« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NUÔI TÔM TRÊN CÁT VEN BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NUÔI TÔM TRÊN CÁT VEN BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH.
- Hai huyện Lệ Thủy và Bố Trạch đã được lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu nhằm đánh giá tính bền vững của nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Bình.
- Kỹ thuật phỏng vấn cấu trúc bằng phiếu điều tra kết hợp với quan sát thực địa đã được tiến hành tại 34 cơ sở nuôi tôm trên cát của 02 huyện nghiên cứu nhằm thu thập các số liệu và thông tin liên quan đến quy mô vùng nuôi, hiện trạng môi trường, luật pháp-thể chế và tình hình kinh tế-xã hội.
- Nghiên cứu cũng đã kế thừa và sử dụng Bộ chỉ thị của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Chỉ số Nuôi trồng Thủy sản bền vững (SAI) do Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Huế xây dựng để đánh giá tính bền vững của các cơ sở nuôi.
- Kết quả định lượng bằng SAI cho thấy 08 trên tổng số 09 cơ sở nuôi tôm ở huyện Lệ Thủy có giá trị SAI phân bố trong vùng nuôi an toàn và khá an toàn (giá trị SAI nằm trong khoảng từ 1,62 đến 2,49).
- Trong khi đó, có đến 21 trong tổng số 25 cơ sở nuôi tôm ở huyện Bố Trạch có giá trị SAI nằm trong vùng nuôi không an toàn (giá trị SAI nằm trong khoảng .
- Do vậy, huyện Bố Trạch cần phải xem xét và khắc phục các mặt yếu kém trong các hoạt động nuôi tôm để đạt được vùng nuôi bền vững..
- Hiện nay, nuôi tôm trên cát đã bước đầu mang lợi ích kinh tế lớn.
- Những khu vực này đều tận dụng quỹ đất của mình hoặc cho thuê đất với giá thấp để nuôi tôm trên cát.
- Vì thế, nuôi tôm trên cát là giải pháp có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư cũng các hộ gia đình sống ven biển [6]..
- Tuy nhiên, các hoạt động nuôi tôm trên cát ở Quảng Bình chưa được quản lý và quy hoạch tốt.
- Nhiều cơ sở nuôi hình thành tự phát, không tuân thủ trình tự các thủ tục và quy định về.
- Ngoài ra, thực tế còn cho thấy nhiều cơ sở nuôi tôm (đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẽ quy mô hộ gia đình) không có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải.
- qua đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các hoạt động nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Bình..
- 3 Đề tài kế thừa, sử dụng Bộ chỉ thị của FAO và Chỉ số Nuôi trồng Thủy sản bền vững (SAI) của Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Huế để đánh giá tính bền vững của các cơ sở nuôi tôm.
- Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững của các cơ sở nuôi..
- số Cơ sở dữ liệu cần thu thập Nhóm chỉ thị luật pháp và thể chế (nhóm L).
- Kiểm tra giấy phép hoạt động của cơ sở.
- Điều tra sử dụng hóa chất của cơ sở.
- Kỹ thuật đánh giá các cơ sở nuôi được dựa trên phương pháp đo lường tính bền vững do Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Huế giới thiệu vào năm 2008.
- Chỉ số dao động từ 1 đến 5 cho biết mức độ bền vững của cơ sở nuôi.
- Quy trình đánh giá tính bền vững của các cơ sở nuôi tôm bằng giá trị SAI..
- của các cơ sở nuôi 4.
- 1) Giá trị SAI từ 1,01,89: cơ sở nuôi bền vững không nhất thiết có giải pháp can thiệp..
- 2) Giá trị SAI từ cơ sở nuôi khá bền vững có thể chấp nhận được một số tác động..
- 3) Giá trị SAI từ cơ sở nuôi trung bình, chấp nhận được nếu có biện pháp can thiệp..
- 4) Giá trị SAI từ cơ sở nuôi không bền vững cần xem xét điều chỉnh các hoạt động..
- 5) Giá trị SAI từ cơ sở nuôi rất không bền vững, hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu..
- Thực trạng trạng nuôi tôm trên cát ven biển ở địa bàn nghiên cứu.
- Theo kết quả điều tra và khảo sát, huyện Lệ Thủy hiện chỉ có hiện chỉ có 02 xã tiến hành các hoạt động nuôi tôm trên cát.
- Ở huyện Bố Trạch, hiện đang có 4 xã nuôi tôm trên cát.
- Sử dụng đất cho nuôi tôm trên cát.
- Hai huyện nghiên cứu có tổng cộng 34 cơ sở nuôi tôm trên cát tập trung tại 04 xã: Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Bắc thuộc huyện Lệ Thủy - đại diện cho khu vực phía Nam của tỉnh;.
- Tổng diện tích đất nuôi tôm trên cát tại 04 xã này là 117,3 ha, chiếm 39,31% diện tích nuôi tôm trên cát trên toàn tỉnh..
- Số cơ sở nuôi tôm và diện tích nuôi ở từng xã của địa bàn nghiên cứu..
- STT Địa bàn nghiên cứu Số cơ sở nuôi tôm.
- Diện tích cơ sở nuôi (ha).
- Kết quả điều tra và khảo sát bằng phiếu điều tra và phỏng vấn sâu cho thấy việc quy hoạch và phát triển vùng nuôi tôm trên cát tại 02 xã thuộc huyện Lệ Thủy là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện.
- Tuy nhiên, huyện Bố Trạch vẫn còn một số cơ sở tư nhân tự phát nuôi tôm theo phong trào và thiếu sự quản lý của các cấp chính quyền.
- Ngoài ra, nhiều cơ sở nuôi tôm ở huyện này có diện tích đất nuôi canh tác khá nhỏ (hơn 50% số hộ có diện tích từ 0,3 đến 1,0 ha)..
- 21 cơ sở còn lại, chủ yếu là các hộ nuôi tôm ở xã Nhân Trạch (chiếm tỷ lệ 99,84.
- Tại các cơ sở nuôi tôm như Công ty cổ phần chăn nuôi C.P.
- Những thông tin trên cho thấy hầu hết các cơ sở nuôi tôm trên cát thuộc quy mô hộ gia đình có ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường chưa cao, dẫn đến các hệ lụy về ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình nuôi, điều này tác động ngược trở lại việc nuôi tôm của các hộ dân.
- Tại thời điểm điều tra, các hộ nuôi tôm trên cát ở huyện Lệ Thủy vẫn hoạt động bình thường, chỉ trừ 1 hộ tư nhân sát biển chỉ hoạt động được một vụ trong mùa khô.
- Phần lớn các cơ sở nuôi tôm trên địa bàn nghiên cứu lựa chọn số vụ nuôi/năm chưa phù hợp dẫn đến nhiều phát sinh gây ô nhiễm môi trường.
- Do vốn đầu tư nhỏ, có khá nhiều cơ sở nuôi tôm trên cát quy mô hộ gia đình phải đi vay ngân hàng nên áp lực trả lãi vay buộc các cơ sở nuôi tôm tăng cường số vụ nuôi trong năm để nhanh thu hồi vốn.
- Đối với cơ sở nuôi thuộc các doanh nghiệp, do chủ động về nguồn vốn lại có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư và phát triển nuôi tôm trên cát nên đã lựa chọn số vụ nuôi phù hợp, với mức trung bình 2 vụ/năm, nhằm tạo đủ thời gian cho quá trình xử lý ao nuôi và tái tạo môi trường xung quanh..
- Theo kết quả điều tra và khảo sát thực tế tại 34 cơ sở nuôi tôm, tổng diện tích ao nuôi trên địa bàn nghiên cứu ước tính vào khoảng 732.814 m 2 , tương đương với 73,28 ha.
- Kết quả điều tra, tính toán lượng nước thải nuôi tôm trên cát ở địa bàn nghiên cứu STT Địa bàn nghiên cứu Tổng lượng.
- Kết quả phân tích chất lượng nước thải ao nuôi tại một số cơ sở nuôi tôm trên cát ở huyện Lệ Thủy và huyện Bố Trạch được thể hiện trong các bảng 5 và 6..
- Kết quả phân tích nước thải của một số cơ sở nuôi tôm trên cát ở huyện Lệ Thuỷ.
- Kết quả phân tích nước thải của một số cơ sở nuôi tôm trên cát ở huyện Bố Trạch STT Chỉ tiêu phân.
- Riêng chỉ có cơ sở nuôi tôm của Công ty CP chăn nuôi C.P.
- 10 Thực tế điều tra và khảo sát còn cho thấy việc thu gom và xử lý nước thải ao nuôi chỉ được thực hiện nghiêm túc tại các cơ sở nuôi lớn như Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P.
- Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, DNTN nuôi trồng thủy sản Hưng Thịnh và các cơ sở nuôi tôm hộ gia đình ở huyện Lệ Thủy.
- Hầu hết các cơ sở nuôi tôm quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Bố Trạch không đầu tư hệ thống xử lý nước thải.
- Các vấn đề kinh tế - xã hội của nuôi tôm trên cát ở địa bàn nghiên cứu.
- Trong những năm đầu mới phát triển, việc nuôi tôm trên cát gặp nhiều thuận lợi, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho các cơ sở nuôi tôm và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
- Trong một hai năm đầu, việc nuôi tôm trên cát mang lại nguồn thu đáng kể cho các hộ nuôi tôm.
- Rất nhiều cơ sở nuôi tôm trên địa bàn tỉnh áp dụng mô hình nuôi này.
- ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của nuôi tôm trên cát..
- Theo kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra, đối với các hộ nuôi được đánh giá là có hiệu quả trong tình hình hiện nay, thu nhập bình quân đầu người lao động tại các cơ sở nuôi tôm dao động từ 3.000.000 đến 3.500.000 đồng/tháng.
- Tính bền vững của nuôi tôm trên cát ở địa bàn nghiên cứu.
- 11 Như đã trình bày trên đây, toàn bộ 34 cơ sở nuôi tôm trên cát ở 4 xã của 2 huyện nghiên cứu đã được tiến hành điều tra và khảo sát để thu thập các thông tin và số liệu liên quan.
- Sau khi có kết quả điều tra, việc đánh giá tính bền vững của các cơ sở nuôi tôm trên cát được căn cứ trên Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững của vùng nuôi của FAO và Chỉ số Nuôi trồng Thủy sản bền vững do Khoa Môi trường, Đai học Khoa học Huế xây dựng.
- Kết quả đánh giá tính bền vững của nuôi tôm trên cát ở huyện Lệ Thủy.
- Trên địa bàn xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, hiện chỉ có tổng cộng 02 cơ sở nuôi tôm trên cát.
- Các kết quả tính toán ở bảng 7 cho thấy cả 02 cơ sở này đều được đánh giá là cơ sở nuôi tôm khá bền vững, tức là vùng nuôi khá an toàn.
- Bảng 7 dưới đây trình bày cụ thể kết quả đánh giá về tính bền vững của các cơ sở nuôi tôm ở huyện Lệ thủy, bao gồm cả thông tin chi tiết về điểm số của các nhóm chỉ thị và giá trị SAI của từng cơ sở được đánh giá..
- Kết quả đánh giá các cơ sở nuôi tôm trên cát ở huyện Lệ Thủy..
- STT Cơ sở nuôi tôm Điểm số các nhóm chỉ thị SAI Kết quả đánh giá Xã Ngư Thủy Trung.
- Kết quả đánh giá tính bền vững của toàn bộ 07 cơ sở nuôi tôm ở xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy như sau:.
- 12 - 03 cơ sở nuôi tôm trên cát của Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P.
- Có 05 cơ sở hộ gia đình là vùng nuôi khá bền vững.
- đây là những cơ sở nuôi khá an toàn..
- Có 01 cơ sở được đánh giá là không bền vững, tức là vùng nuôi không an toàn cần xem xét và điều chỉnh lại quy trình nuôi..
- Kết quả đánh giá tính bền vững của hoạt động nuôi tôm trên cát ở huyện Bố Trạch.
- Hai xã được chọn làm địa bàn nghiên cứu ở huyện Bố Trạch hiện có tổng cộng 25 cơ sở nuôi tôm trên cát.
- Trên cơ sở tính toán điểm số của từng chỉ thị, điểm số của từng nhóm chỉ thị và giá trị SAI của từng cơ sở, kết quả đánh giá tính bền vững của các cơ sở nuôi tôm trên cát trên địa bàn xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch được trình bày ở bảng 8..
- Kết quả đánh giá các cơ sở nuôi tôm trên cát trên địa bàn huyện Bố Trạch..
- STT Cơ sở nuôi tôm Điểm số các nhóm chỉ thị SAI Kết quả đánh giá Xã Nhân Trạch.
- 13 STT Cơ sở nuôi tôm Điểm số các nhóm chỉ thị SAI Kết quả đánh giá.
- Chỉ thị K Khá bền vững Các kết quả đánh giá ở bảng 8 cho thấy tất cả 20 cơ sở nuôi tôm trên cát của xã Nhân Trạch đều được xếp hạng là cơ sở nuôi không bền vững.
- Kết quả đánh giá tính bền vững của tổng cộng 05 cơ sở nuôi tôm ở xã xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch là như sau:.
- Có 03 cơ sở được đánh giá cơ sở khá bền vững.
- Có 01 cơ sở nuôi hộ gia đình được đánh giá là vùng nuôi trung gian, tức là cơ sở nuôi có thể chấp nhận nếu tiến hành thực hiện các biện pháp giảm thiểu (cơ sở nuôi tôm trên cát của hộ tư nhân Lưu Quang Dũng)..
- Có 01 cơ sở có tiềm năng không bền vững, tức là vùng nuôi không an toàn cần xem xét điều chỉnh lại các hoạt động nuôi (cơ sở nuôi tôm trên cát của hộ tư nhân Nguyễn Văn Tám)..
- Kết quả đánh giá bằng Bộ chỉ thị và Chỉ số Nuôi trồng Thủy sản bền vững cho thấy đối với huyện Lệ Thủy, có 08 trên 09 cơ sở nuôi tôm có giá trị SAI phân bố trong vùng nuôi an toàn và khá an toàn (giá trị SAI nằm trong khoảng từ 1,62 đến 2,49), chiếm tỷ lệ 88,9%.
- chỉ có 01 cơ sở nuôi tôm có giá trị SAI nằm trong vùng nuôi không an toàn, chiếm tỷ lệ 11,1%.
- 14 huyện Bố Trạch có đến 21 trên 25 cơ sở nuôi tôm được xếp hạng là vùng nuôi không an toàn (giá trị SAI nằm trong khoảng từ 3,57 đến 3,85), chiếm tỷ lệ 84%.
- Như vậy, các kết quả đánh giá trên đây phản ảnh đúng thực trạng hiện nay trong nuôi tôm trên cát ở 02 huyện nghiên cứu cũng như ở các cơ sở nuôi của 02 huyện.
- Các hoạt động nuôi tôm trên cát trên địa bàn huyện Lệ Thủy (đại diện cho khu vực phía Nam tỉnh Quảng Bình) hoạt động khá hiệu quả, trong khi các cơ sở nuôi tôm trên cát ở huyện Bố Trạch (đại diện cho khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Bình) lại hoạt động cầm chừng và kém hiệu quả.
- Do vậy cần phải xem xét và điều chỉnh các mặt yếu kém của các cơ sở không bền vững trong các hoạt động nuôi tôm để đạt được vùng nuôi bền vững..
- Kết quả điều tra và khảo sát ở 2 huyện Lệ Thủy và Bố Trạch cho thấy có nhiều cơ sở nuôi được hình thành tự phát hoặc tiến hành các hoạt động trước khi có quy hoạch nuôi tôm trên cát như các cơ sở ở huyện Bố Trạch.
- Đa số các cơ sở nuôi đều chưa tuân thủ quy trình nuôi tôm trên cát.
- Khả năng tài chính, kỹ thuật, dịch vụ nuôi của các cơ sở nuôi tôm trân cát còn thiếu và yếu..
- Các cơ sở nuôi tôm tư nhân tự phát chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai và môi trường và chưa giám sát môi trường định kỳ khu vực nuôi.
- Nước thải ao nuôi của các cơ sở nuôi tôm quy mô hộ gia đình phần lớn không qua xử lý hoặc xử lý chưa đảm bảo gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Kết quả đánh giá bằng Chỉ số Nuôi trồng Thủy sản bền vững cho thấy 08 trên 09 cơ sở nuôi tôm ở huyện Lệ Thủy có giá trị SAI phân bố trong vùng nuôi bền vững và khá bền vững (giá trị SAI nằm trong khoảng từ 1,62 đến 2,49).
- Trong khi đó, có đến 21 trên 25 cơ sở nuôi tôm ở huyện Bố Trạch có giá trị SAI phân bố trong vùng nuôi không bền vững (giá trị SAI nằm trong khoảng từ 3,57 đến 3,85).