« Home « Kết quả tìm kiếm

De hieu dung va hieu ve quy chieu va noi suy hai khai niem trong dung hoc


Tóm tắt Xem thử

- để hiểu đúng và đủ về quy chiếu.
- và nội suy hai khái niệm trong dụng học Trần Hữu Mạnh.
- Đặt vấn đề Dụng học là một lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ khá mới mẻ đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới và ở Việt Nam.
- Nghiên cứu dụng học với những địa hạt của nó như (trực giác yếu tố chỉ xuất) quy chiếu, tiền giả định, nội suy, hàm ngôn, hành động lời nói, sẽ giúp người dạy ngôn ngữ nói chung và dạy ngoại ngữ làm công cụ giao tiếp, với các đối tượng người nói/viết khác nhau.
- Trong phạm vi có hạn của bài viết, chúng tôi xin phép chỉ tập trung vào hai địa hạt quy chiếu và nội suy để xem xét việc sử dụng chúng trong việc liên kết ngôn ngữ đảm bảo sự chặt chẽ, tính trong sáng tinh tế trong diễn đạt khi dịch các ngôn bản.
- Nội dung chính bài viết của chúng tôi sẽ tập trung giải quyết các vấn đề: •Xem xét cụ thể quy chiếu với những đặc tính ngữ nghĩa học và nội hàm văn hoá (trong tiếng Anh và tiếng Việt.
- Nội suy: những vấn đề có liên quan đến nội suy (tiếng Anh và tiếng Việt.
- Quy chiếu 2.1.1.
- Lược sử vấn đề - Trong ngữ nghĩa học, ở những tác phẩm kinh điển như Semantres của J.Lyons (1977), các nhà ngôn ngữ học đã nêu lên các định nghĩa về quy chiếu (reference): Quy chiếu là mối quan hệ tồn tại giữa một từ hay một cụm từ và các vật thể mà nó đề cập tới(1.
- Còn theo các nhà phân tích Diễn ngôn, “quy chiếu bao gồm những phương thức liên kết trong một văn bản mà chỉ có thể được giải thuyết bằng tham khảo hoặc đến những phần khác của văn bản hoặc đến thế giới được người ta tạo ra và người tiếp nhận văn bản biết đến”(2).
- Trong dụng học, quy chiếu được định nghĩa là một bước, hành động (trong nguyên văn: an act) trong đó người nói (hay người viết) sử dụng các hình thái ngôn ngữ để giúp cho người nghe (hay người đọc) có khả năng nhận biết được một điều gì đó.
- Các hình thái ngôn ngữ đó là các biểu thức quy chiếu (referring expressions), có thể bao gồm nhiều đơn vị ngôn ngữ (danh từ riêng, cụm danh từ, đại từ.
- mà việc sử dụng lựa chọn từng loại dựa trên cái mà người nói giả định rằng người nghe đã biết rồi hay chưa (có liên quan đến tiền giả định)(3).
- Các kiểu quy chiếu (Types of Reference) 2.1.2.1.
- Trong dụng học, cũng như trong phân tích Diễn ngôn, người ta thường phân ra các khái niệm cơ bản của quy chiếu.
- Quy chiếu ngoài ngữ liệu sử dụng (exophoric reference) hay còn gọi là ngoại chiếu (exophora.
- Quy chiếu nằm trong ngữ liệu sử dụng (endophoric reference) nội chiếu.
- Loại này được phân ra thành hai loại: hồi chiếu (anaphora) và khứ chiếu (cataphora.
- Ta có sơ đồ:.
- Ngoại chiếu (exophora) Cho đến nay, các nhà ngôn ngữ học chưa xem xét một cách đầy đủ và hoàn chỉnh loại quy chiếu này.
- Trong một số sách về Phân tích Diễn ngôn của G.Brown & G.Yule (1983)(4) và E.Hatch (1992) và cả ở cuốn về Dụng học của G.Yule (1996), chưa liệt kê đầy đủ các trường hợp cụ thể.
- Theo ý kiến chúng tôi, tổng hợp những vấn đề đã nêu trong các cuốn sách trên, có thể nêu lên những trường hợp sử dụng chủ yếu như sau.
- (a) Các đại từ nhân xưng: it, he, they, trong tiếng Anh và nó, hắn, họ, trong tiếng Việt thường dùng kèm với các ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ.
- Trong các ví dụ này trong tiếng Anh, ta thấy sự sử dụng thoải mái danh từ riêng Shakespeare với nghĩa: cuốn sách (của Shakespeare) trong [3], các tác phẩm [4a], các vở kịch [4b], tác gia [4c].
- Đây là những ví dụ còn có thể áp dụng với các nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhạc công.
- Trong tiếng Việt, việc sử dụng những danh từ riêng theo các ý nghĩa trên chưa phổ biến, do vậy việc dịch các ví dụ [5] và [6] sang tiếng Việt thường gặp khó khăn và thường phải thêm một số từ cụ thể để nói rõ hơn.
- Tuy vậy trong tiếng Việt, ta cũng gặp những trường hợp sử dụng tương tự (tuy hạn hẹp hơn): [5.
- (“Vài phút với Nguyễn Quang Sáng” trong Chân dung và Đối thoại của Trần Đăng Khoa, tr.183).
- (2) Trong văn phong báo chí, đặc biệt trong các tin tức thời sự hay các bài bình luận chính trị, ta có thể gặp cách sử dụng các danh từ riêng với ý nghĩa khác với nghĩa gốc của chúng: [6.
- Có thể kể đến khá nhiều ví dụ khác nữa mà các cụm danh từ riêng /đơn lẻ mang ý nghĩa của danh từ chung như: the White House:.
- 10 Downing Street : Số 10 phố Downing - Thủ tướng Anh B - E Scotland Yard: Sân Scotland - Bộ Nội vụ Anh Ví dụ cụ thể: [7] Gilman, chairman of the House International Relations Committee was capitalizing on the perception that the White House seemed uninterested in this foreign - policy issue (The Enemy Within - F.E.E.R April 1995.
- Đồng thời, họ phải suy luận đúng logíc, tức là sử dụng tốt phép nội suy (inferencing) sẽ được đề cập đến ở phần II.3.
- (c) Một số trường hợp đặc biệt: Sử dụng cụm danh từ hàm chỉ một người nào đó trong ngữ cảnh cụ thể.
- Chẳng hạn trong một nhà hàng ta có thể nghe mẫu đối thoại sau đây giữa hai bồi bàn: Một người mang món ăn được khách gọi cho người bồi bàn kia để chuyển ra.
- Trong tiếng Việt: Này, bánh mỳ ơi, cho mua mấy cái nào (bánh mỳ = người bán.
- Một ví dụ nữa: {9}.
- (Headway-Intermediate-Unit2, Tapescript4) Trong trường hợp này, người nghe/đọc lại phải sử dụng khả năng phán đoán của mình dựa trên nội hàm văn hoá của câu nói - dựa trên câu tục ngữ Anh: “The early bird catches the worm.” Trong trường hợp này giống tiếng Việt: Mày rõ là đồ “cá không ăn muối cá ươn”.
- Nội chiếu (Endophora) Loại này được phân ra hai tiểu loại: hồi chiếu (anaphora) và khứ chiếu (cataphora), trong đó hồi chiếu là loại được sử dụng phổ biến hơn.
- a) Hồi chiếu (anaphora) Hồi chiếu rất phổ biến trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
- Thường thấy nhất là việc sử dụng đại từ nhân xưng: he/she/it/they/we, đại từ sở hữu, phản thân.
- Unit5-Tapescript 12) Trong tiếng Việt, ta cũng gặp những ví dụ tương tự.
- chỉ có điều đại từ nhân xưng, sở hữu.
- Bên cạnh đó, tiếng Anh còn có trường hợp sử dụng các loại từ thay thế khác: Trợ động từ thay thế động ngữ, “So” thay cho động từ + trạng từ.
- Trong tiếng Việt, ta có thể thấy hiện tượng dùng “thế.
- {14} A: What advice would you give to someone who has just failed a job interview? Why so? B: Which would not impress the examiner, although it is a perfectly valid comment to make? Why not? Nhìn chung hồi chiếu là loại quy chiếu thường gặp nhất trong ba loại còn rất nhiều ví dụ có thể sử dụng để minh hoạ.
- Hồi chiếu trong cách sử dụng đại từ phân thân (reflexives) và đại từ tương hỗ (reciprocals) trong cùng một câu.
- Borsley R (1999) đã xem xét khá đầy đủ, chi tiết trường hợp sử dụng của đại từ phản thân trong câu sau: {15} Trumper said Hobbs scratched himself.
- (Trumper nói rằng Hobbs tự làm xây xát mình.) Rõ ràng ở đây himself (tự ông ta) chỉ có thể có nghĩa hồi chiếu ‘Hobbs’ chứ không thể là ‘Trumper’ được, và do vậy ta có biểu đồ hình cây minh hoạ cho {15} như sau: Sơ đồ 2.
- {15a} Trong trường hợp này, ta có NP1 và NP2 là 2 DN đồng quy (đồng sở chỉ vì giao điểm nhánh (branching node) ở trên Hobbs-“Sverdlov”.
- Trong đó tựu trung NP = NP1 (=NP2) đồng quy với NP1 là đại từ phản thân.
- Trong đó đại từ tương hỗ “each other” chỉ có nghĩa hồi chiếu nội cú đến “the boys” chứ không thể là “The girls” được - (“the boys” là ngữ tiến vị- “antecedent” của “each other”, chứ không phải “the girls” là “antecedent”)(7).
- Đây thường là trường hợp ngược với hồi chiếu: Đại từ thay thế được sử dụng trước, sau đó mới là danh từ chỉ sự vật.
- Trong ví dụ: ở [18] “it” thay cho “snake” (con rắn), còn ở [18] this (điều này) lại dùng để giới thiệu cả lời nói của AB (Allan Baker) sau đó.
- Chúng ta còn có thể gặp trường hợp khứ chiếu khi bắt đầu cuộc nói chuyện điện thoại: [20] Businessman: Hello! Could I speak to Miss Appleby, please? This is John Blofeld.
- Trong tiếng Việt, ta thường gặp điều ngược lại (anaphora) Nhà doanh nghiệp: Xin chào! Tôi là John Blofeld.
- Xin cho tôi được nói chuyện với cô Appleby? Nhưng cũng không loại trừ khứ chiếu tương đương như trong tiếng Anh.
- Và có thể kể cả trường hợp sử dụng đại từ vô nhân xưng 'it' với các mệnh đề biến vị và không biến vị, một điều không có tiếng Việt tương ứng: [21] A.
- Như vậy, với đại từ IT trong tiếng Anh ta có thể gặp cả các loại quy chiếu sau đây: Khứ chiếu (introductory “t.
- các trường hợp trong [21], hay hồi chiếu, ví dụ.
- Đồng thời ta cũng có cả “ngoại chiếu” với các ví dụ: [23] It's half fast five now (ý nghĩa thời điểm) It's very cold this winter (ý nghĩa thời tiết.
- Ngoài ra còn có thể kể đến trường hợp sử dụng this/these, the following với danh từ: this case, these examples, the following cases.
- Một điều lý thú: Trong tiếng Việt, cũng giống như trong tiếng Anh, “này.
- this cũng có thể dùng theo cả hai ý nghĩa: khứ chiếu và hồi chiếu [25] A.
- Quy chiếu và phi quy chiếu (Referential vs.Non - referential) Theo Finegan E (2004), quy chiếu có liên quan đến khả năng của các biểu thức ngôn ngữ (hay biểu thức quy chiếu) có thể đề cập đến các thực thể trong thế giới thực tại.
- Do vậy, ta có thể có sự phân biệt các cặp ví dụ quy chiếu-phi quy chiếu sau đây: [26] a.
- (phi quy chiếu) Sự khu biệt này có thể áp dụng vào đại từ.
- Khi đại từ là cụ thể (specific) chúng là quy chiếu (referential), còn khi đại từ là phiếm chỉ (indefinite) chúng là phi quy chiếu (non-referential).
- Rõ ràng, quy chiếu là một đặc tính, không phải của ngôn từ (các từ, hay cụm từ) mà là của các biểu thức ngôn ngữ khi chúng xảy ra trong diễn ngôn thực tế.
- Quy chiếu không hề được coi ngang hàng (equated) với sự đã xác định (definiteness)(8).
- Nội suy (Inference) 2.2.1.
- Quan hệ Quy chiếu và Nội suy Như trên đã phân tích, quy chiếu rõ ràng gắn chặt với các mục tiêu của người nói/viết cũng như niềm tin của anh ta vào việc sử dụng ngôn ngữ (người nghe/đọc sẽ nắm bắt được điều anh ta muốn nói).
- Để có được quy chiếu đúng về phía người nghe/đọc đòi hỏi phải có sự nội suy đúng, bởi lẽ không có mối quan hệ trực tiếp giữa các thực thể (entities) và các từ ngữ - Người nghe phải hiểu được người nói thực sự muốn xác định thực thể, sự vật nào bằng cách dùng biểu thức quy chiếu cụ thể trong từng trường hợp.
- Không hiếm những trường hợp người ta muốn nói về một vật thể hay con người mà lại không biết một cách chính xác tên gọi (name) nào nên được sử dụng một cách đúng nhất.
- Thậm chí chúng ta có thể dùng các biểu thức mơ hồ (ambiguous) dựa trên khả năng của người nghe/đọc có thể nội suy được thực thể/sự vật gì ta có trong đầu (theo các quy tắc cộng tác của Grice).
- Như ta đã phân tích trong trường hợp người nói/viết sử dụng các danh từ riêng hay nói khái quát hơn các loại quy chiếu (ngoại chiếu, nội chiếu.
- để chỉ các vật thể, họ đòi hỏi người nghe/đọc phải tìm ra được kiểu nội suy mong muốn, và do đó tự chứng tỏ mình là một thành viên của cùng một cộng đồng ngôn ngữ với người nói/viết.
- Trong những trường hợp đó, hiển nhiên là cái được thông báo trở nên lớn hơn cái được diễn giải-ý tại ngôn ngoại.
- Đồng thời, ta có thể xét các trường hợp sau: 2.2.2.
- Nội suy và hồi chiếu Người nghe/đọc cần phải tìm ra các kiểu nội suy cụ thể hơn nữa khi mà các biểu thức hồi chiếu (anaphora expressions) xem ra không liên quan nhiều về mặt ngôn ngữ với từ/ngữ tiền vị (antecedent).
- Ta có thể thấy một số ví dụ: [28] A.
- (Các ví dụ tiếng Anh dẫn theo G.Yule, sđd, tr.24) Để hiểu đúng quan hệ hồi chiếu, người nghe/đọc phải có được sự suy luận đúng - còn gọi là phép nội suy đúng: [29] A.
- Một ví dụ sinh động nữa về tầm quan trọng của nội suy trong việc thông hiểu đúng theo thông điệp trong trường hợp có hay không có hồi chiếu- trường hợp sau được gọi là hồi chiếu zero (zero anaphora/ ellipsis).
- Cook for three minutes (The ở đây mang ý nghĩa hồi chiếu xác định) C là một ví dụ của hồi chiếu zero với sự vắng mặt của “them” (=chúng).
- Trong tiếng Việt, ta có ví dụ: [31] A: Tim Obrien giải thích bằng một giọng khàn khàn.
- (Trần Đăng Khoa Sđd, tr.166) Trong tiếng Việt, [29]C là một ví dụ của hồi chiếu zero.
- Người nói / viết Phát ngôn Quy chiếu etc.
- Hồi chiếu Khứ chiếu Thông điệp.
- (thông điệp) Hành động Tiếp nhận Phản hồi & thông hiểu = Nội suy.
- Người nghe / đọc.
- Rõ ràng quy chiếu và nội suy là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Người nói/viết hiển nhiên muốn người nghe/đọc hiểu đúng thông điệp mà mình sử dụng và có thông tin phản hồi đúng theo ý định của mình.
- Muốn vậy người nghe/đọc phải suy diễn từ phát ngôn trên cơ sở quy chiếu được sử dụng trong đó.
- Khái niệm dụng học, quy chiếu và nội suy không phải là quá khó đối với người nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và sinh viên đại học đi sâu vào chuyên nghành này, kể cả sinh viên khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Anh-Mỹ ở trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Vấn đề là, ta giới thiệu cho họ một cách hệ thống, có thể theo ý kiến chúng tôi : Đi tìm hiện tượng phổ biến hơn-hồi chiếu đến khứ chiếu rồi mới đến ngoại chiếu và thông qua các hiện tượng / ví dụ cụ thể nêu trong bài viết, có thể sinh viên sẽ nắm được vấn đề một cách chắc chắn và vận dụng một cách vững tin vào việc sử dụng ngôn ngữ của mình (Ví dụ như trường hợp đại từ IT).
- Cần khuyến khích sinh viên sau khi nắm chắc vấn đề chủ động đưa thêm ví dụ minh hoạ cho các trường hợp sử dụng khác nhau của hồi chiếu, khứ chiếu, ngoại chiếu và gợi mở cho sinh viên nêu thêm các cách tiếp cận vấn đề một cách sáng tạo đặt họ nắm bắt vấn đề sâu và chắc hơn.
- Sơ đồ 4 nêu trên ở đây vẫn mang tính gợi mở - sinh viên có thể đề xuất sơ đồ của chính mình với những lập luận rõ ràng, chắc chắn.
- CLark H & Wikes - Gibbs D., “Referring as a collaborative process” trong cuốn Cognition 22, 1986.
- Quy chiếu.
- Hồi chiếu Khứ chiếu (anaphora) (cataphora) Sơ đồ 1: Các kiểu quy chiếu.
- PGS.TS., Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Anh-Mỹ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội