« Home « Kết quả tìm kiếm

Mạng mạch, mạch lạc, liên kết với việc dạy ngôn ngữ


Tóm tắt Xem thử

- Hai bộ phận còn lại khá trừu tượng, khó dùng làm đối tượng dạy học tiếng, mặc dù chúng là những phần rất cần đối với người học trong việc hiểu và tạo lập văn bản.
- Trước thực tế đó, chúng tôi cố gắng tách ra một số yếu tố thuộc về mạch lạc với mục đích nêu chúng thành những đối tượng có thể tiện dùng vào việc dạy đọc hiểu và tạo lập văn bản/diễn ngôn.
- (1) Trong các tài liệu trước đây, chúng tôi dùng “chất văn bản để dịch “texture” (đối ứng với “tính văn bản.
- Mạng mạch với sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học văn bản.
- “Cái gì làm cho một văn bản là một văn bản?” là sự quan tâm của nhiều người nghiên cứu văn bản (diễn ngôn) như một đối tượng của ngôn ngữ học.
- Cái đối tượng được quan tâm ở đây trước hết không phải là một chuỗi câu tình cờ đứng gần nhau, không phải là một “phi văn bản” (“non-text”) (2.
- (2) Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra những ví dụ cho thấy chuỗi câu có thể có liên kết (bằng các phương tiện ngôn ngữ) mà không có mạch lạc: (i) Trần Ngọc Thêm 1985, trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (tr.23): Cấm bơi một mình trong đêm.
- nghiên cứu muốn khám phá là cái vốn là văn bản do cái gì quyết định “tính chất văn bản”.
- Mặt khác, trên thực tế tồn tại những chuỗi câu được tổ chức chưa tốt, hoặc được tổ chức không tốt, mà vẫn có thể gọi là văn bản, như vậy, văn bản là hiện tượng có mức độ, chứ không giản đơn là hiện tượng có thể trả lời bằng có/không..
- Kassai đã kể ra một loạt các tên gọi liên quan đến “văn bản”.
- Trong số đó về sau hai từ “mạng mạch” (“texture”) và “văn bản tính” (“textuality”) thường được nhắc đến như là thuộc tính của văn bản..
- Germany went to war with Britain … Chuỗi câu không mạch lạc xét trong bản thân chúng thì không làm thành “văn bản”, điều đó không có nghĩa là nó không thể xuất hiện trong văn bản..
- Chuỗi câu không mạch lạc được dùng trong văn bản để diễn đạt những câu cần phải không mạch lạc, như diễn đạt lời của người bị bệnh tâm thần, trong trường hợp đó chúng vẫn “có mạch lạc” với ngữ cảnh mà chúng được sử dụng..
- Khi bàn đến từ “văn bản” trong ngôn ngữ châu Âu (Anh: text, Pháp: texte), một số nhà nghiên cứu đã nhắc đến phương diện từ nguyên của nó.
- Chẳng hạn trong tiếng Anh và tiếng Pháp, “văn bản” có cùng gốc từ với.
- Tác giả dùng thuật ngữ này để chỉ đặc trưng về cấu trúc của diễn ngôn.
- b) Người hiểu “văn bản” trực tiếp trong nghĩa “tấm vải” là Barthes 1973 trong bài.
- “Phân tích văn bản (đối với) một thần thoại của Edgar Poe” trong Kí hiệu học truyện kể và văn bản (Sémiotique narrative et textuelle, Larousse, 1973, p.
- Tác giả viết: “Phân tích văn bản đòi hỏi … khai thác văn bản như là một mảnh vải… như là một dải bện của những giọng khác nhau, của những mã phức hợp cùng một lúc đan quyện vào nhau và cũng chưa hoàn tất”.
- d) Người thứ tư cũng mong muốn khám phá “bí mật” của cái làm thành một văn bản là De Beaugrande 1990, và tác giả này không dùng thuật ngữ mạng mạch (texture) mà dùng “văn bản tính” (“textuality.
- De Beaugrande viết: “Nếu tôi được chọn một tên gọi cho giai đoạn sau “ngữ pháp văn bản” thì tôi thích “ngôn ngữ học văn bản tính”, có thể đây là một thuật ngữ vụng về, nhưng nó giúp ích cho việc thấu hiểu cái cốt lõi mới mẻ chủ yếu bên trong: cái làm cho một văn bản trở thành một văn bản không phải là “tính ngữ pháp” của nó mà là tính văn bản của nó.” (“If I had to pick a label for the stage after “text grammar”, I would favor “textuality linguistics”, a clumsy term perhaps, but helpful in bringing out the major new insight: what makes a text a text is not its “grammaticality”.
- Thuật ngữ văn bản tính cũng đã được Hasan dùng từ 1968, khi bà nói về “những phương diện ngoại tại của tính văn bản (“external aspects of textuality.
- Tên gọi “văn bản tính” sau này hầu như không nhận được sự phản hồi tích cực trong giới nghiên cứu.
- Còn tên gọi “mạng mạch”.
- càng về sau càng được nhiều người ủng hộ, có lẽ bởi ý nghĩa từ nguyên “vải dệt” của nó thích hợp ở mức tối đa với cái bản chất phức tạp mà có tổ chức về nhiều phương diện làm nên cái gọi là văn bản (diễn ngôn)..
- Halliday và Hasan (1976) là những người trong số những người đã sớm nhận ra thực chất của văn bản khác với thực chất của câu:.
- “Một văn bản không phải là một cái gì giống như một câu, chỉ có điều là lớn hơn.
- Họ cho thấy rằng chỗ mà văn bản có thể liên hệ với cú (hay câu) là cách chúng được HIỆN THỰC HOÁ (REALIZATION.
- chứ không phải ở kích cỡ: văn bản chỉ giống câu ở chỗ nó được ghi vào, được kí mã vào một hệ thống biểu trưng nào đó, một thứ ngôn ngữ nào đó, vào những hệ thống kí hiệu nào đó của một ngôn ngữ (như hệ âm thanh, hay chữ viết).
- Và cái mà văn bản trực tiếp kí mã vào chính là cú (cũng giống như cú được kí mã vào từ - từ âm thanh và từ chữ viết)..
- Ngoài ra, một câu khác với một văn bản về chủng loại.
- “Một văn bản tốt nhất là được xem như một đơn vị của NGHĨA : một đơn vị không phải của hình thức mà là của ý nghĩa.
- Một văn bản không phải GỒM TỪ các câu.
- Nếu chúng ta hiểu nó theo cách như vậy, chúng ta sẽ khỏi kì vọng vào việc tìm ra đúng cái kiểu tích hợp CẤU TRÚC TÍNH giữa các bộ phận của một văn bản như chúng ta tìm giữa các bộ phận của một cú hay câu.
- Cái đơn vị của một văn bản là một đơn vị thuộc loại khác hẳn”.
- Từ cách diễn giải của hai nhà nghiên cứu trên, nếu chỉ dùng hai thuật ngữ “cấu trúc”.
- (hình thức kết hợp) và “nghĩa” thì có thể nói vắn tắt: một câu là một đơn vị cấu trúc mang nghĩa, một văn bản là một đơn vị nghĩa có cấu trúc..
- Cái làm cho văn bản là một văn bản chính là “mạng mạch”, khái niệm trung tâm đặc trưng cho văn bản trong lí thuyết của Halliday và Hasan: “Khái niệm mạng mạch là khái niệm thích hợp một cách toàn vẹn cho việc diễn đạt cái thuộc tính “là một văn bản”.
- Mạng mạch làm cho văn bản phân biệt được với cái không phải là văn bản, vì mạng mạch hành chức như một đơn vị có liên quan đến môi trường của nó (cùng trang).
- Cho nên muốn hiểu mạng mạch thì vừa phải quan tâm đầy đủ đến những cái có mặt bên trong văn bản, vừa không được bỏ qua những cái nằm ngoài văn bản mà liên hệ đến văn bản..
- Theo Halliday và Hasan, mạng mạch gồm có ba phương diện cần xem xét là (i) cấu trúc văn bản nội tại của câu (ii) liên kết, và (iii) cấu trúc diễn ngôn..
- Cấu trúc văn bản nội tại của câu là cách tổ chức câu khi câu hoạt động trong văn bản hoặc trong tình huống cụ thể.
- Cấu trúc văn bản nội tại của câu thể hiện trong cấu trúc đề - thuyết và cấu trúc tin (“cái cho sẵn.
- (3) Như đã thấy, việc hiểu một văn bản như một mảnh “vải dệt” (“mạng mạch”) là ý tưởng của một số nhà nghiên cứu, nhưng việc khám phá các phương diện cụ thể về mạng mạch của văn bản thì tập trung ở nhóm nghiên cứu với người giữ vai trò chủ chốt là Halliday..
- Cấu trúc diễn ngôn là “cấu trúc vĩ mô”.
- (“macrostructure”) của văn bản, nó thiết lập văn bản về mặt thể loại, nó làm cho văn bản đang được tạo ra có được cái thực thể của một thể loại cụ thể, như hội thoại, kể chuyện, tình ca, mệnh lệnh hành chính, bài nghiên cứu khoa học, thư tín thương mại, v.v… Nói theo các thuật ngữ thông dụng ở Việt Nam, cấu trúc diễn ngôn là những cấu trúc làm nên các thể loại (genres) trong ngôn ngữ nghệ thuật và các phong cách chức năng trong ngôn ngữ phi nghệ thuật.
- Hệ thông đề Cấu trúc văn bản nội tại.
- Mặt ngôn ngữ bên trong văn bản (nội tại).
- Cấu trúc văn bản nội tại.
- Mặt liên quan đến tình huống ngoài văn bản (ngoại tại).
- Cấu trúc diễn ngôn.
- mạch thể hiện trong mối quan hệ của văn bản với ngữ cảnh tình huống vật lý nằm ngoài văn bản, và xa hơn chút nữa là ngữ cảnh tình huống văn hóa - xã hội..
- Cấu trúc, mạng mạch, mạch lạc.
- Quan điểm của Halliday và Hasan giúp tách liên kết ra như là một bộ phận thuộc về hệ thống ngôn ngữ bên trong văn bản, và các phương tiện liên kết cũng giúp hiện thực hoá nhiều kiểu quan hệ trong văn bản.
- Vả lại, các cấu trúc nằm trong văn bản cũng không phải tất cả đều phục vụ mạng mạch trong cách hiểu gần với từ nguyên (châu Âu) của thuật ngữ này..
- “Cấu trúc văn bản nội tại”, hiểu theo Halliday, là sự kết nối tuyến tính của các đơn vị ngôn ngữ làm thành một chỉnh thể thuộc bậc câu và bậc trên câu (liên kết) (xem trong Hình 1).
- Ngoài các “cấu trúc văn bản nội tại”.
- kể trên, trong văn bản còn có các cấu trúc thuộc mặt âm thanh của ngôn ngữ như sự kết.
- Mạch lạc rộng hơn mạng mạch, phần các yếu tố ngôn ngữ mang nghĩa nằm trong mạng mạch, trùng khớp với mạng mạch, phần các yếu tố cấu trúc thuộc về âm thanh nằm ngoài mạng mạch..
- Mạng mạch có một phần là cấu trúc liên quan đến tình huống bên ngoài văn bản, được Halliday gọi là cấu trúc của diễn ngôn..
- Cấu trúc này quy định hình thức của các thể loại văn bản (hiểu rộng, vượt ra ngoài văn bản nghệ thuật).
- nó với liên kết: liên kết thuộc về phân tích văn bản (mặt hình thức từ ngữ trong văn bản/diễn ngôn), mạch lạc thuộc về phân tích mối quan hệ của từ ngữ trong văn bản với ngữ cảnh tình huống, trong đó có chủ định của người nói (người viết) và năng lực hiểu của người nghe (người đọc).
- làm nên thuộc tính văn bản cho văn bản, chứ không phải liên kết..
- Green 1989 cũng đưa ra một cách hiểu tương tự về văn bản mạch lạc (và cũng nhằm phân biệt mạch lạc với liên kết): “Một văn bản mạch lạc là một cái mà ở đó người tìm hiểu có thể khôi phục không mấy khó khăn cái dàn ý của người nói một cách có cơ sở vững chắc, bằng cách suy đoán những mối quan hệ giữa các câu, và giữa các mối quan hệ cá thể của chúng với những cái đích bộ phận khác nhau trong cái dàn ý được suy đoán đó để hiểu ra ngay được” (“A coherent text is one where the interpreter can readily reconstruct the speaker’s plan with reasonable certainly, by inferring the relations among the sentences, and their indiviual relations to the various subgoals in the inferred plan for the entreprise understood to be at hand” [8])..
- Lập luận có mặt trong hầu hết các văn bản, nếu không nói là trong tất cả các văn bản.
- Mạng mạch, mạch lạc, liên kết và văn bản/diễn ngôn.
- Thực tế đó có tác dụng đối với việc xác định vai trò của các yếu tố trong nhiệm vụ tạo thành văn bản/diễn ngôn..
- Theo sự quan sát của chúng tôi, phần mơ hồ đó là chỗ gặp nhau giữa Hausenblas và Halliday: những cái liên quan đến thể loại văn bản (vấn đề này được Halliday giải quyết qua thuật ngữ ngôn vực - register, nhưng ngôn vực vốn là rất trừu tượng).
- Như vậy, việc tìm kiếm các cấu trúc mang những đặc trưng liên quan đến một số thể loại văn bản tiêu biểu đối với vấn đề này sẽ góp phần làm sáng tỏ phần nào phần còn lại của mạch lạc.
- bản khác, mà vì chúng bắt buộc phải có mặt trong các thể loại văn bản chuyên biệt như là đặc trưng riêng của các thể loại đó, không có chúng các thể loại văn bản này không thể tồn tại.
- Những cấu trúc chuyên biệt đó có thể nhận diện được qua sự đối chiếu giữa các văn bản thuộc thể loại chuyên dụng và thuộc thể loại khác (không chuyên dụng đối với đặc trưng này).
- Các cấu trúc chuyên dụng trong diễn ngôn tương tác (hội thoại) không có mặt trong diễn ngôn không tương tác (diễn ngôn thông tin) là “cấu trúc chuyển - nhận lượt lời”, “cấu trúc hội thoại” (tức cấu trúc tầng bậc của cuộc thoại), “mạch lạc diễn ngôn” (sự khớp nhau về chức năng giữa các lời thoại)..
- Diễn ngôn luận thuyết (5) (thesisses) là các văn bản mang tính nghị luận như là một đặc trưng tiêu biểu (từ tiểu luận đến luận văn, luận án, diễn văn.
- Ba nhóm cấu trúc kể trên vẫn có thể có mặt trong những lớp văn bản khác, nhưng trong những trường hợp đó chúng không làm thành đặc trưng thể loại cho văn bản chứa chúng.
- “cái là một văn bản/diễn ngôn”..
- Theo ý tưởng đó, chúng tôi thử nêu mối quan hệ giữa ba bộ phận đang xét trong quan hệ với văn bản (diễn ngôn).
- Để làm rõ hơn vai trò của liên kết, chúng tôi chấp nhận có những chuỗi câu không làm thành văn bản (non-text: phi văn bản), hệ quả là liên kết có thể có mặt trong phi văn bản (mặc dù cái gọi là “phi văn bản”.
- Hiểu như vậy, mạng mạch, mạch lạc và liên kết (theo hệ thống liên kết của Halliday và Hasan và Halliday Halliday trong quan hệ với văn bản và phi văn bản, có thể phát biểu tóm tắt như sau:.
- Trong văn bản có mặt cả ba bộ phận mạng mạch, liên kết và mạch lạc..
- Mạng mạch nằm lọn trong văn bản, không có mặt trong phi văn bản..
- Liên kết hoạt động bên trong văn bản với tư cách những phương tiện giúp hiện thực hoá mạch lạc và mạng mạch.
- liên kết cũng có thể có mặt trong phi văn bản..
- “phi văn bản”: Chúng ta sẽ có một số khách ăn trưa..
- Trên cơ sở đó Edmonson “quả quyết rằng khó mà tạo ra những phi văn bản từ những câu tình cờ đứng cạnh nhau, bởi vì nói chung có tạo ra một vài kiểu ngữ cảnh đem lại tính mạch lạc cho bất kì tập hợp câu nào” (Dẫn theo D.
- Mạch lạc trong văn bản có phạm vi bao quát rộng lớn nhất, trong nó có mặt cả những yếu tố ngôn ngữ thuộc về mạch lạc và liên kết, và cũng có những yếu tố ngôn ngữ không thuộc về mạng mạch và liên kết.
- Các yếu tố không thuộc về mạng mạch có thể coi là phần chuyên biệt mở rộng, mặc dù chúng vẫn có thể có mặt trong mạng mạch khi chúng không làm thành đặc trưng thể loại cho văn bản.
- Văn bản và phi văn bản phân biệt với nhau theo mức độ, khó có đường phân giới tuyệt đối.
- Quan hệ của mạng mạch, liên kết, mạch lạc với văn bản và phi văn bản có thể hình dung như trong Hình 2.
- Mạng mạch.
- “phi văn bản”.
- Cấu trúc thuộc bậc ngữ âm.
- “mạch lạc diễn ngôn” và cấu trúc lượt lời trong hội thoại.
- mạch lạc trong lập luận.
- Mạch lạc.
- Mối quan hệ giữa “mạng mạch”, “liên kết”, “mạch lạc” với “văn bản” và “phi văn bản”.
- Việc phân biệt các mặt liên kết, mạch lạc, mạng mạch trong văn bản/diễn ngôn như vừa nêu có nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn..
- Thế nhưng không ít những sai sót trong việc hiểu và sản xuất văn bản/diễn ngôn của người học lại thuộc về phần mạch lạc, nhất là phần mạch lạc có tính chất chuyên biệt như đã nói trên..
- cho người học khắc phục được những thiếu sót thường gặp trong việc giải thuyết văn bản/diễn ngôn..
- [2] Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1985..
- [3] Diệp Quang Ban, Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn, NXB Khoa học Xã hội, 2002.