các trường sư phạm theo lối truyền thụ một chiều.
- Chất lượng đào tạo của các trường sư phạm cần phải lấy quan điểm chất lượng làm định hướng.
- Để phù hợp với mục tiêu giáo dục và thoả mãn "nhu cầu khách hàng" thì các trường sư phạm không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy mà cần phải lấy chuẩn giáo viên làm mục tiêu.
- Trong quá trình đào tạo, việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng cần dựa trên những tiêu chí của chuẩn giáo viên.
- Mặt khác, trong đào tạo giáo viên cũng cần chú ý đến kĩ năng sư phạm- yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng giáo viên theo chuẩn.
- Kĩ năng nghề nghiệp giúp sinh viên thao tác thành thạo các kĩ năng như: soạn bài, tổ chức lớp học, trình bày bảng, rèn luyện ngôn ngữ sư phạm, giao tiếp sư phạm, giáo dục học sinh, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học có hiệu quả.
- Trong việc xây dựng các chuẩn này phải hướng đến tính hiệu quả của "sản phẩm" đem lại đối với mục tiêu đổi mới giáo dục.
- Việc xây dựng chuẩn đào tạo và chuẩn giảng viên ở các trường CĐSP phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đáp ứng điều kiện của giáo dục Việt Nam nhưng cũng phản ánh xu thế hiện đại trong đào tạo giáo viên của các nền giáo dục tiến tiến.
- Đổi mới và hiện đại nội dung, phương pháp đào tạo trong các trường sư phạm là một đòi hỏi tất yếu của quá trình đổi mới và hiện đại nền giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn..
- Yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã đặt những thách thức mới đối với công tác bồi dưỡng giáo viên.
- Từ năm 1993 đến nay, công tác bồi dưỡng giáo viên theo chu kì ba năm được thực hiện thường xuyên trong hoạt động bồi dưỡng hè cho giáo viên đã có những tác dụng nhất định, nâng cao được nhận thức của giáo viên.
- Trong yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, nội dung và phương pháp bồi dưỡng giáo viên chưa đáp ứng..
- Vấn đề bồi dưỡng giáo viên cần phải được nhìn nhận ở một mức độ cao hơn, đó là bồi dưỡng theo mục tiêu.
- Hiệu quả của công tác bồi dưỡng giáo viên phải đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Chuẩn giáo viên là mục tiêu của công tác bồi dưỡng giáo viên.
- Trong công tác bồi dưỡng giáo viên phải chú trọng đến phương pháp bồi dưỡng làm sao phải hình thành được phương pháp tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Bồi dưỡng giáo viên phải hướng đến yêu cầu nâng cao chất lượng giáo viên.
- Vì vậy, chuẩn giáo viên THCS đã đặt ra những đòi hỏi cấp thiết về nội dung và phương pháp bồi dưỡng giáo viên.
- Việc bồi dưỡng giáo viên không chỉ nhằm nâng cao nhận thức mà còn phát triển các kĩ năng sư phạm của giáo viên.
- Sau khi được bồi dưỡng thì giáo viên phải làm tốt hơn nhiệm vụ của mình và đem đến hiệu quả cao hơn trong công tác giáo dục.
- Đồng thời, kết quả việc bồi dưỡng, giáo viên được trang bị thêm phương pháp để thực hiện việc tự bồi dưỡng ở mức độ cao hơn.
- Công tác bồi dưỡng giáo viên dựa vào chuẩn giáo viên sẽ đem đến nhu cầu tự bồi dưỡng, nhu cầu nâng cao trình độ, kĩ năng sư phạm của giáo viên.
- Đây là những yếu tố tác động đến việc nâng cao chất lượng giáo dục- điều mà cả xã hội quan tâm.
- Nguyễn áng, Chuẩn GVTH- Một cách nhìn về chất lượng GVTH, Tạp chí GD số 79-2/2004..
- Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Quản lý đào tạo theo mục tiêu- Một giải pháp đưa chất lượng đào tạo đạt chuẩn, Khoa Sư phạm ĐHQG Hà Nội, 4/ 2004.