« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH TRÀ VINH,VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Trà Vinh đã tận dụng nhiều dự án viện trợ nước ngoài để thực hiện chưng trình xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống người dân ở vùng nông thôn.
- Những dự án viện trợ nước ngoài được xem là một nguồn lực rất quan trọng trong hoạt động xóa đói giảm nghèo của tỉnh với 333 dự án và số vốn khoảng 50 triệu đô la Mỹ.
- Bên cạnh đó những dự án này mang lại nhiều cơ hội khác như: nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã thay đổi được cách thức quản lý và điều phối trong công việc của cán bộ địa phương.
- Vấn đề đặt ra là phải phát huy hơn nữa tính tham gia của cộng đồng, đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực cho địa phương, củng cố và gia tăng khâu giám sát trong quá trình thực thi dự án để phát huy hơn nữa lợi ích của các chương trình viện trợ này..
- 1 Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh – Đại học Cần Thơ.
- Trà Vinh được chia làm 7 huyện và một thị xã, với dân số khoảng 206 ngàn người, có đến 87% dân số sống ở vùng nông thôn.
- Vinh vẫn còn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.
- người dân tộc Khmer (Báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh vào tháng 12 năm 2000) và tỷ lệ hộ nghèo của Trà Vinh lên đến 22,56% (Báo cáo của UBND tỉnh vào tháng 01 năm 2002).
- Do vậy, viện trợ nước ngoài trở thành một yếu tố hết sức quan trọng cho việc thúc đẩy nền kinh tế và phát triển xã hội của Trà Vinh.
- Thực tế đã cho thấy, trong nhiều năm qua Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã đầu tư không ít công sức vào việc tìm kiếm những nguồn hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài, nhằm để tăng cường nguồn lực cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh nhà.
- Cụ thể, trong giai đoạn 1992 đến 2000 có đến 333 dự án nước ngoài đã được thực hiện tại tỉnh Trà Vinh và hầu hết tiêu chí của các dự án này là hỗ trợ cho Trà Vinh giải quyết vấn đề giảm nghèo và nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân ở vùng nông thôn.
- Hiệu quả của các dự án này đã góp phần đáng kể trong sự tăng trưởng kinh tế chung và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của Trà Vinh.
- Bên cạnh những thành tựu đạt được như đã nêu trên, trong quá trinh thực hiện và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình này vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được xem xét và đánh giá, mặc dù sau mỗi dự án đều có những đánh giá cho kết quả hoạt động của từng dự án.
- Xuất phát từ vấn đề này, một đánh giá về tác động chung của các chương trình viện trợ nước ngoài đến sự tăng trưởng kinh tế và xã hội của Tỉnh được đặt ra và đánh giá này đã được thực hiện bởi nhóm tư vấn trường đại học Cần Thơ (ĐHCT) trong vòng 6 tháng .
- mong đợi của đánh giá này sẽ là những bài học rất hữu dụng cho tỉnh cho Trà Vinh trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án trong và ngoài nước trong thời gian tới.
- Đặc biệt, hiện tại Trà Vinh đang tiếp nhận một dự án viện trợ nước ngoài mới do tổ chức CIDA tài trợ kéo dài trong 5 năm .
- Trong khuôn khổ của bài viết này, ba kết quả chính được tìm ra qua đánh giá và những bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện các chương trình viện trợ nước ngoài sẽ được trình bày..
- Phỏng vấn trực tiếp 119 cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã đã từng tham gia trong công tác quản lý, điều phối và thực hiện các dự án viện trợ nước ngoài.
- Ba huyện được lựa chọn để tiến hành đánh giá bao gồm huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Trà Cú.
- ba huyện có nhiều dự án viện trợ nước ngoài nhất và các lĩnh vực hoạt động của các dự án được thực hiện trên ba huyện này rất đa dạng..
- Thảo luận nhóm: Trước khi thực hiện phỏng vấn trực tiếp, những buổi thảo luận nhóm được thực hiện tại từng cấp để thu thập thông tin chung và làm cơ sở cho việc thiết lập phiếu điều tra..
- Phương pháp PRA được sử dụng trong quá trình đánh giá tại các cộng đồng hưởng lợi từ các dự án viện trợ nước ngoài..
- Kết quả nghiên cứu đạt được thông qua các phương pháp phân tích số liệu như: Phân tích mức độ tập trung và mức độ biến động của các biến số nghiên cứu.
- Tính đến thời điểm cuối năm 2001 đã có 333 dự án viện trợ nước ngoài được đầu tư vào Trà Vinh với tổng giá trị lên đến gần 50 triệu USD (Báo cáo tổng kết năm 2001 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh).
- Phần lớn các dự án này do các tổ chức song phương viện trợ, chiếm 45,6% trong tổng số giá trị.
- Các lĩnh vực được đầu tư từ các dự án viện trợ nước ngoài bao gồm 14 lĩnh vực.
- Trong đó, những lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là cung cấp nước sạch nông thôn, y tế, giáo dục, giao thông nông thôn, thủy lợi và vệ sinh môi trường.
- Với thứ tự ưu tiên đầu tư này cho thấy các dự án viện trợ nước ngoài chú trọng nhiều vào việc nâng cao điều kiện sống và sinh hoạt của người dân nông thôn.
- Tình trạng ngược lại xảy ra ở hai huyện Cầu Ngang và Trà Cú..
- Ngoài việc bổ sung nguồn lực tài chánh cho tỉnh, các dự án viện trợ nước ngoài còn mang lại những lợi ích khác cho các đối tượng hưởng lợi từ các dự án.
- Qua số liệu đánh giá cho thấy có đến 86,6% người dân trong vùng dự án cho là các dự án viện trợ nước ngoài đã đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng, và có đến 69,8% cho là các dự án viện trợ nước ngoài có chú trọng đến vấn đề dân tộc.
- Bên cạnh đó, các dự án viện trợ nước ngoài còn được đánh giá là đã góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ địa phương - những người tham gia trong quá trình thực hiện các dự án.
- Trong đó, các mặt được đánh giá cao nhất là: họ đã nhận thức tầm quan trọng của tính tham gia trong việc thực hiện thành công các dự án (chiếm 80,7.
- nâng cao được trình độ chuyên môn trong quá trình thực hiện dự án (chiếm 74,8%)..
- Tóm lại, các dự án viện trợ nước ngoài đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh thông qua việc nâng cao nguồn lực tài chánh, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của các cộng đồng nghèo và góp phần nâng cao nguồn nhân lực cho địa phương..
- Hai tác động tích cực đến các đối tượng hưởng lợi - cộng đồng nghèo và cán bộ tham gia thực hiện dự án - sẽ được đánh giá chi tiết hơn trong phần tiếp theo..
- Trong việc đánh giá tác động của các dự án viện trợ nước ngoài đến các cộng động được hưởng lợi từ các dự án này, chúng tôi tiến hành đánh giá trên 6 xã Thuận Hòa và Nhị.
- Trường của huyện Cầu Ngang, Long Vĩnh và Ngũ Lạc của huyện Duyên Hải, Đôn Châu và Tân Hiệp của huyện Trà Cú.
- Đây là những địa phương tiếp nhận được nhiều dự án nhất và các dự án được tiếp nhận đa dạng nhất về lĩnh vực đầu tư.
- Lĩnh vực được đánh giá cao tiếp theo là các dự án viện trợ nước ngoài đã góp phần đáng kể trong việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, cái mà đã giúp cho cộng đồng tiện lợi hơn trong việc lưu thông hàng hoá và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường.
- Cuối cùng, tác động của các dự án xây dựng hệ thống thủy lợi cũng được cộng đồng đánh giá cao bởi nó đã giúp cho cộng đồng cải thiện được điều kiện sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập..
- Hai trong những tiêu chí thường được bắt gặp trong nhiều dự án viện trợ nước ngoài là vấn đề giới và dân tộc.
- Đây là những tiêu chí phù hợp với các tiêu chí lớn trong các chương trình mục tiêu quốc gia của Việt Nam nói chung, và của tỉnh Trà Vinh nói riêng..
- Thực tế qua đánh giá ở các cộng đồng hưởng lợi cho thấy hầu hết các dự án viện trợ nước ngoài đều có quan tâm đến hai vấn đề này, đặc biệt đối với đồng bào người Khmer thuộc diện nghèo ở vùng nông thôn..
- Bên cạnh những nguồn lợi đạt được của các cộng đồng từ các dự án viện trợ nước ngoài như đã được đánh giá ở trên, một nhược điểm làm cho mức độ thành công của các dự án viện trợ nước ngoài không được toại nguyện, và vì thế đã làm giảm nguồn lợi đạt được của các cộng đồng, đó là tính tham gia của cộng đồng trong các bước thực hiện dự án chưa được phát huy cao.
- Qua kết quả đánh giá cho thấy, chỉ có 40,28% số dự án có sự tham gia của cộng đồng trong bước lựa chọn các hoạt động thích hợp cho việc phát triển của cộng đồng - cộng đồng cần cái họ thiếu hơn là cần những cái mà dự án có – và chỉ có 34,03% số dự án có sự tham gia của cộng đồng trong khâu giám sát thực hiện dự án.Thêm vào đó, trong số những dự án có sự tham gia của cộng đồng cao, thì mức độ tham gia của phụ nữ và người dân tộc cũng không cao.
- Qua đánh giá cho thấy, mức độ tham gia của phụ nữ chỉ chiếm bình quân có 50% và của người dân tộc chỉ chiếm có 60%.
- Lý do dẫn đến những tỷ lệ này thấp giải thích bởi các cán bộ tham gia dự án là do một phần bởi tập quán của người dân ở đây: “đàn ông là trụ cột”.
- kinh nghiệm của nhiều dự án đã cho thấy, có một mối tương quan thuận giữa tính tham gia của cộng đồng nói chung và của phụ nữ, của người dân tộc nói riêng và mức độ thành công của dự án..
- Tóm lại, các dự án viện trợ nước ngoài đã có những tác động tích cực đến sự phát triển của cộng đồng hưởng thụ dự án, đặc biệt là các cộng đồng nghèo thông qua việc góp phần nâng cao dân trí cho cộng đồng, phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển hệ thống giao nông thôn và hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Hầu hết các dự án viện trợ nước ngoài đều có chú tâm đến sự hưởng lợi của đối tượng phụ nữ và người dân tộc.
- Tuy nhiên, việc phát huy tính tham gia của cộng đồng, đặc biệt là của hai đối tượng này trong các bước thực hiện dự án chưa cao, đã làm hạn chế đến mức độ thành công của dự án, và.
- do vậy đã làm hạn chế mức độ hưởng lợi của cộng động từ các hoạt động của dự án..
- Đứng trên giác độ đánh giá tác động của các dự án viện trợ nước ngoài đến đối tượng hưởng lợi là các cán bộ của địa phương tham gia thực hiện dự án, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 119 cán bộ của các sở, ban ngành cấp tỉnh và huyện có liên quan đến việc điều phối và thực hiện các dự án viện trợ nước ngoài.
- Kết quả đánh giá chỉ ra rằng có 57,3% số ý kiến trong tổng số 143 ý kiến của các đáp viên thừa nhận là thông qua việc tham gia thực hiện các dự án viện trợ nước ngoài đã giúp cho họ nâng cao được trình độ chuyên môn.
- Có 28% ý kiến cho rằng họ đã đạt được những lợi ích vô hình từ các hoạt động xã hội của dự án như: trình độ nhận thức, trình độ giao tiếp…Có 10,5% ý kiến cho là họ đã được nâng cao về điều kiện sống và tinh thần và cuối cùng có 4,2% ý kiến cho rằng thông qua việc thực hiện dự án đã giúp họ tiếp cận được với những kỹ thuật tiên tiến như: sử dụng máy vi tính, internet, và vận hành một số chương trình phần mềm xử lý và.
- Biểu 2: Những lợi ích đạt được của cán bộ tham gia dự án từ các chương trình viện trợ nước ngoài Số ý kiến Tỷ lệ.
- Lợi ích vô hình từ các hoạt động xã hội 40 28,00 Điều kiện sống và tinh thần gia tăng 15 10,50 Tiếp cận với những kỹ thuật tiên tiến 06 4,20.
- Bên cạnh những lợi ích đạt được như đã nêu trên, kết quả đánh giá cũng đã rút ra được những mặt hạn chế từ các chương trình viện trợ nước ngoài đến mức độ hưởng lợi của các cán bộ tham gia dự án.
- Trong số các hạn chế này, có đến 28,6% ý kiến cho là các dự án viện trợ nước ngoài chưa nêu ra được rõ ràng các chính sách ưu đãi cho các cán bộ tham gia, trong khi hầu hết họ phải làm công tác kiêm nhiệm.
- Hạn chế lớn nhất thứ hai là hầu hết các cán bộ tham gia dự án không đáp ứng được đòi hỏi về mặt kiến thức của các dự án viện trợ nước ngoài, trong khi họ có rất ít thời gian và điều kiện tài chánh để tham gia học tập tự nâng cao kiến thức (chiếm 22,4% số ý kiến) và hạn chế lớn tiếp theo là một số dự án viện trợ nước ngoài đưa ra các chương trình huấn luyện không phù hợp với thực tế ứng dụng cho việc thực hiện dự án (chiếm 20,4%)..
- Biểu 3: Những hạn chế của các chương trình viện trợ nước ngoài tác động đến mức độ hưởng lợi của cán bộ địa phương tham gia thực hiện dự án.
- Cơ chế quản lý và báo cáo phức tạp 03 6,10.
- Sự cộng tác và tham gia điều phối của các cơ quan tham gia còn lỏng lẻo 05 10,20.
- Tóm lại, các dự án viện trợ nước ngoài đã mang lại những tác động tích cực đến sự phát triển của các cộng đồng trong vùng dự án, cũng như đến các các cán bộ địa phương tham gia thực hiện dự án.
- Thu nhập của các cộng đồng trong vùng dự án, đặc biệt là các cộng đồng nghèo đã được cải thiện thông qua các công trình thủy lợi và các công trình giao thông nông thôn.
- Năng lực sản xuất nông nghiệp cũng được khai thác tốt hơn thông qua các hoạt động phát triển nông nghiệp của các dự án viện trợ nước ngoài.
- Đặc biệt, nhận thức của họ về tính tham gia của cộng đồng, vai trò của giới và dân tộc trong công tác xóa đói giảm nghèo.
- Bên cạnh những cái đạt được này, hạn chế lớn nhất làm hạn chế đến mức độ hưởng lợi của cộng đồng là sự hạn chế trong tính tham gia của cộng đồng trong các bước thực hiện dự án.
- Hạn chế lớn nhất ảnh hưởng đến mức độ hưởng lợi của các cán bộ tham gia thực hiện dự án đó là các chính sách qui định chế độ ưu đãi cho các cán bộ tham gia chưa được thể hiện rõ ràng trong các dự án viện trợ nước ngoài.
- Đến đây, hai nội dung chính về đánh giá tác động của các dự án viện trợ nước ngoài đã được trình bày, nội dung đánh giá chính thứ ba sẽ được trình bày trong phần kế tiếp..
- 5 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DỰ ÁN VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU PHỐI CỦA ĐỊA PHƯƠNG.
- những cán bộ tham gia dự án, người dân địa phương và các nhà tài trợ.
- Kết quả đánh giá đã chỉ ra rằng, thông qua việc thực hiện các dự án viện trợ nước ngoài đã giúp cho cán bộ địa phương thực hiện một cách rõ ràng chế độ phân cấp quản lý trong việc thực hiện công việc hàng ngày của họ, bởi vì nó qui định rõ trách nhiệm giữa các cấp quản lý về kết quả.
- thực hiện.
- Tác động tích cực thứ hai đã được đánh giá là các dự án viện trợ nước ngoài đã giúp họ cải thiện chế độ báo cáo và quản lý tài chánh có hiệu quả hơn.
- Trong công tác điều phối, các dự án viện trợ nước ngoài đã giúp cho các ban ngành của các cấp trong tỉnh chú tâm nhiều hơn đến vấn đề giới và dân tộc khi thực hiện các dự án trong và ngoài nước.
- Ngoài ra, bài học từ việc lồng ghép giữa các dự án cũng được thực hiện rất tốt trong quá trình thực hiện, do vậy đã nâng cao được tính hiệu quả của từng dự án..
- Bên cạnh những cái đạt được như đã nêu ở trên, vẫn còn một số hạn chế làm giảm mức độ tác động tích cực của các dự án viện trợ nước ngoài đến công tác quản lý và điều phối của địa phương.
- Năng lực của cán bộ địa phương tham gia quản lý và điều phối dự án còn yếu..
- Một số nhà tài trợ thiếu thông tin đầy đủ về cộng đồng, nên dẫn đến công tác quản lý dự án gặp nhiều khó khăn..
- Ý thức của một số cộng đồng được hưởng lợi còn ỷ lại nhiều vào các dự án viện trợ.
- Công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện dự án không được thường xuyên, nhất là khâu quản lý dự án sau khi công trình đã nghiệm thu.
- Sự phối hợp trong quản lý và điều phối dự án giữa các sở ban ngành cấp tỉnh chưa thật sự chặt chẽ..
- Hầu hết cán bộ địa phương tham gia thực hiện dự án đều làm công tác kiêm nhiệm nên đã làm hạn chế ít nhiều đến chất lượng quản lý và điều phối các dự án..
- Đến đây, từ những kết quả đánh giá đã được trình bày, chúng ta có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện các dự án viện trợ nước ngoài, với hy vọng rằng Trà.
- Vinh sẽ xem đây là những kinh nghiệm vô cùng hữu dụng để tỉnh có thể thực hiện tốt hơn các dự án viện trợ nước ngoài, cũng như các dự án trong nước trong thời gian tới, ít nhất và trước mắt trong việc thực hiện dự án ‘Nâng cao năng lực giảm nghèo” do tổ chức CIDA vừa tài trợ..
- Phát huy tính tham gia của cộng đồng trong các bước thực hiện dự án.
- Thực tế đã cho thấy, tính tham gia là một yếu tố quan trọng cho sự thất bại hay thành công của một dự án.
- Những bài học về quản lý được rút ra từ các dự án UNDP, World Bank, Oxfam-GB, CECI.
- đã cho phép tỉnh Trà Vinh nhận thức được cách tiếp cận mới - tiếp cận dựa trên sự tham gia của cộng đồng - trong quản lý, điều phối và thực hiện dự án.
- Trong đó, công cụ tiếp cận nông thôn có sự tham gia cộng đồng PRA (Participatory Rural Appraisal) đã và vẫn còn giá trị cho tỉnh sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện các dự án sắp tới..
- Như đã được chỉ ra trong các kết quả đánh giá, một trong những điểm yếu kém của Trà Vinh làm hạn chế hiệu quả tích cực được của các dự án viện trợ nước ngoài đó là năng lực cán bộ.
- Mặc dù yếu kém này không thể tránh khỏi cho một tỉnh nghèo, có tỷ lệ người dân tộc cao như Trà Vinh, nhưng để tạo dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển, tỉnh cần phải có một kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách triệt để và toàn diện, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật..
- Tăng cường công tác giám sát trong việc quản lý và điều phối dự án.
- Như ta đã biết, với một nguồn lực tài chánh dồi dào và một nguồn nhân lực hùng mạnh vẫn chưa đủ cho việc thực hiện thành công của một dự án.
- Nó chỉ là những điều kiện cần thiết cho sự thành công và cần khẳng định rằng điều kiện đủ để đạt được sự thành công là hiệu quả của việc giám sát trong quá trình quản lý và điều phối dự án.
- Do vậy, để đạt được hiệu quả cao trong việc thực hiện các dự án sắp tới cần tăng cường khâu giám sát nhiều hơn, tích cực hơn và thường xuyên hơn..
- Báo cáo hàng năm của UBND tỉnh và của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư từ năm 1992-2001..
- Các văn kiện dự án đã được đầu tư tại Trà Vinh, giai đoạn 1992-2002.