« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiện trạng và giải pháp nâng cao ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học của giáo viên - Nghiên cứu tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN - NGHIÊN CỨU TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Lê Trần Thanh Liêm.
- Giáo viên tiểu học, hoạt động dạy học, thành phố Cần Thơ, trường tiểu học, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động giảng dạy của giáo viên (GV) tiểu học, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng tại một số trường tiểu học ở thành phố Cần Thơ.
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi và phương pháp cho điểm đã được sử dụng.
- Theo kết quả nghiên cứu, hiệu quả ứng dụng mô hình phụ thuộc vào hai yếu tố bao gồm: kỹ năng sử dụng các phần mềm nâng cao và quan điểm của GV về việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Hiện trạng và giải pháp nâng cao ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học của giáo viên - Nghiên cứu tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Điều này giống như cách người thợ mộc sử dụng cưa, búa, vít và mỏ lết để giúp tạo ra các sản phẩm.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học..
- Tổng hợp những vấn đề nêu trên, nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở bậc tiểu học, dựa trên cơ sở phân tích hiện trạng, xác định các yếu tố tác động và đề xuất các giải pháp là vô cùng quan trọng..
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học đã được sử dụng với mẫu phiếu phỏng vấn được chuẩn bị sẵn..
- Tất cả 60 GV tham gia nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản là có trực tiếp tham gia giảng dạy môn học và phải có ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy.
- Tính năng thống kê mô tả, tần suất xuất hiện đã được sử dụng khi phân tích các thuộc tính của các đối tượng nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, phương pháp phân tích hồi quy nhị phân đã được sử dụng nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV ở bậc tiểu học và trên địa bàn TP Cần Thơ (biến phụ thuộc Y).
- Kết quả xác định biến nghiên cứu chi tiết như sau: kỹ năng sử dụng phần mềm cơ bản, kỹ năng sử dụng phần mềm nâng cao, sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu, sự hỗ trợ của đồng nghiệp, điều kiện tiếp cận thiết bị của nhà Trường, điều kiện tiếp cận thiết bị của cá nhân/gia đình/đồng nghiệp/bạn bè, quan điểm của GV đã được kế thừa (Nguyễn Văn Nghiêm, 2013).
- Tuy nhiên, dựa vào kết quả kiểm định hệ số tương quan Pearson, nghiên cứu sẽ tiến hành loại các yếu tố không có tương quan với hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học (Mục 3.2.1) trước khi phân tích tương quan hồi quy bằng mô hình hồi quy nhị phân (Mục 3.2.2).
- Theo Phạm Xuân Sơn (2017), trong lĩnh vực giáo dục, có thể hiểu năng lực sử dụng CNTT là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân đó thực hiện mức độ thành thạo khi sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện.
- đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên CNTT trong hoạt động dạy học, đảm bảo hoạt động dạy học đạt kết quả cao.
- Năng lực sử dụng CNTT bao gồm nhiều yếu tố, song các yếu tố cốt lõi của năng lực này là tri thức cơ bản về CNTT, kỹ năng sử dụng CNTT và hệ thống các giá trị, thái độ tích cực của cá nhân.
- Trong đó yếu tố hệ thống các kỹ năng sử dụng CNTT là yếu tố trung tâm..
- Khi đánh giá vai trò của CNTT và truyền thông trong quá trình dạy và học ở bậc Tiểu học và Trung học Cơ sở, Albert and Mercedes (2010) đã sử dụng 12 cấp độ bao gồm: sự thu nhận kiến thức, cải thiện hiểu biết, khả năng ứng dụng, chiến lược phân tích, quá trình tổng hợp, quá trình đánh giá, tăng cường sự chú ý, sự phản hồi, chiến lược đánh giá, kế hoạch tổ chức, kỹ năng nhận thức, biểu hiện – kết nối.
- Hiện trạng ứng dụng CNTT trong các hoạt động khác nhau của GV (Chưa bao giờ.
- Kỹ năng sử dụng phần mềm nâng cao (Chưa biết.
- Đã biết nhưng chưa sử dụng.
- Quan điểm của GV về ứng dụng CNTT trong dạy học (Rất không đồng ý.
- Phương pháp cho điểm theo thang đo từ 0 đến 10 (đơn vị chia nhỏ nhất là 0,5) đã được sử dụng để đánh giá các đề xuất giải pháp từ GV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ứng dụng CNTT trong nghiên cứu..
- vào hiện trạng ứng dụng phương tiện CNTT trong một số hoạt động dạy học của GV.
- Hiện trạng ứng dụng CNTT trong dạy học được sử dụng thang đo năm mức độ và thống kê theo tỉ lệ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động ứng dụng CNTT trong giảng dạy được xác định thông qua mô hình hồi quy nhị phân..
- Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học được tính theo điểm trung bình và sai số chuẩn (SE) từ đánh giá của GV theo phương pháp cho điểm..
- 3.1 Hiện trạng ứng dụng CNTT trong dạy học Một quy trình ứng dụng CNTT của GV từ chuẩn bị bài giảng, soạn bài giảng, sử dụng bài giảng và lưu trữ, chia sẻ bài giảng hoặc dữ liệu đã được đánh giá trong nghiên cứu này.
- Đầu tiên, GV lựa chọn những nội dung có thể ứng dụng CNTT trong giảng dạy và mức độ ứng dụng phù hợp như: trình chiếu hình ảnh, video hay các mini game.
- khuyến khích sử dụng bản quyền hoặc được sự đồng ý của tác giả tác phẩm).
- Dựa trên kết quả này, GV thiết kế nội dung ứng dụng CNTT thông qua chỉnh sửa, biên tập hình ảnh, thiết kế video, hay tạo các mini game.
- Bảng 1: Hiện trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV tiểu học trên địa bàn TP.
- 4 Sử dụng bài giảng điện tử .
- Bảng 1 cho thấy, tất cả GV đều có thể tra cứu thông tin tư liệu, soạn và sử dụng bài giảng điện tử, chia sẻ tài liệu.
- GV cũng cho rằng, mặc dù đã được tập huấn kỹ năng sử dụng nhưng việc không thường xuyên hoặc không nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết đã dẫn đến việc họ không còn tiếp tục sử dụng.
- Mức độ ứng dụng từ 1 – 2 lần/Học kỳ chiếm tỉ lệ cao (51,7%) ở hoạt động chia sẻ tài liệu trên các website/e- learning/email.
- 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học.
- 3.2.1 Kiểm định các biến sử dụng trong nghiên cứu.
- Tương quan giữa biến Y và các biến kỹ năng sử dụng phần mềm nâng cao, quan điểm của GV, điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân/gia đình/đồng nghiệp/bạn bè, sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh đều có hệ số Sig.
- Tương quan giữa biến Y và các biến kỹ năng sử dụng phần mềm cơ bản, điều kiện tiếp cận thiết bị của trường, sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu, sự hỗ trợ của đồng nghiệp đều có hệ số Sig.
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình Binary logistic nhằm xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV tiểu học ở TP Cần Thơ với mô hình giả định, mô tả các biến được sử dụng (Bảng 2), kết quả kiểm định các biến độc lập (Bảng 3) và tính chính xác của mô hình (Bảng 4)..
- Bảng 2: Mô tả biến được sử dụng trong mô hình.
- X 1 Kỹ năng sử dụng phần mềm nâng cao (1 = có, 0 = không).
- Kỹ năng sử dụng phần mềm nâng cao Thái độ của GV đối với việc ứng dụng CNTT.
- Mô hình hồi quy Binary logistic được sử dụng đã cho thấy chỉ số -2loglikelihood là 21,259 và đây là chỉ số thích hợp, khẳng định tính chắc chắn của mô hình.
- Các kết quả kiểm định thống kê này cho thấy tính chắc chắn của mô hình hồi quy tương quan logistic được sử dụng trong phân tích..
- Bảng 4 cho thấy tỷ lệ dự đoán của mô hình đạt 95,0%, có thể giúp kết luận mô hình hồi quy tương quan logistic sử dụng trong nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp..
- Kỹ năng sử dụng phần mềm nâng cao và quan điểm của GV đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học có tác động cùng xu hướng với biến phụ thuộc Y.
- Thứ nhất, đối với các kỹ năng sử dụng phần mềm nâng cao, kết quả đã cho thấy nếu kỹ năng này của GV được cải thiện thì hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học của họ sẽ được tăng cường.
- Kỹ năng sử dụng phần mềm nâng cao trong nghiên cứu này có thể được hiểu như sau: Trong việc tìm kiếm thông tin, GV sử dụng công cụ tìm kiếm nâng cao để tìm chính xác nhất dữ liệu mình cần hoặc giới hạn tối đa các kết quả tìm kiếm từ Google.
- Đối với việc sử dụng bài giảng điện tử, bên cạnh Powerpoint, GV còn có thể sử dụng thêm Violet, Adobe presenter, iSpring, Lecturer Marker hoặc tương tự.
- Để nâng cao hiệu quả chỉnh sửa ảnh GV có sử dụng các phần mềm như: Photoshop, Picasa, Photoplus, Irfanview hoặc tương tự.
- Trong thiết kế video các phần mềm như: VivaVideo, Proshow Producer, Movie Maker hoặc tương tự được sử dụng.
- Đối với đồ họa hoạt hình có thể sử dụng các công cụ như: Anime Studio Pro, Scratch, Flip Boom Doodle, Toon Boom Digital Pro, Stickman hoặc tương tự.
- Hình 1: Kỹ năng sử dụng phần mềm nâng cao của GV Từ các kết quả trên, nghiên cứu đề xuất Ban.
- Giám hiệu các Trường có thể ứng dụng các giải pháp.
- phù hợp đối với từng nội dung, giao trách nhiệm cho GV chuyên trách tin học hoặc GV kiêm nhiệm CNTT tìm hiểu và chia sẻ, hướng dẫn sử dụng cho.
- Đặc biệt, Nhà trường nên phát huy vai trò của lực lượng GV “Rất thành thạo” trong sử dụng các ứng dụng để chia sẻ, hướng dẫn lại cho các GV “Chưa biết”, “Đã biết nhưng chưa sử dụng” và “Chưa thành thạo” thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn cho GV.
- Bên cạnh đó, Nhà trường cũng nên khuyến khích GV tự học tập nâng cao trình độ sử dụng CNTT bằng cách chủ động tham gia các khóa tập huấn, khóa học ngắn hạn và các khóa học trực tuyến.
- Thứ hai, về thái độ của GV, hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học càng được nâng cao đối với các GV đánh giá cao và phát huy vai trò của công cụ này.
- nhận định cụ thể trong việc ứng dụng CNTT như:.
- Thực tế nghiên cứu đã cho thấy, một bộ phận GV lớn tuổi chưa tích cực ứng dụng CNTT, đặc biệt là các phần mềm nâng cao và chỉ dừng lại ở thiết kế bài giảng điện tử bằng Powerpoint, lồng ghép hình ảnh và trình chiếu video.
- Có thể thấy rằng, việc tập huấn ứng dụng các công cụ hiện nay ở các trường còn khá hạn chế trong việc phát triển kỹ năng thực hành, ứng dụng và chỉ mới dừng lại ở mục tiêu giới thiệu phần mềm, hướng dẫn sử dụng.
- Kết quả chi tiết về quan điểm của GV về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy được thể hiện qua Bảng 5..
- Bảng 5: Quan điểm về việc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV.
- Ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thực sự cần thiết Ứng dụng CNTT làm giáo viên gặp nhiều khó khăn hơn CNTT giúp diễn giải, mô phỏng những nội dung phức tạp trở nên đơn.
- Việc ứng dụng CNTT giúp nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên CNTT cung cấp nhiều tài nguyên tài liệu và công cụ dạy học Ứng dụng CNTT giúp thu thập thông tin cần thiết nhanh và chính xác hơn Ứng dụng CNTT giúp đạt được hiệu quả công việc cao hơn Ứng dụng CNTT giúp giáo viên phát huy sự sáng tạo của bản thân Ghi chú: Mức độ 1: Rất không đồng ý Mức độ 2: Không đồng ý.
- điểm cho rằng ứng dụng CNTT là chưa cần thiết trong giai đoạn hiện nay hoặc nếu ứng dụng sẽ gây khó khăn cho GV đã bị phản bác với tỷ lệ ưu thế GV lựa chọn phương án trả lời “Rất không đồng ý” và.
- Tuy nhiên, tồn tại một tỉ lệ nhỏ GV phân vân chưa nhận định được việc ứng dụng CNTT có thực sự mang lại thuận lợi hay gây ra khó khăn trong quá trình giảng dạy.
- Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu của Tezci (2010) khi nghiên cứu về quan điểm của GV đối với việc ứng dụng CNTT.
- Trong đó, với 15 quan điểm và thang đo 5 mức độ, quan điểm hài lòng khi xem máy tính là một công cụ dạy và học được đánh giá cao nhất kế đến là việc sử dụng máy tính trong giảng dạy khiến GV bị áp lực .
- Trọng tâm của giải pháp nhằm kết hợp việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và thiết thực giúp GV cải thiện, nâng cao năng lực sử dụng CNTT của bản thân..
- Wajszczyk (2014) cũng đã cho rằng, một trong những chướng ngại quan trọng nhất của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nền kinh tế của chính quyền và các trường không thể trang bị hạ tầng công nghệ như mong đợi.
- Mặc dù vậy, GV luôn cố gắng sử dụng cơ sở công nghệ và các hỗ trợ sẵn có của trường.
- 3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Bên cạnh việc ứng dụng mô hình toán học để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động dạy học, nghiên cứu cũng tiến hành phân tích các đề xuất giải pháp thông qua hoạt động đánh giá từ GV trực tiếp tham gia giảng dạy bằng phương pháp cho điểm.
- Kết quả được thể hiện qua Bảng 6 Bảng 6: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Mỗi phòng học nên được trang bị hệ thống trình chiếu và âm thanh 8,36 0,28 Nhà trường thường xuyên tập huấn các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ giảng dạy.
- Hình thành các nhóm GV theo lĩnh vực chuyên môn ứng dụng CNTT 7,86 0,21.
- Biên soạn và phát hành tài liệu phục vụ ứng dụng CNTT 7,05 0,24.
- Một số GV cho rằng, máy tính cá nhân là rất cần thiết để phục vụ giảng dạy ứng dụng CNTT hiệu quả hơn.
- Thứ hai, để thuận tiện cho việc giảng dạy các nội dung có thể ứng dụng CNTT đòi hỏi các phòng học phải có các thiết bị hỗ trợ cần thiết như hệ thống trình chiếu kèm âm thanh.
- GV có thể chỉ cần chuẩn bị bài giảng ở nhà, chép vào thiết bị lưu trữ và sử dụng hệ thống tại các phòng học để trình chiếu.
- Thứ ba, GV cũng đánh giá cao đề xuất nên tập huấn sử dụng các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ giảng dạy và các kỹ năng khác như: thiết kế video, chỉnh sửa ảnh.
- Thứ năm, nhà trường nên hình thành các nhóm GV theo lĩnh vực chuyên môn ứng dụng CNTT để tìm hiểu các ứng dụng hỗ trợ dạy học và chia sẻ thông tin dưới dạng các báo cáo học thuật, được tính.
- Thứ sáu, Ban Giám hiệu các Trường có chính sách khen thưởng cho GV có thành tích tốt/sáng kiến hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
- chia sẻ tài liệu, phần mềm/ứng dụng có bản quyền, thiết bị, tài chính.
- Cuối cùng, Nhà trường định kỳ phát hành các tài liệu biên soạn từ các Tổ chuyên môn hoặc quy mô toàn Trường về hướng dẫn chi tiết đối với các ứng dụng đang sử dụng, ứng dụng chuẩn bị được đưa vào sử dụng hoặc các ứng dụng tốt cho GV tự nghiên cứu.
- Khi gặp những khó khăn trong quá trình sử dụng ứng dụng, GV có thể tra cứu trong tài liệu này để tự khắc phục hoặc tham khảo trước khi tiếp cận sự hỗ trợ từ đồng nghiệp hay chuyên viên phụ trách..
- Ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy là một trong những giải pháp nhằm thiết thực nâng cao hiệu quả dạy học.
- GV tiểu học trên địa bàn TP Cần Thơ ứng dụng thường xuyên CNTT trong các hoạt động bao gồm: Tra cứu thông tin/tư liệu.
- Soạn và sử dụng bài giảng điện tử.
- Trong phạm vi nghiên cứu, thông qua mô hình phân tích tương quan hồi quy, hai yếu tố kỹ năng sử dụng phần mềm nâng cao và thái độ của GV đối với việc ứng dụng CNTT trọng dạy học có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động giáo dục này.
- Dựa vào kết quả từ nghiên cứu này, để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV, cơ quan quản lý giáo dục và Ban Giám hiệu các trường cần tăng cường, hoàn thiện kỹ năng sử dụng các phần mềm nâng cao cho GV.
- Trọng tâm, nhằm kết hợp việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và thiết thực giúp GV cải thiện, nâng cao năng lực sử dụng CNTT của bản thân.
- Về kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT trong tương lai, Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất/trang thiết bị, nâng cao đội ngũ nhân lực, thu hút nguồn lực xã hội và chuẩn hóa tài liệu ứng dụng CNTT trong toàn trường..
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước).
- Bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục