« Home « Kết quả tìm kiếm

Đại học Đông Dương ngày xưa và Đại học Quốc gia Hà Nội hôm nay: Một thế kỷ và một thập kỷ-Một lộ trình


Tóm tắt Xem thử

- Đại học Đông Dương ngày xưa và Đại học Quốc gia Hà Nội hôm nay:.
- Sự xuất hiện của Đại học Đông Dương vào thời điểm 1906 là nằm trong chiến lược đó.
- Người Pháp đã chọn Hà Nội làm nơi đặt Đại học Đông Dương với mong muốn bình định văn hóa Việt ngay trong cái nôi của nó..
- Cách không xa cổng trường đại học Đông Dương là một địa chỉ văn hiến: Văn Miếu Quốc Tử Giám, một biểu tượng của giáo dục bậc cao của truyền thống Việt gần một ngàn năm.
- Các thanh niên Việt Nam đã mang văn hiến Việt bước vào cổng trường đại học Đông Dương và ở đây họ đã làm quen với một mô hình giáo dục đại học kiểu mới và tiếp thụ những tư tưởng khoa học tiên tiến.
- Cả một thế hệ của trí thức từ Đại học Đông Dương đã đồng hành với dân tộc qua những cơn nguy biến của sơn hà.
- Trong một giọt nước có cả thế giới, Đại học Đông Dương trước kia và Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay có hình ảnh, lộ trình của giáo du ̣c Việt Nam thế kỷ XX..
- Tiếp xúc giáo dục của Việt Nam và phương Tây tiêu biểu nhất là từ cuối thế kỷ XIX khi mà nước Pháp thực dân bắt đầu đô hộ Việt Nam và kéo dài tới gần 80 năm.
- Đầu thế kỷ XX chính quyền Pháp đã cho xây dựng đại học ở Đông Dương ví dụ như trường Y năm 1906 rồi những trường sau đó từ năm 1908 thì hình mẫu giáo dục đại học cũng được nhanh chóng tiếp nhận đồng thời mục tiêu đào ta ̣o cũng bắt đầu chuyển sang đào tạo nguồn lực , nguồn lực này vẫn là để phục vụ cho chế độ cai trị, duy trì chế độ thực dân cho nên tuy cung cách đã thay đổi nhưng mục tiêu vẫn chưa thay đổi.
- Vì vậy ngay từ đầu tiếp xúc với phương Tây qua nền giáo dục thực dân Pháp thì người Việt Nam vẫn tương kế tựu kế và đưa vào đó những tư.
- Điều quan trọng nhất là nền giáo dục này bắt đầu giảng dạy ở Việt Nam theo nguyên tắc lôgíc tức là dựa trên phân tích, dựa trên chứng cứ chứ không phải dựa trên tín điều vì vậy nó gợi mở cho những người học và cả người dạy những trí thức mới về xã hội..
- Thực ra tư duy giáo dục Âu châu không phải đến Việt Nam trực tiếp bằng việc mở trường hay bằng những chính sách giáo dục của giới chức cầm quyền Pháp mà nó đi qua con đường Tân thư và sự tiếp xúc với sự đổi mới ở nước nước láng giềng Trung Hoa .
- Từ sau năm 1930 trở đi khi mà ở Việt Nam có phong trào yêu nước của đảng Cộng sản thì tình hình có thay đổi.
- Vì vậy trong chính sách giáo dục Pháp cũng có sự nới lỏng nhất đi ̣nh và để cho những tư tưởng giáo dục tiến bộ vào Việt Nam dễ dàng hơn.
- Như vậy, từ truyền thống yêu nước đã thấm sâu vào xương tuỷ văn hoá Việt Nam và vào trí thức Việt Nam .
- Hồ Chí Minh là người đã nhuần nhuyễn khi tiếp cận với văn hoá Pháp cho nên khả năng chinh phục của người là rất lớn đối với trí thức Việt Nam mà Người đã trở thành ngọn cờ lớn nhất để tập hợp tư tưởng yêu nước..
- Giáo dục Pháp - Việt trong thời kỳ tiếp xúc có những hệ quả ngoài mong muốn của các quan chức thực dân và thực dân thì đào tạo bộ máy cai trị không theo nho giáo mà theo hành chính pháp luật kiểu phương Tây và đó cũng chính là đặc điểm Việt Nam khi nội địa hoá các tiếp xúc..
- Cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt chế độ thuộc địa và mở đường cho một nước Việt Nam mới độc lập.
- Trường Đại học Quốc gia Việt Nam, đươ ̣c thành lâ ̣p ngày 10 tháng 10 năm 1945 và khai giảng ngày 15 tháng 11 năm 1945 tại toà nhà đường nha ̀ Lê Thánh tông với sự chứng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một sự kiện lớn và mới mẻ của giáo dục đại học Việt Nam sau ngày Độc lập.
- Là đứa con đầu lòng của nền đại học Cộng hòa, trường Đại học Quốc gia, với một mô hình hiện đại và thích hợp, mang tư tưởng khoa học và dân chủ mới vào giảng đường có mục tiêu” tranh lấy độc lập, kháng chiến và kiến quốc”.
- “Nước Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, một.
- phần lớn nhờ ở công học tập của các em”, thầy và trò trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã cùng quốc dân Việt Nam đi qua hai cuộc kháng chiến anh dũng và những tháng năm lao động kiên cường, tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đưa ngọn đèn khoa học soi tỏa đến những vùng xa xôi..
- Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội đã kế thừa vẻ vang Đại học Quốc gia Hà Nội với tư cách là một trường khoa học cơ bản “Cả nước, đầu ngành, trọng điểm” suốt gần bốn mươi năm đã cùng với các trường đại học anh em đã làm nên những thành tích đào tạo và nghiên cứu khoa học đáng nể ở một đất nước còn nghèo khó do chiến tranh và kinh tế nông nghiệp lạc hậu..
- Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập năm 1993, là bước phát triển tất yếu của sự nghiệp đào tạo khoa học và công nghệ từ công cuộc Đổi Mới (1986)..
- Đây là một nhà trường Đại học theo mô hình quốc tế hiện đại, đa ngành, đa lĩnh vực hướng tới mục tiêu đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức.
- Đại học Quốc gia Hà Nội, trong khi tập hợp một lực lượng lớn thầy và trò ưu tú, lấy việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm trọng, đã và đang tiếp tục một cách có hiệu quả truyền thống của các trường Đại học trong Đa ̣i ho ̣c Đông D ương xưa, Đại học Quốc gia Việt Nam (1945), Đại học Tổng hợp Hà Nội(1956-1993).
- Trong mười năm đầu tiên, từ kế thừa, trí tuệ và kinh nghiệm thực tiễn Đại học Quốc gia Hà Nội đã từng bước ổn định cơ cấu, hoạch định chiến lược phát triển cho nhiều năm sau, coi các ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn, thời sự và chuyên sâu như một ưu tiên, hướng tới một Đại học nghiên cứu, hòa nhập quốc tế..
- Chặng đường hơn một trăm năm của Đại học Đông dương đang được Đại học Quốc gia Hà Nội kế thừa một cách tự hào và đáng tin cậy.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh: “Ngày nay chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà cha ông để lại”, “Dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không?”.
- Với Đại học Đông Dương và Đại học Quốc gia Hà Nội, theo tôi, những sự tình sau đây là có thật, có quan hệ chặt chẽ với nhau, đủ để xác nhận sự kế thừa của trường đối với những giá trị đã tạo lập từ khi khởi nghiệp..
- 1/ Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay là một thực thể xuất hiện ngày trên cơ sở của ba trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội I, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, hướng tới đa ngành đa lĩnh vực, mũi nhọn và chất lượng cao.
- 2/ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là trường lớn đa ngành khoa học cơ bản “Cả nước, đầu ngành, trọng điểm”, tiền thân trực tiếp và chủ yếu nhất của ĐHQG Hà Nội hôm nay.
- 3/Trường Khoa học Cơ bản và trường Sư Phạm Cao cấp do Bác Hồ cho thành lập ở Việt Bắc năm 1951, có một thời gian sơ tán ở Nam Ninh (Trung Quốc), trường Dự bị Đại học ở Liên Khu Bốn là tiền thân trực tiếp của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Nó là sự tiếp tục của Đại học Quốc gia Việt Nam khi cuộc kháng chiến.
- Nó làm tiếp những gì Đại học Quốc gia Việt Nam đề ra năm 1945 rồi bước vào kháng chiến..
- 4/ Trường Đại học Quốc gia Việt Nam được khai giảng ngày tại Giảng đường lớn 19 phố Lê Thánh Tông Hà Nội dưới sự chủ tọa của Hồ Chủ Tịch là một sự kiện lịch sử của nền Đại học Việt Nam mới.
- Trường vẫn là một không gian đại học rộng với mô hình kiểu Pháp, nhưng đã có nội dung đào tạo của nền Đại học Việ Nam mới.
- Điều đáng chú ý nhất là vào thời điểm này Nhà nước ta không chủ trương thành lập Đại học mới mà cho mở cửa lại Đại học cũ trên cơ sở thay đổi nội dung một số ngành học còn thì vẫn bảo lưu cái cơ cấu đa ngành của Đại học Đông Dương vốn có cho đến lúc đó.
- Bác Hồ, ngày chỉ ký nghị định thành lập bổ sung trong Đại học này Ban Văn Khoa mà ngày nay trường Đại học KHXH- NV thuộc ĐHQG HN đang kế nhiệm..
- 5/ Đại học Đông Dương thành lập theo nghị định 16/5/1906 là một sự kiện giáo dục.
- Tuy do chính quyền thuộc địa cho thành lập, nhưng nó đã vượt ra ngoài những toan tính chính trị lúc đó để trở thành một mô hình đại học kiểu mới, kiểu châu Âu, lần đầu tiên xuất hiện ở Đông Dương.
- Đại học nay, căn bản khác với mô hình trường Quốc Tử Giám xưa vốn theo truyền thống phương Đông.
- Đại học Đông Dương, theo các sử liệu cụ thể đã được công bố, là một nhà trường có tương đối đầy đủ thiết chế cơ bản (từ nhà ở, sinh viên, ký túc xá.
- Nhưng nó còn phải mất hơn 10 năm vất vả để trở thành một thực thể đa ngành theo kiểu đại học thời đó.
- Đại học Đông Dương thật sự đã tồn tại cho đến Cách mạng Tháng Tám.
- Bởi vậy tôi đã thấy trong một Từ điển Bách Khoa của Liên Xô trước đây đã ghi rõ: Trường Đại học Hà Nội (Hanoixkij Univerxitet) thành lập năm 1918..
- Như vậy là ở phía Bắc từ sau năm 1906 cho đến ngày nay, đã liên tục có một Đại học đa ngành khoa học, kiểu mới so với truyền thống.
- Đại học Quốc gia Hà Nội hôm nay chỉ là mắt xích sau cùng của một cái băng chuyền quay trong suốt một thế kỷ.
- Tôi không dám ví trường đại học này như một con rồng vì thầy trò còn phải phấn đấu lâu dài và gian nan lắm mới mong thành Rồng, nhưng lai lịch của một cơ sở đại học đa ngành thì liên tục..
- Dường như cũng có những ý kiến phân vân: Liệu Đại học Quốc gia Hà Nội có đủ tư cách và quyền kế thừa di sản Đại học Đông Dương không? Tôi thiết nghĩ là có và nhiều trường đại học khác cũng có.
- Trường xưa là một ngôi nhà chung của gia đình Đại học Việt Nam.
- Ngày nay, mỗi trường trong không gian đại học ấy đều đã có một lai lịch vẻ vang riêng trong quá trình phát triển.
- Trong các đại học nước ta ngày nay thì phải nói là trường Y Hà Nội là nhiều tuổi hơn cả (1902) dù lúc khởi nghiệp chỉ là một trường trung cấp.
- Các trường khác như Đại học Sư Phạm, Luật, Nông lâm, Mỹ thuật,… kỷ niệm 100 năm, 90 năm, hay 80 năm khởi nghiệp,… thì đều hoàn toàn hợp lý và có cơ sở chứ không phải là các trường tự nống lý lịch của mình cho nó có vẻ lâu đời.
- Năm 2001, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã kỷ niệm 50 năm theo một cách lý giải riêng, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng trường này có lịch sử từ sớm hơn, nghĩa là từ trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương ngày trước..
- Còn một sự kiện “văn hóa vật thể” nữa thường làm tôi nghĩ đến, đó là tòa nhà Đại học Quốc gia 19 phố Lê Thánh Tông thâm nghiêm, đầy tính dân tộc trong.
- Tòa nhà 19 được khởi công năm 1913 và hoàn thành cuối thập kỷ hai mươi đã liên tục là bản doanh của Đại học Đông Dương, Đại học Việt Nam, Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt gần một thế kỷ qua.
- Mới đây, khi chuẩn bị kỷ niệm 100 năm khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phải mất nhiều thì giờ và tiền bạc cho việc phục hồi bức tranh xưa như là một giá trị cần được tôn trọng, còn các dãy ghế sang trọng ngày trước thì “Châu vẫn chưa về Hợp Phố”..
- Từ Đại học Đông Dương xưa đến Đại học Quốc gia Hà Nội hôm nay, trong một thế kỷ lập nghiệp trường đã có nhiều trang vui buồn, nhưng trên tất cả là lao.
- Ví như liên quan đến đại học Đông Dương còn có những chi tiết nào đó trong các văn bản hành chính thời thuộc địa gây sự băn khoăn thì khoa Văn bản học cùng các nhà Sử học cần có trách nhiệm tiếp tục phân tích và đối chiếu để làm rõ hơn, nhưng tôi tin rằng những chi tiết ấy không ảnh hưởng gì tới cái đại cục là Đại học Quốc gia Hà Nội hôm nay thật sự đã có bước khởi nghiệp từ cái mô hình ban đầu, 110 năm trước..
- Việt Nam đổi mới đến nay đã được ba mươi năm.
- Các trường đại học đóng một vai trò chủ chốt trong bối cảnh phát triển giáo dục để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước..
- Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay cũng phải lấy bốn cái trụ cột của khuôn.
- Giáo dục đại học của chúng ta sẽ phải tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo bởi vì nước ta mới chỉ bước vào cận cửa của thu nhập trung bình trên thế giới và cho nên xoá đói giảm nghèo vẫn là vấn đề rất lớn, vẫn phải được tiếp tục, không những như thế còn phải củng cố tăng cường chất lượng xoá đói giảm nghèo Đồng thời giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c phải góp phần làm thế nào để mà hạn chế.
- Các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta từ Bắc đến Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cần phải hoạt động có hiệu quả nó thể hiện ở các mô hình tổ chức phù hợp , bao gồm những trường đại học nghiên cứu tức là những trường đại học lớn đầu ngành mũi nhọn, các trường bách khoa là các trường về công nghệ và kỹ thuật và các trường khoa học xã hội và nhân văn là đào tạo con người.
- Các cơ sở đào tạo này có thể là ngắn hạn và cùng với các trường cao đẳng cộng đồng các đại học khác thì đào tạo ra nhiều loại bao gồm cả những người có trình độ cao và phải đào tạo ra những người có trình độ trung bình và những người lao động lành nghề mà thị trường lao động luôn luôn tìm kiếm..
- Trong khi tiếp xúc quốc tế đại học của chúng ta cũng phải tạo được cân đối giữa các thành phần khác nhau như đã nói là một thời gian chúng ta quá chú trọng vào việc phát triển khoa học cơ bản, coi nhẹ khoa học ứng dụng thì ngược lại ngày nay tránh những khuynh hướng chỉ chạy theo ứng dụng mà coi nhẹ việc đào tạo khoa học cơ bản và phải đi bằng hai chân rất vững vừa khoa học cơ bản vừa phát triển khoa học ứng dụng đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, nông nghiệp và ngành.
- Trong hệ thống giáo dục thì đại học nghiên cứu có một vai trò chủ chốt trong việc đào tạo những chuyên gia cao cấp những nhà khoa học và những nhà nghiên cứu cần thiết cho nền kinh tế được tạo ra tri thức mới nhằm hỗ trợ cho các hệ thống sáng tạo.
- Chúng tôi muốn nói điều này vì nó gắn với lợi ích và trách nhiệm của Đại học Quố c gia Hà Nội trong cái sứ mạng Đại học Quốc gia Hà Nội mong muốn hướng tới là một Trường đại học nghiên cứu đa ngành, mũi nhọn, chất lượng cao và có khả năng hội nhập quốc tế lớn và trong mong muốn hội nhập quốc tế lớn đó thì phải sớm trở thành một đại học có tính cạnh tranh cao đồng thời lại có khả năng đào tạo , có nguồn lực làm thế nào tham gia sự phát triển đất nước mà thể hiện đẳng cấp của mình .
- Tất nhiên, ở đây có vai trò của tự thân đại học và có vai trò của nhà nước trong việc đầu tư và nhất là kết hợp cả hai chiến lược đó..
- Phải nói rằng, đại học trên thế giới thì có rất nhiều trường muốn hướng tới vị trí đẳng cấp quốc tế và việc này đang trở nên phổ biến vì đại học với đẳng cấp quốc tế thì cũng là cái chuẩn mực mà bất kì quốc gia nào cũng khát khao vươn tới..
- Ngay cả ở Mỹ có bốn nghìn trường đại học nhưng đại học mang đẳng cấp thế giới cũng chỉ vài chục trường, những trường nổi tiếng như đại học Harvard, Yale, Princeton, Columbia.
- ở nước ta việc mà hướng tới đầu tư xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế cần thận trọng nhưng cũng đồng thời phải tích cực hướng tới..
- Đại học đẳng cấp quốc tế định nghĩa cũng có khi là đồng nghĩa với khái niệm đại học tinh hoa, do vậy người ta dễ cho rằng những nước đang p hát triển thì khó lòng đạt đến bởi những nền giáo dục tiên tiến có truyền thống lâu đời như Anh , Pháp, Mỹ, Nhật Bản mới vươn tới vì điều đó không phải là dễ .
- Tuy nhiên, bài học cụ thể chúng ta thấy rằng những trường đại học ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Australia gần đây vươn lên của họ rất mạnh mẽ và có ảnh hưởng như là tấm gương như là mô hình như là kinh nghiệm để cho đại học Việt Nam ho ̣c tâ ̣p và hướng tới.
- nội lực mới đẻ ra cái thứ hai chứ không bao giờ cái thứ hai tạo ra cái thứ nhất vì vậy cho nên muốn cho một vài đại học ở Việt Nam vượt lên dẫn đầu trong số các trường cùng nhóm ở trong nước rồi từ đó mới mong tìm ra con đường phù hợp đạt được vị thế trong mối tương quan các trường đại học trong khu vực .
- tức là muốn cũng vội cũng không xong được, cũng rõ ràng không có một mô thức hay một khuôn mẫu nào cho ta có thể nhanh chóng đạt được vị trí bởi vì xưa nay cũng chưa có một định nghĩa khả dụng nào về đại học đẳng cấp thế giới hay đẳng cấp quốc tế.
- Việt Nam trong thời kỳ hiện nay chúng ta có tiêu chí để mà so sánh, trước kia chúng ta chỉ so sánh với mình nhưng bây giờ chúng ta có rất nhiều điều kiện để so sánh với các nước xung quanh chúng ta Thái Lan , Malaysia, Indonesia, Trung Quốc và có những nước tiến bộ nhanh hơn ví dụ như trong khu vực chúng ta có Singapore , Chúng ta cũng giữ các mối quan hệ với các đại học truyền thống của các nước Đức, Ba Lan, Nga, Trung Quốc và cả những địa chỉ mới như Nhật Bản, Mỹ, phương Tây,… thứ hai chúng ta có điều kiện để cạnh tranh, trước kia trong thời kỳ bao cấp các trường đại học làm nhiệm vụ của mình theo kế hoạch, trên giao nhiệm vụ hàng năm chúng ta thực hiện theo kế hoạch còn bây giờ các trường muốn xác định được cương vị của mình thì phải cạnh tranh, cuộc cạnh tranh ở trong nước chúng ta thực ra đã bắt đầu và đang trở nên rất quyết liệt giữa các trường không phải chỉ trong khu vực công lập mà cả trong khu vực tư nhân và cuộc cạnh tranh đó sẽ làm cho cái mong muốn của chúng ta có bề thực tế.
- Cứ nhìn vào biểu ngôn (slogan) của các trường đại học chúng ta thấy rằng trường nào cũng có hướng tiến lên, vươn lên giành lấy vị trí trong cuộc cạnh tranh nội địa và trong khi cạnh tranh nội địa như vậy trường nào cũng tìm cách tiếp cận quốc tế và tìm cách học tập những kinh nghiệm quốc tế áp dụng cho mình và rõ ràng trong sự suy nghĩ đó cũng tiếp tục nội địa hoá các tiếp xúc quốc tế..
- Một trường đại học quốc tế mở ở Việt Nam cũng khác với trường đại học Việt Nam ở tại Việt Nam học tập kinh nghiệm quốc tế , các nhà lãnh đạo của các đại học cũng luôn luôn muốn xuất phát từ thực tiễn của mình chứ không hoàn toàn bắt chước những khuôn mẫu và kinh nghiệm cho thấy khi nào mà bắt chước mà.
- mô phỏng là chúng ta thất bại còn khi nào chúng ta xuất phát từ thực tiễn Việt Nam dù khó đến bao nhiêu thì nhiệm vụ chúng ta cũng có thể thực hiện được có thể hoàn thành được, đây không chỉ kinh nghiệm đại học kinh nghiệm cách mạng Việt Nam cũng vậy, tức là khi nào độc lập tự chủ suy nghĩ trên thực tế của mình tìm ra giải pháp thì chúng ta luôn luôn giành được thắng lợi..
- Vài mươi năm gần đây thuật ngữ đại học đẳng cấp thế giới hay đẳng cấp quốc tế đã trở nên quen thuộc mang nghĩa là đại học tích cực cải thiện chất lượng, tích cực nghiên cứu mà quan trọng hơn nó phát triển năng lực cạnh tranh trong môi trường giáo dục .
- Giáo dục đại học nước ta cần lĩnh hội thích ứng và sáng tạo để.
- Hướng tới một đại học đẳng cấp thế giới là mong muốn,là khát vọng, nhưng một cách cực đoan có người ví dụ như Ansbach (2004) đã nói rằng "Mọi người đều muốn có trường đại học đẳng cấp thế giới nhưng chẳng ai biết nó là cái gì và tất thảy đều không biết bằng cách nào để có nó".
- Việc xây dựng quan niệm về các trường đại học đẳng cấp ở ta cũng có một bộ phận rất muốn nhanh chóng đưa một vài đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng của quốc tế và khu vực.
- Thật ra không nên quan lắm đến việc xếp hạng bởi vì hai lý do a) nếu xếp hạng bây giờ thì các đại học Việt Nam chưa có hạng nào thật cụ thể, b) những cố gắng của chúng ta trong tiến tới xếp hạng cũng còn phải phấn đấu rất nhiều đặc biệt việc nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu khoa học và chất lượng sản phẩm nghiên cứu.
- Có thể nói rằng cận cảnh năm năm, mười năm, hai mươi năm tới thì đẳng cấp đại học khu vực đối với Việt Nam vẫn rất hấp dẫn nhưng con đường đi đến sự chuyển đổi đó thì như thế nào bằng cách nào thì bên trong là nội lực bên ngoài là đầu tư từ nhà nước và các nguồn tìm kiếm .
- Cũng cần phải có lộ trình , có những bước đi thích hợp để chuyển đổi chính mình từ những trường đại học chưa có danh đến có danh, từ danh ít đến danh nhiều, từ có danh trong nước đến có danh trong khu vực, từ danh trong khu vực đến danh quốc tế..
- Đại học dầu sao cu ̃ng là công việc giáo dục mang tính phi lợi nhuâ ̣n .
- chính phủ tìm cách đầu tư để nâng cấp các trường đại học có tiềm năng dần dần vượt trội .
- Thứ đến , khuyến khích một số cơ sở giáo dục hiện tại tạo ra những trường đại học mới với diện mạo mới có chất lượng mới và thứ ba là nếu vươn tới những trường đại học có đẳng cấp mà nhà nước không đầu tư thì chắc chắn không thể có..
- Ở cấp độ đại học thì phải suy nghĩ tại sao cần phải có trường đại học đẳng cấp? Tầm nhìn đối với trường đại học này là gì và nhà nước ta có thể ủng hộ cho bao nhiêu trường trong số hàng trăm số đại học đó vươn tới đẳng cấp cao? Chiến lược nào là tốt nhất trong hoàn cảnh trong thực tế hiện tại? Trong nghiên cứu khoa học không chỉ là công bố kết quả công trình nghiên cứu khoa học , không chỉ là nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nghiên cứu , một công việc rất lớn nữa là công việc quản trị đại học.
- Quản trị đại học là một công việc rất mới ở Việt Nam bởi vì trước kia đại học nằm trong hệ thống công lập hoàn toàn và do nhà nước, do các bộ chủ quản quyết định và quản trị đó mang tính chất hành chính hoá còn giờ đây nếu để phát triển năng lực và phát triển cạnh tranh thì rõ ràng việc quản trị đó xuất hiện trong những tình hình mới là phải có tính tự chủ, hệ thống điều hành phù hợp và có quyền tự quyết nhưng đồng thời vẫn nằm trong khuôn khổ điều hành của của pháp luật.
- Quản trị đại học rõ ràng muốn đổi mới thì kinh nghiệm cũng là phải nội địa hoá các tiếp xúc quốc tê, bởi vì đại học quốc tế có khác với ta (chẳng hạn như tính tự chủ tính tự quản của các đại học và mối liên hệ giữa nó và sự quản lý nhà nước cũng khác ở ta) chỗ này phải suy nghĩ phải tìm cách làm thế nào để quản trị là để phát triển quản trị là để tăng cường tính hệ thống để tăng cường tính năng động và tạo ra động lực cho các hoạt động..
- Nói tóm lại, thiết nghi ̃ không có một công thức chung nào hay một thuốc thần kỳ nào để mà tạo ra những trường đại học đẳng cấp cao mà vấn đề điều kiện của mỗi quốc gia điều kiện của mỗi vùng miền điều kiện của từng đơn vị sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại cho thấy rằng rõ ràng phải tìm một hướng đi cụ.
- Chung quy là đại học của chúng ta ví dụ như Đại học Quốc gia Hà Nội làm thế nào để tập trung được nguồn lực lớn những chuyên gia giỏi , những nhân tài rồi phải đa dạng hóa nguồn lực và cách thức quản trị phải linh hoạt phải tiếp cận theo những con đường đã tự chọn được từ quá trình nội địa hoá kinh nghiê ̣m quốc tế.
- Trên thực tế Việt Nam mới phát triển trên mô hình đại học ngắn hạn , tầm nhìn trung hạn, dài hạn còn ha ̣n chế.
- Đại học đẳng cấp quốc tế hay là đại học chất lượng cao đại học nghiên cứu đều là những hướng đi nhưng trong thực tế thì có những trường thì lấy nghiên cứu làm trọng tâm có những trường lấy công nghệ làm trọng tâm có những nơi lấy đào tạo nguồn lực làm trọng tâm.
- Phải phối hợp nhân tố của sự thành công và có được khuôn khổ của sự quản trị tốt, không bị giới hạn bởi những khó khăn trước mắt , tạm thời để tìm được cách đi thích hợp cho mình Thiết nghĩ đó vẫn là con đường tốt nhất để mở rộng được phát triển đào tạo và nâng cấp chất lượng nhằm tham gia vào sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện mới bởi vì đại học của ta phải tham gia vào.
- phát triển kinh tế xã hội và trong vòng những năm tới các trường đại học Việt Nam vẫn phải tham gia vào công cuô ̣c xoá đói giảm nghèo phát triển bền vững xã hội trước khi đi tới mục tiêu cao hơn.