« Home « Kết quả tìm kiếm

Học tiếng Hán bắt đầu từ việc lý giải ý nghĩa văn hoá của những lời chào thông dụng nhất


Tóm tắt Xem thử

- văn hoá của những lời chào thông dụng nhất.
- Học ngoại ngữ là quá trình tiếp thu một ngôn ngữ thứ hai trên nền tảng hoàn thiện của tư duy ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cội nguồn văn hóa cùng với các đặc điểm tâm lý, nhân sinh quan và quan niệm giá trị riêng mang tính dân tộc ở người học.
- Trong quá trình đó, kiến thức về văn hóa của dân tộc bản ngữ với những hàm ý sâu sắc chứa đựng trong ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng, giúp người học lý giải, thể nghiệm và sử dụng một cách tự nhiên và sinh động ngoại ngữ được học như một công cụ giao tiếp.
- Từ góc độ khởi nguồn lịch sử, trên cơ sở cứ liệu là ngôn ngữ chào hỏi, chính xác hơn là từ những lời chào thông dụng nhất của tiếng Hán, bài viết khai thác và giới thiệu một số nội dung chính.
- Đặc trưng văn hóa và quan niệm giá trị Nho gia thể hiện qua ngôn ngữ xưng hô trong lời chào của tiếng Hán.
- Nguồn gốc lịch sử và tư duy văn hóa của dân tộc Trung Hoa phản ánh qua hai lời chào thông dụng nhất “Anh/chị có khỏe không?” và “Đã ăn chưa.
- Tương quan văn hóa Việt - Hoa và học tiếng Hán bắt đầu từ những câu chào đơn giản của người học Việt Nam.
- Từ khóa: Lời chào, đặc trưng văn hóa, văn hóa chào hỏi.
- giao thoa văn hóa.
- Đặt vấn đề * Trong quan hệ tiếp xúc giữa con người với con người, ở bất kỳ nơi nào, với tập quán giao tiếp của bất cứ dân tộc nào thì nghi thức giao tiếp đầu tiên bao giờ cũng bắt đầu bằng lời chào.
- Đó là những khuôn mẫu lời nói nhất định, để biểu thị tình cảm thân thiện, thái độ lịch thiệp và tôn trọng lẫn nhau, hoặc để thiết lập, củng cố và duy trì sự tiếp xúc theo chiều hướng tốt đẹp, dễ chịu, đạt hiệu quả giao tiếp mong muốn.
- Lời chào ở mọi nơi, mọi lúc đều được đặc biệt coi trọng bởi nó quyết định chiều hướng thành công hay tan vỡ, gián đoạn của tất cả các cuộc tiếp xúc..
- Nội hàm ‎‎ý nghĩa của lời chào mang tính phổ quát đối với tất cả mọi tộc người với mọi ngôn ngữ.
- Tuy nhiên, ý nghĩa phổ quát của lời chào lại được thể hiện ra dưới các hình thức ngôn ngữ không giống nhau, thậm chí hoàn toàn khác nhau.
- Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia khác nhau có bối cảnh văn hoá, khởi nguồn lịch sử và và khu vực cư trú khác nhau nên tất yếu có sự khác biệt rõ rệt về tập quán sinh hoạt và giao tiếp, về phương thức chào hỏi và hình thức lời chào, đó là sự khác biệt về văn hóa.
- Với người Việt Nam học tiếng Hán, sự hiểu biết thấu đáo về tầng sâu văn hóa hàm chứa trong những lời chào thông dụng nhất chắc chắn giúp cho người học tâm đắc được sâu sắc hơn phần “ý tại ngôn ngoại” với sắc thái tình cảm riêng của các lời chào để có thể sử dụng được chúng một cách đắc dụng nhất, sống động và “có hồn” nhất.
- Từ góc độ khởi nguồn lịch sử, bài viết này sẽ khai thác và giới thiệu thêm ý nghĩa và đặc trưng văn hóa lịch sử của lời chào trong tiếng Hán, đặt chúng vào mối tương quan với tiếng Việt và văn hóa Việt - bối cảnh văn hóa chi phối tư duy, ý thức của người học Việt Nam trong toàn bộ quá trình học tiếng Hán..
- Đặc trưng văn hoá của lời chào trong tiếng Hán 2.1.
- Lời chào - nhân tố xúc tác khởi động tiếp xúc phản ánh nét đặc thù văn hóa dân tộc Như trong tất cả mọi ngôn ngữ, lời chào trong tiếng Hán có chức năng chuyên biệt của nó so với các kiểu loại lời nói khác.
- Nét chính yếu nhất trong chức năng của lời chào là “khởi động và định hướng giao tiếp”.
- Tuy nhiên, khởi động như thế nào và định hướng ra sao để hoàn thành được sứ mệnh của lời chào thì trong mỗi ngôn ngữ có cách thức thể hiện khác nhau.
- Sự khác nhau đó bắt nguồn từ cội rễ sâu xa là văn hóa dân tộc.
- Bản thân lời chào là đơn vị lời nói - hình thức biểu hiện của ngôn ngữ, mà ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải và phản ánh văn hóa.
- Do vậy, lời chào trong mọi ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Hán nói riêng tất yếu là mặt gương phản chiếu, phản ánh đặc trưng văn hóa của dân tộc Hán, hay nói một cách sát thực hơn, phản ánh văn hóa chào hỏi của Trung Quốc.
- Chào hỏi là khi con người thể hiện năng lực giao tiếp văn hóa của bản thân mình.
- Năng lực đó được hình thành và phát triển trên nền tảng của bối cảnh văn hóa dân tộc, là đặc điểm tâm lý và tính cách dân tộc… Giữa các bên tham gia giao tiếp, nếu có cùng một “phông văn hóa dân tộc” thì không có sự xung đột về văn hóa, chỉ có sự khác nhau về năng lực giao tiếp văn hóa cao hay thấp mà thôi [1].
- Khi cuộc giao tiếp được khởi động bằng một lời “nói ngọt.
- một lời chào lịch sự, đúng thể thức thì chức năng khởi động, định hướng của lời chào đó lập tức phát huy được tác dụng tối đa, còn ngược lại thì sẽ là một kết cục phản tác dụng.
- Nếu giữa các bên tham gia giao tiếp khác nhau về bối cảnh văn hóa dân tộc thì quá trình giao tiếp được gọi là giao tiếp xuyên văn hóa.
- Quá trình giao tiếp này luôn luôn tồn tại đồng thời hiện tượng giao thoa văn hóa và hiện tượng xung đột văn hóa.
- Sự thông hiểu lẫn nhau về văn hóa giao tiếp giữa các bên càng nhiều bao nhiêu thì xung đột văn hóa càng giảm nhẹ bấy nhiêu [2]..
- Với tất cả người học tiếng Hán như một ngoại ngữ, muốn vượt qua được trở ngại về ngôn ngữ để giao tiếp tự nhiên được với người Hoa, thì điều kiện trước tiên và tối thiểu là phải biết chào hỏi đúng thể thức, phù hợp với tập quán giao tiếp của dân tộc Trung Hoa.
- Yếu tố chi phối tính phù hợp hay không phù hợp của từng lời chào trong mỗi tình huống tiếp xúc cụ thể đó, chính là những nét đặc trưng về văn hóa chào hỏi của Trung Quốc.
- Tuy nhiên, cần nói rõ, những nét đặc trưng văn hóa chủ yếu thể hiện trong lời chào của tiếng Hán được đề cập và bàn luận ở đây không có nghĩa là chỉ có thể tìm thấy trong văn hóa Trung Quốc, càng không có nghĩa là chỉ có người Trung Quốc mới có những quan niệm giá trị hay tài sản văn hóa tinh thần như vậy.
- Bởi vì văn hóa ngoài tính dân tộc còn có tính khu vực.
- Với người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, khi tiếp xúc với văn hoá và ngôn ngữ chào hỏi của tiếng Hán chắc chắn sẽ có cảm giác dường như đang gặp lại đâu đó “bóng dáng” phảng phất của truyền thống văn hóa dân tộc mình.
- Một số đặc trưng văn hóa cơ bản của lời chào trong tiếng Hán 2.2.1 Xưng hô trong lời chào - nét khúc xạ phản ánh văn hóa Nho giáo và quan niệm giá trị của dân tộc Trung Hoa Ai cũng biết, xưng hô luôn luôn là tâm điểm chú ý đầu tiên trong giao tiếp ngôn ngữ, mà tác nhân "mở màn" của mọi cuộc tiếp xúc là lời chào, trong đó rất ít khi thiếu vắng từ ngữ xưng hô.
- Vì vậy mà xưng hô trở nên có vị trí "tâm điểm của tâm điểm" trong mọi cảnh huống tiếp xúc ngôn ngữ, và lời chào của tiếng Hán cũng không phải là ngoại lệ [3]..
- Văn hóa Trung Hoa chịu ảnh hưởng sâu sắc của hình thái kinh tế nông nghiệp và văn hóa làng xã.
- Triết lý ứng xử của văn hóa Nho gia là “kỷ dục đạt nhi đạt nhân” (己欲立而立人,己欲达而达人- bản thân mình có những nhu cầu mong muốn được thỏa mãn, hãy suy ra người khác cũng có những nhu cầu cần được thỏa mãn như vậy) [4].
- Ai cũng muốn được người khác tôn trọng, vì vậy người ta hiểu rằng cần phải biết tôn trọng và đề cao người khác, trước tiên bắt đầu từ lời chào hỏi thân thiện, từ lối xưng hô lịch thiệp và trang trọng sao cho đúng với danh phận, vị thế của người nói, cho phù hợp, thoả đáng với quan hệ song phương giữa người nói và người nghe.
- Trong văn hoá giao tiếp và quan niệm giá trị của Trung Hoa, đức khiêm tốn theo kiểu “卑己而尊人,贬己尊人” ;“自谦尊人” (ti kỷ nhi tôn nhân,biếm kỷ tôn nhân.
- Trong lời chào tiếng Hán, nét đặc trưng văn hóa nổi bật thể hiện tập trung nhất ở tập quán xưng hô theo một nguyên tắc lịch sự truyền thống lâu đời “xưng khiêm hô tôn”: hạ thấp mình, đề cao và tôn xưng đối tượng giao tiếp.
- Trong tiếng Hán hiện đại, lời chào hỏi thường được mở đầu bằng từ ngữ xưng hô chỉ chức danh, nghề nghiệp, nhất là khi chào hỏi trong giao tiếp công vụ, như hiệu trưởng Vương (王校长), chủ nhiệm Trương (张主任), bác sĩ Lý (李大夫), thày giáo Triệu (赵老师)…Tập quán này phản ánh quan niệm đẳng cấp của người Trung Quốc xưa và quan niệm giá trị của người Trung Quốc hiện đại, chuộng cách xưng hô với địa vị giá trị cao.
- Xưng hô trong chào hỏi bằng từ chỉ chức danh, nghề nghiệp là cách biểu thị sự tôn vinh giá trị của đối tượng giao tiếp, là đặc trưng của văn hóa giao tiếp “biếm kỷ tôn nhân.
- Đó là cách gọi chức danh cấp phó thành trưởng khi tiếp xúc trực tiếp (ví dụ: khi chào hỏi trực tiếp phải gọi phó hiệu trưởng họ Trần là hiệu trưởng Trần, phó trưởng phòng họ Cao phải được gọi là trưởng phòng Cao…) Trong lời chào, xưng hô thể hiện rõ tình cảm, thái độ và cả ý đồ giao tiếp của chủ thể giao tiếp [8].
- Do vậy, có những lúc các bên tham gia giao tiếp trở nên lúng túng hoặc khó xử khi chào hỏi, thường là vì vấp phải khó khăn không biết xưng hô thế nào cho khỏi thất lễ.
- Chào bằng câu hỏi - nét đặc thù trong ngôn ngữ chào hỏi tiếng Hán Một thực tế giao tiếp sống động cho thấy, xưa nay đại bộ phận lời chào của tiếng Hán có nội dung thăm hỏi.
- và, vì thế tuyệt đại bộ phận lời chào được sử dụng dưới hình thức câu hỏi.
- Nét đặc trưng “chào - hỏi” này có cội nguồn văn hóa, lịch sử xã hội sâu xa, bởi bối cảnh lịch sử và xã hội của một dân tộc là vườn ươm của ngôn ngữ chào hỏi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ấy.
- Chẳng hạn, những ai quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu về ngôn ngữ chào hỏi của tiếng Hán đều biết, có một câu chào của miệng “吃了吗?”(Đã ăn chưa.
- mà cho đến hôm nay - khi mà xã hội và toàn dân Trung Quốc đã vượt xa mục tiêu phấn đấu cho một cuộc sống “cơm no áo ấm”, phần đông dân chúng đã và đang có cuộc sống sung túc “ăn ngon mặc đẹp” thì không ít học giả Trung Quốc vẫn đang bàn về nguồn gốc của câu chào này, vì nó liên quan đến đặc trưng văn hóa chào hỏi của một dân tộc.
- Thiết tưởng, bằng việc đi sâu tìm hiểu nguồn gốc văn hóa của hai lời chào thông dụng tiêu biểu này, có thể lý giải sâu sắc hơn đặc trưng văn hóa và hàm ý sâu xa của lời chào tiếng Hán.
- Nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa văn hóa của hai câu chào “Anh/chị có khỏe không.
- Vì sao“吃了吗?” (Đã ăn chưa?) lại trở thành câu chào cửa miệng của người Trung Quốc? Theo nhiều học giả Trung quốc thì câu chào này ra đời với hai lí do liên quan đến lịch sử xã hội và văn hóa của dân tộc Trung Hoa.
- Và “吃了吗?” (Đã ăn chưa?) mặc nhiên trở thành lời chào thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của nhau giữa mọi người, mang ý nghĩa xã hội và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
- Từ một góc nhìn khác về văn hóa giao tiếp của dân tộc Trung Hoa, một số học giả phân tích: Trung Quốc là một đất nước có truyền thống văn hóa ẩm thực lâu đời và phong phú.
- “Ăn”cùng với sự thể hiện thịnh tình của chủ với khách và những câu chuyện tình cảm, chuyện làm ăn xung quanh bàn ăn cũng là một đặc trưng của văn hoá ẩm thực, đồng thời cũng là một phương thức giao tiếp quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc.
- Từ ngàn xưa, từ buổi bình minh của văn hóa nhân văn trên đất nước này, trong Chu lễ (周礼) đã biết đến “以饮食之吉礼亲宗族兄弟,以飨燕之礼亲四方宾客…”(dĩ ẩm thực chi cát lễ thân tông tộc huynh đệ, dĩ hưởng yến chi lễ thân tứ phương tân khách…: biện lễ mâm cao cỗ đầy để thù tiếp anh em trong gia tộc, đãi đằng yến tiệc để kết thân bầu bạn khách khứa bốn phương).
- Văn hóa ẩm thực đã đi vào tình cảm của người Trung Quốc như thế.
- Và, vì lẽ đó, lời chào “Đã ăn chưa?” mang ý nghĩa biểu đạt tình cảm gắn bó, gần gũi, thể hiện mối quan tâm lẫn nhau của người Trung Quốc xưa nay.
- Về giá trị sử dụng, ngữ nghĩa của câu hỏi này khi được dùng làm lời chào đã “hư hoá” đi nhiều, nhường chỗ cho ý nghĩa ngữ dụng thể hiện tính chân tình và sự quan tâm của chủ thể giao tiếp đối với đối tượng giao tiếp, “hỏi để mà hỏi” hỏi chỉ để chào, không quan tâm và cũng không nhất thiết cần biết rõ câu trả lời của đối tượng giao tiếp [7].
- và trong nhịp sống khẩn trương hối hả của con người hiện đại, ý nghĩa văn hóa và nhân văn của câu hỏi “Đã ăn chưa?” cũng dần dần mờ nhạt, vì nó không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tế và cách sống của con người nữa.
- Hiện tại, trong quan hệ giao tiếp xã hội (có khi bao gồm cả trong gia đình), tần suất sử dụng cao nhất trong các lời chào không còn là câu hỏi “Đã ăn chưa?” nữa mà là chào hỏi về công việc - về sự bận rộn hàng ngày.
- Cùng với sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, trong tiếng Hán hiện đại dần dần xuất hiện các kiểu lời chào mang sắc thái của văn hóa phương Tây, như: 早!(Chào buổi sáng.
- Lời chào “你身体好吗?” (Anh/chị có khỏe không?) bắt nguồn từ đâu? Với nhiều người phương Tây học tiếng Hán, câu chào “你身体好吗?” thoạt tiên hơi khó lí giải.
- Song, ít người nước ngoài biết để mà hứng thú được với việc ngược dòng lịch sử của Trung Quốc để đến với nguồn gốc và diễn biến lịch sử của lời chào này.
- Từ thời thượng cổ xa xưa, trước khi có văn tự ghi chép trong lịch sử Trung Quốc, con người đã có ngôn ngữ giao tiếp và khi gặp mặt, người ta thường hỏi thăm nhau bằng câu “无它乎?”(vô tha hồ.
- Câu hỏi “Vô tha hồ?” được coi là lời chào cổ nhất và xuất hiện sớm nhất của người Trung Quốc.
- Nguồn gốc của lời chào hỏi này xuất phát từ cuộc sống thực tế của con người Trung Quốc thời xưa.
- Từ đó có thể thấy rằng, trong văn hóa dân tộc truyền thống của Trung Quốc, quan tâm đến sự bình yên cuộc sống cũng như sức khỏe của đồng loại là tình cảm sâu sắc vốn có và đã trở thành tập quán từ ngàn xưa, thể hiện quan hệ hài hòa tương thân tương ái của con người trên đất nước này.
- “无恙乎?”(Vô dạng hồ?) làm lời chào khi gặp mặt, người ta hỏi thăm nhau “你身体好吗?” (Anh/chị có khỏe không?)..
- Văn hóa Việt Nam và việc tiếp thu văn hóa chào - hỏi Trung Hoa 3.1.
- “Khoảng giao thoa” trong văn hóa chào - hỏi Trung - Việt Với người Việt Nam học tiếng Hán, kiểu chào bằng các câu hỏi dạng như “Ăn cơm chưa.
- là một phương thức giao tiếp khá quen thuộc, chắc chắn không gây nên hiện tượng “sốc văn hóa” và cũng chính là “khoảng giao thoa” đậm nét nhất trong giao tiếp xuyên văn hóa Việt - Trung.
- Với “phông văn hóa” Việt Nam, con người Việt Nam từ khi chào đời đã được nuôi dưỡng bằng tình cảm và ý thức cộng đồng dân tộc sâu sắc.
- Văn hóa làng xã Việt Nam qua ngàn đời đã tạo nên cuộc sống tình cảm chan hòa, gắn bó của người Việt cả trong gia đình và ngoài xã hội.
- nhưng các kiểu lời chào như: Bác xơi cơm chưa ạ? (tất nhiên cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ)/Dạo này cụ vẫn khoẻ chứ ạ?/Hai bác được mấy cháu tất cả?/Cháu lớn nhà bác đi làm thế nào? lương bổng có khá không.
- và thói quen chào bằng các câu hỏi, chào để hỏi và hỏi thay cho lời chào trong tiếng Việt, cũng là lăng kính khúc xạ, phản ánh đặc trưng văn hóa chào hỏi của Việt Nam.
- Đó chính là nét tương đồng lớn khá nổi bật trong ngôn ngữ và văn hóa chào hỏi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Nét tương đồng và khác biệt về xưng hô trong lời chào tiếng Hán và tiếng Việt Với “phông văn hóa” Việt Nam, tất cả người học Việt Nam đều có thể thấy rõ và không thể không thừa nhận, tập quán “xưng khiêm hô tôn” nêu trên trong ngôn ngữ chào hỏi của tiếng Hán cũng chính là nét tương đồng nổi bật nhất trong văn hóa giao tiếp giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa.
- Trong tiếng Việt, sự có mặt của từ xưng hô cũng luôn là yếu tố không thể thiếu và có tác dụng làm tăng mức độ trang trọng và sắc thái tình cảm của lời chào.
- Vì vậy, lời chào mang ý nghĩa “trung tính” không có từ xưng hô kiểu "Xin chào!" có vẻ là một “giải pháp” tốt cho việc học cách chào bằng tiếng Việt của người nước ngoài mới học tiếng Việt, nhưng giá trị sử dụng của lời chào này thì hết sức hạn chế, và trong đa số cảnh huống tiếp xúc không chấp nhận được theo chuẩn mực chào hỏi của người Việt.
- Trong các lời chào sau đây, mức độ trang trọng và sắc thái tình cảm tăng dần do sự khác nhau trong sử dụng từ xưng hô:.
- Với câu chào kiểu ③ thì xưng hô trong lời chào tiếng Việt tỏ ra phức tạp hơn tiếng Hán rất nhiều.
- Còn trong tiếng Việt, câu chào kiểu ② nêu trên, hay kể cả “Xin chào mọi người!” cũng chưa được coi là hợp chuẩn mực trong cảnh huống giao tiếp chính thức, mà nhất thiết phải chào như kiểu ③, có khi cần thêm cả kính ngữ “Xin kính chào.
- Ngay cả trong việc dùng từ xưng hô tiếng Việt khi chào số đông, cần chú ý vai lứa hoặc tuổi tác của đối tượng giao tiếp theo trật tự từ cao đến thấp (kiểu câu ③và ④): phải chào từ các bậc cụ, đến ông bà, đến chú bác, và anh chị.
- Trật tự này tuy “bất thành văn”, nhưng hầu như không bao giờ có thể xáo trộn trong giao tiếp tiếng Việt..
- Đặc trưng văn hoá "xưng khiêm hô tôn" trong văn hóa giao tiếp Trung Hoa nói trên có thể cảm nhận được không kém phần đậm màu và rõ nét trong các ngôn ngữ phương Đông khác ngoài tiếng Hán, như: tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Việt: Ví dụ: Quý chắp tay, đáp.
- Tóm lại, phong cách giao tiếp lịch thiệp với lối xưng hô khiêm nhường mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông trong hai thứ tiếng Hán -Việt luôn hàm chứa một vẻ đẹp kín đáo, thâm trầm và vô cùng giàu sức biểu cảm.
- Tất cả các yếu tố đó luôn được kết hợp hài hoà và rất tự nhiên trong ngôn ngữ giao tiếp nói chung và trong ngôn ngữ chào hỏi nói riêng, tạo nên nét đặc thù văn hoá dung dị, trang nhã, giàu bản sắc dân tộc, thể hiện sinh động tình cảm, phong cách ứng xử tinh tế của hai dân tộc Trung Hoa - Việt Nam.
- Thay cho kết luận Trong giao tiếp ngôn ngữ xuyên văn hóa, lời chào có thể coi là “sứ giả” của giao lưu văn hóa vì bản thân nó phản ánh những nét đặc trưng văn hóa dân tộc, tác động trực tiếp đến cảm quan và nhận thức của đối tượng giao tiếp.
- Nói một cách hình ảnh, lời chào trong mỗi một ngôn ngữ như món ăn “khai vị” hấp dẫn, chào mời và lôi cuốn “thực khách” tiếp tục thưởng thức và khám phá hương vị ngọt ngào và độc đáo của từng món ăn tinh thần - nét tinh túy và thế giới tâm hồn trong nền văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.
- Việc đi sâu tìm hiểu nguồn gốc lịch sử, nội hàm văn hóa của ngôn ngữ của một dân tộc khác luôn có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần làm mờ những yếu tố “xung đột” trong giao tiếp xuyên văn hóa, giúp cho người học ngoại ngữ có thể biểu đạt được ngôn ngữ đang học một cách chính xác và biểu cảm, chẳng hạn hiểu rõ vì sao các câu chào “你身体好吗?” (Ông/bà có khỏe không.
- “吃了吗?” (Đã ăn chưa?) có tần số sử dụng cao trong giao tiếp chào hỏi truyền thống của tiếng Hán.
- (Hồ Văn Trọng (Hu Wenzhong), Văn hóa và giao tiếp, NXB Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, 1999..
- Khái luận về văn hóa truyền thống Trung Quốc, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc, 2004..
- Đường Đắc Dương chủ biên (Tang Deyang), Cội nguồn văn hóa Trung Quốc, NXB Nhân dân Sơn Đông, 1995..
- Phạm Văn Tình, Định hướng giao tiếp của các phát ngôn chào hỏi trong tiếng Việt, Kỷ yếu Hội thảo “Thành tố văn hoá trong dạy học ngoại ngữ”, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000..
- (Trương Lễ Hà (Zhang Lixia), Nét khúc xạ văn hóa của lời chào tiếng Trung Quốc “Anh/chị đã ăn chưa