« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ VỀ QUẦN THỂ, VÙNG SỐNG, SINH CẢNH VÀ KHẢ NĂNG BẢO TỒN QUẦN THỂ VOI (Elephas maximus) Ở TỈNH ĐỒNG NAI


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ VỀ QUẦN THỂ, VÙNG SỐNG, SINH CẢNH VÀ KHẢ NĂNG BẢO TỒN QUẦN THỂ VOI ( Elephas maximus ) Ở TỈNH ĐỒNG NAI.
- Nguyễn Mạnh Hà Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Lê Thiện Đức WWF Chương trình Việt Nam Trần Thúc Quyết Vườn Quốc gia Cát Tiên Nguyễn Hoàng Hảo Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu Nguyễn Mạnh Hiệp Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Quần thể voi ở Việt Nam trước đây phân bố khá rộng, từ vùng giáp ranh biên giới Trung Quốc (Lai Châu) tới các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk) và miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Ninh Thuận) (Tuoc, 1991.
- Trong 20 năm trở lại đây, quần thể voi của Việt Nam bị giảm nghiêm trọng do mất rừng tự nhiên và nạn săn bắn trái phép voi (Duckworth and Hedges, 1998.
- Chính vì các mối đe dọa và sự thay đổi liên quan đó, quần thể voi hoang dã hiện nay ở Việt Nam ước tính chỉ còn khoảng 59-81 cá thể, tồn tại thành các quần thể nhỏ (Duckworth and Hedges, 1998.
- Đây là sự suy giảm đáng lo ngại so với số voi tự nhiên đã được ước tính là cá thể vào năm 1994 và 300-600 cả thể năm 1997 (Khoi and Tuoc, 1992.
- Mặc dù những con số ước tính này có thể hơi cao so với thực tế, nó cũng cho thấy, quần thể voi ở Việt Nam suy giảm tới 93% trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2004 (Varma el al., 2008)..
- Quân thể voi ở Đồng Nai có vùng hoạt động rộng ở 3 khu vực là Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu và Công ty Lâm nghiệp La Ngà.
- Số lượng cá thể ước tính là 15-18 cá thể (Polet and Khanh, 1999.
- Đây là quần thể voi có số lượng lớn và có ý nghĩa bảo tồn đứng thứ 2 ở Việt Nam sau quần thể ở Yok Đôn, Đăk Lăk (CPVN, 2006).
- Hơn thế, khu vực Vĩnh Cửu – Cát Tiên – La Ngà là khu vực rừng tự nhiên liền dài lớn nhất hiện nay ở khu vực Đông Nam Bộ, rất phù hợp cho sự tồn tại và phát triển của quần thể voi ở đây..
- Để đánh giá hiện trạng sinh cảnh, các xung đột và mối đe dọa tới sự tồn tại của quần thể voi ở Đồng Nai để có các biện pháp bảo vệ và bảo tồn hữu hiệu hơn, chúng tôi đã thực hiện các hoạt động đánh giá ở Đồng Nai trong tháng 10 năm 2009.
- Báo cáo này sẽ nêu một cách tóm tắt nhất hiện trạng quần thể, sinh cảnh và các đề xuất bảo tồn cho quần thể voi quan trọng này..
- PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐÁNH GIÁ 1.1.
- Các hoạt động điều tra thực địa được thực hiện ở 3 khu vực thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu và Công ty Lâm nghiệp La Ngà, cụ thể là:.
- Khu vực Trạm Kiểm lâm Đồi Đất Đỏ (Cát Tiên) và Phân trường 2 (La Ngà);.
- Khu vực Trạm Kiểm lâm Sa Mách (Cat Tiên) và Phân trường 2 (La Ngà);.
- Khu vực Trạm Kiểm lâm Suối Ràng (Cát Tiên), Suối Kốp (Vĩnh Cửu)..
- Đánh giá thông tin thứ cấp và phỏng vấn.
- Các hoạt động đánh giá thông tin thứ cấp từ các cơ quan quản lý được thực hiện ở cả Cát Tiên, Vĩnh Cửu và Chi cục Kiểm lâm và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Nai..
- Các báo cáo và nghiên cứu về quần thể voi trước đây cũng được thu thập và đánh giá..
- Hoạt động phỏng vấn cộng đồng được thực hiện ở các xã Tà Lài, Thanh Sơn và Phú Lý, là các xã nằm trong và nằm kề với vùng hoạt động của quần thể voi.
- Hoạt động phỏng vấn tập trung vào các cư dân địa phương, người thường xuyên đi rừng, đi làm rẫy để tìm hiểu các thông tin về voi và khu vực hoạt động của chúng..
- Các câu hỏi tập trung vào thông tin về số lượng voi và khu vực hoạt động ở các vùng canh tác nông nghiệp.
- Khu vực voi hoạt động sẽ được đánh dấu chi tiết trên bản đồ để xác định khoảng cách hoạt động cũng như nguyên nhân chúng hoạt động ở các vùng nông nghiệp và nương rẫy.
- Hoạt động phỏng vấn ở thôn bản cũng tập trung vào tìm hiểu nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ voi và sự cần thiết của hoạt động đó..
- Điều tra thực địa theo tuyến.
- Ở 3 khu vực điều tra chính, chúng tôi đã lập các tuyến ở các khu vực voi hoạt động để ghi nhận thông tin, đánh giá về sinh cảnh của voi.
- Tổng cộng có 12 tuyến điều tra với chiều dài từ 3-5 km đã được lập và thực hiện ở cả 3 khu vực điều tra đã nêu..
- Các tuyến điều tra đều được ghi tọa độ điểm bắt đầu và điểm kết thúc trên bản đồ địa hình và lưu tọa độ UTM trong các phiếu.
- Thông tin về hoạt động, xuất hiện của voi, dấu vết và sinh cảnh của khu vực được ghi chép cụ thể trong các phiều điều tra tuyến..
- Điều tra thực địa theo khu vực.
- Bên cạnh các hoạt động điều tra theo tuyến, chúng tôi cũng thực hiện việc điều tra chi tiết ở các khu vực xác định là vùng voi hoạt động thường xuyên để thu thập các thông tin về số lượng cá thể, hiện trạng sinh cảnh, dấu chân và các dấu vết ăn của voi.
- Tổng cộng có 3 điểm muối khoáng và nơi kiếm ăn tập trung của voi đã được chọn để điều tra chi tiết.
- Các thông tin ghi nhận ở các điểm được ghi chép cụ thể vào các phiếu điều tra điểm..
- KẾT QUẢ.
- Hiện trạng quần thể.
- Trong 10 năm gần đây, hoạt động bảo tồn voi ở Đồng Nai được thực hiện khá hiệu quả, các xung đột voi-người đã gần như được kiểm soát, quần thể voi tăng một cách tích cực từ năm 2002 đến 2008.
- Các hoạt động săn bắn voi bất hợp pháp cũng không xẩy ra.
- Các điều tra và đánh giá về voi ở đây từ năm 1990 đến 2008 cho thấy, quần thể voi ở khu vực có số lượng cá thể khá ổn định và tăng theo các năm.
- Các đánh giá về quần thể ở đây trong các năm 1990 cho thấy, có khoảng 10 cá thể hoạt động chủ yếu trong diện tích của Cát Tiên và La Ngà (Duckworth and Hedges, 1998.
- Các nghiên cứu từ năm 2002 đến 2008 cho thấy, quần thể voi ở đây tăng số lượng từ 3-5 cá thể trong 10 năm, số lượng ước tính được trong năm 2008 là từ 15-18 cá thể (Sukumar et al., 2002.
- Tuy nhiên, chỉ trong nửa đầu năm 2009, ít nhất có 6 cá thể của quần thể voi quan trọng này đã bị chết mà không rõ nguyên nhân (Báo cáo của KBT Vĩnh Cửu, tháng 6-7/2009)..
- Kết quả đánh giá về quần thể voi ở Đồng Nai của chúng tôi cho thấy, hiện tại còn ít nhất là 12 cá thể đang hoạt động ở khu vực Tây Nam Cát Tiên và Đông Bắc Vĩnh Cửu và khu vực Phân trường 2 của Công ty Lâm nghiệp La Ngà (xem Bản đồ).
- Việc 6 cá thể voi chết đã gây ra sự suy giảm đến 30% của tổng cá thể của cả quần thể voi trong khu vực..
- Kết quả điều tra thực tế và tổng hợp thông tin ghi nhận của Kiểm lâm Vĩnh Cửu và Cát Tiên về hoạt động của voi trong các vùng theo mùa cho thấy, quần thể voi ở đây hiện đang hoạt động trong một vùng rộng 34.000 ha thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, Vườn Quốc gia Cát Tiên và Công ty Lâm nghiệp La Ngà (xem Bản đồ)..
- So sánh các ghi nhận về vùng hoạt động của quần thể voi theo các thời kỳ cho thấy, vùng hoạt động của chúng thường không cố định theo năm và luôn thay đổi.
- Kết quả nghiên cứu của Dawson (1996) về voi ở Đồng Nai cho thấy, vùng hoạt động của quần thể voi ở đây thay đổi theo thời gian.
- Trong những năm 90, quần thể voi ở đây chủ yếu hoạt động ở khu vực Tà Lài – Đất Đỏ và Phân trường 2 (La Ngà) và khu vực phía Tây giáp với tỉnh Bình Phước (Polet and Khanh, 1999).
- Các nghiên cứu từ năm 2003 đến 2008 cho thấy, vùng hoạt động chính của quần thể voi này vẫn là ở vùng giáp ranh Cát Tiên và La Ngà, chỉ một phần rất nhỏ ở Vĩnh Cửu (Sukumar et al., 2003.
- Kết quả đánh giá vùng hoạt động của voi từ năm 2008 đến nay ở cả 3 khu vực cho thấy, vùng hoạt động của voi chủ yếu hiện nay nằm ở phía Tây Nam của Cát Tiên, vùng Đông Bắc của Vĩnh Cửu và phía Tây của Công ty Lâm nghiệp La Ngà.
- Trong đó, vùng hoạt động thường xuyên nhất hiện này là ở diện tích của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu.
- Có thể, quần thể voi này đã bắt đầu quen với việc hoạt động ở các vùng có sự hiện diện của con người, đặc biệt là các vùng trồng cây ăn quả, cây nông nghiệp, nơi chúng có thể kiếm thức ăn dễ dàng hơn..
- Sinh cảnh của voi ở khu vực.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, quần thể voi ở Đồng Nai hoạt động ở 3 kiểu sinh cảnh chính như sau:.
- Rừng thường xanh/bán thường xanh;.
- Vùng xen kẽ rừng bán thường xanh và diện tích nông nghiệp..
- Đây là dạng sinh cảnh voi hoạt động nhiều nhất mà nhóm nghiên cứu ghi nhận được trong thời gian điều tra ở khu vực.
- Đây cũng là dạng sinh cảnh chủ yếu ở khu vực voi hoạt động..
- Khu vực rừng hỗn giao lồ ô tập trung ở phía Đông Nam của Cát Tiên, phía Tây Bắc của La Ngà và khu vực Đông Bắc của Vĩnh Cửu..
- Khu vực hoạt động tập trung nhất vào mùa khô của voi là từ khu vực tam giác giữa Suối Ràng, Sa Mách và Đất Đỏ (phía Đông Nam Cát Tiên) và khu vực Tây Nam và Tây Bắc của La Ngà.
- Ở tất cả vùng hoạt động này, kiểu rừng lồ ô hỗn giao là sinh cảnh chính và ưu thế ở đây.
- Mặc dù vậy, ở giữa khu vực này cũng có xuất hiện một số diện tích rẫy điều (200 ha) trồng tập trung ở hai khu vực (120 ha và 80 ha) và một số ít rừng thường xanh nằm xen kẽ..
- Sinh cảnh rừng thường xanh/bán thường xanh.
- Đây là dạng sinh cảnh phổ biến thứ hai ở khu vực hoạt động của voi.
- Các diện tích này rải rác giữa các diện tích rừng hỗn giao và các khu vực đất cao ở cả Vĩnh Cửu, Cát Tiên và La Ngà..
- Tuy nhiên, voi dường như ít hoạt động ở điện tích này hơn cả, có thể do ở điện tích này chủ yếu là rừng gỗ, với cây to, tán cao, khó có thể là nơi kiếm ăn phù hợp cho voi.
- tra ở cả 3 khu vực cho thấy, voi dường như chỉ di chuyển qua các diện tích rừng thường xanh/bán thường xanh hoặc nghỉ ngơi ở đây khi kiếm ăn chứ ít ghi nhận được dấu vết hoạt động thường xuyên hoặc dấu vết ăn của chúng ở dạng sinh cảnh này..
- Vùng xen kẽ rừng tự nhiên và diện tích nông nghiệp.
- Dạng sinh cảnh này được hình thành một cách nhân tạo, do các hoạt đông canh tác nông nghiệp và mở rộng sản xuất của con người tạo ra.
- Ở các khu vực giáp ranh của Vĩnh Cửu, Cát Tiên và La Ngà, có rất nhiều các vùng nông nghiệp nằm xen hoặc nằm giữa các rừng.
- Ví dụ, diện tích 200 ha điều năm tại vùng giáp ranh Cát Tiên và La Ngà cũng là khu vực cây nông nghiệp nằm trong vùng hoạt động của voi.
- Ở Vĩnh Cửu, các diện tích nông nghiệp như cây ăn quả, rẫy mỳ (sắn) và rừng trồng được phát triển trên các bãi gỗ cũ có diện tích dưới 10 ha tương đối phổ biến.
- Các điện tích cây ăn quả này nằm xen giữa rừng, thu hút nhiều loài thú lớn đến hoạt động như voi, bò tót và các loài thú móng guốc khác.
- Hơn thế, các vùng xen kẽ này là nơi trồng nhiều cây nông nghiệp như lúa, mỳ và đặc biệt là cây ăn quả như điều, xoài đã thu hút voi đến kiếm ăn.
- Theo thông tin giám sát của của kiểm lâm Vĩnh Cửu và Cát Tiên, trong 2 năm trở lại đây, voi thường xuyên hoạt động ở các vùng trồng cây ăn quả giáp ranh với rừng tự nhiên như ở Phú Lý và vườn điều ở vùng Đất Đỏ..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, quần thể voi ở Đồng Nai hoạt động chủ yếu ở ba kiểu sinh cảnh là rừng hỗn giao lồ ô và rừng gỗ, rừng thường xanh/bán thường xanh và vùng rừng xen kẽ các diện tích nông nghiệp.
- Trong các năm gần đây, voi có xu hướng hoạt động nhiều ở các vùng giáp ranh với diện tích nông nghiệp hơn, có thể do thức ăn từ cây ăn quả và cây nông nghiệp là động lực chính thu hút chúng hoạt động nhiều hơn tại đây..
- Kết qua điều tra và tổng hợp các ghi nhận về hoạt động của voi ở khu vực trong 2 năm gần đây cho thấy, vùng hoạt động hiện nay của voi chủ yếu tập trung dọc theo ranh giới Tây Nam của Cát Tiên, Đông Bắc của Vĩnh Cửu và Tây Nam của La Ngà.
- Không ghi nhận được voi hoạt động về phía Tây Cát Tiên hoặc di chuyển xuống gần các khu vực hồ lớn của Vĩnh Cửu như hồ Bà Hào và hồ Trị An.
- Về cơ bản, với quần thể với số lượng 10-12 cá thể còn lại như hiện nay, rất có thể quần thể voi vẫn hoạt động ở trong vùng như hiện tại mà không thay đổi vùng sống trong vài năm tới..
- Kế quả đánh giá sinh cảnh cho thấy, dạng sinh cảnh mà voi hoạt động cũng như kiếm ăn chính là kiểu rừng hỗn giao tre nứa, là dạng sinh cảnh phổ biến ở khu vực.
- Hiện tại, tổng diện rừng hỗn giao tre nứa hiện có trong vùng hoạt động của voi là 11.310 ha (33,2% tổng số diện tích của vùng hoạt động).
- Đa số các diện tích này tồn tại ở dạng liền dải, thành các vùng lớn, nên tương đối phù hợp cho việc hoạt động, di chuyển và kiếm ăn của voi.
- Với lý thuyết mỗi đàn voi cần một diện tích trung bình khoảng từ 100-200 km 2 (Sukumar, 2003), như vậy với diện tích rừng liền khoảnh (130.000 ha) của cả Cát Tiên, Vĩnh Cửu và La Ngà đủ để duy trì một quần thể voi với khoảng 3-5 đàn, tương đương với 20-30 cá thể hoặc cao hơn thế.
- Nếu được quản lý tốt, với diện tích và sự thích hợp về sinh cảnh như hiện nay, khu vực này là nơi bảo tồn và phục hồi rất tiềm năng cho quần thể voi đang bị đe dọa ở Việt Nam..
- Sự xuất hiện của voi theo định kỳ ở các khu vực canh tác nông nghiệp và cây ăn quả, là sự lựa chọn sinh cảnh khác với quy luật hoạt động của voi hoang dã vì chúng thường có xu hướng hoạt động ở xa các khu vực có sự xuất hiện thường xuyên của con người.
- Đây có thể do sự xuất hiện nhiều các khu vực nông nghiệp xen kẽ trong vùng hoạt động, làm cho voi quen dần với việc kiếm ăn ở các dạng sinh cảnh này.
- Hơn thế, việc tồn tại các khu vực canh tác và định cư của dân sống xen kẽ với các vùng hoạt động của voi và động vật hoang dã như hiện nay ở Đồng Nai thì việc hình thành các xung đột giữa voi và người là rất hiện hữu.
- Đặc biệt, với xu hướng hoạt động nhiều hơn ở các vùng nông nghiệp và cây ăn quả của quần thể voi ở đây, thì các xung đột đó đang được hình thành và trở nên gay gắt trong tương lai gần.
- Chính vì thế, việc quy hoạch và quản lý sinh cảnh dường như là công việc quan trọng nhất trong việc quy hoạch bảo tồn cho quần thể của voi ở khu vực này.
- Tiếp đến là các hoạt động tuyên truyền, vận động, nhằm giảm thiểu xung đột voi-người cũng cần được ưu tiên thực hiện trong thời gian tới..
- Hiện tại, ngoài Chương trình giám sát voi MIKE (Monitoring Illegal Killing Elephant) của CITES, thì chưa có hoạt động giám sát bảo tồn nào cho quần thể voi quan trọng này ở Việt Nam.
- Chính vì thế, các hoạt động nghiên cứu về sinh thái, vùng sống, thức ăn và việc giám sát quần thể là hoạt động cần được ưu tiên nhất cho các hoạt động bảo tồn quần thể voi quan trọng này trong thời gian tới..
- Kế hoạch hành động bảo tồn voi ở Việt Nam..
- Proceedings of the Conservation of Asian Elephant in Indochina