« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ THÔNG QUA MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC TRƯỜNG THPT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ THÔNG QUA MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC TRƯỜNG THPT.
- 1 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung:.
- Trung học phổ thông, Đổi mới công tác đào tạo, Sư phạm lịch sử.
- Mối liên hệ giữa sinh viên ngành sư phạm với trường trung học phổ thông (THPT) có một vai trò quan trọng trong công tác đào tạo giáo viên.
- Thực hiện Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ thì công tác liên hệ giữa sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử với các trường THPT đã được quan tâm, chú trọng và đạt nhiều thành tích khả quan hơn nhưng cũng bộc lộ không ít bất cập.
- Sự cần thiết phải cải tiến về nội dung trong công tác liên hệ giữa sinh viên ngành Sư phạm nói chung và sinh viên chuyên ngành Sư phạm Lịch sử nói riêng với các trường THPT là yếu tố quan trọng để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay..
- 1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRƯỜNG THPT ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
- Trong công tác đào tạo sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên chuyên ngành Sư phạm Lịch sử nói riêng của Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ, vấn đề xây dựng và phát triển công tác liên hệ mật thiết giữa cơ sở đào tạo giáo viên và trường THPT là nhiệm vụ cần thiết và không thể thiếu.
- Từ thực tế đào tạo sinh viên trong nhiều năm qua của Khoa Sư phạm đã cho thấy được tầm quan trọng của các trường THPT đối với hoạt động học tập của sinh viên khi còn trên giảng đường đại.
- Các trường THPT là môi trường học tập thực nghiệm, thực hành tốt nhất cho sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên chuyên ngành Sư phạm Lịch sử nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức và vận dụng những lý thuyết về chuyên môn, lý luận dạy học lịch sử, tâm lý dạy học đã được học ở Trường Đại học Cần Thơ vào thực tiễn dạy học học sinh THPT..
- Thông qua công tác liên hệ với các trường THPT trong nhiệm vụ đào tạo, sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử có thêm cơ hội học hỏi từ thực tế.
- môi trường phổ thông.
- Đồng thời có điều kiện trau dồi và phát triển thêm nhiều kỹ năng sư phạm nhờ đó nghiệp vụ sư phạm của sinh viên ngày càng được hoàn thiện hơn trong quá trình học tập và hoàn toàn có thể tự tin hơn trong công tác giảng dạy phổ thông trong tương lai..
- Tăng cường các mối liên hệ với các trường THPT nói chung và tổ bộ môn lịch sử nói riêng sẽ giúp cho sinh viên thường xuyên nắm bắt tình hình cụ thể về công tác giảng dạy của giáo viên cũng như năng lực học tập môn lịch sử của học sinh.
- Để từ đó sinh viên Sư phạm Lịch sử tích lũy được nhiều sự hiểu biết sâu rộng nhiều vấn đề cả về chuyên môn và phương pháp giảng dạy môn lịch sử sát hợp với thực tế học sinh phổ thông.
- Qua đó, sinh viên sẽ có nhiều sáng tạo mới trong học tập các học phần lý luận dạy học, phương pháp dạy học lịch sử và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Sư phạm Lịch sử… trên cơ sở vận dụng những kiến thức được học hỏi từ sự trải nghiệm thực tế với công tác giảng dạy lịch sử ở môi trường THPT..
- Tiếp xúc thường xuyên với giáo viên phổ thông nói chung, giáo viên giảng dạy lịch sử nói riêng, sinh viên Sư phạm Lịch sử có cơ hội học hỏi, làm việc, gặp gỡ trao đổi và nhận được sự giúp đỡ cũng như được sẻ chia kinh nghiệm nghề nghiệp từ sự trải nghiệm thực tế giảng dạy lịch sử trong nhiều năm.
- Bên cạnh đó, sinh viên còn có điều kiện tiếp xúc và làm quen với các hoạt động sinh hoạt, giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh… từ thực tế đó đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển về ý thức, trách nhiệm, tình cảm và tình yêu nghề nghiệp trong quá trình học nghề của bản thân mỗi sinh viên khi còn học ở Trường Đại học Cần Thơ..
- 2 CÔNG TÁC LIÊN HỆ GIỮA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÀ CÁC TRƯỜNG THPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ.
- Theo Quyết định số 43 2007 QĐ-BGDDT, kể từ năm học đến nay Trường Đại học Cần Thơ đã và đang triển khai thực hiện chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử nói riêng, nhằm mục tiêu đào tạo sinh viên Đại học Cần Thơ thực sự nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo.
- Để hoàn thành được mục tiêu chung công tác giáo dục và đào tạo cho sinh viên sư phạm, Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ đã không ngừng tăng cường công.
- tác liên hệ thường xuyên với các trường THPT trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long.
- Qua đó sinh viên Sư phạm Lịch sử có điều kiện cọ xát với thực tế giảng dạy thông qua hai hình thức chủ yếu: kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm..
- Kiến tập sư phạm:.
- Hình thức kiến tập: không tập trung, sinh viên vừa tham gia học tập tại Trường Đại học Cần Thơ vừa dự giờ và sinh hoạt các hoạt động ở trường THPT.
- Thời gian kiến tập: kéo dài từ 6 đến 10 tuần vào học kỳ 1 năm thứ 3 của sinh viên, hiện nay do áp dụng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ nên Trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức 2 đợt kiến tập, mỗi đợt 6 tuần nhằm tạo điều kiện học tập cho sinh viên.
- Mỗi tuần kiến tập, sinh viên học tập ở trường THPT ít nhất 2 buổi..
- Nội dung kiến tập của sinh viên Sư phạm Lịch sử: chủ yếu là tìm hiểu thực tế giáo dục của trường THPT, tham gia dự giờ, tự rút kinh nghiệm, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy lịch sử của giáo viên chuyên môn sử, tham dự các buổi sinh hoạt chủ nhiệm lớp, tham gia và tổ chức các buổi sinh hoạt theo kế hoạch phong trào của nhà trường….
- Thực tập sư phạm:.
- Hình thức thực tập: tập trung, sinh viên được Trường Đại học Cần Thơ gửi đào tạo thực tế tại các trường THPT.
- Thời gian thực tập: kéo dài từ 8 đến 10 tuần vào học kỳ 2 năm thứ 4 của sinh viên..
- Nội dung thực tập: tiếp tục tìm hiểu thực tế giáo dục của trường THPT, tham gia dự giờ chuyên môn sử và dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm đồng thời thực hiện thực tập giảng dạy, thực tập chủ nhiệm để qua đó tự rút kinh nghiệm, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy lịch sử từ các sinh viên cùng nhóm và giáo viên chuyên môn sử, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy lịch sử từ các sinh viên cùng nhóm và giáo viên chủ nhiệm, tham gia sinh hoạt với tổ bộ môn lịch sử của trường.
- Bên cạnh đó còn tham gia và tổ chức các buổi sinh hoạt cho học sinh theo kế hoạch phong trào của trường phổ thông….
- Ngoài hai hình thức kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm được xây dựng trong chương trình đào tạo của ngành Sư phạm Lịch sử, sinh viên còn có dịp liên hệ, gặp gỡ và trao đổi học hỏi với trường THPT qua các buổi khảo sát số liệu nhằm phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, các đề tài luận văn tốt nghiệp về phương pháp giảng dạy lịch sử ở phổ thông… nội dung tiếp.
- xúc chủ yếu là xin số liệu làm đề tài, trao đổi chương trình giảng dạy lịch sử phổ thông hoặc tham dự một số buổi dự giờ học hỏi phương pháp giảng dạy chuyên môn sử với tư cách cá nhân;.
- hoặc sinh viên còn tham dự vào những buổi hướng nghiệp hay sinh hoạt phong trào Đoàn thanh niên ở các trường THPT với vai trò là thanh niên tình nguyện, sinh hoạt công tác Đoàn với học sinh THPT theo hình thức đội, nhóm thanh niên….
- 3 MỘT SỐ ƯU ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TÍN CHỈ TRONG CÔNG TÁC LIÊN HỆ GIỮA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỚI NHÀ.
- TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
- Theo tinh thần của học chế tín chỉ, sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử không chỉ phát huy được tính tích cực và chủ động hơn mà còn thường xuyên hơn trong việc thiết lập mối liên hệ, giao lưu học hỏi giữa các cá nhân sinh viên với các trường THPT trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, chủ yếu là Tổ bộ môn lịch sử của các trường THPT nhằm mục đích học tập, trao đổi và được chia sẻ về chuyên môn sử và về kinh nghiệm giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông, tâm lý dạy học của các giáo viên.
- Nhờ đó bản thân mỗi sinh viên sẽ vận dụng một cách phù hợp những kinh nghiệm thực tế của giáo viên chia sẻ vào việc học tập các học phần ở đại học, đặc biệt là tích lũy được kinh nghiệm cho quá trình thực tập sư phạm cuối khóa hay vận dụng vào đề tài tốt nghiệp.
- Có thể nói, với hình thức học tập theo học chế tín chỉ đã tạo ra nhiều cơ hội lớn giúp cho sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử phát huy tối đa khả năng giao lưu, trao đổi với các giáo viên giảng dạy lịch sử ở các trường THPT nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tế giảng dạy, hiệu quả hơn là các sinh viên đã thực sự ứng dụng kiến thức thực tế đó vào việc học tập chuyên ngành ở đại học..
- Thực hiện chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử nói riêng vừa có thể học tập tại trường đại học lại vừa có thời gian học tập các học phần kiến tập sư phạm hay thực tập sư phạm (đối với những trường hợp sinh viên năm cuối chưa hoàn thành hết các học phần chuyên ngành hay điều kiện mà phải thực tập tại trường các trường THPT).
- Do vậy đã rút ngắn được thời gian trong việc tiếp cận với môi trường học tập thực tế và vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế giảng dạy chuyên môn.
- Chính vì điều này đã mang lại hiệu quả học tập tích cực cho sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử trong những năm gần đây..
- Đào tạo giáo viên lịch sử theo học chế tín chỉ đã tạo điều kiện cho sinh viên không chỉ được tiếp cận kiến thức chuyên môn một cách sâu rộng hơn mà còn được thường xuyên trau dồi về nghiệp vụ sư phạm qua các học phần về lý luận dạy học và phương pháp dạy học lịch sử… và qua kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô.
- Để từ đó sinh viên Sư phạm Lịch sử không ngừng hoàn thiện các kỹ năng giảng dạy chuyên môn, đủ tự tin và vững tâm lý khi bắt đầu bước vào giai đoạn thực tập sư phạm cuối khóa không phải còn nhiều ngỡ ngàng, đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình thực tập.
- Đồng thời cũng để lại được ấn tượng tốt đẹp trong các mối quan hệ chuyên môn, quan hệ xã hội với các thầy cô giáo tại trường THPT mà sinh viên đang thực tập.
- Xây dựng được niềm tin tốt đẹp về hình ảnh sinh viên Sư phạm Lịch sử - Trường Đại học Cần Thơ vừa giỏi chuyên môn vừa vững vàng phương pháp giảng dạy… thật sự là động lực to lớn cho sự nghiệp trồng người của Trường Đại học Cần Thơ và góp phần đổi mới cách nhìn về thực trạng dạy và học lịch sử hiện nay..
- 4 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI Sự bất cập từ chương trình đào tạo tín chỉ hiện nay của ngành Sư phạm Lịch sử đã ảnh hưởng không nhỏ trong công tác liên hệ với các nhà trường THPT của sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử - Trường Đại học Cần Thơ: chương trình đào tạo sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử 120 tín chỉ hiện nay tuy khoa học nhưng thật sự vẫn chưa phù hợp với tình hình cụ thể.
- Thời lượng dành cho các học phần chuyên môn và các học phần phương pháp, rèn luyện trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên hầu hết đều bị cắt giảm, thậm chí bị loại bỏ so với chương trình 138 tín chỉ (từ khóa 36 trở về trước) và chương trình đào tạo quy đổi 220 tín chỉ trước đây (chương trình đào tạo Sư phạm Lịch sử trước khi thực hiện học chế tín chỉ).
- Điều đó đã dẫn đến một hệ quả không mấy khả quan, sinh viên có ít thời gian lên lớp cho nên đa phần sinh viên đã không biết tận dụng quỹ thời gian tự học tập, tự thực hành chuyên môn sử, do vậy trình độ chuyên môn chưa vững vàng, khả năng thực hành sư phạm còn yếu kém của sinh viên Sư phạm Lịch sử đã ảnh hưởng đến chất lượng thực tập và trong các dịp tiếp xúc trao đổi, giao lưu chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tại các trường THPT.
- Chính vì điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách nhìn nhận về chất lượng đào tạo sinh viên Sư phạm Lịch sử đối với sinh viên, Bộ môn Sư phạm Lịch sử..
- Bên cạnh một bộ phận những sinh viên năng động, tích cực trong học tập đã biết thiết lập mối quan hệ mật thiết với các trường phổ thông nhằm có thêm cơ hội học hỏi và giao lưu thì phần lớn sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử chưa biết cọ xát thường xuyên với thực tế dạy – học ở môi trường THPT.
- Bởi theo chương trình đào tạo hiện nay, khoảng 1/3 chương trình đào tạo là dành cho các học phần đại cương như ngoại ngữ, tin học, chính trị… chính vì vậy mà các học phần thực tế với môi trường phổ thông được bố trí còn hạn hẹp.
- Do đó đã hạn chế đến sự hiểu biết của sinh viên Sư phạm Lịch sử - Trường Đại học Cần Thơ về kỹ năng, thực tế chuyên môn dạy học, nắm vững tình hình công tác giảng dạy sử ở các trường THPT trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và trong cả nước..
- 5 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LIÊN HỆ GIỮA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỚI CÁC TRƯỜNG THPT TRONG NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN.
- Cần thực hiện nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo tín chỉ một cách hiệu quả hơn, phù hợp với tình hình cụ thể của Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là đối với công tác đào tạo sinh viên ngành sư phạm nói chung và sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử nói riêng.
- Trong việc thiết kế, xây dựng lại chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử nên cần nghiên cứu, tham khảo chương trình đào tạo ngành của các trường đại học trong cả nước.
- xem xét tăng cường các học phần học tập thực tế tại các trường THPT không chỉ nhằm tăng cường rèn luyện các kỹ năng thực hành bộ môn sử và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, mà còn xây dựng được mối quan hệ giao lưu thân thiết giữa trường đại học với các trường THPT trong công tác đào tạo giáo viên lịch sử..
- Hiện nay trong chương trình đào tạo, trường đại học đã bố trí, sắp xếp thời gian và một số học phần cho sinh viên tiếp cận với môi trường phổ thông..
- Tuy nhiên, thời lượng tiếp xúc với môi trường phổ thông của sinh viên Sư phạm Lịch sử chỉ gói gọn trong hai học phần kiến tập và thực tập sư phạm với tổng thời gian khoảng 4 tháng trong tổng thời gian 4 năm đào tạo.
- Quả thực, đây là một thời lượng rất hạn chế nên cần xem xét tăng thời gian kiến tập và thực tập cho sinh viên đồng thời cải tiến chương trình đào tạo, bố trí thêm một số học phần tiếp cận với môi trường phổ thông ngay từ năm nhất đến năm thứ tư ở mức độ tăng dần: ban.
- đầu chỉ là tìm hiểu về các hoạt động ở các trường THPT, tiếp xúc làm quen với các công tác giảng dạy chuyên môn và quản lý lớp học, dự giờ và trao đổi rút kinh nghiệm cho bản thân sinh viên, tổ chức hai lần thực tập sư phạm cho sinh viên/ khóa trình đào tạo nhằm tạo điều kiện cho sinh viên liên hệ nhiều hơn với môi trường giáo dục phổ thông..
- Bên cạnh đó, khi giảng dạy các học phần như phương pháp dạy học lịch sử, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm… thì cần mời những giáo viên phổ thông có kinh nghiệm tham dự và trao đổi, thông qua đó sinh viên được ít nhiều tiếp xúc với tình hình và phương pháp giảng dạy thực tế của các trường THPT.
- Hoặc cũng có thể tổ chức các hoạt động thi thực hành nghiệp vụ sư phạm tại các trường THPT trên địa bàn Cần Thơ hoặc ngay tại Trường THPT Thực hành Sư phạm của Trường Đại học Cần Thơ..
- Tuy nhiên, hiện nay vấn đề chi tiền bồi dưỡng cho các giáo viên trường THPT trong việc hướng dẫn sinh viên các ngành sư phạm nói chung và ngành Sư phạm Lịch sử nói riêng thực tập, thực hành sư phạm còn thấp.
- Do đó, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề này để có định mức chi tiền bồi dưỡng hợp lý và thỏa đáng hơn cho các giáo viên ở các trường THPT, có như vậy thì sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc xây dựng hệ thống mạng lưới các trường THPT và mạng lưới giáo viên phổ thông dạy giỏi để cộng tác với Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ trong vấn đề hướng dẫn cho sinh viên thực tập, thực hành sư phạm là thực sự cần thiết để nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên..
- Thiết nghĩ trường THPT không chỉ đóng vai trò là môi trường đào tạo và giáo dục cho thế hệ học sinh mà còn đảm nhận thêm vai trò quan trọng là môi trường học tập, thực hành hiệu quả cho sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên chuyên ngành Sư phạm Lịch sử trong việc vận dụng những lý thuyết và các kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm chuyên môn đã được học ở Trường Đại học Cần Thơ vào thực tiễn dạy học học sinh trung học phổ thông..
- Tuy nhiên trong công tác đào tạo sinh viên Sư phạm Lịch sử hiện nay cần chú trọng hơn vấn đề tăng cường một cách hữu hiệu hơn nữa công tác liên hệ và trao đổi thường xuyên hơn với các trường THPT trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thời gian tiếp cận với môi trường phổ thông nhiều hơn, để qua đó sinh viên có cơ hội học hỏi, giao lưu, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm từ giáo viên trực tiếp dạy học phổ thông.
- Và có thể suy nghĩ một điều thực tế là để có thể đạt được.
- thành công mục tiêu đào tạo giáo viên nói chung và giáo viên lịch sử nói riêng của Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ vững về chuyên môn, chắc về nghiệp vụ thì cần nhiều giải pháp hơn nữa trong công tác xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử với các trường THPT hiện nay, bởi đó là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan trọng để đào tạo giáo viên đạt hiệu quả..
- Nguyễn Thị Hồng Nam (chủ biên), (2011), Tài liệu hướng dẫn công tác kiến tập và thực tập sư phạm, NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ..
- Bộ giáo dục và đào tạo, (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Hà Nội..
- Phạm Đức Thuận Công tác đào tạo giáo viên Lịch sử Trường Đại học Cần Thơ từ năm 2007 đến nay, Tạp chí Giáo dục, số 297, pp 25 – 27.