« Home « Kết quả tìm kiếm

Khai thác di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Cao Mỹ Khanh 1 và Nguyễn Đức Toàn 2.
- Di sản văn hóa, Di sản văn hóa phi vật thể, tài nguyên du lịch, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện đang lưu giữ một bề dày giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer với những sắc thái riêng, đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước.
- Các di sản văn hóa (DSVH) ở ĐBSCL không chỉ có giá trị trong việc giáo dục tri thức, hình thành nhân cách con người mà còn đã và đang phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh của mình trong hoạt động du lịch.
- Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích một số DSVH phi vật thể nổi bật ở ĐBSCL và đề xuất những phương hướng nhằm khai thác có hiệu quả trong hoạt động du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống của địa phương..
- Khai thác di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- sản phẩm du lịch.
- Thực hiện phỏng vấn một số đối tượng: khách du lịch, cán bộ, chuyên viên thuộc các sở, ngành và các công ty du lịch ở ĐBSCL.
- Từ đó có những phân tích, đánh giá nhằm đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, cũng như có cơ sở xây dựng giải pháp cho việc khai thác DSVH phi vật thể trong hoạt động du lịch của vùng được hiệu quả hơn..
- 3.2 Tiềm năng khai thác DSVH phi vật thể ở ĐBSCL trong phát triển du lịch.
- DSVH phi vật thể ở ĐBSCL là toàn bộ những giá trị văn hóa tinh thần do con người tại địa phương đó sáng tạo, nó được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo của đông đảo cộng đồng.
- Văn hóa sông nước và chợ nổi.
- Văn hóa sông nước còn thể hiện ở nét văn hóa miệt vườn.
- Du lịch miệt vườn không phải là điều mới lạ đối với du khách người Việt nhưng lại rất hấp dẫn với du khách nước ngoài bởi du lịch ở đây tập trung đi vào khai thác thiên nhiên sông nước và đời sống dân dã.
- đó chính là những sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn trong các chương trình du lịch miền Tây..
- Có nhiều chợ nổi ở ĐBSCL được hình thành từ lâu đời và hiện nay đã được khai thác vào trong hoạt động du lịch như chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang.
- Tạp chí du lịch Rough Guide (Anh) đã bình chọn chợ nổi Cái Răng là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới, và được mô tả là điểm đặc biệt lạ mắt với các thuyền bán hàng “rực rỡ sắc màu nhiệt đới”.
- Lễ hội là một nét văn hóa đặc sắc, phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc.
- Kho tàng lễ hội phong phú và độc đáo của các dân tộc ở ĐBSCL không chỉ có giá trị như những DSVH phi vật thể cần được bảo tồn và phát huy để phục vụ đời sống tinh thần, tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng cư dân mà nó còn là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hoàn toàn có thể khai thác.
- chúng thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo phục vụ cho du khách trong và ngoài nước..
- ĐBSCL vốn có tiềm năng du lịch làng nghề..
- Các làng nghề là nguồn tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ đồng thời cũng là tài nguyên để hình thành nên sản phẩm du lịch.
- Một số làng nghề trở thành điểm tham quan chính trong các chương trình du lịch tại địa phương, có thể kể đến làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc (Bến Tre),....
- Bên cạnh đó, làng nghề bánh tráng, hay các cơ sở sản xuất kẹo dừa, bánh, cốm ở Bến Tre, Tiền Giang cũng là những điểm đến của khách du lịch.
- Một số tỉnh ở vùng ĐBSCL có thể nắm bắt các cơ hội từ phát triển du lịch địa phương, thu hút khách du lịch bằng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt của mình.
- Ngược lại khách du lịch cũng có thể giúp quảng bá cho làng nghề thủ công truyền thống một cách rất hiệu quả..
- 3.2.3 Các loại hình nghệ thuật trình diễn Các loại hình nghệ thuật trình diễn không chỉ đơn thuần là những sản phẩm mang tính giải trí thuần túy mà nó chứa đựng nhiều giá trị văn hóa sâu sắc.
- Vì vậy, từ lâu nhiều nước trên thế giới đã xem đây là những sản phẩm du lịch có sức hút mạnh mẽ đối với du khách.
- trình nghệ thuật, du khách có thể hiểu phần nào đời sống văn hóa tinh thần của một dân tộc, đồng thời dần đưa nghệ thuật trình diễn thành những sản phẩm du lịch đủ sức thu hút du khách..
- Ngày đánh dấu bước phát triển vượt bậc của đờn ca tài tử khi được UNESCO công nhận là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại và là một sản phẩm du lịch không thể thiếu trong các chương trình du lịch, giúp du khách khám phá những điều thú vị trong hành trình tham quan của họ, song song đó góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị độc đáo của Đờn ca tài tử trong thời điểm hiện nay..
- 3.2.4 Các giá trị văn hóa ẩm thực.
- 3.3 Thực trạng khai thác DSVH phi vật thể trong phát triển du lịch ở ĐBSCL.
- Những năm gần đây các địa phương ĐBSCL đã quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho du lịch khá tốt.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống 4 sân bay, trong đó có 2 cảng hàng không quốc tế là Cần Thơ và Phú Quốc, tạo điều kiện thu hút du khách đến tìm hiểu các sản phẩm du lịch văn hóa cũng như các sản phẩm du lịch đặc trưng khác của vùng..
- Các khách sạn cao cấp từ 3 đến 5 sao đã được xây dựng đưa vào khai thác ở một số địa phương và các điểm du lịch lớn trong vùng, đáp ứng đầy đủ nhu.
- Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, năm 2014 toàn vùng đã đón được hơn 22,4 triệu lượt khách, trong đó có 1,83 triệu lượt khách quốc tế, với thu nhập từ du lịch đạt 6.360 tỉ đồng..
- ĐBSCL ngoài với các sản phẩm du lịch đặc trưng như du lịch sinh thái miệt vườn, biển đảo thì các sản phẩm du lịch văn hóa như lễ hội, làng nghề,… cũng là những sản phẩm thu hút khách du lịch.
- Địa phương thu hút khách đến tham quan du lịch nhiều nhất là An Giang với hơn 2,6 triệu lượt khách chủ yếu là khách tham quan lễ hội (http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/i tems/14324).
- Đặc biệt, năm du lịch quốc gia 2016 sẽ được tổ chức tại tỉnh Kiên Giang và vùng ĐBSCL, đây được xem là cơ hội để các DSVH phi vật thể tại địa phương được quảng bá rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước..
- ĐBSCL với nguồn DSVH phi vật thể đầy giá trị và có sức hấp dẫn, thời gian qua, nguồn tài nguyên này đã được các ngành các cấp quan tâm khai thác vào phục vụ du lịch.
- Hiện tại, một số lễ hội như Lễ hội vía Bà Chúa Xứ (An Giang), lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang), lễ hội Oc Om Bok - Đua ghe ngo (Sóc Trăng), hội Đua bò Bảy núi (An Giang) luôn có sự tham gia đông đảo khách du lịch hàng năm.
- Theo sự đánh giá của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2010), trong thời gian gần đây khách du lịch lễ hội dân gian vùng ĐBSCL phát triển nhanh, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng cơ cấu khách du lịch, đã thu hút lượng lớn du khách tham dự..
- Du lịch chợ nổi từ lâu đã trở thành sản phẩm đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước, tiêu biểu là chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) và chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang).
- Thống kê của Trung tâm du lịch Quận Cái Răng cho thấy, mỗi ngày bình quân chợ.
- Một số làng nghề, cơ sở sản xuất được khai thác trở thành địa điểm tham quan chính trong các chương trình du lịch ở ĐBSCL như:.
- Văn hóa ẩm thực ĐBSCL ngày càng được quảng bá rộng rãi trong nước và thế giới.
- Không chỉ thế, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ - thương hiệu du lịch của Tp.
- Cần Thơ được tổ chức thường niên ngày càng thu hút đông đảo dân địa phương và khách du lịch..
- Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ cứ 3 năm tổ chức một lần, luân phiên trên địa bàn các tỉnh, thành ĐBSCL là dịp quảng bá các giá trị nghệ thuật truyền thống tới du khách trong nước và quốc tế..
- Sư phát triển hoạt động du lịch ở các chợ nổi trong những năm gần đây mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương, tạo ra thu nhập, phát triển sản phẩm vùng.
- Tuy nhiên, trong quá trình khai thác các chợ nổi trong hoạt động du lịch hiện nay phải đối mặt nhiều vấn đề khác nhau như chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với chợ nổi.
- Nhìn chung các hoạt động du lịch chợ nổi trong thời gian qua là đưa du khách tham quan hoạt động mua bán, sinh hoạt của cư dân thương hồ, mua và thưởng thức các sản vật địa phương kết hợp tham quan làng nghề, vườn cây ăn trái, nghe Đờn ca tài tử.
- Những người tham gia mua bán chưa có ý thức giữ gìn môi trường sống, điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh của chợ nổi trong mắt của khách du lịch..
- Các lễ hội được đưa vào khai thác du lịch ở ĐBSCL vẫn chưa nhiều, chưa thu được kết quả mong đợi.
- Thời điểm tổ chức lễ hội không phải vào mùa du lịch nên lượng khách đến tham quan chiêm bái không nhiều, nội dung lễ hội kém đặc sắc, không thu hút được du khách, công tác quảng bá về lễ hội chưa được chú trọng đầu tư.
- Mặc dù có rất nhiều làng nghề truyền thống ở ĐBSCL, nhưng chỉ một số ít làng nghề được đưa vào hệ thống chương trình của các công ty du lịch bởi chất lượng làng nghề kém, đơn điệu không thu hút được sự quan tâm của du khách.
- Việc trình diễn và chất lượng chuyên môn của các ban nhạc Đờn ca tài tử ở một số điểm du lịch miền Tây ngày càng mờ nhạt và nhàm chán.
- Một số cơ sở kinh doanh du lịch do chạy đua theo yêu cầu dịch vụ đã khiến cho các nghệ nhân, tài tử không còn thời gian để có thể giao lưu, luyện ngón đờn, giọng ca, tạo cảm xúc khi ứng tấu và sáng tạo..
- Bên cạnh đó, một số loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer, Chăm, Hoa, trên thực tế vẫn chưa được khai thác đúng mức trong hoạt động du lịch.
- Việc khai thác và sử dụng không đúng, sử dụng thiếu trân trọng và giữ gìn các di sản này đang là vấn nạn trong tổ chức trình diễn nghệ thuật dân tộc và hoạt động du lịch ở ĐBSCL hiện nay..
- Văn hóa ẩm thực, mặc dù văn hóa ẩm thực được đánh giá là yếu tố quan trọng song ngành Du lịch ở các địa phương ĐBSCL chưa khai thác hết những nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực dân tộc để.
- thu hút du khách.
- Hoạt động khai thác văn hóa ẩm thực chưa được tiến hành một cách có hệ thống, chưa mang tính đặc thù riêng mà chỉ thường được lồng ghép trong các hoạt động xúc tiến du lịch nói chung.
- Hiện nay, ngoài lễ hội bánh dân gian Nam Bộ được tổ chức hàng năm ở thành phố Cần Thơ, thì văn hóa ẩm thực của từng địa phương chưa được quảng bá sâu rộng mà chỉ được giới thiệu, xuất hiện một cách mờ nhạt ở một số khu, điểm du lịch hay các khu chợ đêm.
- Những hạn chế nêu trên trong thời gian qua, đã làm cho việc phát huy giá trị DSVH phi vật thể trong hoạt động du lịch ở vùng ĐBSCL chưa tương xứng với tiềm năng..
- 3.4 Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả DSVH phi vật thể tại địa phương trong phát triển du lịch ở ĐBSCL.
- Những quan điểm, tầm nhìn và giải pháp khai thác các DSVH phi vật thể trong phát triển du lịch đã được đề cập đến trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020 và Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ĐBSCL.
- Theo đó, các sản phẩm du lịch văn hóa bao gồm văn hóa phi vật thể là một trong những sản phẩm du lịch chủ yếu của vùng, góp phần vào sự phát triển du lịch của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung..
- Để phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch là các DSVH phi vật thể vùng ĐBSCL cần có các giải pháp mang tính đồng bộ.
- Để tạo nên tính cạnh tranh giữa các chợ nổi thì mỗi nơi phải xây dựng cho mình các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với chợ nổi của địa phương và làm đa dạng hoạt động của du khách trong hành trình tham quan chợ nổi.
- cổ, bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ thu nhỏ,… Thêm vào đó, mỗi chợ nổi chỉ gắn với một chương trình du lịch để làm thành tour trọn gói nhằm kéo dài thời gian tham quan, tránh sự nhàm chán cho du khách và mang lại hiệu quả trong khai thác du lịch của vùng.
- Song song là vấn đề quy hoạch, quản lý, gìn giữ môi trường chợ nổi, đặc biệt là cần đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh phục vụ cho dân địa phương cũng như khách du lịch để giữ gìn vẻ mỹ quan cũng như giá trị văn hóa vốn có của chợ nổi ĐBSCL..
- Thứ hai, lựa chọn các lễ hội thích hợp về nội dung, quy mô và sự thuận tiện cho du khách để xây dựng thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách đến tham quan, chiêm bái, hành lễ nhưng phải chú ý tránh làm mất đi giá trị nguyên bản của lễ hội.
- Xây dựng tour du lịch tâm linh với sản phẩm là lễ hội, đồng thời có sự kết hợp với các loại hình du lịch khác dựa trên nguồn tài nguyên và những lợi thế du lịch của địa phương nơi diễn ra lễ hội.
- Thứ ba, xây dựng và đưa các làng nghề truyền thống vào trong các chương trình du lịch.
- vào các tour du lịch để du khách thưởng thức và cảm nhận các giá trị văn hóa từ các loại hình nghệ thuật của địa phương.
- Thứ năm, với ẩm thực, ngoài việc đáp ứng nhu cầu ăn uống cho du khách mà thông qua ẩm thực họ còn có thể tìm hiểu thêm về văn hóa địa phương.
- Ví dụ trong các chương trình tour du lịch mùa nước nổi ở ĐBSCL nên đưa các món ăn đặc sản như lẩu mắm cá linh, bánh xèo bông điên điển, canh chua cá linh.
- Vì vậy, biến ẩm thực thành các sản phẩm độc đáo trong các tour du lịch là cần thiết nhằm gia tăng tính hấp dẫn cho du lịch địa phương.
- Để làm được điều này, cần tổ chức các chương trình ẩm thực thường xuyên tại các khu, điểm du lịch nổi tiếng hay tại các lễ hội có sức thu hút khách để giới thiệu và quảng bá ẩm thực địa phương với du khách..
- Thứ sáu, trên cơ sở đặc điểm giá trị của các DSVH phi vật thể tại địa phương, cần phát triển các loại hình du lịch tương ứng, đồng thời tạo sự kết nối, liên thông giữa các DSVH phi vật thể thành các điểm trên cùng một tuyến du lịch.
- Tạo điều kiện để người dân tham gia các dịch vụ trên, phát triển loại hình du lịch homestay gắn liền với môi trường cảnh quan sông nước..
- Bên cạnh DSVH vật thể, DSVH phi vâ ̣t thể vô cùng phong phú và đa dạng, đây chính là một bộ phận quý giá trong nguồn tài nguyên du lịch của vùng và của đất nước..
- Để khai thác có hiệu quả DSVH phi vật thể trong hoạt động du lịch ở ĐBSCL, cần phải thực.
- hiện đồng bộ các giải pháp về xây dựng sản phẩm cho từng dạng tài nguyên, đồng thời kết hợp các tài nguyên du lịch văn hóa của địa phương để hình thành các chương trình du lịch đặc sắc.
- Bên cạnh đó, cần có những chính sách quy hoạch, quản lý, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
- Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho ngành du lịch mà thông qua đó nguồn tài nguyên này được giới thiệu rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước, được phát huy giá trị vốn có của mình..
- Hy vọng rằng, trong tương lai, các di sản này sẽ được khai thác có hiệu quả để thúc đẩy ngành du lịch của từng địa phương nói riêng, ĐBSCL nói chung ngày càng phát triển, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL một cách bền vững..
- Chợ nổi Cái Răng phát triển theo định hướng sinh hoạt văn hóa gắn với du lịch..
- Luật Di sản văn hóa (sửa đổi và bổ sung 2013)..
- Khai thác giá trị văn hóa phi vật thể để phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay..
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Phát triển nguồn lực du lịch tiểu vùng sông Mê Kông”.
- Tạp chí Di sản Văn hóa số .
- Khách du lịch quốc tế đến Đồng bằng sông Cửu Long tăng hơn 14%..
- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
- Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch..
- Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long