« Home « Kết quả tìm kiếm

đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010


Tóm tắt Xem thử

- Theo cách hiểu rộng nhất, môi trường kinh doanh là tập hợp những điều kiện bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tầng mức môi trường nội tại bao gồm một số yếu tố bên trong mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được như vốn, lao động, thông tin, ý tưởng, đất đai, thiết bị, và quyết định sản lượng.
- Đây là tầng mức môi trường mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được mà chỉ có thể phản hồi hoặc tương tác lại.
- Các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh những thành tố môi trường nội tại để nắm bắt được những cơ hội cũng như để đối mặt với những thách thức từ môi trường bên ngoài..
- Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu hiện tại định nghĩa môi trường kinh doanh chỉ bao gồm những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
- Những yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát và có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp.
- Thậm chí, một số nghiên cứu tại Việt Nam còn thu hẹp khái niệm môi trường kinh doanh hơn nữa khi cho rằng môi trường kinh doanh chủ yếu là các chính sách và quy định mà chính phủ áp dụng để điều tiết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kể cả những hoạt động sắp xếp về mặt tổ chức xung quanh doanh nghiệp (VCCI, 2008: 33).
- Những chủ điểm này đã bao chứa những tầng lớp môi trường chính có tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp trong phạm vi một quốc gia, cũng như có sự gắn bó mật thiết với thể chế cũng như pháp luật, quy định của chính phủ đối với khu vực doanh nghiệp.
- Chỉ có rất ít nghiên cứu (ví dụ Hansen và các đồng nghiệp (2006)) định lượng tác động của chính sách đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp để đánh giá môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
- Hình thức thứ hai của những nghiên cứu về môi trường kinh doanh ở Việt Nam là những khảo cứu chuyên sâu một số khía cạnh chính của môi trường kinh doanh như Cung (2008) về việc thực hiện luật đầu tư và luật doanh nghiệp từ gốc độ cải cách thể chế, Tenev và các đồng nghiệp (2003) về hoạt động không chính thức và sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh, Tuấn và các đồng nghiệp (2004) đánh giá tác động của những chính sách chính phủ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hansen và các đồng nghiêp (2006) cụ thể hơn nữa bằng việc định lượng những hỗ trợ trực tiếp của chính phủ trong quá trình thành lập doanh nghiệp và những tương tác với khu vực nhà nước ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả sản xuất.
- quy mô các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2005, đã phân tích rất nhiều khía cạnh ở các tầng mức khác nhau, và được coi là một trong những nghiên cứu khá toàn diện và đầy đủ về môi trường kinh doanh Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại..
- Các thủ tục hành chính và quản lý Thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
- Theo MPI (2008) và Tài (2006), thành tựu lớn nhất trong quá trình phát triển doanh nghiệp chính là sự cải thiện về khung pháp lý liên quan đăng ký kinh doanh và gia nhập thị trường..
- Theo đó, hiện tại, các doanh nghiệp gia nhập dễ dàng hơn rất nhiều so với các năm trước, thủ tục, thời gian và chi phí đã thực sự được cắt giảm (WB (2006) và CIEM (2003.
- Tương tự, Perkins và Tự Anh (2008) cho rằng luật doanh nghiệp năm 2000 và năm 2005 là một bước tiến rất dài trong việc tạo lập môi trường tích cực cho sự phát triển công nghiệp của Việt Nam.
- Thủ tục giải thể doanh nghiệp.
- Ngược với thủ tục đăng ký doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp không được đánh giá cao.
- Chỉ tiêu “đóng của doanh nghiệp” đứng ở thứ hạng rất thấp (hạng 121/178 năm 2008), kém xa các nước trong khu vực (bảng 2).
- Theo báo cáo của WB, thủ tục phá sản phải mất ít nhất 5 năm, tốn kém đến 15% giá trị tài sản của doanh nghiệp.
- Đối với những doanh nghiệp vỡ nợ thì các bên liên quan chỉ thu hồi được 18% giá trị tài sản.
- Vì thế, rất ít doanh nghiệp tuân theo các quy định và thủ tục chính thức khi muốn đóng cửa hoạt động..
- Theo Rand và Tarp (2007), năm 2005, chỉ có 53% doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và số ngày trung bình.
- Theo Báo cáo môi trường kinh doanh của WB, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế do những thủ tục thuế phức tạp nhiêu khê.
- Báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam (2009) cũng cho thấy 39% doanh nghiệp được hỏi cho rằng thủ tục thuế hiện nay là phức tạp trong khi chỉ có 16% cho là đơn giản.
- Hơn 40% doanh nghiệp đánh giá chính sách thuế thiếu minh bạch và thiếu ổn định, chỉ có 13% cho là minh bạch và 5% cho là ổn định..
- Có cùng quan điểm, Rand và Tarp (2007) thấy gánh nặng thuế khóa của các doanh nghiệp trong diện điều tra tương đối thấp.
- doanh thu của các doanh nghiệp.
- Có đến 14% doanh nghiệp không trả đồng thuế nào, trong đó 91% là những doanh nghiệp không đăng ký chính thức.
- Tham nhũng được coi là một nguyên nhân chính dẫn đến việc đặt thêm lên vai doanh nghiệp những chi phí phi chính thức và làm méo mó các chính sách của chính phủ, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh lành mạnh.
- Theo VNCI (2006), tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin công bằng vẫn còn là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp.
- Rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng quan hệ cá nhân để có được những thông tin quan trọng đối với hoạt động kinh doanh..
- Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên trong một số nghiên cứu, phần lớn các DNTN không coi tham nhũng là trở ngại chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nguyên nhân là bởi tham nhũng đối với các DNTN có thể dự tính trước và gây tổn thất về chi phí không đáng kể cho các doanh nghiệp (WB, 2006).
- Đánh giá thấp của các doanh nghiệp về trở ngại tham nhũng cho thấy quan điểm của phần lớn doanh nghiệp là coi hối lộ là điều tất yếu phải thực thi để “được việc”..
- Ví dụ, có thể rất khó khăn cho các DNTN tham gia vào những dự án đầu tư nếu ngân sách của doanh nghiệp khó khăn cho những chi phí không chính thức..
- 47% doanh nghiệp nhận được hỗ trợ trực tiếp từ chính quyền cấp xã (phường), trong khi chỉ có 41% và 12% nhận được hỗ trợ từ cấp huyện (quận) và tỉnh (thành phố).
- Những doanh nghiệp muốn nhận được những hỗ trợ ở mức cao hơn thì phải chi trả những chi phí không chính thức (hối lộ).
- Có đến 26% các doanh nghiệp hối lộ quan chức để có được những hỗ trợ từ chính quyền cấp tỉnh (thành) và cao hơn..
- Như vậy, với những hình thức hỗ trợ không có cơ chế phân bổ có hiệu quả và minh bạch, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên càng khó khăn và bất công hơn..
- Có đến 42% doanh nghiệp ở khu vực này phàn nàn những ưu đãi dành cho các DNNN là những cản trở chính cho quá trình sản xuất kinh doanh..
- ám chỉ rằng những chi phí thuê mướn và sa thải lao động không quá lớn, nên không khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ngắn hạn.
- Báo cáo của VNCI (2006) cho thấy lao động và nguồn nhân lực chất lượng cao hai năm liền là một trong ba khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
- Theo báo cáo chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI trong cuộc khảo sát ý kiến các chuyên gia, thiếu lao động có trình độ là một trong ba yếu kém nhất của Việt Nam, và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp (Hình 2).
- Hình 2: Ý kiến của các doanh nghiệp về những “vấn đề lo ngại nhất”.
- MPI (2008) cho rằng, so với trước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
- Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu còn lại đều cho rằng những cản trở về mặt tín dụng lại là rào cản quan trọng nhất tới sự phát triển của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ những doanh nghiệp Việt Nam đánh giá sự thiếu khả năng tiếp cận đến tín dụng là một cản trở quan trọng đến sự tăng trưởng cao hơn nhiều các nước khác trong khu vực và trên thế giới (WB, 2006).
- Theo Rand và Tarp (2007), điều đáng lo ngại nhất và khó tháo gỡ nhất khi khởi đầu doanh nghiệp ở cả khu vực thành thị và nông thôn là thiếu vốn và khó có khả năng tiếp cận các nguồn vốn..
- Đó cũng chính là lý do mà tín dụng phi chính thức đóng vai trò quan trọng trong thị trường vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
- 36% tài trợ vốn cho khu vực doanh nghiệp nhà nước là.
- Nguyên nhân, theo Hakkala và Kokko (2007), là do 99% DNTN là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên việc tiếp cận vốn khó khăn hơn những doanh nghiệp có lịch sử tín dụng nhiều năm hơn.
- Theo MPI doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn về nguồn tài chính, tín dụng..
- Việc các ngân hàng yêu cầu phải cung cấp kế hoạch kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chứng minh được quyền sở hữu tài sản cũng là một trong những lý do chính cản trở doanh nghiệp cừa và nhỏ tiếp cận được các nguồn vốn.
- Đó là chưa kể sự thiếu minh bạch và không thống nhất trong thủ tục và quyết định cho vay của các ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này..
- Tuy nhiên, ngay cả những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, những khu công nghiệp hay khu chế xuất cũng chỉ là lựa chọn thứ hai do còn rất nhiều những thủ tục và rào cản tiếp.
- Ngay cả khi doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất thì việc lo đủ các thủ tục cần thiết để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tốn nhiều công sức và tiền bạc.
- Những quy hoạch đất đai không được công khai minh bạch, thủ tục đất đai rối rắm, quy định khác nhau ở các địa phương đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thuê đất để sản xuất kinh doanh..
- Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI của WEF, cơ sở hạ tầng là một trong ba điểm yếu nhất của môi trường kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh của các doanh nghiệp (hình 2 và hình 3).
- Bên cạnh khó có khả năng tiếp cận các nguồn vốn, việc thiếu thị trường được coi là trở ngại lớn thứ hai đối với các doanh nghiệp khi mới bắt đầu sản xuất kinh doanh (Rand và Tarp, 2007).
- Hakkala và Kokko (2007) nhận định tiếp cận thị trường là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ.
- Do chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài rất cao, nên chỉ rất ít những doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được thị trường nước ngoài.
- Tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có xuất khẩu trực tiếp rất nhỏ, còn phần lớn là không có bất cứ chiến lược gì để tận dụng cơ hội mở của và hội nhập của nền kinh tế (Kokko và Sjoholm, 2005)..
- Sự không công bằng trong đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu khác nhau được thể hiện ngay ở điều kiện ban đầu của quá trình đấu thầu (Cartier và Son 2004a).
- Ngoài ra, cơ chế ngân sách khá lỏng lẻo trong các DNNN tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp thuộc khu vực này có những quỹ để hối lộ hoặc chi cho những chi phí phi chính thức khi tham gia đấu thầu đầu tư công cộng.
- Điều này đã tạo ra áp lực cạnh tranh không hiệu quả và thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp (Hakkala và Kokko, 2007).
- Tất cả những vấn đề trên đã tạo ra thế bất lợi cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong các cơ hội thị trường và làm lãng phí các nguồn lực xã hội..
- Đơn giản hóa các thủ tục và quy định về giấy phép, đăng ký kinh doanh cũng như thủ tục đóng cửa doanh nghiệp..
- Đặc biệt cần hướng cải thiện môi trường đầu tư cho khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo công ăn việc làm và chuyển đổi tiết kiệm sang đầu tư.
- Trước hết cần tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của nền kinh tế thông qua cải cách tài chính để hỗ trợ các DNTN tiếp cận các nguồn tín dụng, cài cách chính sách thương mại để các doanh nghiệp tiếp cận được những máy móc và đầu vào nhập khẩu ở mức giá thế giới..
- Liên quan đến những khuyến nghị chinh sách liên quan đến đất đai, Quang (2007) đề xuất một số mô hình đơn vị tiếp nhận và phân bổ đất cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận được đất.
- Phần lớn đều có chung nhận định là môi trường ở Việt Nam chưa được đánh giá cao, xếp hạng rất thấp trên thế giới và so với các nước trong khu vực, và trong nhiều trường hợp đã tác động một cách tiêu cực đến năng lực cạnh tranh và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, và các doanh nghiệp tư nhân và vừa và nhỏ nói riêng.
- Chưa có sự đồng nhất tuyệt đối về các chỉ tiêu của môi trường kinh doanh giữa các nghiên cứu nên vẫn chưa có bài viết nào đánh giá được toàn diện, đầy đủ và sâu sắc các khía cạnh khác nhau của môi trường có thể tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp..
- Hành lang pháp lý liên quan tới môi trường kinh doanh : Luật doanh nghiệp chung (số 60/2005/QH11, ngày .
- Trước năm 2005 có 3 luật dùng để điều chỉnh 3 loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu: Luật Doanh nghiệp nhà nước (2003) áp dụng cho các thuộc sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
- Luật Doanh nghiệp (1999) áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân.
- Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam(1996) áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài..
- Để hội nhập kinh tế quốc tế sâu và hiệu quả hơn thì việc có một sân chơi chung cho tất cả các doanh nghiệp là một đòi hỏi khách quan.
- Nó quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh.
- Luật Doanh nghiệp chung bổ sung thêm các loại hình doanh nghiệp mới như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân.
- Các thủ tục liên quan tới thành lập và hoạt động của doanh nghiệp theo hướng đơn giản hơn.
- Các quy định về quản trị doanh nghiệp phù hợp hơn với khung quản trị của doanh nghiệp thế giới..
- Việc ra đời của luật cạnh tranh là hành lang pháp lý quan trọng bảo vệ các doanh nghiệp trước nạn sản xuất hàng nhái, hàng giả.
- Các doanh nghiệp cạnh tranh trong môi trường bình đẳng và an toàn hơn.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (số 14/2008/QH12 ngày .
- Tính khả thi của luật thuế thu nhập doanh nghiệp còn thấp do vấn đề quản lý thu thuế còn kém, doanh nghiệp có thể tìm nhiều cách tránh thuế:.
- Cải cách doanh nghiệp nhà nước : Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước:.
- Đề án này thực sự đựợc tiến hành từ năm 2002 sau khi sắp xếp đánh giá, hoạt động tất cả các doanh nghiệp nhà nước.
- Với các doanh nghiệp thực sự thua lỗ nghiêm trọng nhà nước cho giải thể.
- Các doanh nghiệp khác nhà nước tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu dần dần theo hình thức công nghiệp hoá.
- Tính đến cuối năm 2005 thì đã có 74.2% các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp đã cổ phần hoá.
- Hệ thống văn bản liên quan chưa hoàn chỉnh, tâm lý trông chờ ỷ lại của các doanh nghiệp..
- Mới đây nhất, Nghị định 139/2007/NĐ-CP đã có quy định khá cụ thể về loại hình doanh nghiệp này..
- Tuy nhiên những kết quả mà chương trình này mang lại còn rất hạn chế, thủ tục hành chính vẫn là một trở lực lớn cho các hoạt động của người dân và doanh nghiệp.
- Kết quả cuối cùng của đề án là tạo lập cơ sở dữ liệu quốc gia về tất cả các thủ tục hành chính đang được thực hiện tại mọi cấp chính quyền liên quan đến người dân, doanh nghiệp và đươc công bố công khai trên mạng Internet để phục vụ doanh nghiệp và người dân..
- Cần hiểu rằng hành chính không phải là ban phát, người dân và doanh nghiệp không phải người đi xin.
- Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam (2009), Báo Cáo Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Quốc tế của Một Số Ngành Kinh tế Việt Nam, mimeo.
- Nguyễn Đình Cung (2008), Thực hiện luật đầu tư và luật doanh nghiệp từ góc độ cải cách thể chế”, Tạp chí quản lý kinh tế, số .
- Nguyễn Đình Tài (2003), những yếu tố bất lợi đối với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp dân doanh và một số giải pháp, trình bày tại Hội thảo “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp.
- MPI (2008), Báo Cáo Thường Niên Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam 2008.
- VNCI (2007), Ý nghĩa điều tra PCI đối với chính sách quốc gia: các yêu cầu về cải cách thể chế và pháp luật kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường hậu WTO, trình bày tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, 05/2007..
- VCCI (2008), Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ, NXB chính trị quốc gia 6-2008