« Home « Kết quả tìm kiếm

LỄ BỎ MẢ - MỘT DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ


Tóm tắt Xem thử

- LỄ BỎ MẢ - MỘT DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA TRÊN TÂY NGUYÊN.
- Lễ bỏ mả- đỉnh điểm của mùa lễ hội trên Tây Nguyên.
- Có lẽ hiếm thấy một nơi nào trên đất nước ta mà ở đó thời tiết lại chia ra làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt và đều nhau về thời gian như Tây Nguyên.
- Thời tiết thì như vậy, địa hình Tây Nguyên thì bao la, bạt ngàn rừng núi điệp trùng.
- Vào mùa mưa, đất trời Tây Nguyên rạo rực, căng tràn sức sống: trời mưa liên miên, cỏ cây đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái, muông thú sinh sôi nảy nở, sông suối tràn đầy, mênh mông sục sôi.
- Còn vào mùa khô, thì cả Tây Nguyên tạnh ráo: đất trở nên khô, trời quang, nắng tràn.
- Trong một vùng sinh thái đặc thù như vậy, người Tây Nguyên từ lâu đã hòa nhập, gắn bó cuộc sống của mình vào nhịp điệu của thiên nhiên bao quanh.
- Vì làm nông là chính, nên vòng thời gian của thiên nhiên cũng là lịch cây trồng và chu trình sinh hoạt của người Tây Nguyên.
- Vào mùa mưa, khi đất trời bừng bừng nhựa sống, thì người Tây Nguyên cũng lao mình lên rẫy, ra ruộng để gieo hạt, trồng cây, chăm sóc cho mảnh ruộng, khu rẫy của mình.
- Hết tháng cuối của mùa mưa, bắt đầu sang mùa khô, cũng là lúc lúa chín chờ con người thu hoạch.
- Khi mùa màng đã thu hoạch xong và lúa đã lên kho, thì Tây Nguyên đã vào giữa mùa khô.
- Chỉ đến lúc này, họ mới thực sự được nghỉ ngơi, mới rảnh rỗi để sinh hoạt vui chơi, để tiến hành những lễ hội chính của mình.
- Khi những lễ hội cuối cùng vừa chấm dứt, thì cũng là lúc trời đất chuẩn bị chuyển mình sang mùa mưa.
- Con người Tây Nguyên, đất trời Tây Nguyên lại bừng lên để bước vào nhịp sống tất bật, rộn ràng và sôi động.
- Do cuộc sống hòa nhập, gắn mọi sinh hoạt mà chủ yếu là sinh hoạt nông nghiệp với thiên nhiên, nên người Tây Nguyên lấy mùa làm rẫy để tính năm, lấy tuần trăng để tính tháng và tính ngày theo sự vận động của mặt trời.
- của người Tây Nguyên, kể từ lúc bắt đầu phát rẫy cho đến lúc cho lúa lên kho xong, thường kéo dài 9 hoặc cùng lắm là 11 tháng.
- Vì lấy chu kỳ sản xuất làm cơ sở để tính thời gian, nên các tháng (mười hai tháng) trong năm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường gắn với tính chất công việc của mùa làm rẫy.
- Xin đưa ra đây làm ví dụ cách tính lịch của một số dân tộc Tây Nguyên..
- Người Giarai chia một năm ra 12 tháng và gọi từng tháng theo thứ tự: tháng Một, tháng Hai, tháng Ba… tháng Mười Hai.
- tháng Chín và tháng Mười (bơlan doa rơpăn, bơlan pluh) là những tháng gặt lúa trên rẫy (yan roch dir).
- ở nhiều nơi, thời gian thu hoạch cả lúa sớm và lúa rẫy chỉ bó gọn vào hai tháng: tháng Tám và tháng Chín, nên cả ba tháng cuối năm đều là những tháng nghỉ.
- những tháng thu hoạch sớm.
- yan potvia (tháng Mười, tháng Mười Một và tháng Mười Hai.
- tháng thu hoạch lúa chính vụ và cho lúa lên kho.
- tháng Một, Hai và Ba dương lịch) là các tháng ăn uống vui chơi, lễ bỏ mả, thăm bà con xa..
- Các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khơme ở Bắc Tây Nguyên như người Bana, người Xơ Đăng và Gié Triêng cũng có hệ thống lịch 12 tháng tương ứng với từng thời gian làm nông.
- Mười hai tháng trong năm của người Gié Triêng được chia ra như sau: tháng Một và tháng Hai (khay muôi, khay bar.
- làm cỏ lúa, trồng khoai, thu hoạch ngô.
- thu hoạch lúa sớm.
- thu hoạch lúa muộn.
- tháng Mười (khay cu diót.
- tiếp tục thu hoạch lúa muộn, chuẩn bị ăn tết.
- tháng Mười Một (khay cu diót muôi.
- tháng Mười Hai (khay cu diót bar.
- Cùng là nông lịch như lịch của người Gié Triêng và người Xơ Đăng, lịch của người Bana còn là lịch của những lễ hội trong năm: tháng Một (khêi môl hay khêi minh) là tháng có lễ cúng mời ông bà để chuẩn bị đi gieo hạt (sơmah jơmul).
- tháng Sáu (sơmah khêi drâu) cho mẹ, cha, bà, ông (mẹ, bạ, jạ, bok) đã khuất để chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch.
- tháng Mười (khêi mơchit) đón tết hay là lễ mừng gặt lúa xong (chơruh).
- hai tháng sau tết: tháng Mười.
- Một và tháng Mười Hai (khêi chứt minh.
- Như vậy, sau khi mùa màng đã thu hoạch xong vào tháng Mười, thì cả đất trời Tây Nguyên đã bước hẳn vào mùa khô - mùa đẹp và tiện lợi cho việc tiến hành các cuộc lễ hội, vui chơi.
- Hai chúng ta cùng đi chơi, đi bắt cá.
- Chúng ta cùng đi hái lá rau rừng.
- Hãy đi chơi đi, chúng ta sẽ gặp được người mình yêu…".
- Từ thời điểm này trở đi, suốt từ một đến ba tháng trời, người Tây Nguyên nghỉ ngơi và bước vào mùa hội.
- Vì thế mà những tháng nghỉ còn được người Tây Nguyên gọi là thời kỳ "ăn năm, uống tháng".
- này, khắp nơi trên Tây Nguyên, đâu đâu cũng vang lên tiếng cồng của các lễ hội..
- Tiếng cồng vang lên trời, vọng vào núi, thấm vào đất, lan khắp rừng và làm cho con người ngây ngất trong không khí lễ hội..
- Trong những tháng nghỉ, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tổ chức nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau, như lễ hội mùa của người Giarai và người Bana (người Giarai gọi hội mùa là Pơ Trum còn người Bana thì gọi là Sa mớk) và hội mừng năm mới của người Êđê, người Gié Triêng, người Xơ Đăng… Và, không thể thiếu được ở Tây Nguyên vào dịp "ăn năm, uống tháng".
- là lễ hội ăn trâu hay thường được gọi không được chính xác lắm là lễ đâm trâu.
- Mục đích của lễ hội ăn trâu là tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho dân làng một năm làm ăn thịnh vượng và cầu xin các thần tiếp tục phù hộ cho mọi người sang năm mới mạnh khỏe làm ăn thuận lợi và giúp cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng tươi tốt..
- Sau khi đã làm xong tất cả mọi nghi lễ và hội lễ tạ ơn các thần, người Tây Nguyên mới bắt tay vào làm lễ bỏ mả hay bỏ ma cho những người đã khuất.
- Mặc dầu được tổ chức sau cùng, nhưng lễ bỏ mả ở nhiều dân tộc Tây Nguyên (như Bana,.
- Giarai, Êđê, M'nông, Rắc Lây…) lại là một hội lễ có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất và cũng có nhiều đặc trưng văn hóa nhất so với tất cả những hội lễ khác đã được tổ chức trước đó.
- Để có được lễ bỏ mả, gia đình, làng xóm phải chuẩn bị trước ba, bốn tuần (đối với những lễ bỏ mả của từng gia đình) thậm chí hai, ba tháng (đối với lễ bỏ mả của cả một nhóm gia đình hay của những gia đình giàu có).
- Để có lễ bỏ mả, phải chuẩn bị rượu thịt, thức ăn, phải chuẩn bị gỗ, tre… làm nhà mồ, phải chuẩn bị những bộ cồng chiêng, làm những đồ vật giống như thật để chia cho người chết, phải làm các con rối, mặt nạ, phải mời họ hàng gần xa từ các nơi đến dự.
- phải báo cho các làng xung quanh được biết…Khác với các các lễ hội khác chỉ mang tính gia đình hay bó hẹp trong khuôn khổ của làng, lễ bỏ mả là hội lễ của liên làng.
- Đến lễ bỏ mả, không chỉ có dân của làng làm lễ mà người của các buôn gần, làng xa cũng tới dự và góp vui.
- Ba hoặc bốn ngày (trước kia là bảy đến mười ngày) của lễ bỏ mả thực sự là một hội lễ văn hóa - nghệ thuật và xã hội lớn nhất ở Tây Nguyên.
- Lễ bỏ mả là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
- Lễ bỏ mả là nghệ thuật trình diễn nhạc, múa rối và mặt nạ.
- Lễ bỏ mả là văn hóa ăn và là hội lễ phô diễn y trang phục dân tộc… Có thể nói, không một lễ hội nào ở Tây Nguyên lại mang tính tổng hợp văn hóa nghệ thuật một cách nhuần nhuyễn và sinh động như lễ bỏ mả..
- Lễ bỏ mả quả là đỉnh điểm của mùa lễ hội của Tây Nguyên.
- Lễ bỏ mả và những thách thức sống còn ở thời hiện đại.
- Sau nhiều năm đi điền dã nghiên cứu Tây Nguyên, chúng tôi nhận thấy khá rõ một khía cạnh khác nữa là, cuộc sống hiện đại đã, đang và sẽ có những tác động không phải là nhỏ đối với truyền thống văn hóa Tây Nguyên nói chung và lễ hội bỏ mả nói riêng.
- Riêng đối với lễ hội bỏ mả, những tác động của cuộc sống hiện đại đã ít nhiều làm “nghèo” đi, làm “nhạt” đi những sắc thái và màu sắc truyền thống vốn có trong những lễ bỏ mả xưa.
- “nghèo” và độ “nhạt” của lễ bỏ mả trên Tây Nguyên sẽ càng gia tăng theo thời gian..
- Có thể nói, những tác động của cuộc sống hiện đại không ảnh hưởng trực tiếp đến lễ.
- bỏ mả, nhưng lại trực tiếp làm “nghèo” và làm “nhạt” tính truyền thống của lễ hội rất đặc thù cho Tây Nguyên này.
- Như chúng tôi đã phân tích, lễ hội bỏ mả là hội lễ mang tính văn hóa nghệ thuật tổng hợp vào loại lớn nhất ở Tây Nguyên.
- Do đó, có thể nói rằng, sắc màu của lễ bỏ mả được tô vẽ lên bằng gần như tất cả các màu sắc của văn hóa nghệ thuật truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
- Thế nhưng, do tác động tất yếu của cuộc sống hiện đại, người Tây Nguyên hiện nay rất ít mặc y phục dân tộc, thậm chí nhiều người không còn áo quần dân tộc nữa, vì vải vóc hiện đại vừa rẻ hơn vừa tiện hơn đã, đang và có thể sẽ thay thế hẳn vải dệt truyền thống.
- Chỉ riêng việc đến với lễ hội mà không trong y phục lễ hội của dân tộc thôi cũng đã làm cho lễ hội mất đi bao nhiêu là sắc thái dân tộc.
- Hiện nay, đến với lễ bỏ mả, chúng ta khó có thể tìm thấy những ngôi nhà mồ uy nghi, hoành tráng và lộng lẫy với những pho tượng mồ trầm tư đầy gợi cảm như xưa.
- Mà, không còn những ngôi nhà mồ và tượng mồ đẹp thì khung cảnh của lễ hội bỏ mả gần như bị mất đi cái cốt lõi vật chất của lễ hội.
- Và, một hiệu quả tất yếu sẽ phải xảy ra, khi không còn điều kiện để làm nhà mồ và tượng mồ như xưa nữa, thì cả một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân gian nhà mồ tượng mồ sẽ mai một dần mà thậm chí sẽ mất hẳn.
- Trường hợp như nhà mồ, tượng mồ và y phục đã, đang và sẽ xảy ra với nghệ thuật ăn truyền thống, với những bài cúng đầy chất văn học dân gian.
- Các món ăn hiện đại, các phương tiện nấu ăn hiện đại vừa tiện, vừa bền, vừa nhanh, vừa sẵn đã, đang và sẽ thay dần các món ăn, các cách nấu ăn ở lễ bỏ mả.
- Do phải bận rộn với cuộc sống, do phải đi học hành ở các trường lớp và phải tham gia nhiều công việc xã hội khác, nên, cũng như ở nhiều dân tộc khác, nhiều người trẻ tuổi không còn nhớ những bài cúng cũng như những nghi thức cúng lễ theo truyền thống..
- Tất nhiên, những yếu tố hiện đại dần dần sẽ phải hòa nhập vào các nghi thức của lễ hội bỏ mả để cho lễ hội này phù hợp với nhịp sống của xã hội hiện đại.
- Chúng tôi đã tham dự không ít những lễ hội bỏ mả mà ở đó y phục của những người tham dự chủ yếu được may bằng vải dệt công nghiệp hiện đại, thức ăn được chế biến và được đun nấu như kiểu của người Kinh, ngôi nhà mồ chỉ còn rất đơn sơ như một túp nhà tranh nho nhỏ và hoàn toàn không có tượng mồ, còn những người cúng thì chỉ.
- Tóm lại, có thể nói, xu hướng đơn giản hóa, “nghèo hóa” và “nhạt hóa” đã, đang diễn ra và sẽ gia tăng đối với lễ hội bỏ mả ở Tây Nguyên.
- Đó là chúng tôi chưa nói tới một tác động khác đang làm cho lễ bỏ mả hoặc sẽ mất đi hoặc sẽ “nghèo”.
- Đạo Tin Lành lan đến đâu là những người truyền bá tôn giáo này thuyết phục và khuyến khích đồng bào các dân tộc Tây Nguyên bỏ đi nhiều tập tục xưa như đâm trâu, bỏ mả, uống rượu… Vì thế mà cồng chiêng Tây Nguyên đang bị bán đi, nhiều phong tục xưa đang bị mất dần..
- Xu thế “hiện đại hóa” dẫn tới “đơn giản hóa” lễ hội bỏ mả thực tế là đã, đang và sẽ diễn ra.
- Thế nhưng, xu thế “hiện đại hóa” chỉ tác động tới những hình thức bên ngoài chứ không làm mất đi nội dung của lễ bỏ mả.
- Vì thế, theo suy nghĩ của chúng tôi, nếu các cấp các ngành văn hóa của Trung ương và địa phương có những biện pháp và hỗ trợ đúng thì lễ bỏ mả của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên không chỉ vẫn duy trì được mà còn vẫn giữ được sắc màu truyền thống.
- Những khi chúng tôi đi điều tra nghiên cứu, đồng bào đều nói rằng rất muốn giữ được lễ hội bỏ mả như truyền thống, nhưng điều kiện khách quan không cho phép: không còn giữ được lễ phục dân tộc, không có vật liệu để làm nhà mồ và tượng mồ, nhiều khi vì túng bấn phải đem cồng chiêng bán hoặc phải đem bán cồng chiêng vì rất ít khi được dùng tới… Vì vậy, qua những điều tra thực tế, chúng tôi cho rằng chúng ta vẫn có những giải pháp vừa kinh tế vừa văn hóa để giúp đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giữ được sắc màu độc đáo cho lễ hội bỏ mả.
- Nên chăng, chúng ta cần khuyến khích và cần thiết thì hỗ trợ ít nhiều về vật chất để mỗi người Tây Nguyên cả nam lẫn nữ, cả già lẫn trẻ có được mỗi người ít nhất một bộ lễ phục dân tộc để mặc trong những dịp lễ hội bỏ mả, lễ đâm trâu, lễ mừng cơm mới… Nên chăng chúng ta cần có kế hoạch cung cấp vật liệu, tất nhiên là không tràn lan mà theo điểm để tránh tốn kém, cho đồng bào làm nhà mồ và tượng mồ.
- Cũng để cho có hiệu quả kinh tế và văn hóa, ở những điểm được cung cấp vật liệu hoặc tài chính để làm lễ bỏ mả, chúng ta nên khuyến khích đồng bào tổ chức lễ hội sao cho đúng truyền thống.
- Có như thế thì các lễ hội bỏ mả mới trở thành được những điểm du lịch và những pho tượng mồ mới thực sự có giá trị văn hóa – nghệ thuật và có thể đem bán cho các bảo tàng, các nhà sưu tập nghệ thuật.
- Bên cạnh việc hỗ trợ về vật chất, chúng ta cần phải tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và phổ biến ra cả.
- nước cũng như ra nước ngoài những giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo của lễ bỏ mả..
- Trước hết, người Tây Nguyên sẽ hiểu được những giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo của lễ bỏ mả, và khi đã hiểu được điều đó thì họ sẽ tự bảo vệ và gìn giữ lễ hội bỏ mả của mình.
- Hai là, khi mọi người trong nước và người nước ngoài biết tới những cái hay, cái đẹp độc đáo của lễ bỏ mả thì hiển nhiên là những lễ hội bỏ mả của Tây Nguyên sẽ trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn và kỳ thú.
- Ba là, khi mà nhiều người (cả trong và ngoài nước) biết tới những giá trị đặc biệt của lễ bỏ mả thì những hiện vật vật chất của lễ hội này như tượng mồ, những con rối và thậm chí cả ngôi nhà mồ sẽ không bị “bỏ” theo như phong tục của đồng bào mà sẽ được hoặc lưu giữ như các khu bảo tàng sống, hoặc sẽ được đưa về trưng bày tại các nhà bảo tàng, các nhà văn hóa… hoặc sẽ được đem bán như những tác phẩm nghệ thuật.
- Và, tất nhiên, kết quả lớn nhất mà chúng ta có được là bảo tồn và phát huy được một mảng quan trọng và độc đáo của nền văn hóa Tây Nguyên – lễ hội bỏ mả.
- Mà, như chúng tôi đã trình bày nhiều lần, giữ được lễ hội bỏ mả là giữ được rất nhiều ngành nghệ thuật cũng như truyền thống văn hóa đặc biệt của Tây Nguyên..
- Trong những năm qua, có thể nói, chúng ta đã làm được rất nhiều việc để bảo lưu và phát huy những truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên..
- Những hoạt động của chúng ta như tổ chức các lễ hội cồng chiêng, tổ chức các ngày hội văn hóa dân tộc, tổ chức các hội diễn văn nghệ dân tộc, tổ chức các hội thảo khoa học về văn hóa nghệ thuật Tây Nguyên, tổ chức các cuộc nghiên cứu, sưu tầm vốn văn hóa truyền thống Tây Nguyên, xây dựng các nhà bảo tàng ở các tỉnh Tây Nguyên, in ra nhiều sách nghiên cứu và giới thiệu về Tây Nguyên và văn hóa Tây Nguyên… đã ngày càng làm cho người dân Tây Nguyên hiểu rõ được cái hay, cái đẹp và cái lạc hậu trong văn hóa của mình, đã làm cho người dân trong nước và nhiều người nước ngoài hiểu được và biết tới những giá trị của văn hóa Tây Nguyên, trong đó có lễ bỏ mả và đã làm cho nhiều ban ngành từ Trung ương tới địa phương quan tâm và giúp đỡ cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của Tây Nguyên..
- Chắc chắn rằng, trong tương lai, lễ hội bỏ mả của đồng bào Tây Nguyên không chỉ được giữ gìn mà còn được phát triển vừa phù hợp với cuộc sống hiện đại vừa bảo lưu được những truyền thống độc đáo và tất nhiên là vừa sẽ loại bỏ đi những yếu tố ít nhiều lạc hậu mất vệ sinh trong cách chôn cất (đặc biệt là hình thức chôn chung) và trong cách ăn uống.