« Home « Kết quả tìm kiếm

Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học


Tóm tắt Xem thử

- Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học.
- Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm tội phạm, khái niệm tội phạm học trong khoa học, tác giả đã xây dựng khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học.
- Ngoài ra, cũng để chứng minh rằng, phòng ngừa tội phạm là một bộ phận cấu thành cơ bản của lý luận tội phạm học..
- Từ trước đến nay, đấu tranh chống tội phạm được tiến hành theo phương châm:.
- Do đó, phòng ngừa tội phạm chính là một trong những nội dung quan trọng và chiếm một vị trí đặc biệt của lý luận về tội phạm học.
- Nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm chính là nghiên cứu cơ sở, nền tảng và điểm xuất phát để tiếp tục nghiên cứu những nội dung khác trong lý luận tội phạm học.
- Cho nên, phòng ngừa tội phạm vừa là bộ phận cấu thành quan trọng của tội phạm học, vừa là mục tiêu, chức năng cơ bản của tội phạm học.
- Hơn nữa, suy cho cùng thì mục đích của ngành khoa học về tội phạm học chính là.
- để phòng ngừa tội phạm, để cho tội phạm không xảy ra, không gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
- Vì vậy, trước khi đưa ra khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học cần phải làm sáng tỏ hai nội dung.
- “tội phạm” với tư cách là đối tượng phòng ngừa và “tội phạm học” với tư cách là hệ thống bao gồm các bộ phận khác nhau mà lý luận về phòng ngừa tội phạm chính là một bộ phận cấu thành trong đó..
- Khái niệm tội phạm và khái niệm tội phạm học.
- Tội phạm - là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng.
- Do đó, tội phạm lại mang bản chất là một hiện tượng pháp lý..
- Là một nội dung quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học, do vậy, việc làm rõ khái niệm tội.
- phạm và khái niệm tội phạm học có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để xây dựng khái niệm chính xác về phòng ngừa tội phạm..
- Khái niệm tội phạm.
- Trong khoa học Luật Hình sự, trước đây và hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nội dung lẫn nội hàm khái niệm tội phạm [2-7].
- Từ khái niệm này chúng ta có thể chỉ ra các đặc điểm cơ bản của tội phạm như sau:.
- Một là, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- hai là, tội phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự.
- ba là, tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.
- Khái niệm tội phạm học.
- (1) Nghiên cứu về khái niệm tội phạm dưới góc độ Luật Hình sự có thể xem cụ thể hơn: Trịnh Tiến Việt.
- quan điểm, lý luận) và khi kết hợp hai từ đó lại có nghĩa là “Học thuyết về tội phạm”, “Khoa học nghiên cứu về tội phạm” hay ngắn gọn hơn - Tội phạm học.
- Tuy nhiên, trong đó lý luận phòng ngừa tội phạm ít được đề cập hoặc có đề cập thì với tư cách là một nội dung nghiên cứu của tội phạm học..
- Xu hướng thứ nhất: mở rộng nội hàm khái niệm tội phạm học và không coi phòng ngừa tội phạm là một nội dung (hay đối tượng nghiên cứu) của tội phạm học.
- Các tác giả Edwin Sutherland và Donald Cressey lại cho rằng: “Tội phạm học là tổng hợp những tri thức nghiên cứu về tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội.
- Mueller viết ngắn gọn hơn: “Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về sự làm luật, sự vi phạm pháp luật, và phản ứng của xã hội đối với sự vi phạm pháp luật” [11];.
- Xu hướng thứ hai: thu hẹp nội hàm khái niệm tội phạm học và cũng không coi phòng ngừa tội phạm là một nội dung (hay đối tượng nghiên cứu) của tội phạm học.
- Wetzell viết: “Tội phạm học được hiểu là ngành khoa học nghiên cứu về các nguyên nhân của tội phạm” [16];.
- Siegel quan niệm: “Tội phạm học là ngành khoa học tiếp cận để nghiên cứu các hoạt động liên quan đến tội phạm” [17];.
- “Tội phạm học là khoa học nghiên cứu tội phạm và hành vi tội phạm, nghiên cứu về các loại tội phạm, nguyên nhân, các khía cạnh pháp luật và công tác kiểm soát tội phạm”.
- Xu hướng thứ ba: thu hẹp hoặc mở rộng nội hàm khái niệm tội phạm học nhưng lại coi phòng ngừa tội phạm là một nội dung (hay đối tượng nghiên cứu) của tội phạm học.
- Quan điểm này được thừa nhận trong khoa học về tội phạm học một số nước (đặc biệt là Liên bang Nga và Việt Nam) (2).
- Tác giả Can Ueda thì quan niệm: “Tội phạm học là khoa học nghiên cứu tội phạm và đề ra các biện pháp đấu tranh phòng chống” [19];.
- Dolgovoi và đồng nghiệp viết: “Tội phạm học là khoa học nghiên cứu tội phạm, các dạng tội phạm, các nguyên nhân của tội phạm và các mối quan hệ với các hiện tượng và quá trình khác.
- nghiên cứu hiệu quả áp dụng các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm” [20].
- Tương tự, trong khoa học về tội phạm học nước ta, về cơ bản đều thống nhất trong việc chỉ ra nội dung và đối tượng nghiên cứu với xu hướng thứ ba này, chẳng hạn:.
- Đào Trí Úc viết: “Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tình hình tội phạm, các loại tội phạm.
- về nguyên nhân của tội phạm và tất cả các mối liên hệ của tội phạm với những hiện tượng xã hội và với các quá trình diễn ra trong xã hội.
- về hiệu quả của các giải pháp đấu tranh chống tội phạm.
- (2) Chúng tôi đồng ý với xu hướng này, song nhấn mạnh hơn: phòng ngừa tội phạm vừa là bộ phận cấu thành quan trọng của tội phạm học, vừa là mục tiêu, chức năng cơ bản của tội phạm học.
- Hơn nữa, suy cho cùng thì mục đích của ngành khoa học về tội phạm học chính là để phòng ngừa tội phạm, để cho tội phạm không xảy ra, không gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
- Do đó, nếu xem xét “tội phạm học” với tư cách là hệ thống (ngành khoa học) bao gồm các bộ phận (đối tượng nghiên cứu) khác nhau thì lý luận về phòng ngừa tội phạm chính là một bộ phận cấu thành (đối tượng nghiên cứu) trong đó..
- nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế đẩy lùi tội phạm trong cuộc sống xã hội” [22];.
- Nguyễn Xuân Yêm cho rằng: “Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu tội phạm, tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, nghiên cứu cá nhân kẻ phạm tội và những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nhằm ngăn chặn, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội” [23], v.v....
- Tuy nhiên, các quan điểm đã nêu chủ yếu làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu song còn chưa khẳng định một cách dứt khoát - tội phạm học là ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay ứng dụng.
- Nói một cách khác, chưa làm rõ vị trí của tội phạm học trong hệ thống các ngành khoa học.
- Có quan điểm cho rằng: “Tội phạm học là xã hội học về tội phạm và do đó các kiến thức cơ sở của nhà tội phạm học phải là xã hội học”..
- Võ Khánh Vinh khẳng định dứt khoát: “Tội phạm học là một trong những ngành khoa học xã hội, một trong những ngành khoa học hiểu biết về xã hội và nó giáp ranh giữa xã hội học và luật học” [25].
- Hai là, theo quan điểm này thì nó bao trùm ở mức độ đầy đủ những vấn đề mà tội phạm học nghiên cứu.
- Điều này thể hiện ở chỗ: các hiện tượng tiêu cực mà tội phạm học nghiên cứu vừa mang tính xã hội và vừa mang tính pháp lý (hình sự).
- Ba là, hệ thống phòng ngừa tội phạm và những biện pháp phòng ngừa cũng dựa trên.
- cơ sở pháp luật và tuân theo pháp luật, phòng ngừa tội phạm cũng dựa trên cơ sở xã hội vì tội phạm là hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
- Chủ thể phòng ngừa tội phạm cũng là toàn xã hội tham gia, thu hút sự tham gia của toàn dân.
- Lúc đó, phòng ngừa và chống tội phạm được coi là nhiệm vụ thường xuyên và đặt lên vị trí quan trọng song song với các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội khác.
- Về sau, các nội dung liên quan đến phòng ngừa và chống tội phạm đã được thể hiện trong rất nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước (3).
- Kết hợp các biện pháp phòng ngừa, giáo dục là cơ bản với trấn áp, trừng trị các loại tội phạm.
- Từ định nghĩa này có thể chỉ ra đối tượng nghiên cứu chính và chủ yếu của tội phạm học hiện nay như sau: a) Tội phạm, tình hình tội phạm và các loại tội phạm cụ thể.
- b) Các nguyên nhân và điều kiện phạm tội và của tình hình tội phạm.
- d) Các vi phạm pháp luật trong xã hội có khuynh hướng trở thành tội phạm, các mối liên hệ của tội phạm với những hiện tượng xã hội và với các quá trình diễn ra trong xã hội.
- đ) Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có khuynh hướng phát triển trở thành tội phạm.
- Do đó, phòng ngừa tội phạm phải và chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của tội phạm học chứ không thể nằm ngoài tội phạm học..
- Khái niệm phòng ngừa tội phạm.
- Tội phạm học có mục đích đưa ra những kiến nghị về các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Tư tưởng về phòng ngừa tội phạm và sự cần thiết của phòng ngừa tội phạm đã tồn tại.
- Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm phải được coi là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp và trong cuộc đấu tranh đó, phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng ngừa tội phạm.
- Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
- Cơ cấu thành phần tội phạm có những thay đổi, số thanh niên phạm tội chiếm tỷ lệ ngày càng cao.
- công tác phòng ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư chưa được quan tâm đúng mức.
- an nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác thật sự trong sạch, vững mạnh để thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh phòng, chống tội phạm..
- Bảy là, tiếp tục phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp ngăn ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường và xã hội.
- qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm (Lời nói đầu của Bộ Luật hình sự)..
- đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
- đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm...”)..
- kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình..
- Và mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm (Điều 4).
- Như vậy, phòng ngừa tội phạm không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức và cũng không phải của một ngành khoa học nào trong lĩnh vực tư pháp hình sự, mà nó chính là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.
- Tuy nhiên, ngành khoa học về tội phạm (tội phạm học) phải có nhiệm vụ thực hiện chức năng phòng ngừa tội phạm.
- Phòng ngừa không để tội phạm xảy ra chứ không phải để tội phạm xảy ra rồi mới tìm cách khắc phục.
- Hiện nay, nghiên cứu trong khoa học về tội phạm còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này..
- Theo quan điểm trong khoa học và sách báo pháp lý một số nước đều thống nhất cho rằng: “phòng ngừa tội phạm là không để cho tội phạm xảy ra, thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.
- Còn trong khoa học về tội phạm học của Liên Xô trước đây, quan niệm về phòng ngừa tội phạm trong hệ thống này được GS.TS..
- Trong khi đó, trong khoa học về tội phạm học nước ta thì về cơ bản đều thống nhất khi phân chia nội dung của phòng ngừa tội phạm theo hai cấp bậc rộng và hẹp khác nhau, cụ thể:.
- Đồng thời, tập thể tác giả cũng chỉ ra trong phòng ngừa tội phạm có hai nhóm biện pháp là phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.
- “Phòng ngừa tội phạm là ngăn ngừa tội phạm và loại trừ các nguyên nhân phát sinh tội phạm bằng toàn bộ những biện pháp liên quan với nhau do cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội tiến hành” [33]..
- Thứ tư, phòng ngừa tội phạm bao gồm tổng thể các biện pháp phòng ngừa: chính trị - tư tưởng, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, pháp luật, quản lý Nhà nước....
- [1] Nguyễn Niên (chủ biên), Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1986..
- [19] Can Ueda, Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại (sách do Nguyễn Xuân Yêm và Hồ.
- Dolgovoi và đồng nghiệp, Tội phạm học, Matxcơva, 1997..
- [22] Đỗ Ngọc Quang, Giáo trình Tội phạm học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999..
- [23] Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001..
- Ostaptzeff, Nhập môn Tội phạm học lâm sàng (Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp, người dịch Nguyễn Văn Sự), NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2004..
- [25] Võ Khánh Vinh, Giáo trình Tội phạm học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999..
- [27] Nguyễn Hồng Vinh, Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007..
- [31] Nguyễn Chí Dũng (chủ biên), Một số vấn đề về tội phạm và cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004..
- [34] Nguyễn Ngọc Hòa, Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học, Tạp chí Luật học, số .
- [35] Trịnh Tiến Việt, Khái niệm, đối tượng nghiên cứu và chức năng của tội phạm học, Tạp chí Tòa án nhân dân, số