« Home « Kết quả tìm kiếm

KHảO SáT MộT Số TIÊU CHí PHÂN BIệT TùY BúT VớI CáC THể LOạI VăN XUÔI NGHệ THUậT KHáC


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÂN BIỆT TÙY BÚT VỚI CÁC THỂ LOẠI VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT KHÁC.
- Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, tùy bút tồn tại và phát triển với tư cách một thể loại văn xuôi độc đáo, có đóng góp đáng kể.
- Nhưng trên thực tế, vì tính chất trung gian, lưỡng hợp nên không dễ có được một cơ sở lý luận tường minh - như một xác tín về phương diện thể loại - đối với tùy bút.
- Điều đó đã gây ra không ít khó khăn, bất cập trong việc xác lập một hệ thống tiêu chí để phân biệt và hướng tiếp cận những giá trị cụ thể ở các tác phẩm tùy bút..
- Trong bài viết này chúng tôi cố gắng xác định, hệ thống lại những đặc trưng nghệ thuật của tùy bút.
- Có thể xem đây như những tiêu chí để góp phần phân định ranh giới giữa tùy bút với các loại hình văn xuôi nghệ thuật khác..
- Tùy bút là một thể loại văn xuôi có đóng góp đáng kể vào nền văn học nước nhà, đặc biệt ở thời kỳ hiện đại.
- Có thể kể ra nhiều tên tuổi lớn thuộc các thế hệ sáng tác khác nhau, có tác phẩm thành công ở thể loại này: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Chế Lan Viên, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, Bình Nguyên Lộc, Dương Nghiễm Mậu,...Cũng không ai phủ nhận được giá trị văn chương của những tác phẩm tùy bút tiêu biểu như: Hà Nội băm sáu phố phường, Sông Đà, Đường chúng ta đi, Ai đã đặt tên cho dòng sông,...Từ góc nhìn văn học sử, hoàn toàn có thể khẳng định rằng thể tùy bút đã có một quá trình phát triển với những nét đặc thù riêng, nằm trong quy luật vận động chung của cả nền văn học..
- Mặc dù là một thể văn xuôi mang khá nhiều đặc trưng rõ nét về thể loại, nhưng trên thực tế hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào riêng cho tùy bút.
- Trong các tác phẩm lý luận văn học, do những biểu hiện có tính chất trung gian, tùy bút bao giờ cũng được nhắc tới với tư cách là một tiểu loại, bằng sự dè dặt nhất định..
- Quan điểm trong việc phân loại cho tùy bút cũng chưa thấy có sự nhất trí..
- Các tác giả của quyển Văn học Việt Nam thế kỷ XX (2004) xếp tùy bút vào loại ký:.
- Ký bao gồm nhiều thể chủ yếu dưới dạng văn xuôi tự sự như: bút ký, hồi ký, du ký, nhật ký, phóng sự, tùy bút và cả hồi ký tự truyện.
- Theo định nghĩa thì tùy bút là một thể văn có lối viết tương đối phóng khoáng, tự do.
- “Tùy bút là một thể thuộc loại hình ký có lối viết phóng khoáng, tự do và chủ quan nhất.
- Nét nổi bật trong tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú ý đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc đời.
- So với các tiểu loại khác, tùy bút giàu chất trữ tình hơn cả, tuy vẫn không ít yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lý”..
- Trong Từ điển văn học (bộ mới-2004), Nguyễn Xuân Nam khẳng định: tùy bút là.
- Nguyễn Văn Hạnh trong Lý luận văn học-Vấn đề và suy nghĩ (1998) cũng xếp tùy bút vào hệ thống các thể ký: “Các thể ký chủ yếu có mặt cả trong văn học cổ điển và hiện đại là ký sự, bút ký, tùy bút, du ký, nhật ký.
- Khác hẳn với các ý kiến trên, trong quyển Lý luận văn học (1987) Trần Đình Sử lại dứt khoát xếp tùy bút vào loại trữ tình: “Tác phẩm trữ tình không phải chỉ có thơ trữ tình, mặc dù nó là tiêu biểu nhất.
- Ngoài thơ trữ tình còn có tùy bút, thơ văn xuôi, ca trù, từ khúc,...Tùy bút là thể loại văn xuôi phóng khoáng.
- Trong quyển Tam diện tùy bút (2007), Trần Thanh Hà lại quan niệm rằng “Tùy bút thuộc thể ký, vì vậy nó cũng mang những đặc điểm cơ bản của thể loại này.
- Thế nhưng tùy bút không nhằm thông tin sự kiện mà thông tin tâm trạng.
- Điều này làm cho tùy bút đậm chất trữ tình và chỉ có thể xếp nó vào loại trữ tình.
- Xem tùy bút là một thể loại linh hoạt, không thể quy kết thỏa đáng vào một loại hình nghệ thuật nào, tác giả đã phần nào tiếp cận được gốc gác và bản chất vấn đề..
- Tuy nhiên, ở các phần tiếp theo tác giả tập sách lại tập trung nhiều hơn vào việc tiếp cận tùy bút như một kiểu bút pháp lệch chuẩn độc đáo, có thể xuất hiện trong nhiều dạng thức khác nhau (tuỳ bút triết học, tùy bút khoa học, tùy bút văn học)..
- Mặt khác, có một thực tế đúng mà chưa đủ là: hễ nhắc tới tùy bút hình như không ít người chỉ biết mỗi Nguyễn Tuân – vị tổ sư của một môn phái mà ở Việt Nam rất hiếm môn đệ! (Phan Ngọc trong Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học)..
- góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề tiếp theo như: tìm hiểu nguồn gốc, quá trình phát triển, và những đặc trưng thẩm mỹ của tùy bút.
- Đây là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp vì tính chất trung gian, lưỡng hợp của tùy bút (giữa tự sự với trữ tình, giữa thơ với văn xuôi, giữa khách quan với chủ quan.
- Loại văn học (tự sự, trữ tình, kịch...).
- Tùy bút là “một thể loại văn xuôi”(Từ điển văn học, bộ mới -2004) nên hoàn toàn có thể khảo sát đặc điểm loại thể của nó dựa trên những nguyên tắc chung.
- Để rồi từ kết quả đó, có cơ sở mà đúc kết thành những tiêu chí xác đáng cho việc nhận diện tùy bút trong hệ thống thể loại văn học..
- 2.1 Về loại hình của tùy bút.
- Trước hết, cần xác định rõ tùy bút thuộc loại hình nào.
- Có thể nhận thấy nổi lên hai quan điểm vừa có nét tương đồng vừa có chỗ chưa nhất trí với nhau về vấn đề này: 1- Tùy bút là một tiểu loại văn xuôi giàu chất trữ tình, nhưng phái sinh từ ký (một loại gần với tự sự).
- 2- Tùy bút là một thể văn xuôi thuộc loại trữ tình.
- Xếp tùy bút vào thể ký, các nhà nghiên cứu theo quan điểm thứ nhất muốn chú ý đến sự tồn tại của tự sự như là yếu tố thứ nhất trong tác phẩm: “Nét nổi bật trong tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự việc cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú ý đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc đời” (Lê Dục Tú - 2003).
- “Trong văn học hiện đại, thể tùy bút được dùng để chỉ những tác phẩm viết một cách phóng khoáng, tự do, theo dòng suy nghĩ, liên tưởng của người viết.
- Tùy bút cũng là ký, là ghi chép, nhưng không chỉ ghi chép sự việc, mà ghi chép suy nghĩ, cảm xúc của người viết khi tiếp xúc với thực tế” (Nguyễn Văn Hạnh - 1998).
- phóng sự, bút ký, ký sự, hồi ký...và trong đó còn có thể chia ra các thể nhỏ nữa như tùy bút được phát triển từ bút ký” (Trần Thanh Hà - 2007)..
- Có người tỏ ra quan tâm đặc biệt đến tính chất tự biểu cảm của tùy bút, nhưng vẫn cho rằng nó có gốc gác từ ký: “Một thể loại văn xuôi phái sinh từ thể ký, gần với bút ký...Nhà văn dựa vào sự lôi cuốn của cảm hứng, có thể nói từ sự việc này sang sự việc khác, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia...để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những suy nghĩ, những nhận xét về cuộc đời và con người...Bản ngã của nhà văn được thể hiện trong tùy bút gần như trong thơ trữ tình.
- Tùy bút là thể giàu chất trữ tình nhất trong các loại ký” (Từ điển văn học, bộ mới - 2004).
- Theo định hướng này, khi hướng dẫn giảng dạy tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (chương trình lớp 12, bậc THPT), người biên soạn đã đề nghị giáo viên tập trung phân tích trước vẻ đẹp của hình tượng dòng sông Đà và hình tượng ông lái đò trong tư cách người anh hùng lao động, người nghệ sĩ tài hoa.
- Nhưng rõ ràng ở trường hợp này, yếu tố trữ tình đã không còn giữ vai trò thực sự quan trọng để làm nên sắc thái riêng cho thể loại tùy bút.
- Xếp tùy bút vào cùng hệ thống với các tiểu loại khác của ký (bút ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, hồi ký.
- Cách phân loại thứ hai – xếp dứt khoát tùy bút vào loại trữ tình – tuy có khắc phục được những điểm bất cập của cách thứ nhất, nhưng trên thực tế rất khó tránh khỏi một cực đoan khác.
- Cái hay của tùy bút là qua sự bộc lộ những cảm xúc, nhận xét, suy tưởng của tác giả, làm hiện lên một nhân cách, một chủ thể giàu có về tâm tình, sắc sảo về trí tuệ.
- Nhưng riêng với tùy bút – một thể loại thường khi xuất hiện những chất liệu còn phập phồng hơi thở của cuộc sống thực – thì việc xếp yếu tố khách quan xuống hàng thứ yếu, chỉ có ý nghĩa như một phương tiện để giãi bày, có vẻ chưa thỏa đáng.
- Đến với tùy bút chống Mỹ của Nguyễn Tuân, đâu phải độc giả chỉ muốn biết về thế giới tâm hồn của riêng người nghệ sĩ trong những năm tháng gian khổ mà vĩ đại đã được bộc bạch như thế nào.
- Mặt khác, dù có màu sắc trữ tình đậm đà, tùy bút vẫn chưa hội đủ điều kiện để được công nhận là một thể văn xuôi thuộc loại trữ tình.
- Trong khi đó, biểu cảm ở tùy bút thường ít nhiều có màu sắc gián tiếp, thông qua những bức tranh đời sống..
- Vậy thì thể tùy bút nằm ở đâu trong hệ thống phân loại văn học truyền thống? Có lẽ đặt nó ở vị trí trung gian giữa tự sự và trữ tình là phù hợp nhất.
- nhưng lại là một trong những căn cứ có ý nghĩa, giúp công việc phân định, nhận diện tùy bút được thuyết phục hơn..
- Từ góc nhìn từ nguyên học cũng tìm thấy những giả thiết có giá trị khoa học, góp phần vào việc phân định loại hình của tùy bút.
- Phải chăng từ Hán Việt tùy bút – trước khi được dùng để định danh cho một thể loại văn chương hiện đại – đã ra đời trên cơ sở Thuyết Văn Bút thời Lục triều, trong lý luận văn học cổ điển Trung Quốc? Vào buổi sơ khai của việc phân loại, các nhà lý luận Trung Quốc đã chia văn chương thành 2 loại: loại có vần và loại không vần.
- Vì những lý do nêu trên, có lẽ không thể tiếp tục hiểu một cách giản đơn rằng bút là ngòi bút và tùy bút là “tùy theo ngòi bút đưa đẩy”.
- Như vậy, tùy bút cần được hiểu là những tác phẩm văn xuôi (không vần, gần với tự sự), viết theo mạch cảm xúc chủ quan (gần với trữ tình)..
- Nói cách khác, tùy bút là một thể văn xuôi thuộc loại tự sự - trữ tình.
- (Ví dụ: làm sao để phân biệt tùy bút với bút ký – một thể loại ký cũng thường mang không ít màu sắc trữ tình.
- Hình thức lời văn của tùy bút bao giờ cũng uyển chuyển, linh hoạt, có sự hài hòa giữa chất thơ và trần thuật.
- Lời văn, giọng điệu tùy bút thường rất đẹp, trong sự hài hòa giữa phong cách cá nhân độc đáo với âm hưởng chung của thời đại.
- Liên tưởng, so sánh, tương phản, đối lập...là những thủ pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong tùy bút.
- Nếu thơ trữ tình chỉ cần cho nhu cầu giãi bày, cảm thông, chia sẻ thì tùy bút còn phải tạo được sự tin cậy, ngưỡng vọng nơi độc giả..
- Là một thể loại trung gian nên tùy bút thừa hưởng ưu thế của cả hai loại hình nghệ thuật (tự sự và trữ tình).
- Nhưng nổi rõ nhất, thường trực và có ý nghĩa quyết định để tạo nên sắc thái riêng cho tùy bút chính là cảm hứng lãng mạn.
- Lãng mạn là cảm hứng chủ đạo trong tùy bút.
- Hiện thực có thể còn bề bộn, u tối, nhưng người viết tùy bút tài ba hoàn toàn có thể phả vào đấy nhiệt tình, niềm tin và thắp lên hy vọng để tiếp thêm nghị lực cho con người..
- Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, những tùy bút đặc sắc như Đường vui, Tình chiến dịch của Nguyễn Tuân, Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành đã có sức cổ vũ mạnh mẽ, bởi nó truyền được đến hàng triệu con người Việt Nam ngọn lửa hừng hực của lòng căm thù, của ước mơ và niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng..
- Những tác phẩm tùy bút trước 1945 của Nguyễn Tuân (Chiếc lư đồng mắt cua.
- Tùy bút I.
- Tùy bút II.
- Nằm trung gian giữa tự sự và trữ tình nên tùy bút vừa in đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ vừa phải ghi nhận đầy đủ những biến cố lớn lao có ảnh hưởng đến cả cộng đồng.
- Cảm hứng anh hùng chính là biểu hiện trội lên của yếu tố tự sự, khẳng định ở tùy bút một nét diện mạo của tác phẩm ký.
- Các tác phẩm tùy bút thời kỳ này tập trung ca ngợi tư thế và hào khí cả dân tộc, trong vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng (Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi – Nguyễn Tuân.
- Cách thức giải quyết những xung đột âm thầm mà quyết liệt bên trong, để từ đó con người có thể tự nguyện gánh vác các nghĩa vụ công dân, thể hiện trách nhiệm cao cả với Tổ quốc – cũng thường được tùy bút ngợi ca trong cảm hứng anh hùng..
- Ngoài ra, các dạng cảm hứng như: cảm hứng lịch sử, cảm hứng châm biếm, cảm hứng hài hước,...ở các mức độ khác nhau, cũng đều thấy có xuất hiện, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho phương diện cảm hứng, tình điệu của thể loại tùy bút..
- 2.4 Về nội dung thể loại.
- Bằng ưu thế riêng của một thể loại nằm ở vị trí trung gian, hầu như tùy bút có thể can dự vào tất cả mọi phương diện, mọi lĩnh vực đời sống.
- từ quá khứ đến hiện tại, tương lai;...tất cả đều là đối tượng cảm nhận và thể hiện của tùy bút.
- Mang đặc điểm của thể ký, trong tùy bút cũng có hư cấu.
- Trong Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (1972), tùy bút được giải nghĩa là: tùy thời mà biên chép.
- Nghĩa là, tùy bút có thể bao quát những vấn đề lớn lao có ý nghĩa chính trị, liên quan đến sự tồn vong của cả cộng đồng.
- Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc Việt Nam, tùy bút đã tự nguyện xung trận, cơ động như những thể khác của ký.
- Những tập tùy bút tiêu biểu của Nguyễn Tuân như: Đường vui, Tình chiến dịch, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi.
- tùy bút Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành, Dòng kinh quê hương của Nguyễn Thi,...đã vẽ nên những bức hoành tráng về Tổ Quốc và Dân Tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.
- Đối với những vấn đề có tính chất thế sự, đời tư, tùy bút càng tỏ rõ ưu thế của một thể loại văn xuôi đậm chất chủ quan.
- Đặc biệt, thể loại tùy bút đã ghi dấu được thành tựu rực rỡ khi khai thác đề tài từ vốn văn hóa dân tộc.
- Có lẽ vì ở lĩnh vực này bản ngã của người viết tùy bút ít chịu.
- Dung lượng của tác phẩm tùy bút ở mức độ trung bình, thường xuất hiện dưới dạng tập tùy bút.
- Không kể lại toàn bộ câu chuyện, không dựng lại bức tranh toàn cảnh (như truyện ký, truyện ngắn, tiểu thuyết), không chú tâm xây dựng cốt truyện (cả ở những tùy bút dài hơi như Chiếc lư đồng mắt cua của Nguyễn Tuân, Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam), tùy bút chỉ chú trọng thể hiện những khoảnh khắc tâm trạng, những cung bậc của dòng cảm xúc.
- Đặc điểm này có lẽ đã được quy ước từ những trang viết có hơi hướng tùy bút đầu tiên.
- Tác phẩm này đã có ảnh hưởng nhiều đến Montaigne - nhà triết học, nhà văn Pháp thời Phục hưng - khi nhà văn này sáng tác tập Tùy bút (Essais) vào tháng 7 năm 1580.
- Tác phẩm Tùy bút “...không có kết cấu chặt chẽ.
- Ở Việt Nam, các tác phẩm Vũ trung tùy bút (của Phạm Đình Hổ), Tang thương ngẫu lục (của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án) cũng là những tập hợp từ nhiều mẩu truyện tản mạn được ghi chép bằng một ngòi bút phóng túng, không lệ thuộc vào khuôn mẫu..
- Có thể khái quát đặc điểm mang tính loại hình của tùy bút ở mấy nét chính sau đây: 1- Là một thể loại trung gian, mang khá đầy đủ những phẩm chất của cả hai loại: tự sự và trữ tình.
- 5- Tùy bút không có cốt truyện, dung lượng thường ở mức trung bình, đủ để diễn tả cảm xúc, suy tư, liên tưởng được gợi lên từ những sự việc, những trạng huống tản mạn;.
- Với tùy bút tình hình có vẻ hơi khác: một cách lặng lẽ, vừa xông xáo vừa điềm tĩnh, nó thích nghi được cả trong thời chiến lẫn thời bình,.
- Để tùy bút có cơ sở tồn tại ngang hàng, bình đẳng với những thể loại khác trong gia đình văn học, thiết nghĩ cần nghiên cứu, khảo sát tường tận hơn về nguồn gốc phát sinh, về tiến trình phát triển với những quy luật, thành tựu nổi bật cũng như về đặc trưng thẩm mỹ của nó.
- Từ điển thuật ngữ văn học – Nxb.
- Trần Thanh Hà – Tam diện tùy bút – Nxb Tri Thức, H-2007.