« Home « Kết quả tìm kiếm

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở thành phố Hà Nội.
- Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 24 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.
- Trong hơn hai mươi năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã khắc phục khó khăn, vượt qua nhiều thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, tạo cho Thủ đô thế mới, lực mới, diện mạo mới.
- Những thành quả đạt được của Hà Nội đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.
- Đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện của Thủ đô Hà Nội có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là Thành uỷ Hà Nội luôn coi trọng và quyết tâm, kiên trì đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.
- Những kết quả đổi mới trong phương thức lãnh đạo của Thành uỷ đối với hoạt động của hệ thống chính trị, đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.
- phát huy tốt hơn vai trò quản lý và hiệu quả hoạt động của chính quyền, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và đoàn thể các cấp.
- Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành uỷ đối với hệ thống chính trị Thành phố vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm.
- Bài viết đã phân tích những kết quả, thiếu sót trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền Thành phố qua chặng đường hơn 20 năm đổi mới, để đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô những năm tiếp theo..
- Đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện của Thủ đô Hà Nội có nhiều nguyên nhân, trong đó Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh một nguyên nhân quan trọng là: “Đảng bộ, chính quyền đoàn kết, tích cực đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng tập trung, ráo riết, quyết liệt, hiệu quả.
- Đây cũng là nội dung của một trong những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới ở Thủ đô..
- Thực tế cho thấy, trong gần 20 năm đổi mới, nhất là trong 2 nhiệm kỳ vừa qua, Thành uỷ Hà Nội luôn coi trọng và quyết tâm, kiên trì đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.
- Đổi mới cách ra nghị quyết và học tập, nghiên cứu nghị quyết.
- Để cụ thể hoá các nghị quyết của Trung ương và của Thành phố, Thành uỷ Hà Nội đã.
- tập trung xây dựng các chương trình công tác và lãnh đạo, chỉ đạo bằng các chương trình công tác, chú ý khắc phục tình trạng ra quá nhiều chỉ thị, nghị quyết, có khi trùng lắp, chồng chéo.
- Thành uỷ chỉ ra nghị quyết mới có tính chuyên đề khi thật cần thiết.
- Những nghị quyết còn hiệu lực, những vấn đề chưa thực hiện được thì phải tập trung tiếp tục chỉ đạo thực hiện..
- Trong nghiên cứu, học tập nghị quyết của Trung ương cũng như của Thành uỷ, thực hiện theo hướng chủ động, thiết thực.
- Đối với đại trà thì có hình thức thông báo nhanh, giới thiệu những nội dung cơ bản.
- Đối với những đối tượng có trách nhiệm trực tiếp thực hiện thì được nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn, tập trung theo lĩnh vực hoặc chuyên đề..
- Khi nghiên cứu, học tập, không chỉ nghe giới thiệu mà coi trọng tự nghiên cứu, dành nhiều thời gian cho thảo luận, liên hệ thực tiễn địa phương, kiến nghị, đề xuất những giải pháp thực hiện.
- Trong thảo luận, thực hiện hình thức đối thoại giữa người học với người có trách nhiệm chuẩn bị các chương trình, đề án công tác, để vừa đi sâu, gợi mở, vừa sinh động, thiết thực..
- Đổi mới cách chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết.
- Thực tiễn cho thấy, nhiều khi có chủ trương, nghị quyết đúng, nhưng do chỉ đạo tổ chức triển khai không tốt, nghị quyết không vào được cuộc sống, không biến thành hiện thực bởi tổ chức thực hiện là công việc khó, và vì vậy rất dễ bị buông trôi, làm lướt..
- Từ thực tế đó, Thành uỷ đã đặc biệt coi trọng đổi mới phương thức, phong cách lãnh đạo, chú trọng cải tiến nhiều ở khâu này theo hướng tập trung, kiên quyết, dứt điểm và hiệu quả.
- Bắt đầu từ việc xây dựng đồng bộ quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, của Thường trực cấp uỷ.
- Nghị quyết Đại hội Đảng phải được cụ thể hoá thành những chương trình và đề án công tác lớn.
- Trên cơ sở đó, chính quyền xây dựng các đề án, kế hoạch để thực hiện.
- Trong từng thời kỳ tập trung cho những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, những việc mới, khó, phức tạp, những khâu then chốt cần tập trung chỉ đạo;.
- không ham đề ra quá nhiều, không đủ sức thực hiện.
- Chú trọng xây dựng những cơ chế, chính sách, các quy chế, quy định cụ thể..
- Các nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch công tác đều phải có lộ trình, bước đi cụ thể, phân công rõ ràng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện với yêu cầu nói đi đôi với làm, đã quyết là phải làm;.
- Từng thời gian, Thường trực cấp uỷ, chính quyền nghe báo cáo hoặc trực tiếp xuống các đơn vị, cơ sở kiểm tra chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các chương trình, đề án công tác lớn, đặc biệt là những vấn đề khó khăn, bức xúc.
- có gì khó khăn thì cùng tập trung tháo gỡ.
- Các chương trình, đề án, kế hoạch công tác phải thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
- định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, báo cáo Thường vụ hoặc Thường trực cấp uỷ..
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của Thành phố bằng các chương trình công tác là một trong những cách làm sáng tạo của Hà Nội.
- Thành uỷ khoá XI có 8 chương trình.
- Thành uỷ khoá XII có 12 chương trình.
- Thành uỷ khoá XIII có 10 chương trình và Thành uỷ khoá XIV có 9 chương trình.
- Chương trình, đề án công tác của cấp uỷ là cầu nối giữa các chủ trương, định hướng với tổ chức thực hiện, ở đó thể hiện tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp.
- đồng thời đặt cơ sở để chính quyền cụ thể hoá trong quản lý, điều hành và giúp Mặt trận, các đoàn thể có căn cứ để xây dựng kế hoạch hoạt động.
- Các chương trình, đề án công tác của cấp uỷ cũng tạo hành lang hợp lý để các đơn vị cấp dưới xác định hướng đi, cách làm trong sự phối, kết hợp cần thiết..
- Chỉ đạo tập trung, ráo riết, dứt điểm, hiệu quả đang dần trở thành phong cách lãnh đạo chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố, có hiệu ứng lan toả tích cực trong hệ thống chính trị Thành phố.
- Có thể nói, lãnh đạo, chỉ đạo bài bản thông qua các chương trình, đề án cụ thể;.
- sát người, sát việc, sát cơ sở là những nét nổi bật của Đảng bộ Hà Nội trong quá trình đổi mới..
- Mở rộng phân cấp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương, đơn vị cơ sở.
- Trên cơ sở quy chế công tác đã ban hành, Thường vụ cấp uỷ chỉ đạo xây dựng các chương trình công tác hàng năm và định lịch làm việc hàng quý, hàng tháng, hàng tuần, đồng thời phân công chỉ đạo chuẩn bị các nội dung, xây dựng các đề án công tác.
- Sinh hoạt Thành uỷ, Ban Thường vụ, Thường trưc, giao ban lãnh đạo Thành phố với lãnh đạo các quận, huyện, giao ban lãnh đạo HĐND, UBND Thành phố đã trở thành nền nếp cố.
- Sau hội nghị các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Bí thư được thông báo bằng văn bản để triển khai thực hiện..
- Đây cũng là một nét đổi mới đáng ghi nhận.
- Các cuộc đi cơ sở cần có chủ định, tuỳ tính chất, nội dung, để bố trí làm việc cho hợp lý.
- Điều quan trọng là phải thật thiết thực, tránh hình thức, đi phải giải quyết được vấn đề gì, thu nhận được gì, phát hiện được gì, tổng kết, đề xuất được gì cho Trung ương, Thành phố, quận, huyện và cho cơ sở [2]..
- Ở cùng một thời điểm, Thành phố và quận, huyện có rất nhiều việc phải làm, cần làm.
- Lãnh đạo suy cho cùng là nghệ thuật dùng người, mấu chốt là bố trí, phân công nhiệm vụ đúng với năng lực, sở trường của cán bộ, giao việc gắn với giao quyền và tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá, thưởng phạt nghiêm minh.
- Thực tiễn 20 năm đổi mới đã chứng minh rất sinh động: bố trí cán bộ đúng thì thành công, sắp xếp cán bộ sai thì thất bại..
- phát huy tốt hơn vai trò quản lý và hiệu quả hoạt động của chính quyền, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và đoàn.
- Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành uỷ đối với hệ thống chính trị Thành phố vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm:.
- Quyết tâm đổi mới và những nội dung đổi mới phương thức, phong cách lãnh đạo của Thành uỷ chưa được quán triệt và triển khai sâu rộng, đồng đều trong hệ thống chính trị, trong các cấp ngành, trong cán bộ, đảng viên.
- Vẫn còn những đơn vị, lãnh đạo thiếu năng động, sáng tạo, chậm đổi mới cách nghĩ, cách làm, thụ động trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên.
- Một số cấp uỷ chưa thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, vẫn còn tình trạng bao biện làm thay, hoặc buông lỏng lãnh đạo đối với hoạt động của hệ thống chính trị.
- Mối quan hệ phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền với MTTQ và các đoàn thể ở không ít đơn vị chưa đồng bộ.
- tình trạng trì trệ, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong xử lý công việc, nhất là ở cơ sở chưa được khắc phục kịp thời..
- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng, công tác cán bộ chậm đổi mới.
- chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ còn hạn chế.
- Một số tổ chức Đảng chưa thực sự coi trọng đổi mới phong cách, lề lối làm việc, tình trạng hội họp, bệnh giấy tờ còn nhiều.
- công tác kiểm tra, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện các nghị quyết của Đảng, chương trình, đề án công tác của cấp ủy còn yếu..
- Tính chiến đấu, vai trò hạt nhân lãnh đạo của một số tổ chức cơ sở đảng, đảng viên còn mờ nhạt (1.
- Trong lãnh đạo, điều hành, có nơi, có.
- (1) Chương trình hành động số 22-Ctr/TU ngày của Thành uỷ Hà Nội thực hiện Nghị quyết.
- Những thiếu sót, khuyết điểm đó là nguyên nhân trực tiếp làm chậm tiến trình phát triển của Thủ đô Hà Nội..
- Chương trình hành động số 22-Ctr/TU ngày của Thành uỷ Hà Nội thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương khóa X “về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” đã đề ra mục tiêu, yêu cầu đối với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, trong đó nhấn mạnh: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải được đặt trong tổng thể của nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành đồng bộ việc đổi mới các mặt của công tác xây dựng Đảng, với đổi mới tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- đồng bộ với đổi mới kinh tế, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng và toàn xã hội”.
- Đồng thời, Chương trình cũng đã đề ra 4 nhiệm vụ chủ yếu và 7 giải pháp trọng tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành uỷ đối với các cơ quan chính quyền (HĐND, UBND) các cấp, các cơ quan tư pháp, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và công tác cán bộ.
- Vừa qua, theo Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội, từ ngày 1/8/2008, đã hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây.
- Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương khoá X “Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”..
- diện tích tự nhiên và dân số của huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) về Thành phố Hà Nội.
- Trước bối cảnh mới và yêu cầu phát triển mới, Thành phố Hà Nội cần tiếp tục xác định việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương (khoá X).
- “về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài trong công cuộc đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đ ô.
- Trong đó, cần tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp từ thành phố tới cơ sở.
- đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thể chế hành chính, cải cách tổ chức bộ máy và cán bộ.
- tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ các cấp, phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể, đồng thời xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu..
- đúc kết trong thực tiễn lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền Thành phố trong chặng đường 20 năm đổi mới, từ yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong những năm tới, nhất là sau khi thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội.
- đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Thủ đô phải có cách nghĩ mới, cách làm mới, đặc biệt là đòi hỏi quyết tâm mới, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức, phong cách lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền Thành phố trên cơ sở thống nhất một hướng đi, một mục tiêu và sự đồng thuận, sự vào cuộc để triển khai các công việc phải làm, thiết thực tiến tới kỷ niệm một cách xứng đáng nhất sự kiện thiêng liêng của cả dân tộc: Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..
- [1] Thành uỷ Hà Nội, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Hà Nội, 2006..
- [2] Phùng Hữu Phú (chủ biên), Hai mươi năm đổi mới ở thủ đô Hà Nội, định hướng phát triển đến năm 2010, NXB Hà Nội, 2006.