« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm


Tóm tắt Xem thử

- DẠY HỌC BÀI THƠ “QUA ĐÈO NGANG”.
- CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN THEO HƢỚNG KHAI THÁC THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM.
- Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn) Mã số .
- Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM VÀO DẠY HỌC BÀI THƠ “QUA ĐÈO NGANG” CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN.
- 1.1.1 Một số vấn đề về thi pháp học……….
- 1.1.2 Thi pháp thơ Nôm Đường luật Trung đại………...
- 1.2.1 Tình hình vận dụng thi pháp để dạy học tác phẩm văn chương ở trường THCS hiện nay………..
- 1.2.2 Thực trạng việc dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm……….
- Chƣơng 2: TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC BÀI THƠ “QUA ĐÈO NGANG” CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN DƢỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC……….
- 2.1 Những yêu cầu đối với giáo viên khi dạy bài thơ Qua Đèo Ngang….
- 2.1.1 Giúp học sinh rút ngắn những khoảng cách tiếp nhận và bồi dưỡng thêm cho học sinh lớp 7 khi dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà.
- Huyện Thanh Quan……….
- 2.1.2 Giúp học sinh phát hiện ra những yếu tố sáng tạo về thi pháp tác phẩm và thi pháp tác giả trong dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan……….
- 2.2 Đề xuất những biện pháp dạy học tác phẩm Qua Đèo Ngang dưới góc nhìn thi pháp học………..
- 2.2.1 Vận dụng kỹ năng đọc chính xác ngôn từ nghệ thuật của bài thơ để bình giá những đặc điểm của thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm…..
- 2.2.2 Hướng dẫn học sinh kỹ năng đọc phân tích đặc trưng chung trong một số tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan để tìm cách lý giải giá trị thời thế và nhân thế trong bài thơ Qua Đèo Ngang………..
- 2.2.3 Hướng dẫn học sinh kỹ năng đọc sáng tạo để hiểu giá trị biểu cảm của cái tôi trữ tình được bộc lộ trong tâm hồn lớn của Bà Huyện Thanh Quan……….
- 2.2.4 Hướng dân học sinh đọc tích lũy để lĩnh hội giá trị nhân văn của bài thơ qua tâm hồn lớn của Bà Huyện Thanh Quan………..
- Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM DẠY BÀI THƠ “QUA ÐÈO NGANG” CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP....
- Tiếp nhận tác phẩm văn học trong thời đại ngày nay càng trở nên quan trọng, khi các em học sinh ngày càng chán học văn, sợ học văn các em thích cái hiện tại, cái mới nhưng lại không thích cái đã qua, không có những rung động trước một bài thơ hay, một câu chuyện hấp dẫn hay một bi kịch của nhân vật…Văn học sẽ bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, trân trọng những giá trị truyền thống, biết yêu thương và chia sẻ như Macxim Gorki đã nói:.
- “Văn học là nhân học”..
- Văn học ở mỗi một giai đoạn lại có những đặc điểm riêng.
- Văn học Trung Đại là sản phẩm tinh thần của những con người thời đại ấy, in đậm tư tưởng, suy nghĩ của họ.
- Cho nên để các em học sinh có thể học văn học Trung Đại là một thách thức lớn..
- Ở nước ta công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được tiến hành .
- Việc dạy học Ngữ Văn cùng không nằm ngoài quy luật đó.
- Tuy nhiên làm thế nào để đổi mới phương pháp dạy học Văn là một bài toán khó để giúp học sinh có năng lực tiếp nhận một tác phẩm văn học một cách khoa học.Vì vậy đổi mới phương pháp dạy và học Ngữ Văn phải nhằm giúp các em tìm ra kỹ năng tìm hiểu, phân tích, phát hiện ra những giá trị của tác phẩm..
- Mỗi tác phẩm văn học đều chịu sự ảnh hưởng của thi pháp tác giả và tồn tại dưới một hình thức nhất định.
- Như vậy để đọc hiểu một tác phẩm cần.
- phải khám phá tầng nghĩa sâu của tác phẩm thông qua thi pháp của tác phẩm..
- Tuy nhiên, trong giảng dạy hiện nay thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm vẫn chưa được coi trọng..
- Trong chương trình trung học cơ sở, số lượng tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan ít nhưng các tác phẩm này có giá trị lớn trong văn học trung đại..
- Nhắc đến nhà thơ tài danh này ta không thể không nhắc đến tác phẩm: Qua Đèo Ngang.
- Tuy nhiên việc dạy học tác phẩm này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
- Chúng tôi khao khát muốn khám phá cái hay, cái đẹp trong sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan qua tác phẩm Qua Đèo Ngang trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 tập .
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Dạy học bài thơ.
- “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm”.
- Chúng tôi mong muốn đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay..
- Đề tài: “Dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm” được chúng tôi xem xét và nghiên cứu lịch sử vấn đề theo hai hướng chính sau:.
- Thứ nhất: tìm hiểu những tài liệu liên quan đến thi pháp học..
- Thứ hai: tìm hiểu các tài liệu liên quan đến con người và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan..
- 2.1 .Thi pháp học.
- Từ trước tới nay, vấn đề tìm ra phương pháp dạy học thơ văn đã được.
- Trong đó phải kể đến một số tác giả nghiên cứu phương pháp dạy học Ngữ Văn theo quan điểm tiếp cận thi pháp:.
- Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể (Trần Thanh Đạm- chủ biên), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy- nghiên cứu Văn học dân gian (Hoàng Tiến Tựu), Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam (Nguyễn Sĩ Cẩn), Tác phẩm trữ tình và phương pháp giảng dạy (Nguyễn Thanh Hùng), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp (Nguyễn Thị Dư Khánh)…Các công trình này đều chủ yếu giới thiệu cách vận dụng đặc trưng thi pháp thể loại, thể tài vào phân tích hình tượng, kết cấu, ngôn ngữ, để làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề và giá trị nghệ thuật của tác phẩm khi giảng văn.
- Các tác giả đều nêu lên những phương pháp, biện pháp, giảng dạy cụ thể như: đọc, phân tích, giảng giải, rút ra các khâu, các bước trong quá trình tìm hiểu, phân tích một tác phẩm thuộc thể loại nhất định, còn cách thức trình bày trước học sinh chưa được nói đến.
- Cũng có một vài tác giả cũng có chú ý tiếp cận, phân tích giảng văn trên bình diện thi pháp nhưng chỉ là gợi ra hướng mở cho các giảng văn..
- Bà Huyện Thanh Quan..
- Bà Huyện Thanh Quan nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam.
- Bà sáng tác không nhiều chỉ có sáu bài thơ: Qua Đèo Ngang, Chùa Trấn Bắc, Thăng Long hoài cổ, Cảnh chiều hôm, Chiều hôm nhớ nhà, Cảnh thu những sáng tác ấy đã thể hiện một phong cách thơ độc đáo.
- Qua quá trình phân tích tổng hợp chúng tôi có thể kể đến những công trình nghiên cứu về con người và sự nghiệp sáng tác của Bà..
- GS Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên – quyển hai (Quốc học Tùng thư xuất bản) đã nhận xét thơ của Bà thường hướng về quá khứ nhưng có lẽ quá khứ ấy không phải Bà đã từng trải qua và biết tường tận về nó nhưng đó là quá khứ của Đất nước, gia đình.
- Thơ của Bà cũng giống như bao thi sĩ thời bấy giờ không có tính cách chính trị mà có tính cách tâm tình.
- Trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới) NXB Thế Giới, 2004,.
- tr75 cũng nhận thấy thơ của Bà không phải là cảnh mà là tình.
- GS Phạm Thế Ngũ đã khẳng định tài năng thơ của Bà “Thơ Đường trước Bà đã làm vô số, sau Bà cũng làm vô số.
- Nhưng trước cũng như sau, có lẽ không ai vượt được nữ sĩ Thanh Quan”..
- Nghiên cứu về phong cách trong thơ Bà Huyện Thanh Quan còn thu hút được sự chú ý của nhiều cây bút như tác giả Đặng Tiến nhận xét về sự nữ tính trong thơ Bà.
- Hay tác giả Đỗ Lai Thúy với bài viết Bà Huyện Thanh Quan người đi dọc những Đèo Ngang..
- Nhìn chung các công trình nghiên cứu cũng như chuyên luận đều mang tính khoa học và góp phần làm sáng lên giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung trong thơ Bà Huyện Thanh Quan.
- Ở đó con người và tác phẩm được khẳng định và phân tích.
- Các công trình bài viết đã giúp chúng tôi tham khảo để tiếp tục nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một hướng giảng dạy mới nâng cao chất lượng dạy và học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan..
- 3.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu.
- Trên cơ sở một số tiền đề lí luận về thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm đề xuất các biện pháp dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy học tác phẩm văn chương trong trường trung học cơ sở đồng thời rèn cho học sinh kỹ năng đọc- hiểu các văn bản văn học..
- 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Thứ nhất: Nghiên cứu một số tiền đề lý luận về đổi mới phương pháp dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ở trường Trung học cơ sở..
- Thứ hai: Khảo sát tình hình dạy học bài thơ: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ở trường Trung học cở sở để làm cơ sở đề xuất cách dạy.
- Thứ ba: Đề xuất các biện pháp dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan dưới góc nhìn thi pháp..
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm, thi pháp của Bà Huyện Thanh Quan..
- Định hướng đổi mới dạy bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
- 4.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7, tập 1 theo hướng khai thác thi pháp.
- Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu các tài liệu về thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm, các sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan, các bài viết phê bình về tác phẩm Qua Ðèo Ngang.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia..
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm vào dạy học bài thơ: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
- Chƣơng 2: Tổ chức dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan dưới góc nhìn thi pháp học.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7, Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam..
- Bộ Giáo dục và Ðào tạo (2009), Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 7, Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ Văn THCS tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
- Nguyễn Viết Chữ (2003), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội..
- Hà Minh Đức (2001), Lí luận Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 6.
- Nguyễn Thị Bích Hải (1995), Thi pháp thơ Đường, Nhà xuất bản Thuận.
- Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( đồng chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội..
- Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội..
- Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm..
- Nguyễn Lộc (2001), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội..
- Phan Trọng Luận (2007), Văn học, nhà trường, nhận diện, tiếp cận, đổi mới, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội..
- Phan Trọng Luận (2007), Phương pháp dạy học Văn tập 1, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội..
- Phƣơng Lựu (2009), Lí luận văn học tập 3- Tiến trình văn học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm..
- Nguyễn Đăng Na (2013), Văn học Trung Đại Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học sư phạm..
- Vũ Nho (2012), Thơ và giảng dạy thơ, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên 16.
- Nguyễn Kim Phong (2010), Kĩ năng đọc hiểu Ngữ Văn 7, Nhà xuất bản.
- Vũ Dƣơng Quý (2011), Một cách đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam..
- Trần Đình Sử (2005), Thi pháp Văn học Trung Đại Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội..
- Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp Văn học trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội..
- Trần Đình Sử (2005), Về tác giả tác phẩm Ngữ Văn 7, Nhà xuất bản Giáo dục..
- Đỗ Lai Thúy (2008), “Bà Huyện Thanh Quan người đi dọc những Đèo Ngang”, tạp chí thơ (1).