« Home « Kết quả tìm kiếm

Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn


Tóm tắt Xem thử

- 2 Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Lê Thị Minh Loan Khoa Tâm lý học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Đặt vấn đề Trong Tâm lý học, khi nghiên cứu hành động của con người, câu hỏi đầu tiên cần được trả lời là: Cái gì thúc đẩy con người thực hiện hành động đó? Nói cách khác, hành động của con người được thúc đẩy bởi động cơ nào? Mức độ ý thức của con người về “cái thúc đẩy” này (động cơ hành động) quyết định sức mạnh hành động của họ (về cường độ, về độ bền, về mức độ quyết tâm theo đuổi đến cùng mục đích đã đề ra bất chấp mọi khó khăn gian khổ.
- từ đó quyết định mức độ thành công của hoạt động được thực hiện bởi các hành động này.
- Bài viết sẽ phân tích mức độ phát triển động cơ học tập của sinh viên (SV) hiện nay qua việc khảo sát gần 1.600 SV ở các khoa và các khóa khác nhau của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV).
- Nghiên cứu được tiến hành trong khuôn khổ đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia.
- Phân tích kết quả nghiên cứu Về mặt lý luận, cho đến nay vẫn còn những ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu về cấu trúc của động cơ.
- Nghiên cứu này dựa trên quan điểm của nhà tâm lý học B.G.Ageev khi bàn về khía cạnh nội dung và khía cạnh lực trong cấu trúc động cơ..
- Khía cạnh nội dung của động cơ được hiểu là cái mà con người muốn vươn tới, muốn đạt được trong nhận thức của mình, thể hiện ở nguyện vọng, mong muốn, ước nguyện.
- Chẳng hạn, một SV muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp mà anh ta đang học hiện nay ở trường đại học.
- Khía cạnh lực của động cơ được hiểu là độ mạnh của lực đẩy (sức mạnh tinh thần) thúc đẩy con người hành động nhằm vươn tới nội dung của động cơ được thể hiện ở nguyện vọng, mong muốn, ước nguyện.
- Hoạt động của chủ thể được duy trì ở mức nào (tích cực, mạnh mẽ, lâu dài hay cầm chừng, nửa vời) là hoàn toàn phụ thuộc vào độ mạnh khía cạnh lực của động cơ.
- Khía cạnh nội dung và khía cạnh lực của động cơ không tách rời nhau và có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau.
- Một lực đẩy phải xuất phát từ một nội dung nhất định, phụ thuộc vào sự phát triển của nội dung đó.
- Một nội dung không tạo ra một lực đẩy là nội dung không mang ý nghĩa nhân cách, không thuộc về lĩnh vực động cơ của nhân cách..
- Trong nghiên cứu này, khi phân tích động cơ học tập của SV chúng tôi tập trung vào phân tích ba mặt cơ bản trong hoạt đông học tập, đó là: đọc tài liệu chuyên môn, thực hành và nghiên cứu khoa học (NCKH) với quy ước đánh giá các mặt biểu hiện như sau:.
- Động cơ thúc đẩy mạnh: 3 điểm · Động cơ thúc đẩy trung bình: 2 điểm.
- Động cơ thúc đẩy yếu: 1 điểm.
- Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, đa số SV được điều tra cho rằng động cơ học tập là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới việc đọc tài liệu chuyên môn, thực hành và nghiên cứu khoa học (NCKH) của mình..
- Nhìn chung, về mặt nội dung của động cơ (mặt nhận thức) đa số SV đều cho rằng, vì tha thiết muốn trở thành những chuyên gia giỏi trong nghề nghiệp mình đang được đào tạo, vì mong muốn sau này có thể tự học suốt đời, muốn thường xuyên bổ sung những thông tin mà thầy cô chưa đề cập tới trong bài giảng… nên phải tích cực đọc tài liệu chuyên môn.
- Trong lĩnh vực thực hành, đại đa số SV được điều tra cũng nhận thức được rằng, nếu không có tay nghề cao thì khi tốt nghiệp ra trường sẽ rất khó xin được việc làm.
- Tương tự như vậy, trong lĩnh vực NCKH, đa số SV cũng nhận thức rất rõ ràng, một chuyên gia giỏi trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó không thể thiếu năng lực NCKH.
- Động cơ thúc đẩy hành động đọc tài liệu chuyên môn: Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm nội dung động cơ hoàn thiện tri thức có ĐTB từ 2.05 đến 2.6, còn nhóm động cơ quan hệ xã hội có ĐTB từ 1.85 đến 1.92.
- Điều đó chứng tỏ động cơ hoàn thiện tri thức nổi trội hơn động cơ xã hội trong hệ thống động cơ học tập của SV..
- Có tới gần 70% SV nhận thức được rằng: “Thầy chỉ là một nguồn thông tin, nếu không khai thác thông tin từ các nguồn khác (sách báo, tài liệu chuyên môn) thì hiểu biết của tôi quá hạn hẹp, nghèo nàn.
- Vì vậy, tôi cho rằng phải cố gắng đọc càng nhiều sách báo, tài liệu chuyên môn thì càng tốt”.
- Qua phỏng vấn sâu, có SV Khoa Lịch sử còn nhấn mạnh thêm: “Thời gian dành cho mỗi môn học trên lớp là quá ít không đủ để thầy (cô) có thể giải thích hết những khía cạnh khác nhau của vấn đề.
- Tôi đọc tài liệu chuyên môn để hiểu sâu sắc hơn những điều thầy (cô) giảng dạy và khám phá thêm những cái mới mà thầy cô chưa đề cập tới trên lớp”.
- Nhiều SV còn nhận thức được rằng, ở bậc đại học cần phải học phương pháp để tự học suốt đời, nên khi còn ngồi trên nghế nhà trường cần phải tận dụng hết những điều kiện thuận lợi: thời gian khá dồi dào cho hoạt động học tập, phong trào học tập, sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi cần thiết.
- để rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu chuyên môn cho bản thân.
- Chính vì vậy mà có tới 60% SV đồng tình cao với nội dung: “Tôi nhận ra rằng, muốn có phương pháp đọc sách một cách khoa học để sau này có thể tự học suốt đời đạt kết quả cao, thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải kiên trì luyện tập, rút kinh nghiệm trong quá trình đọc sách và tài liệu chuyên môn”.
- “Để trở thành một người có ích cho xã hội, nhiệm vụ của mỗi SV khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải không ngừng tích lũy kiến thức chuyên môn.
- Tài liệu chuyên môn là nơi bạn có thể khai thác được rất nhiều thông tin khoa học về lĩnh vực đào tạo của mình.
- SV Khoa Báo chí.
- “Động cơ duy nhất của em là muốn trau dồi kiến thức chuyên môn, để cập nhật những thông tin mới nhất, nên em cần phải đọc nhiều tài liệu chuyên môn để tích lũy và hiểu sâu kiến thức thì sau này mới có thể ứng dụng được vào thực tiễn.
- SV Khoa Tâm lý học..
- Có những SV không chỉ nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc tài liệu chuyên môn, mà còn thực sự hứng thú với công việc này: “Tài liệu chuyên môn làm cho chúng ta hiểu biết nhiều về khoa học cũng như về đời sống, do vậy tôi cảm thấy được thả mình vào thế giới khoa học, để mà tư duy, mà tưởng tượng.
- Tôi đọc tài liệu chuyên môn một cách tự nguyện không do sự bắt buộc của bất kỳ ai”.
- Có thể khẳng định rằng, đại đa số SV đã nhận thức khá sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc tài liệu chuyên môn.
- Họ bộc lộ khá rõ sự khao khát của mình đối với những kiến thức chuyên môn gắn liền với nghề nghiệp sau này..
- Động cơ thúc đẩy hành động thực hành: Trong nhận thức của SV, nhóm nội dung động cơ ứng dụng những kiến thức vào trong cuộc sống mạnh hơn động cơ xã hội..
- Hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng làm việc đối với công việc sau này nên trong nhận thức, đại đa số SV đều khẳng định: “Nếu không có tay nghề thì khi tốt nghiệp ra trường sẽ rất khó xin được việc làm” (ĐTB: 2.74).
- Một SV Khoa Báo chí đã nhấn mạnh khi được phỏng vấn: “Từ khi bước chân vào giảng đường đại học tôi đã quyết tâm sau khi tốt nghiệp sẽ tìm được một công việc có thu nhập cao, đúng ngành mà mình yêu thích.
- Tương tự như vậy, SV Khoa Du lịch phát biểu: “Tôi không muốn mình cũng bị bị rơi vào tình trạng bi đát như những SV khác: tốt nghiệp đại học xong rồi nằm dài ở nhà không có cơ quan nào tiếp nhận, tuyển dụng khi chỉ có trong tay những lý thuyết dài dòng, khó hiểu”.
- Mong muốn trở thành chuyên gia giỏi trong lĩnh vực được đào tạo là điều khá phổ biến và thôi thúc SV trong thực hành: “Tôi muốn trở thành một chuyên gia giỏi trong nghề nghiệp tương lai mà mình đang được đào tạo.
- Vì thế tôi cố gắng thực hành thật nhiều” (ĐTB:2.49).
- Đây cũng là điều kiện để sau này có thể cống hiến được nhiều cho gia đình và góp phần làm cho xã hội phát triển.
- Một SV Khoa Văn học cho rằng: “Chỉ có lý thuyết không thôi thì chưa đủ, mà phải có kinh nghiệm thực tiễn SV mới bớt lúng túng, khó khăn khi bước vào môi trường nghề nghiệp.
- Công việc trong tương lai thức đẩy tôi thực hành, thực hành để tích luỹ kỹ năng nghề nghiệp”.
- SV khác của Khoa Tâm lý học khẳng định:“Học lý thuyết không là chưa đủ, người ta nói rằng "Học phải đi đôi với hành", thực hành là cách tốt nhất để SV có thể kiểm tra được kiến thức và luyện tập kỹ năng làm việc trong thực tế”.
- Ngoài ra, không ít SV nhận thức được rằng, những điều học được trong lý thuyết có thể vận dụng vào việc giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực tế của bản thân (ĐTB:2.46): “Mục đích cuối cùng của học tập là ứng dụng nó trong cuộc sống để đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
- Một lý thuyết không được thực hành thì nó chỉ nằm trên giấy không mang lại lợi ích gì.
- Thực hành giúp SV nhớ lý thuyết hơn và đôi khi còn bổ sung cho lý thuyết phù hợp hơn với thực tế.
- Có thể nói, đa số SV nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hành những kiến thức lý thuyết đã được học.
- Động cơ tiềm năng thúc đẩy hành động thực hành của SV là rất rõ rệt.
- Động cơ thúc đẩy hành động NCKH Hành động NCKH của SV phần lớn được thúc đẩy bởi động cơ có nội dung muốn hoàn thiện tri thức, muốn trở thành chuyên gia giỏi hơn là động cơ có nội dung xã hội.
- Gần 70% SV nhận thức rằng, muốn làm khóa luận tốt nghiệp tốt thì phải tập dượt nghiên cứu khoa học từ những năm đầu mới nhập học.
- Trên 50% SV cho rằng, muốn trở thành chuyên gia giỏi cần phải tích cực tập dượt NCKH ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học.
- Đề cập đến điều này, một SV đã nói: “SV được trang bị rất nhiều kiến thức, nhưng kiến thức thường rất dàn trải, chưa mang tính chuyên sâu.
- Cùng với điều này thì việc cộng điểm học tập và rèn luyện, nếu đoạt giải cũng rất hấp dẫn, lôi cuốn”.
- Một SV tâm sự: “Trong học tập cũng nhiều vấn đề chưa hiểu, em có ý định gặp giáo viên để được giải đáp nhưng lại sợ, cuối cùng lại thôi.
- Sau đợt làm đề tài khoa học thì khoảng cách giao tiếp của em với giáo viên thu hẹp một cách rõ ràng, em thấy giáo viên cũng rất thân thiện và dễ gần.
- Tuyệt đại đa số SV đều nhận thức được khá đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc NCKH đối với quá trình học tập hiện nay và sau này.
- Động cơ tiềm năng thúc đẩy hành động NCKH của SV qua đó cũng biểu hiện rất rõ ràng.
- Những kết quả nghiên cứu nêu trên cho phép đi đến nhận định rằng, khía cạnh nội dung của động cơ học tập (khía cạnh nhận thức của động cơ học tập) hay còn gọi là động cơ học tập tiềm năng được hình thành khá đậm nét ở đại đa số SV.
- Họ nhận thức khá đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc tài liệu chuyên môn, thực hành những kiến thức lý luận đã được học và NCKH đối với quá trình học tập hiện tại và công tác sau này..
- Tuy nhiên, động cơ học tập đang tồn tại dưới dạng tiềm năng không phải khi nào cũng phát triển thành động cơ học tập có hiệu lực.
- Điều này được biểu hiện qua sự sẵn sàng vượt qua khó khăn bằng hành động cụ thể để đạt mục đích đã định trước trong quá trình học tập.
- Đó là biểu hiện sức mạnh (lực đẩy) của động cơ học tập và là cơ sở để đưa ra kết luận về sự phát triển từ động cơ học tập tiềm năng sang động cơ học tập có hiệu lực.
- Nghiên cứu cho thấy, nhiều SV tỏ ra ngại khó, thoái lui, bỏ dở, không thực hiện đến cùng công việc đang làm khi đối mặt với những khó khăn đòi hỏi phải nỗ lực ý chí vượt qua.
- 72.4% thỉnh thoảng hoặc không bao giờ tự tìm ví dụ minh họa cho những nội dung mình đang đọc.
- Biểu đồ: Những biểu hiện vượt qua khó khăn bằng hành động cụ thể của SV trong khi đọc tài liệu chuyên môn, thực hành và NCKH.
- Khi đọc tài liệu chuyên môn ghi chép những ý chính mà mình cho là quan trọng, tóm tắt chúng dưới dạng sơ đồ, mô hình.
- Tự trả lời câu hỏi và làm bài tập có trong tài liệu đang đọc..
- Tự tìm ví dụ minh họa cho những nội dung mình đang đọc.
- Khi đọc xong tự xây dựng bảng tóm tắt nội dung đã đọc theo trình tự lôgic của mình..
- Vận dụng kiến thức đã đọc được vào việc giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày..
- Thường xuyên tự rút kinh nghiệm cách đọc tài liệu chuyên môn của bản thân để nhanh chóng xây dựng được cho mình cách đọc tài liệu chuyên môn hiệu quả nhất..
- Tự làm các bài tập mà giảng viên giao cho sau mỗi lần lên lớp lý thuyết..
- Trả lời các câu hỏi do giảng viên nêu lên trong khi giảng lý thuyết..
- Vượt qua khó khăn để thực hiện đề tài khoa học đến cùng..
- Từ những phân tích trên có thể đi đến kết luận rằng, động cơ học tập tiềm năng được hình thành khá đậm nét ở SV.
- Tuy nhiên, sự phát triển của nó thành động cơ có hiệu lực thúc đẩy mạnh mẽ SV vượt qua mọi khó khăn trong học tập còn dừng lại ở mức độ chưa cao.
- Để động cơ học tập tiềm năng trở thành động cơ có hiệu lực đòi hỏi mỗi SV cần phải hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và cộng đồng, thấy được ý nghĩa to lớn của việc học tập, từ đó có ý chí vượt qua những khó khăn,thử thách nhằm đạt được kết quả cao hơn trong học tập.
- Tài liệu tham khảo: 1.
- Tâm lý học nhân cách- Một số vấn đề lý luận, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
- Tâm lý học cá nhân, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Tập bài giảng Phương pháp dạy học Tâm lý học