« Home « Kết quả tìm kiếm

Giảng dạy ngữ điệu tiếng Việt


Tóm tắt Xem thử

- Ngữ điệu và tính tất yếu khách quan của việc dạy ngữ điệu.
- Thuật ngữ ngữ điệu dùng để chỉ cách lên giọng hay xuống giọng về cao độ khi nói, nhằm thể hiện ý nghĩa riêng của người nói, với mong muốn người nghe hiểu được ý nghĩa đó.
- Ngữ điệu là mặt nhạy cảm của ngôn ngữ.
- Người nói thường thể hiện ngữ điệu ở tình trạng vô thức..
- Xét về mặt truyền thống, các lý thuyết đã cố gắng chỉ ra sự gắn kết giữa cấu trúc cú pháp và những mô hình cơ bản của ngữ điệu.
- Mặc dù những lý thuyết này không phải là 100% đều chặt chẽ và sâu sắc đến độ không thể bác bỏ được nhưng đã cung cấp một số quy tắc có thể áp dụng vào việc giảng dạy để giúp cho sinh viên sử dụng ngữ điệu một cách thành công..
- Trong một số ngôn ngữ, ngữ điệu lại đóng vai trò quan trọng với những đặc điểm riêng.
- Có những ngôn ngữ, thanh điệu và ngữ điệu mang chức năng ngữ nghĩa đặc biệt.
- Trong bài này, chúng tôi sẽ xem xét ngữ điệu trong mối quan hệ với cấu trúc thông tin, cấu trúc cú pháp và cấu trúc đề – thuyết để nghiên cứu tác động của ngữ điệu đối với những loại cấu trúc này như thế nào, trên cơ sở đó đi sâu vào cấu.
- trúc ngữ điệu tiếng Việt, và khảo sát những bài học ví dụ để áp dụng cho việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
- Trước khi làm điều đó, chúng ta hãy khảo sát về hoạt động của ngữ điệu..
- Ngữ điệu của câu này đi lên một chút từ âm tiết mạnh đến âm tiết trọng âm ở cao độ cao nhất để rồi đổi hướng đi xuống một cách dễ nhận thấy.
- Quan hệ giữa ngữ điệu với các bình diện khác của câu nói.
- Nói tới ngữ điệu là nói tới phát ngôn – câu.
- Vậy, ngữ điệu có liên quan tới những bình diện nào của câu nói? Trong học và dạy tiếng, người học tiếng cần đạt được một số kỹ năng quan trọng, bao gồm khả năng hình thành và lĩnh hội được nội dung xác định của câu thuộc ngôn ngữ đó.
- Ngữ điệu và cấu trúc thông tin trong tiếng Việt.
- Người nói chia thông báo thành một hoặc nhiều hơn một khúc đoạn, đó là những đơn vị thông tin.
- Những đơn vị thông tin này được hiện thực hoá, không phải trực tiếp bằng những đơn vị ngữ pháp mà bằng những đơn vị ngữ âm được gọi là đơn vị trọng âm.
- Người nói đã tổ chức những đơn vị ấy như thế nào?.
- Thông tin cũ và thông tin mới có một phạm vi hoạt động rộng trong việc triển khai đơn vị thông tin.
- Mỗi đơn vị thông tin bao hàm những thành tố mới có tính chất bắt buộc, những thành tố này được nổi bật lên bằng những hạt nhân của những đơn vị ngữ điệu.
- Trong những trường hợp này, cái gọi là tiêu điểm thông tin nằm ở cuối phát ngôn.
- Tuy nhiên, những đơn vị đi sau hạt nhân có thể mang cái cũ và thường không mang trọng âm.
- Tiêu điểm nằm ở phần cuối mang thông tin mới:.
- Tiêu điểm thông tin được đánh dấu, được sử dụng bởi người nói vì những mục đích khác nhau..
- Có thể khẳng định vai trò của trọng âm và ngữ điệu trong cấu trúc thông tin như sau:.
- Những khúc đoạn đó được gọi là những đơn vị thông tin.
- Những đơn vị thông tin này được hiện thực hoá bằng những đơn vị trong lời nói – những đơn vị ngữ điệu.
- Những đơn vị ngữ điệu này có thể không phù hợp với bất kỳ một phạm trù ngữ pháp nào, vì người nói hoàn toàn tự do phá vỡ thông báo như anh ta mong muốn.
- Những đơn vị này có thể nhỏ hơn hoặc là lớn hơn một phát ngôn – câu..
- 2) Mỗi một đơn vị ngữ âm bao hàm một hoặc hơn một đơn vị hạt nhân ngữ điệu.
- Đơn vị đó tương ứng với một sự thể hiện cao nhất của trọng tâm thông tin được gọi là đỉnh thuyết.
- Trọng tâm thông tin có thể kéo dài bằng một đơn vị ngữ pháp mà trong đó có một đơn vị hạt nhân..
- Toàn bộ một đơn vị ngữ âm có thể bao hàm toàn thông tin mới thay vì từ sự bắt đầu lại một thông tin đã cũ.
- Đơn vị chứa toàn thông tin mới được coi là một phát ngôn – thuyết..
- 5) Trọng âm thường rơi vào đơn vị từ vựng của một đơn vị thông tin.
- Sự lựa chọn trọng âm để đánh dấu một đơn vị nào đó mở ra một khúc đoạn thông tin mới.
- Nếu một hạt nhân ngữ điệu được tạo ra rơi vào đơn vị nào đó thì nó đã được đánh dấu để biểu thị cái mới..
- 6) Trọng tâm thông tin cũng có thể trùng với đơn vị được đánh dấu trong văn bản..
- Ngữ điệu và ngữ pháp trong câu nói tiếng Việt.
- Không có sự tương ứng một – một tuyệt đối giữa đơn vị ngữ điệu và đơn vị ngữ pháp.
- Một đơn vị ngữ điệu có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn một phát ngôn – câu..
- anh ta thậm chí có thể tạo ra tất cả các từ thành một đơn vị thông tin với hạt nhân ngữ điệu như các từ trong ví dụ dưới đây:.
- Và, trong những câu trả lời hoặc câu hỏi một đơn vị ngữ điệu có thể bao gồm một số âm tiết nổi lên như trong:.
- Tuy nhiên, đơn vị ngữ điệu có xu hướng trùng hợp với những đơn vị ngữ pháp.
- chẳng hạn, những đơn vị dưới đây:.
- Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng người nói cắt ngắn hay kéo dài những đơn vị ngữ điệu tương ứng với yêu cầu giao tiếp của họ.
- Sự khác nhau về độ dài của những đơn vị ngữ điệu còn phụ thuộc vào những yếu tố như tốc độ của phát ngôn, sự tương ứng với nội dung thông báo và yêu cầu cân đối của phát ngôn.
- Trong giao tiếp, ngữ điệu đóng vai trò hết sức quan trọng.
- nhưng ngữ điệu khác nhau sẽ.
- Trong các phát ngôn không có liên từ, ngữ điệu không hoàn chỉnh của vế thứ nhất (trong các cấu trúc lưỡng phân) thường là dấu hiệu báo còn một điều gì đó được nói đến tiếp theo.
- Như vậy, trong các phát ngôn nói trên, ngữ điệu đóng vai trò như “phương tiện cú pháp”, thực tại hoá mối quan hệ giữa các vế.
- Trong câu ghép không liên từ, ngữ điệu quyết định tính đúng đắn về nghĩa và phản ánh mối quan hệ giữa các vế.
- Ở (a) ngữ điệu không hoàn chỉnh tạo ra một phát ngôn có quan hệ nguyên nhân, có thể được hiểu là: Em không đi vì trời mưa quá.
- Ở (b) ngữ điệu hoàn chỉnh tạo ra hai câu không có quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa, mặc dù chúng vẫn có quan hệ với tư cách ngữ cảnh trong văn bản..
- Ngữ điệu trong các câu ghép không liên từ tồn tại dưới hai hình thức: ngữ điệu không hoàn chỉnh và ngữ điệu hoàn chỉnh.
- Ngữ điệu không hoàn chỉnh được hiểu là ngữ điệu ngưng lại trên ranh giới giữa hai đơn vị vị tính trong cấu trúc lưỡng phân.
- Ngữ điệu hoàn chỉnh hay ngữ điệu đồng nhất là ngữ điệu không có quãng ngưng trên ranh giới giữa hai đơn vị vị tính..
- Tóm lại, về nguyên tắc các phát ngôn có liên từ thường có ngữ điệu tuỳ tiện còn các phát ngôn không có liên từ thì trong phần lớn các trường hợp có ngữ điệu không hoàn chỉnh ở chỗ nối của đơn vị vị tính thứ nhất và đơn vị vị tính thứ hai..
- Ngữ điệu và cấu trúc đề – thuyết trong tiếng Việt.
- Một đơn vị ngữ âm, xét về mặt tiềm năng, là một chuỗi âm tiết có mang trọng âm và không mang trọng âm.
- Âm tiết trọng âm chính là hạt nhân ngữ điệu.
- Âm tiết mà trong đó hạt nhân trọng âm rơi vào, là trọng tâm thông tin.
- được gắn với trọng âm và cái mới – nói chính xác hơn là thông tin mới.
- Trong tiếng Việt, sự nổi bật của chính âm luôn luôn được liên kết với sự chuyển động của âm vực tương ứng với những ngữ điệu khác nhau biểu thị thông tin khác nhau.
- Một ngữ điệu xuống được đánh dấu bằng một âm tiết thích hợp, thường kèm theo một lời khẳng định.
- Và ngữ điệu xuống được đánh dấu bằng một câu hỏi “à”.
- Sự thiếu quả quyết, cầu xin cũng được thể hiện bằng ngữ điệu xuống trong: Cho tôi đi theo ngài, được không .
- Trung tâm ngữ điệu của câu là ngữ đoạn trọng âm.
- Trật tự từ và ngữ điệu như là hai phương thức hình thức phản ánh sự phân đoạn thực tại.
- có nghĩa là, khi mà trật tự của từ không phản ánh phân đoạn thực tại thì phương tiện ngữ điệu được huy động và ngược lại..
- Tóm lại, ngữ điệu và trọng âm tuy là phương thức mà người ta khó nhận thấy nhưng đó cũng là phương thức quan trọng để phản ánh mối quan hệ giữa.
- Giảng dạy ngữ điệu.
- Khó khăn của sinh viên về việc học tập ngữ điệu là ở chỗ giảng viên thường tập trung vào ngữ pháp và từ vựng mà không tập trung chú ý giảng dạy ngữ điệu.
- Khó khăn còn là ở chỗ, ngữ điệu và ngữ pháp gắn kết với nhau khá lỏng lẻo, vì cùng một từ và cùng một cấu trúc có thể cho những ý nghĩa khác nhau, hoặc truyền đi những quan điểm, thái độ khác nhau bằng sự biến đổi của ngữ điệu..
- Tuy những phân tích ngữ pháp và những phân tích đường nét ngữ điệu có thể không cho những quy tắc chắc chắn, nhưng nó có thể giúp sinh viên hướng đến những sự lựa chọn phù hợp về ngữ điệu.
- Thực ra, giảng dạy ngữ điệu tiếng Việt là một việc khó khăn, vì ngữ điệu như một hoạt động vô thức của người nói, và vì.
- kết quả nghiên cứu ngữ điệu tiếng Việt chưa có được bao nhiêu.
- Do đó, thái độ của các giảng viên là lờ ngữ điệu hoặc giảng dạy một cách tuỳ tiện..
- Do chỗ các quy tắc ngữ điệu có tính chính xác tương đối và nó có thể không bao trùm lên tất cả mọi khả năng, nên việc đưa ra một quy tắc nào ra để giảng dạy không phải là một vấn đề đơn giản.
- Những bài học ví dụ dưới đây chỉ ra một số cách khác nhau mà trong đó có sự nối kết giữa ngữ pháp và ngữ điệu và những bài học ví dụ này có thể được sử dụng một cách thực tiễn trong lớp học.
- Bài học ví dụ 1 là bài về ngữ điệu của câu hỏi có mô hình: [S+ phải không?]..
- “Bạn nói được tiếng Nhật, phải không?” với một ngữ điệu xuống trong phần cuối của câu hỏi.
- Cùng một kiểu câu hỏi như vậy, giảng viên có thể hỏi các sinh viên của các quốc gia khác để củng cố mẫu ngữ điệu.
- Để sinh viên có thể dễ dàng đặt câu hỏi, giảng viên có thể viết câu hỏi có cấu trúc ngữ điệu kiểu này lên bảng và chỉ ra cho họ thấy rằng cấu trúc của câu hỏi này gồm hai phần: phần thứ nhất là một câu khẳng định, kết hợp với một tổ hợp.
- Tuy nhiên, để tập trung vào ngữ điệu của loại câu hỏi này, giảng viên có thể hỏi lại sinh viên và yêu cầu sinh viên lên và xuống theo mô hình ngữ điệu..
- Bài học ví dụ 2 là bài học về ngữ điệu câu thỉnh cầu.
- Những sinh viên thường sử dụng mô hình ngữ điệu không đúng và âm thanh của họ phát ra không được tự nhiên;.
- Việc nghiên cứu ngữ điệu sẽ giúp sinh viên giao tiếp thành công.
- Nếu sinh viên chưa nắm ngữ điệu câu một cách chắc chắn thì giảng viên có thể nói to câu đó lên, làm cho nó thật rõ ràng.
- Và ghi lên bảng mô hình ngữ điệu..
- Miêu tả ngữ điệu như là những sự thay đổi do cao độ của giọng nói tạo ra khi chúng ta nói.
- Xem xét ngữ điệu như là một mặt của ngôn ngữ được thể hiện một cách vô thức.
- Ngữ điệu được sử dụng theo những cách khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau.
- do đó, ngữ điệu là một khu vực quan trọng trong việc học tập và giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ..
- Xem xét quan hệ giữa ngữ điệu và cấu trúc thông tin.
- quan hệ giữa ngữ điệu với ngữ pháp.
- quan hệ giữa ngữ điệu với cấu trúc đề –thuyết.
- quan hệ giữa ngữ điệu với thái độ của người nói,… và chỉ ra ngôn ngữ nói có thể có những đơn vị ngữ điệu như thế nào..
- Khẳng định ngữ điệu là có thể học và có thể dạy.