« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá hiện trạng canh tác và hiệu quả tài chính của canh tác lúa trong và ngoài đê bao ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên - tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CANH TÁC LÚA TRONG VÀ NGOÀI ĐÊ BAO.
- Quá trình canh tác lâu dài trong vùng đê bao (không xả lũ), hiệu quả sản xuất sẽ bị ảnh hưởng.
- Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng canh tác và hiệu quả tài chính của việc canh tác lúa trong và ngoài đê bao ở vùng đất phèn và đất phù sa cổ của tỉnh An Giang.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí bình quân sản xuất một vụ lúa của mô hình lúa 3 vụ trong đê bao cao hơn có ý nghĩa thống kê so với mô hình lúa 2 vụ ngoài đê ở cả 2 điểm nghiên cứu Tri Tôn và Tịnh Biên, trong đó chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là cao nhất.
- Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong vùng canh tác lúa 3 vụ (trong đê) cao gấp 1,48 lần tại Tri Tôn và 1,15 lần tại Tịnh Biên so với vùng canh tác lúa 2 vụ (ngoài đê).
- Tổng lợi nhuận bình quân 1 vụ lúa của mô hình canh tác lúa 2 vụ cao hơn mô hình canh tác lúa 3 vụ tại Tri Tôn là 3.410.822 đồng/ha/vụ, và Tịnh Biên là 2.867.819 đồng/ha/vụ..
- Hệ thống đê bao khép kín đóng vai trò quyết định cho mô hình sản xuất lúa vụ ba ở các tỉnh đầu nguồn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong đó có tỉnh An Giang.
- Thật vậy, năng suất lúa ở những vùng thâm canh lúa 3 vụ có chiều hướng suy giảm nhất là vùng có bao đê ngăn lũ.
- Tuy nhiên, hiện tại chưa có các nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ về hiện trạng canh tác, hiệu quả tài chính của việc canh tác lúa trong và ngoài đê bao đặc biệt là ở vùng đất phèn và đất xám bạc màu của tỉnh An Giang, nơi có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
- Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng canh tác và hiệu quả tài chính của việc canh tác lúa trong và ngoài đê bao trên đất phèn ở huyện Tri Tôn và trên đất phù sa cổ ở huyện Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.
- Địa điểm nghiên cứu.
- Mỗi nhóm đất phỏng vấn 60 nông hộ có canh tác lúa trong và ngoài đê bao gồm 30 nông hộ trong đê và 30 nông hộ ngoài đê, các nông hộ được chọn ngẫu nhiên.
- Các thông tin phỏng vấn nông hộ được thu thập qua 3 vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông đối với các hộ canh tác ở khu vực trong đê bao.
- phỏng vấn qua 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu đối với các hộ canh tác ở khu vực ngoài đê.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu nghiên cứu để phân tích hiện trạng canh tác trong sản xuất lúa của hộ trồng lúa trong và ngoài đê bao ngăn lũ khép kín..
- Tổng chi phí, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận bình quân và hiệu quả sử dụng vốn của các mô hình sản xuất lúa được tính toán như sau (Đặng Thị Kim Phượng &.
- Tổng chi phí là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra suốt quá trình canh tác trong một vụ..
- Kết quả khảo sát, điều tra hiện trạng nông dân canh tác, hiệu quả kinh tế của vùng canh tác lúa 2 vụ (ngoài đê bao) và vùng canh tác lúa 3 vụ (trong đê bao) 3.1.1.
- Lịch thời vụ canh tác lúa tại vùng nghiên cứu Cơ cấu mùa vụ tại khu vực canh tác lúa 3 vụ.
- Tương tự, khu vực canh tác lúa 2 vụ cũng có cơ cấu vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu với lịch xuống giống được trình bày trong Bảng 1..
- Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 2 cho thấy nông dân trực tiếp sản xuất lúa ở cả hai mô hình có độ tuổi từ 31 - 50 tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu độ tuổi với 60% ở mô hình lúa 2 vụ ở huyện Tri Tôn và 58,5% ở mô hình lúa 2 vụ ở Tịnh Biên..
- Độ tuổi từ 51- 60 tuổi ở mô hình lúa 3 vụ tại Tri Tôn.
- chiếm tỷ lệ cao nhất 40%, thấp nhất là mô hình lúa 2 vụ chiếm 13,33%.
- Cuối cùng, độ tuổi >60 tuổi đều chiếm tỷ lệ thấp ở cả hai mô hình của 2 huyện, mô hình lúa 3 vụ Tịnh Biên có tỷ lệ thấp nhất 8,5%.
- Bên cạnh đó, ở cả hai mô hình tỷ lệ nam giới canh tác lúa chiếm 100%, điều này đã phản ánh đúng thực trạng của nông thôn miền Nam từ xưa đến nay, nam giới là người trực tiếp tham gia sản xuất và quyết định mọi vấn đề trong canh tác..
- Lúa 2 vụ Lúa 3 vụ Lúa 2 vụ Lúa 3 vụ.
- Trong đó, học vấn cấp 2 chiếm tỷ lê ̣cao nhất với 53,33% ở mô hình lúa 3 vụ của Tri Tôn và 47,12% ở mô hình lúa 2 vụ của Tịnh Biên, thấp nhất là trình độ học vấn cấp 3 với 16,67% ở mô hình lúa 3 vụ ở Tri Tôn.
- Trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất của nông dân ở hai mô hình canh tác của 2 điểm nghiên cứu Tri Tôn và Tịnh Biên.
- Kinh nghiệm sản xuất.
- Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy lượng phân sử dụng cho 1 vụ lúa/ha của mô hình lúa 3 vụ cao hơn mô hình lúa 2 vụ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở cả 2 điểm nghiên cứu.
- Tổng lượng phân của mô hình lúa 3 vụ trong đê bao và lúa 2 vụ ngoài đê bao tại Tri Tôn lần lượt là 469,7 kg/ha/vụ và 433,7 kg/ha/vụ.
- Tổng lượng phân bón cho mô hình lúa 3 vụ trong đê bao và mô hình lúa 2 vụ ngoài đê bao tại Tịnh Biên lần lượt là 383,4 kg/ha/vụ và 305 kg/ha/vụ.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chiếm và Huỳnh Công Khánh (2016) về đánh giá động thái dinh dưỡng đất và ảnh hưởng của việc kiểm soát lũ lên sức sản xuất của đất trong vùng đê bao khép kín, nghiên cứu cho thấy nông dân vùng sản xuất lúa 3 vụ trong đê bao bón phân nhiều hơn vùng canh tác lúa 2 vụ ngoài đê bao.
- Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), trên hầu hết các loại đất phù sa ở ĐBSCL, công thức phân bón là 90 kg N – 40 kg P 2 O 5 – 30 kg K 2 O cho 1 ha lúa/vụ có thể xem như mức khuyến cáo tổng quát cho đa số các giống lúa ngắn ngày.
- Kết quả khảo sát cho thấy nông dân canh tác lúa 3 vụ tại 2 điểm nghiên cứu đã bón lượng phân nhiều hơn so với mức khuyến cáo chung..
- Ngược lại, ở khu vực canh tác lúa 2 vụ, phần trăm loại thuốc BVTV được sử dụng đúng liều lượng chỉ dẫn trên nhãn lên đến 83,33% tại Tri Tôn và 73,33% tại Tịnh Biên..
- Kết quả khảo sát cho thấy nông dân canh tác cả mô hình lúa 2 vụ và 3 vụ đều pha thuốc cao hơn liều chỉ dẫn trên nhãn (Hình 1 và Hình 2).
- Kết quả thống kê (Bảng 5 và Bảng 6) cho thấy mô hình sản xuất lúa 3 vụ trong đê bao ở Tri Tôn và Tịnh Biên có tần suất sử dụng lượng thuốc BVTV trung bình cao nhất lần lượt là 10,2 lần/vụ và 9,7.
- lần/vụ, cao hơn so với mô hình sản xuất lúa 2 vụ ngoài đê bao của Tri Tôn và Tịnh Biên lần lượt là 8,2 lần/vụ và 8,62 lần/vụ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Ước tính tần suất sử dụng thuốc BVTV trung bình trong một năm của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của mô hình lúa 2 vụ ngoài đê bao Hình 1.
- và lúa 3 vụ trong đê bao lần lượt là 16,82 lần/năm và 29,85 lần/năm..
- Cả 2 mô hình canh tác lúa 2 vụ và lúa 3 vụ có tỷ lệ sử dụng thuốc trừ sâu, rầy chiếm cao nhất so với các loại thuốc khác.
- Ở Tịnh Biên, thuốc trừ sâu, rầy có tỷ lệ sử dụng cao nhất với 49,54% ở mô hình lúa 2 vụ và 46,39% ở mô hình lúa 3 vụ.
- mô hình canh tác lúa 2 vụ là 32,55%, ở mô hình lúa 3 vụ là 31,38%.
- Tần suất và tỷ lệ sử dụng thuốc trừ sâu, rầy và thuốc tổng hợp ở cả 2 mô hình đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Loại thuốc Lúa 2 vụ Lúa 3 vụ.
- Nông dân vùng canh tác lúa 3 vụ có xu hướng phun xịt với tần suất cao hơn nông dân vùng canh tác lúa 2 vụ.
- Chính vì vậy, canh tác lúa 3 vụ sẽ làm cầu nối cho sâu bệnh có cơ hội phát triển quanh năm và phát triển thành dịch.
- Tỷ lệ xử lý rác thải phát sinh do sử dụng thuốc BVTV của các mô hình ở điểm nghiên cứu Tri Tôn và Tịnh Biên.
- Kết quả điều tra cho thấy tại Tri Tôn một lượng lớn bao bì thuốc BVTV bị bỏ lại trên đồng ruộng sau khi sử dụng, cao nhất là mô hình canh tác lúa 2 vụ với 50% và lúa 3 vụ là 36,67%, hình thức này có khác biệt rất lớn so với mô hình canh tác lúa 2 vụ và 3 vụ của Tịnh Biên, cao nhất chỉ có 16,67% bao bì thuốc BVTV bị bỏ tại đồng ruộng.
- Hiệu quả tài chính mô hình canh tác lúa 2 vụ (ngoài đê bao) và lúa 3 vụ (trong đê bao).
- Các chỉ số tài chính trung bình vụ của hai mô hình sản xuất lúa tại Tri Tôn.
- Kết quả thống kê được trình bày ở Bảng 8 cho thấy tổng chi phí bình quân sản xuất một vụ lúa của mô hình 3 vụ (trong đê bao) cao hơn của mô hình 2 vụ (ngoài đê bao) ở điểm nghiên cứu Tri Tôn là 1.918.031 đồng/ha/vụ, trong đó chi phí phân bón và thuốc trừ sâu là cao nhất, mô hình canh tác lúa 3 vụ tốn chi phí gấp 1,48 lần so với mô hình canh tác lúa 2 vụ và khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Thu nhập bình quân của các mô hình bị chi phối bởi yếu tố năng suất và giá lúa, kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân của hai mô hình trong và ngoài đê bao khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Năng suất lúa bình quân của mô hình canh tác lúa 2 vụ ngoài đê bao cao hơn mô hình 3 vụ trong đê bao là 420 kg/ha.
- Điều này là do việc canh tác lúa vụ 3 (vụ Thu Đông) cho năng suất (4,77 tấn/ha) thấp hơn so với vụ Đông Xuân (6,91 tấn/ha) và Hè Thu (4,91 tấn/ha).
- Mặt khác, khi sản xuất lúa vụ 3 thường gặp phải thời tiết bất lợi, sâu bệnh hại nhiều hơn các vụ khác nên chi phí đầu tư sản xuất cũng cao hơn so với 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu.
- Tuy nhiên, việc sản xuất lúa vụ 3 này giúp nông dân tăng sản lượng lúa thêm một mùa vụ, góp phần tăng thêm thu nhập nhưng không nhiều so với canh tác lúa ở vụ Đông.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu lúa 3 vụ của Nguyễn Hữu Chiếm và ctv.
- (2017), việc canh tác lúa 3 vụ trong đê bao đã đem lại những lợi ích như chủ động sản xuất, gia tăng sản lượng và kiểm soát ngập lụt cho khu vực..
- Về giá lúa giữa các mô hình khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) vì giá lúa phụ thuộc vào giống lúa và biến động của thị trường, đa số hộ dân chọn giống lúa giống nhau nên giá lúa không có sự khác nhau giữa các tiểu vùng (Bảng 8)..
- Các chỉ số tài chính bình quân của các mô hình sản xuất lúa tại Tri Tôn.
- Lúa 2 vụ Lúa 3 vụ Sig..
- Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lợi nhuận bình quân/ha/vụ của mô hình canh tác lúa 2 vụ cao hơn mô hình canh tác lúa 3 vụ là 3.410.822 đồng/ha/vụ.
- Kết này cho thấy việc sản xuất lúa 3 vụ không đáp ứng về hiệu quả tài chính cho nông hộ so với sản xuất lúa 2 vụ.
- Kết quả này phù hợp với báo cáo tổng kết sản xuất của huyện Tri Tôn là năng suất lúa vụ 3 (Thu Đông) thấp hơn vụ Đông Xuân và Hè Thu, do đó kéo theo lợi nhuận cũng thấp hơn do chi phí phân thuốc nhiều hơn.
- Câu hỏi đặt ra là tại sao nông dân vẫn tiếp tục sản xuất lúa vụ 3 (vụ Thu Đông) mặc dù hiệu quả tài chính không cao bằng vụ Đông Xuân và Hè Thu?.
- Các chỉ số tài chính trung bình vụ của hai mô hình sản xuất lúa tại Tịnh Biên.
- Kết quả thống kê được trình bày ở Bảng 9 cho thấy tổng chi phí bình quân/ha/vụ của mô hình sản xuất lúa 3 vụ ở điểm nghiên cứu Tịnh Biên cao hơn mô hình lúa 2 vụ là 2.137.383 đồng/ha/vụ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Nông dân cho rằng cây lúa canh tác ở khu vực trong đê nở bụi thấp nên nông dân sạ dày để tăng mật độ lúa.
- Chi phí thu hoạch cũng có khác biệt ý nghĩa thống kê giữa 2 mô hình.
- Kết quả điều tra cho thấy chi phí đầu tư phân bón và thuốc BVTV là cao nhất, vùng canh tác lúa 3 vụ cao gấp 1,15 lần.
- so với canh tác lúa 2 vụ và khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Nguyên nhân do canh tác thêm vụ 3 (vụ Thu Đông) nên các chi phí đầu tư bình quân cho sản xuất lúa vùng 3 vụ cao hơn 2 vụ..
- Các chỉ số tài chính bình quân của các mô hình sản xuất lúa tại Tịnh Biên.
- Lúa 2 vụ Lúa 3 vụ Giá trị t.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy việc canh tác lúa vụ 3 (vụ Thu Đông) tại Tịnh Biên cho năng suất 4,94 tấn/ha thấp hơn so với vụ Đông Xuân (6,72 tấn/ha) và Hè Thu (5,44 tấn/ha).
- Vì vậy, việc sản xuất lúa vụ 3 tại Tịnh Biên chỉ giúp nông dân tăng thêm sản lượng lúa trong một năm.
- Tổng lợi nhuận bình quân/ha/vụ của mô hình canh tác trong đê hơn mô hình canh tác ngoài đê là 2.867.819 đồng/ha/vụ, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)..
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dương Văn Nhã (2006) là bao đê triệt để giúp mở rộng diện tích sản xuất lúa 3 vụ và tăng sản lượng trong năm.
- Tuy nhiên, việc sản xuất lúa vụ 3 thường gặp phải thời tiết bất lợi, sâu bệnh hại nhiều hơn các vụ khác nên chi phí đầu tư sản xuất cũng cao hơn so với cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu..
- Hiệu quả sử dụng vốn bình quân của các mô hình canh tác lúa trong và ngoài đê bao Hiệu quả sử dụng vốn là sự gia tăng lợi nhuận trên một đồng vốn được sử dụng vào sản xuất lúa..
- Kết quả thống kê cho thấy hiệu quả sử dụng vốn bình quân của mô hình canh tác lúa 2 vụ cao hơn có ý nghĩa so với mô hình canh tác lúa 3 vụ ở cả 2 điểm nghiên cứu Tri Tôn và Tịnh Biên (Bảng 10).
- Tại điểm Tri Tôn, mô hình canh tác lúa 2 vụ ngoài đê bao có hiệu quả sử dụng vốn 0,66 đồng/ha/vụ cao hơn so với mô hình canh tác lúa 3 vụ trong đê bao.
- (0,44 đồng/ha/vụ), điều này có nghĩa là nông dân bỏ ra 1 đồng vốn và thu về 0,66 đồng lời cho mô hình canh tác lúa 2 vụ, trong khi đó nông dân canh tác lúa 3 vụ chỉ thu về 0,44 đồng lời.
- Kết quả tương tự đối với điểm nghiên cứu Tịnh Biên, hiệu quả sử dụng vốn của mô hình canh tác lúa 2 vụ cao hơn so với mô hình canh tác lúa 3 vụ tương ứng là 0,78 đồng/ha/vụ và 0,53 đồng/ha/vụ.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dương Văn Nhã (2006) khi kết luận rằng bao đê triệt để tăng thu nhập của người dân trồng lúa, thông qua sản xuất lúa 3 vụ.
- Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất lúa 3 vụ thấp hơn lúa 2 vụ do chi phí tăng hoặc năng suất thấp..
- (2017) khi điều tra khảo sát hiện trạng vùng lúa 2 vụ và 3 vụ ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho rằng nên hạn chế độc canh ba vụ lúa vì lợi nhuận không cao.
- Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn của mô hình canh tác lúa 2 vụ ngoài đê bao cao hơn mô hình canh tác lúa 3 vụ trong đê bao..
- Hiệu quả sử dụng vốn của các mô hình sản xuất lúa ở Tri Tôn và Tịnh Biên.
- Lúa 2 vụ Lúa 3 vụ Sig.
- Nông dân vùng nghiên cứu canh tác liên tục 3 vụ lúa/năm đối với khu vực trong đê bao ngăn lũ, trong khi đó khu vực ngoài đê bao nông dân chỉ canh tác 2 vụ lúa/năm và đồng ruộng được cho ngập lũ từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm.
- Tổng chi phí bình quân sản xuất lúa 3 vụ trong đê bao cao hơn lúa 2 vụ ngoài đê tại Tri Tôn là 1.918.032 đồng/ha/vụ và tại Tịnh Biên là 2.137.383 đồng/ha/vụ, trong đó chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là cao nhất.
- Chi phí phân bón và thuốc BVTV trong vùng canh tác lúa 3 vụ trong đê cao gấp 1,48 lần tại Tri Tôn và 1,15 lần tại Tịnh Biên so với vùng canh tác lúa 2 vụ ngoài đê.
- Tổng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn bình quân/vụ của mô hình canh tác lúa 2 vụ cao hơn mô hình canh tác lúa 3 vụ ở cả 2 điểm nghiên cứu Tri Tôn và Tịnh Biên..
- một số khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín, trường hợp nghiên cứu tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Hội thảo cải thiện lúa 3 vụ tại An Giang..
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và quản lý bao bì chứa thuốc trong canh tác lúa tại tỉnh Hậu Giang