« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiện trạng khai thác cá lóc đen (Channa striata) Ở tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁ LÓC ĐEN (Channa striata) Ở TỈNH AN GIANG.
- Cá lóc đen, ngư cụ khai thác, sản lượng, mùa mưa, mùa khô.
- Hiện trạng khai thác cá lóc đen (Channa striata) ở tỉnh An Giang đã được thực hiện từ tháng thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 110 hộ dân khai thác thủy sản ở huyện Chợ Mới, Châu Thành, An Phú và Tịnh Biên.
- Có 14 loại ngư cụ (5 ngư cụ cấm sử dụng) được sử dụng để khai thác cá lóc đen, nhưng hầu hết được sử dụng để khai thác vào mùa mưa.
- Kích cỡ cá khai thác được khá đa dạng, nhưng chủ yếu từ 200-300 g/con (51,5% mùa mưa và 55,6% mùa khô).
- Tỷ lệ cá lóc đen khai thác được trong mùa mưa chiếm 9,53 %/tổng sản lượng khai thác, cao hơn so với mùa khô là 1,44%.
- Các ngư cụ khai thác được nhiều cá lóc trong mùa mưa là lợp cá lóc, kéo côn và giăng câu với sản lượng lần lượt là 688.
- Phần lớn người dân sống ở vùng lũ phụ thuộc vào nghề khai thác, trong đó số hộ phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác chiếm 16%, và 47% số hộ sống bằng nghề khai thác kết hợp làm thuê.
- An Giang là tỉnh có vị trí quan trọng trong nghề khai thác thủy sản nội đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên sản lượng khai thác đang suy giảm rõ rệt trong giai đoạn 2009-2013 từ 40.124 xuống 32.755 tấn/năm (giảm 4,73 %/năm) (Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang, 2013).
- Trước thực trạng An Giang đang chịu tác động của nhiều yếu tố như: mực nước lũ biến động thất thường, hệ thống đê bao ngăn chặn di cư và sinh sản của một số loài cá, gia tăng sử dụng thuốc nông dược trong sản xuất nông nghiệp, tăng áp lực khai thác cả về số người khai thác và ngư cụ cấm, dẫn đến nguồn lợi thủy sản nội đồng, kể cả cá lóc đen suy giảm đáng kể.
- Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ hiện trạng nghề khai thác cá lóc đen ở tỉnh An Giang, từ đó cung cấp thêm thông tin cơ bản góp phần quản lý và khai thác nguồn lợi cá đồng nói chung, cá lóc đen nói riêng một cách hợp lý trong mối liên hệ với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản..
- Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 110 hộ dân khai thác cá lóc ở tỉnh An Giang và 10 hộ dân khai thác ở Campuchia.
- Các thông tin được thu thập thông qua bảng câu hỏi đã được soạn sẵn, với các biến chủ yếu lần lượt là (1) Thông tin chung về hộ khai thác.
- (2) Khu vực phân bố của cá lóc.
- (3) Mùa vụ và ngư cụ khai thác.
- được sử dụng để mô tả các thông tin về hiện trạng khai thác (mùa vụ, ngư cụ, kích cỡ cá khai thác, sản lượng,...)..
- Phương pháp so sánh giá trị trung bình (kiểm định t-test): được sử dụng để so sánh sự khác biệt của sản lượng khai thác giữa mùa mưa và mùa khô..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thông tin chung về hộ khai thác.
- Số người bình quân trong mỗi hộ gia đình được khảo sát là người/hộ, trong đó số người tham gia khai thác thủy sản là 1,80±0,88 người/hộ..
- Tỷ lệ nữ tham gia nghề khai thác chiếm 17%.
- Kết quả của nghiên cứu tương ứng với nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền (2010a) đối với nông hộ khai thác thủy sản ở Cần Thơ có 5 người/hộ và có 2 nam tham gia khai thác.
- Trình độ học vấn của người khai thác còn khá thấp, chủ yếu là cấp I và cấp II (93,6.
- Nhóm tuổi trung bình của người dân khai thác chủ yếu là từ 31-40 tuổi (chiếm 50,0.
- Tương ứng với nhóm tuổi thì số năm kinh nghiệm khai thác của người dân ở huyện An Phú là cao nhất (>15 năm), một số hộ có số năm kinh nghiệm khai thác đến 49 năm và ở huyện Chợ Mới chủ yếu trong những năm gần đây (1-5 năm).
- Tuy nhiên, tính trung bình trên toàn tỉnh thì số năm kinh nghiệm của người khai thác chủ.
- Những hộ khai thác lâu năm thường có kinh nghiệm trong việc chọn thủy vực khai thác, mùa vụ và ngư cụ,… do đó, thường đạt được sản lượng khai thác cao hơn so với các hộ mới vào nghề..
- 3.2 Khu vực phân bố của cá lóc đen ở địa bàn nghiên cứu.
- Hình 2: Thủy vực cá lóc đen phân bố ở mùa mưa (a) và mùa khô (b).
- Vào mùa khô (từ tháng 11-5ÂL năm sau) số hộ dân khai thác thủy sản chỉ chiếm 33,6% so với mùa mưa (66,4% số hộ còn lại sống bằng nghề làm.
- Do thủy vực khai thác bị hạn chế, nguồn lợi thủy sản giảm và nhiều ngư cụ khai.
- cắm, kéo côn, lợp cá lóc,… tuy nhiên người dân có thể khai thác ở ao/đìa và mương bao xung quanh ruộng (10,7.
- Thủy vực khai thác chủ yếu trong mùa khô là ở sông (43,3%) và kênh/rạch (40,6.
- trong đó khu vực khai thác ở huyện Tịnh Biên là kênh/rạch (do địa bàn huyện phần lớn là đồi, núi) và huyện An Phú là ruộng (57,1%)..
- 3.3 Thủy vực, ngư cụ và mùa vụ khai thác cá lóc đen.
- Kết quả của nghiên cứu cho thấy, mỗi loại ngư cụ được sử dụng ở các thủy vực và mùa vụ khai thác khác nhau.
- Trong số 14 loại ngư cụ có thể khai thác được cá lóc thì có đến 6 ngư cụ chỉ khai thác trong mùa mưa là giăng câu, giăng lưới, lợp cá lóc, câu cắm, kéo côn và đóng đáy.
- 4 ngư cụ khai thác ở ruộng là giăng lưới, lợp cá lóc, câu cắm và kéo côn và 2 ngư cụ thường khai thác ở kênh/rạch là lưới rê và lưới ba màng.
- Các loại ngư cụ khai thác mang tính hủy diệt (xuyệt điện, cào điện, bẫy rập.
- do sử dụng điện hay có kích thước mắt lưới nhỏ đã dần thay thế các ngư cụ khai thác thô sơ (giăng lưới, lợp cá lóc, câu cắm,…)..
- Ruộng là nơi người dân tập trung khai thác trong mùa mưa với nhiều loại ngư cụ khác nhau, vì có nhiều loài cá, tôm phân bố (có đến 70% cá lóc phân bố trong mùa mưa).
- Đến mùa khô các mương bao quanh ruộng là nơi trú ẩn của cá do đó xuyệt điện là ngư cụ khai thác chính trong thủy vực này..
- Sông được khai thác ở cả 2 mùa, nhưng có ít loại ngư cụ được sử dụng trong khai thác.
- Do đặc tính của ngư cụ đóng đáy là phụ thuộc vào dòng chảy của nước nên chỉ được sử dụng để khai thác trong mùa mưa, lưới kéo điện khai thác ở vùng nước tĩnh, chảy yếu nên sử dụng trong mùa khô..
- Kênh/rạch là các nhánh sông nhỏ, đây không phải là thủy vực chính để khai thác thủy sản nên số loại ngư cụ khai thác cũng hạn chế, chủ yếu là xuyệt điện (44,4.
- Để tận dụng nguồn lợi tự nhiên trong mùa khô ngư dân sử dụng xuyệt điện (100%) để khai thác cá..
- Bảng 1: Thủy vực, ngư cụ và mùa vụ khai thác cá lóc đen (Đvt:.
- Lợp cá lóc 6,50.
- Ngư cụ bẫy rập được sử dụng để khai thác khá phổ biến ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian qua (có nguồn gốc từ vùng ven biển), có mắc.
- 3.4 Kích cỡ cá lóc trong khai thác.
- Tùy theo mỗi loại ngư cụ khai thác mà cá lóc thu được có kích cỡ khác nhau, các ngư cụ có sử dụng điện khai thác được ở mọi kích cỡ cá lóc.
- Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các ngư cụ khai thác được cá lóc đen có kích cỡ nhỏ, bình quân từ 0,2- 0,3 kg/con (51,5% trong mùa mưa và 55,6% trong mùa khô).
- Các ngư cụ khác như lợp cá lóc (60.
- bẫy rập (11,1%) và xuyệt điện (2,90%) khai thác.
- được cá lóc có kích cỡ lớn hơn 0,4 kg/con trong mùa mưa, đối với mùa khô kích cỡ các lóc khai thác được chỉ dao động từ 0,1-0,3 kg/con.
- Trong mùa mưa, nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và phong phú được cung cấp từ ruộng (Amilhat and Lorenzen, 2005) đã góp phần tạo nên sự đa dạng về kích cỡ cho cá lóc đen, vì thế khai thác vào mùa mưa cá lóc đen có kích cỡ lớn hơn so với mùa khô..
- Tuy nhiên, nguồn lợi cá lóc bị khai thác cạn kiệt trong mùa mưa nên mùa khô kích cỡ cá khai thác được nhỏ và sản lượng thấp..
- Bảng 2: Kích cỡ cá lóc trong khai thác (Đvt.
- Ngư cụ.
- Lợp cá lóc - 20 20 60.
- 3.5 Sản lượng và tỷ lệ cá lóc đen khai thác Kết quả của nghiên cứu cho thấy sản lượng thủy sản khai thác bình quân/hộ trong mùa mưa cao hơn (1.134 kg/hộ/vụ) không đáng kể so với mùa khô (996 kg/hộ/vụ).
- Bên cạnh đó cường lực khai thác ngày càng tăng, trong khi nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, nên tổng sản lượng khai thác ở địa bàn nghiên cứu chỉ đạt 2.130 kg/hộ/năm thấp hơn so với sản lượng khai thác của ngư dân vùng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền (2010b) là 2.554 kg/hộ/năm..
- Thủy vực chính để khai thác tập trung nhiều ở các vùng ngập lũ không bao đê, do đó tỷ lệ cá lóc khai thác được trong mùa mưa (9,53%) cao hơn mùa khô (1,44%) và cao hơn nghiên cứu của Trương Thị Nga và ctv.
- Trong mùa mưa các ngư cụ khai thác được sản lượng thủy sản nhiều nhất là đóng đáy (3.800 kg/hộ/vụ) và thấp nhất là bẫy rập (1.382 kg/hộ/vụ),.
- do các ngư cụ này có địa bàn khai thác rộng (đóng đáy và cào điện), số lượng ngư cụ/hộ nhiều là lợp cá lóc và bẫy rập ngư cụ/hộ..
- Các ngư cụ là lợp cá lóc, kéo côn và giăng câu khai thác được sản lượng cá lóc cao nhất lần lượt là 688;.
- Trong mùa khô có đến 6 loại ngư cụ không được sử dụng để khai thác thủy sản, hay chỉ khai thác để phục vụ nhu cầu thực phẩm trong gia đình với sản lượng không đáng kể.
- Cào điện trên sông và kênh/rạch (2.930 kg/hộ/vụ), lưới rê trên kênh/rạch (1.500 kg/hộ/vụ) và bẫy rập trên sông (1.130 kg/hộ/vụ) là 3 loại ngư cụ khai thác được sản lượng thủy sản nhiều nhất, tuy nhiên tỷ lệ cá lóc khai thác được chỉ chiếm từ 0,82 đến 1,55%.
- Các ngư cụ còn lại khai thác thủy sản trong mùa khô với sản lượng thấp, được trình bày ở Bảng 3..
- Bảng 3: Sản lượng và tỷ lệ cá lóc trong khai thác (Đvt: kg/hộ/vụ) Ngư cụ.
- cá lóc Min-Max Tỷ lệ.
- cá lóc.
- Lợp cá lóc .
- 3.6 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận từ nghề khai thác.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có 56,7% thu nhập của người dân phụ thuộc vào nghề khai thác thủy sản.
- Trong các nhóm nghề thì nghề khai thác thủy sản và làm thuê chiếm tỷ lệ cao nhất là 47% số hộ và phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác là 16% số hộ, thấp hơn so với nghiên cứu của Võ Hồng Tú (2012) là 35%, đây là nhóm hộ có điều kiện khó khăn nhất do phụ thuộc người thuê lao động và mùa vụ khai thác thủy sản.
- Càng khó khăn hơn khi sản lượng thủy sản tự nhiên ngày càng suy giảm từ 70-80 trong 10 năm gần đây (http://nongnghiep.vn, 2013).Các hộ khai thác còn lại cuộc sống có phần cải thiện hơn khi có thêm thu nhập từ kết hợp với làm ruộng (18.
- Chi phí khai thác thủy sản khác nhau tùy thuộc vào loại ngư cụ khai thác, ở huyện Châu Thành và An Phú có chi phí đầu tư cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 2 huyện còn lại (p<0,05) là do phần lớn các hộ khai thác sử dụng ngư cụ là cào điện và đóng đáy.
- Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ các hộ khai thác khác biệt không đáng kể (p>0,05),.
- do khu vực khai thác khác nhau và sản lượng khai thác ngày càng giảm nên lợi nhuận thu được trong nghiên cứu bình quân chỉ ở mức 11,6 tr.đồng/hộ/năm thấp hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền (2010b) là 13,6 tr.đồng/hộ/năm..
- Tịnh Biên là huyện có chi phí khai thác thấp nhất chỉ chiếm 2,56 triệu/năm nên lợi nhuận thu được từ khai thác của huyện cao hơn so với các huyện còn lại.
- Kết quả khảo sát 10 hộ dân trên địa bàn huyện An Phú sang Campuchia khai thác mùa mưa với sản lượng bình quân 466 ± 392 kg/hộ/năm, chi phí đấu thầu khai thác và lợi nhuận lần lượt là 14 và tr.đồng/hộ/năm, cao hơn so với người dân khai thác trong huyện..
- Bảng 4: Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của ngư dân khai thác.
- khai thác (2) Thu nhập từ.
- khai thác Lợi nhuận.
- khai thác (1) Tỷ suất lợi nhuận (1)/(2) C.Mới (n= 20) 2,91 a a a ab C.Thành (n= 30) 11,2 b b a a (0,5-4,3) A.Phú (n= 20) 9,52 ab b a a T.Biên (n= 30) 2,56 a ab a b T.Vùng (N Ghi chú: Các giá trị trên cùng 1 cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Độ tuổi của ngư dân khai thác tương đối trẻ, cùng với kinh nghiệm khai thác chủ yếu nhỏ hơn 10 năm..
- Có 14 loại ngư cụ (5 ngư cụ cấm khai thác là xuyệt điện, cào điện, dớn, chài điện và lưới kéo điện) có thể khai thác được cá lóc đen.
- Mùa mưa chủ yếu khai thác trên ruộng và mùa khô khai thác trên sông và kênh/rạch..
- Kích cỡ các lóc đen khai thác được chủ yếu từ 0,2-0,3 kg/con.
- Mùa mưa kích cỡ cá khai thác được đa dạng hơn mùa khô và mỗi loại ngư cụ khác nhau thì khai thác được cá ở kích cỡ khác nhau..
- Sản lượng và tỷ lệ cá lóc đen khai thác được trong mùa mưa cao hơn mùa khô.
- Các ngư cụ khai thác được nhiều cá lóc nhất trong mùa mưa là lợp cá lóc, kéo côn và giăng câu và trong mùa khô là cào điện và bẫy rập..
- Có đến 47% người dân sống phụ thuộc vào nghề khai thác &.
- làm thuê và 16% người dân sống phụ thuộc hoàn toàn vào nghề khai thác.
- Lợi nhuận từ khai thác bình quân là 11,6 tr.đồng/hộ/năm, với tỷ suất lợi nhuận là 1,77 lần..
- Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra và xử lý các vi phạm trong khai thác thủy sản, đặc biệt cần có quy định sử dụng ngư cụ bẫy rập..
- Báo cáo tình hình khai thác nguồn lợi thủy sản của tỉnh An Giang..
- Phân tích sinh kế của nông hộ khai thác thủy sản mùa lũ ở Cần Thơ.
- Vai trò của các hoạt động khai thác thủy sản đối với hộ dân vùng lũ của Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hiện trạng khai thác thủy sản và nhận thức của người dân về chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở ấp Bình An – Thạnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh Trung huyện Châu Phú, tỉnh An Giang