« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC THEO YÊU CẦU DOANH NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐƯỢC ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC TRỞ LÊN


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC THEO YÊU CẦU DOANH NGHIỆP.
- ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐƯỢC ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC TRỞ LÊN.
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đo lường mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về chất lượng nguồn nhân lực đào tạo từ các trường đại học..
- Để các kết luận từ kết quả phân tích có giá trị, một sự so sánh cụ thể giữa chất lượng kỳ vọng bởi doanh nghiệp và chất lượng đào tạo thực tế qua khảo sát được thực hiện trong nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả cùng với kiểm định sự khác biệt độc lập t-test được áp dụng với dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp trong năm 2011.
- Kết quả phân tích chỉ ra rằng yêu cầu về chất lượng đào tạo của doanh nghiệp tương đối cao.
- Đối với chất lượng nguồn lực được đào tạo, các doanh nghiệp trong khu vực đánh giá tương đối cao và thỏa mãn về mức độ đáp ứng so với kỳ vọng.
- Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong khu vực phần nào đánh giá chưa cao lắm đối với một vài tiêu chí như khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm cũng như khả năng đàm phán của sinh viên..
- Từ khóa: Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, yêu cầu về chất lượng, chất lượng đào tạo thực tế.
- Giáo dục đại học giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc gia.
- Giáo dục đại học ở Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng phát triển không những về số lượng các trường đại học, sự đa dạng và phong phú các ngành nghề và loại hình đào tạo, số lượng sinh viên, mà còn phải kể đến chất lượng đào tạo ngày được nâng cao.
- triển các trường đại học ở cả hệ thống công lập và dân lập.
- Mặc dù chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ngày càng được nâng cao, thế nhưng có sự khác biệt không nhỏ giữa các trường, đặc biệt là giữa các trường công lập và các trường ngoài công lập.
- Ngoài ra, mức độ đáp ứng đào tạo theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp của các trường cũng tương đối khác nhau..
- Mức độ đáp ứng của sản phẩm đào tạo theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp đã và đang được các lãnh đạo, nhà khoa học, nhà giáo và các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đào tạo phân tích, trao đổi và bàn bạc nghiêm túc.
- Các giải pháp đưa ra đã góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển và nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của các trường đại học trong cả nước.
- Tuy nhiên, còn thiếu những khảo sát cụ thế và toàn diện về nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp cũng như chất lượng của sinh viên tốt nghiệp để có những so sánh, đánh giá cụ thể và toàn diện làm cơ sở để kiểm chứng mức độ đáp ứng đối với nhu cầu xã hội và doanh nghiệp của sản phẩm đào tạo..
- Để có được những minh chứng khách quan, khoa học và tin cậy làm cơ sở phân tích đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp, một nghiên cứu khảo sát nghiêm túc nhằm góp phần nâng cao mức độ đào tạo theo nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp của các trường đại học là thực sự cần thiết và cấp bách..
- 2 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.1 Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu.
- Số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học trong khu vực.
- Ngoài ra, hiện trạng hoạt động cũng như các kế hoạch phát triển đào tạo đào và nghiên cứu khoa học dài hạn cũng được tác giả quan tâm..
- Các trường Đại học/Viện nghiên cứu, các tổ chức khác: các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo nguồn ngân lực đáp ứng nhu cầu xã hội và doanh nghiệp..
- Thông tin từ các website có liên quan đến nội dung nghiên cứu..
- Bước 1: Liên hệ địa điểm điều tra chọn vùng nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu xin ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý ở địa phương (Lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở nội vụ) để chọn địa bàn nghiên cứu, loại doanh nghiệp..
- Những tiêu chí sau được nhóm nghiên cứu sử dụng để lựa chọn doanh nghiệp:.
- Qui mô và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.
- Những doanh nghiệp nổi trội trong khu vực.
- Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh truyền thống và những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành mới, có giá trị gia tăng cao.
- Ngoài ra, những đơn vị được lựa chọn trong nghiên cứu phải có ít nhất 20% cán bộ và nhân viên đang công tác đã tốt nghiệp từ trường Đại học Cần Thơ..
- Chính vì vậy, những đơn vị được chọn lựa bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, sản xuất kinh doanh thương mại, cơ quan hành chính sự nghiệp và trường trung học và các cơ sở giáo dục.
- Bảng 1: Cơ cấu doanh nghiệp lựa chọn theo lĩnh vực hoạt động..
- Trên cơ sở danh sách các doanh nghiệp thu thập được từ Sở Công thương, các trường trung học phổ thông từ Sở Giáo dục &.
- Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ..
- Khảo sát được thực hiện trên bốn nhóm đơn vị: nhóm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhóm các ngân hàng/ chi nhánh ngân hàng thương mại, nhóm các đơn vị hành chính sự nghiệp và nhóm các trường trung học phổ tại bốn tỉnh/ thành: Kiên.
- Thống kê mô tả được sử dụng để tổng hợp, phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, trình độ sinh viên tốt nghiệp cũng như nhu cầu đối với trình độ sinh viên tốt nghiệp của xã hội và doanh nghiệp trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long..
- Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của thang đo Likert 5 mức độ và các tiêu chí hình thành chất lượng đào tạo theo bộ tiêu chuẩn của AUN 1 (ASEAN University Network – Quality Assurance)..
- Sử dụng phương pháp kiểm định sự khác biệt để đo lường mức phù hợp của sản phẩm đào tạo (trình độ sinh viên tốt nghiệp) so với nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long..
- Để khảo sát, nhận dạng yêu cầu cũng như đo lường và so sánh mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực ĐBSCL được đào tạo từ bậc đại học trở lên, nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đề đánh giá các tiêu chí hình thành chất lượng theo bộ tiêu chuẩn AUN.
- 1 AUN là bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN..
- Bảng 2: Hệ số tương quan và cronbach alpha thành phần thang đo mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
- 10 Năng lực nghiên cứu (cải tiến-sáng kiến .
- 22 Khả năng giải quyết công việc tốt Tạo dựng được uy tín cho Đại học Cần Thơ .
- Trên cơ sở kết quả khảo sát về chất lượng đào tạo của các trường đại học được đánh giá bởi các doanh nghiệp trong khu vực được trình bày trong bảng 3 chúng ta thấy rằng chất lượng đào tạo được đánh giá tương đối cao thể hiện qua hầu hết các tiêu chí đều được đánh giá khá và giỏi.
- Tuy nhiên, chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận rằng chất lượng đào tạo cần phải được quan tâm và cải thiện nhiều hơn nữa vì các tiêu chí quan trọng như kiến thức về lý thuyết cơ bản, kiến thức về cơ sở ngành và chuyên ngành, kỹ năng kinh nghiệm thực tiễn và khả năng giải quyết công việc chỉ được đánh giá ở mức khá..
- Bảng 3: Điểm đánh giá của các doanh nghiệp chọn lựa khảo sát ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long về thực trạng chất lượng sinh viên đào tạo.
- doanh nghiệp Xếp loại 1 Trung.
- 8 Năng lực về tin học Khá 9 Năng lực về ngoại ngữ Khá 10 Năng lực nghiên cứu (cải tiến-sáng.
- 22 Khả năng giải quyết công việc tốt Khá 23 Tạo dựng được uy tín cho Đại học Cần.
- 24 Nhu cầu (đánh giá) chung của Ông/Bà.
- Chất lượng đào tạo của các trường đại học nhìn chung được đánh giá là khá tốt, thế nhưng, việc đáp ứng yêu cầu, kỹ năng và điều điện công việc của sinh viên không đồng đều ở các lĩnh vực hoạt động.
- được đánh giá cao khi được tuyển dụng và làm việc tại các ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh..
- Để đo lường mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ĐBSCL, nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo 5 mức độ để khảo sát và so sánh giữa yêu cầu/.
- nhu cầu về chất lượng đào tạo của doanh nghiệp và thực tế chất lượng của sinh viên được đánh giá bởi các doanh nghiệp trong khu vực.
- Kết quả tính toán và tổng hợp trong bảng 4 cho thấy tuy có chút ít cách biệt giữa yêu cầu và thực tế đáp ứng về chất lượng, thế nhưng, sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học trong khu vực đã đáp ứng tương đối cao những yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
- Nhìn chung chất lượng đào tạo được các doanh nghiệp trong khu vực đánh giá khá tốt và đáp ứng được những yêu cầu trong công việc thực tiễn.
- Từ kết quả phân tích trên cùng với tỷ lệ cựu sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Cần Thơ là khá cao trong mẫu khảo sát (trên 20.
- do đó kết quả nghiên cứu đã cơ bản phản ánh được mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long của trường Đại học Cần Thơ là khá tốt..
- Bảng 4: Mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- theo nhu cầu/.
- ngành Năng lực về tin học Năng lực về ngoại ngữ Năng lực nghiên cứu (cải.
- Đại học Cần Thơ Nhu cầu (đánh giá) chung.
- Nghiên cứu tập trung phân tích nhu cầu/ yêu cầu của doanh nghiệp trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đối với chất lượng đào tạo nguồn nhân lực được đào tạo từ bậc đại học trở lên.
- Trên cơ sở đo lường và phân tích mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo qua kết quả khảo sát và đánh giá của các doanh nghiệp trong khu vực thông qua bộ tiêu chí theo hệ thống AUN.
- Đối với nhu cầu/ yêu cầu của doanh nghiệp: Hầu hết các tiêu chí được yêu cầu rất cao theo thang đo 5 mức (trên mức 3 của thang điểm 5).
- Đặc biệt, doanh nghiệp có yêu cầu rất cao với các yếu tố liên quan đến kiến thức chuyên ngành, hạnh kiểm, trách nhiệm và tinh thần cầu tiến trong chuyên môn, tác phong làm việc, trách nhiệm với đồng nghiệp và tuân thủ chủ trương pháp luật của nhà nước..
- Đối với mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo: Doanh nghiệp đánh giá rất cao về mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo nhân lực của các trường đại học.
- Hầu hết các tiêu chí được cho điểm đánh giá với mức độ đáp ứng so với nhu cầu/ yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội trên 90%..
- Từ các các kết quả khảo sát, phân tích và nhận định về mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực ĐBSCL của các trường đại học trên cơ sở.
- khảo sát và so sánh nhu cầu/ yêu cầu của doanh nghiệp với thực trạng chất lượng đào tạo thông qua điểm đánh giá các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn AUN, để cải thiện chất lượng đào tạo, nhóm nghiên cứu có những giải pháp và kiến nghị sau:.
- Cộng đồng doanh nghiệp nên giữ mối liên hệ thường xuyên với các trường đại học, tạo điều kiện cho những chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn thường xuyên đến thuyết trình, báo cáo chuyên đề và cung cấp cho sinh viên những kiến thức nghiệp vụ mang tính thực tiễn và ứng dụng..
- Doanh nghiệp nên quan tâm và tham gia đóng góp và góp ý về nội dung đào tạo, chương trình đào tạo để chương trình ngày càng tốt hơn và phù hợp hơn với yêu cầu của doanh nghiệp và toàn xã hội..
- Kỹ năng mềm cần thiết hỗ trợ cho sinh viên sau khi ra trường như khả năng giao tiếp, năng lực về ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học cần được quan tâm và cải thiện góp phần nâng cao mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo thông qua những giải pháp sau:.
- Những học phần liên quan đến kỹ năng giao tiếp, đàm phán và ngoại ngữ nên được các bộ môn và khoa quản lý chuyên ngành quan tâm và bổ sung trong chương trình đào tạo..
- Bộ môn quản lý chuyên ngành nên thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi, thảo luận, hùng biện về các đề tài liên quan đến chuyên ngành đào tạo..
- Kinh phí liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nên được quan tậm và cải thiện..
- Đặng Danh Lợi (2011), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong sinh viên các trường đại học, cao đẳng vùng ĐBSCL”.
- Đại học ANND TP.
- Đào Duy Huân (2011), “Đào tạo đại học theo nhu cầu xã hội vùng ĐBSCL – Hiện trạng và giải pháp”.
- Đại học Tây Đô..
- Hồ Viết Lương (2011), “Mô hình liên kết trình độ đại học đáp ứng nhu cầu xã hội”.
- Lê Thị Thu Tuyết (2011), “Đào tạo nguồn nhân lực cao cấp phù hợp cho vùng ĐBSC”.
- Đại học Tài chính – Marketing TP.
- Nguyễn Duy Gia (2011), “Nghiên cứu khoa học – Nền tảng quan trọng – Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân kinh tế theo nhu cầu xã hội”.
- Nguyễn Đình Luận (2011), “Sử dụng kết quả đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ vừa làm vừa học để làm căn cứ cải tiến đào tạo theo nhu cầu xã hội”.
- Đại học Sài Gòn..
- Nguyễn Mỹ Thuận (2011), “Doanh nghiệp và nguồn nhân lực”.
- Hiệp hội doanh nghiệp TP..
- Nguyễn Phú Tụ (2011), “Ngành quản trị kinh doanh đào tạo theo nhu cầu của xã hội vùng ĐBSCL”.
- Đại học Kỹ thuật công nghệ TP.
- Nguyễn Thanh Tuyền (2011), “Cần có cách nhìn đầy đủ về lợi thế và hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu xã hội ở vùng ĐBSCL”.
- Đại học Kinh tế TP..
- Nguyễn Thị Giang (2011), “Tìm cách để đạo tạo đáp ứng nhu cầu xã hội ở trình độ cao đẳng, đại học”.
- Nguyễn Văn Nam (2011), “Một số kinh nghiệm của trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp với việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân đáp ứng nhu cầu xã hội”.
- Phạm Thế Tri (2011), “Nhìn lại quá trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và cao đẳng ở vùng ĐBSCL thời gian qua – Định hướng phát triển đến năm 2020”.
- Đại học Quốc gia TP.
- Thái Ngọc Vũ (2011), “Khái quát hiện trạng nhân lực ĐBSCL và giải pháp đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội”.
- Trần Phước Đường (2011), “Trường Đại học Cần Thơ – Những chặng đường phát triển và đổi mới”.
- Đại học Cần Thơ..
- Trương Thị Hiền (2011), “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học vùng ĐBSCL đáp ứng xu thế hội nhập”.
- Vũ Xuân Tuấn (2011), “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học có chất lượng cao theo nhu cầu xã hội vùng ĐBSCL tầm nhìn đến năm 2010